Thursday, February 7, 2013

Tokyo: Tàu chiến Trung Quốc nhắm bắn tàu hải quân Nhật


From: peter nguyen <
Date: 2013/2/6
Subject: Re: [VN-TD] TIN TAU XAM LUOC
To:


 

Nếu xung đột quân sự giữa hai nước Tàu-Nhật xảy ra thì Thế giới Tự do khóa ngay eo biển Malacca cắt đứt giao thông của TC ở Ấn Độ Dương và Địa Trung Hải, TC và VC sẽ không còn lấy dầu hỏa ở Trung Dông hay buôn bán với Tay phương nữa.

2013/2/6 Tran Ho <

 

Tokyo: Tàu chiến Trung Quốc nhắm bắn tàu hải quân Nhật

 Bộ trưởng Quốc phòng Nhật ngày 5/2 cho biết một tàu khu trục nhỏ của quân đội Trung Quốc đã dùng radar hướng dẫn tên lửa “nhắm vào” tàu hộ tống Nhật Bản tại Hoa Đông.

 


 Chiếc tàu khu trục nhỏ của Trung Quốc bị Nhật tố đã nhắm bắn tàu hải quân Nhật.

Chiếc tàu khu trục nhỏ của Trung Quốc bị Nhật "tố" đã nhắm bắn tàu hải quân Nhật.

 

Động thái được Bộ trưởng Quốc phòng Nhật và một nhà phân tích Nhật gọi là “nguy hiểm”. Đây là lần đầu tiên hải quân hai nước “giương súng” về phía nhau trong cuộc tranh chấp mà giới bình luận luôn cảnh báo rất có thể dẫn đến xung đột vũ trang.

 

Động thái “chụp mục tiêu” bằng radar hay khóa radar nhắm bắn là bước áp chót trong tiến trình tác xạ, trước khi bấm nút khai hỏa tên lửa tấn công.

 

“Ngày 30/1, thứ gì đó như radar điều khiển hỏa lực được nhắm vào tàu hộ tống của Lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản ở Hoa Đông”, đích thân Bộ trưởng Itsunori Onodera cho biết với các phóng viên ở  Tokyo . “Bộ Quốc phòng hôm nay xác nhận radar chụp mục tiêu đã được sử dụng”.

 

Ông Onodera cũng cho biết một trực thăng quân sự nước này cũng bị “khóa radar tương tự” vào ngày 19/1 vừa qua. Song ông không nói rõ chiếc trực thăng lúc đó đang ở trên không hay trên boong tàu.

 

Các quan chức Nhật cho biết trong cả hai trường hợp, mục tiêu bị nhắm bắn “hàng phút”.

 

“Hướng radar như vậy là rất bất bình thường”, ông Onodera khẳng định. “Chúng tôi nhận ra nó có thể tạo ra tình huống rất nguy hiểm nếu một bước sai sót xảy ra”.

 

“Chúng tôi sẽ kêu gọi Trung Quốc tự kiềm chế trước nhữnghành động nguy hiểm như vậy”.

 

Những thông tin trên chắc chắn làm gia tăng căng thẳng trên Hoa Đông, nơi hai “ông lớn” của châu Á đang đối đầu trên chủ quyền quần đảo mà Nhật gọi là Senkaku trong khi Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.

 

Hisao Iwashima, một nhà phân tích quân sự Nhật từng làm việc tại Viện nghiên cứu quân sự quốc gia Nhật, cho biết Bắc Kinh cần phải trả lời cho những gì hải quân nước này đã làm. “Đây có thể là một vụ nhắm thử nhưng phía Nhật lẽ ra không được biết”, ông cho hay. “Phía Trung Quốc có trách nhiệm phải giải thích tại sao họ lại có hành động có khả năng gây nguy hiểm như vậy”.

 

Cũng trong ngày 5/2, Tokyo đã triệu đại sứ Trung Quốc lên để phản đối về sự hiện diện của tàu chính phủ nước này quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trong suốt 14 tiếng một ngày trước đó. Hành động của Trung Quốc đưa tàu chính phủ và hai lần phái máy bay tới không phận Senkaku/Điếu Ngư đã gây phản ứng mạnh từ chính phủ cánh hữu Nhật Bản. Tuần trước tại Okinawa, Thủ tướng Shinzo Abe tuyên bố “chủ quyền quốc gia đang bị đe dọa” và ông sẽ “bảo vệ lãnh thổ bằng mọi giá”.

 

Tàu TQ lượn quanh đảo tranh chấp với Nhật


Lực lượng Tuần tra ven biển Nhật Bản cho biết hai tàu hải giám của Trung Quốc đã rời vùng lãnh hải Nhật gần đảo Senkaku/Điếu Ngư sau khi ở lại đó 14 giờ đồng hồ.

Các tàu này vẫn di chuyển gần vùng biển và Lực lượng Nhật cảnh báo họ phải rời đi.

Nhật Bản, Trung Quốc và Đài Loan cùng có tuyên bố chủ quyền tại quần đảo hiện do Tokyo kiểm soát.

Các quan chức của Lực lượng tuần tra Nhật cho biết họ đã quan sát 2 tàu Trung Quốc tiến vào vùng biển ở đảo Kuba trong quần đảo Senkaku/Điếu Ngư khoảng 9:30 phút sáng ngày hôm qua.

Các tàu này rời đi trước nửa đêm và ở lại đây 14 giờ đồng hồ. Đây là lần lưu trú lâu nhất từ trước tới giờ của tàu Trung Quốc kể từ khi Nhật quốc hữu hóa các đảo vào tháng Chín năm ngoái.

Trong một cuộc trao đổi qua điện thoại tới Đại sứ quán Trung Quốc tại Tokyo, Bộ Ngoại giao Nhật đã bày tỏ phản đối tới Bắc Kinh về hành động này.

Tham vọng biển của Trung Quốc là nguy cơ khu vực


Báo Le Nouvel Observateur số ra mới đây đăng bài viết “Cuộc chiến mới trên Thái Bình Dương”, cảnh báo tham vọng trở thành cường quốc biển của Trung Quốc là nhân tố chính khiến tình hình khu vực trở nên căng thẳng.


Trung Quốc đòi chủ quyền đối với hầu hết lãnh thổ biển Đông

 

Trung Quốc đòi chủ quyền đối với hầu hết lãnh thổ biển Đông

Theo bài báo, được đài RFI dẫn lại, Trung Quốc muốn bắt chước Mỹ, Anh và Pháp trước kia, trở thành cường quốc biển. Nguyên nhân khiến Trung Quốc bằng mọi giá phải hướng ra biển là vì Trung Quốc bị bao bọc xung quanh - từ Bắc đến Nam, từ Nhật Bản đến Indonesia - bởi một vòng vây các quần đảo lớn nhỏ và các vùng nước thuộc lãnh thổ của các nước “đối thủ", thậm chí là “kẻ thù".

Bắc Kinh đòi chủ quyền đối với hầu hết lãnh thổ biển Đông, tức là tất cả các hòn đảo mà có khi cách lãnh thổ Trung Quốc đến nhiều nghìn cây số. Trung Quốc dần tăng cường sự hiện diện ở những khu vực nhạy cảm này.

Báo trên nêu rõ, bất chấp các nước dọc bờ biển phản đối, Trung Quốc ngày càng tăng cường sự hiện diện, thậm chí còn đe dọa, ở những vùng nước tranh chấp. Tình hình căng thẳng đến mức mà các nước trong khu vực phải cầu cứu đến Liên Hợp Quốc trong việc thực thi các qui định quốc tế về luật biển. Nhiều nước trong số đó đã xích lại gần Mỹ bởi vì, theo báo Pháp, đó là nước duy nhất có thể kiềm chế “sự tham lam của Trung Quốc".

Trong bối cảnh đó, Trung Quốc phớt lờ phản đối của các láng giềng. Tháng 2.2013, Bắc Kinh sẽ tung ra một bản đồ mới về cái gọi là “Đại Trung Hoa", một hành động mà theo báo Le Nouvel Observateur sẽ làm cho tình hình thêm căng thẳng. Trước đó vào tháng 11.2012, Trung Quốc đã cho in một bản đồ như thế trên hộ chiếu của Trung Quốc, gây ra làn sóng phản đối mạnh mẽ trong khu vực.

Le Nouvel Observateur nhận định, Trung Quốc đã trở thành cường quốc và không còn cần phải che giấu tham vọng lãnh thổ, tham vọng thay đổi bản đồ khu vực kể cả bằng vũ lực. Tất cả các quốc gia ven biển ở đây đều nằm trong tầm ngắm của Trung Quốc. Năm 2012, hải quân Trung Quốc đã cắt cáp tàu thăm dò địa chấn của Việt Nam, cấm Malaysia triển khai tàu địa chấn trong phạm vi đặc quyền kinh tế Malaysia, gây xáo trộn hoạt động thăm dò dầu khí ở những vùng nước mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền. Tháng 7.2012, Trung Quốc đã cho thành lập một đơn vị hành chính ở quần đảo Trường Sa, nơi mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền.

Sắp chiến tranh trên biển Hoa Đông

Tại biển Hoa Đông, Trung Quốc có tranh chấp lãnh thổ với Nhật Bản ở quần đảo Điếu Ngư/Senkaku. Ở Trung Quốc, dư luận bị hâm nóng bởi chủ đề Điếu Ngư xuất hiện thường xuyên trên các phương tiện truyền thông. Nhiều chuyên gia quân sự Trung Quốc không ngại ngần khi nói đến khả năng “xung đột vũ trang” giữa hai nước. Phía Nhật Bản tỏ ra không nhân nhượng.

Tình hình căng thẳng đến mức mà báo giới Nhật Bản cũng nói đến nguy cơ “chiến tranh” giữa hai nước. Chính phủ mới của Nhật Bản đã tuyên bố không thương lượng về chủ đề Senkaku vì quần đảo này, theo Chính phủ Nhật Bản, hiển nhiên là của Nhật Bản. Chính phủ Nhật vừa tăng ngân sách quốc phòng. Tân Thủ tướng Abe đã dành chuyến công du nước ngoài đầu tiên đến 3 nước ASEAN là Việt Nam, Thái Lan và Indonesia, với mục đích mà theo Le Nouvel Observateur là củng cố “mặt trận chống Trung Quốc” ở Thái Bình Dương. Ông Abe còn hứa sẽ cung cấp tàu tuần tra bờ biển cho Philippines và đào tạo thủy thủ tàu ngầm cho Việt Nam.

Tại sao Bắc Kinh lại có thái độ như vậy với Senkaku? Theo Le Nouvel Observateur, bên cạnh nguồn lợi dầu hỏa còn có vấn đề địa chính trị. Trung Quốc muốn trở thành cường quốc biển như Mỹ, Pháp, Anh trước kia, muốn phát triển một lực lượng hải quân đủ mạnh để có thể vươn xa ra biển cả nhằm đảm bảo những tuyến đường vận tải biển. Dù Trung Quốc có đến 15.000 km bờ biển, nhưng lại trong thế bị một vòng cung các hòn đảo chặn lối vào Thái Bình Dương.

Trung Quốc dùng từ “dãy đảo thứ nhất” để chỉ khu vực biển tiếp giáp các quốc gia đối thủ hay thù địch với Trung Quốc như Nhật Bản, Đài Loan, Philippines, Indonesia và Malaysia - trong đó một số nước có quan hệ đồng minh với Mỹ. Hạm đội 7 của Mỹ thường xuyên tuần tra những vùng nước quốc tế “kế cận một cách nguy hiểm” các bờ biển Trung Quốc. Các tuyến đường biển đảm bảo nguồn cung ứng năng lượng và xuất khẩu của Trung Quốc thuộc khu vực biển này và trong tầm kiểm soát của Mỹ.

Trung Quốc cảm thấy bị bó buộc một cách nguy hiểm, nên đã không ngừng phát triển hải quân với mục đích là tạo ra một khu vực an ninh hàng hải theo 3 giai đoạn. Thứ nhất, kiểm soát cho được vùng biển gọi là “dãy đảo thứ nhất” nêu trên, đặc biệt là vùng tiếp giáp với Đài Loan để ngăn chặn hải quân Mỹ tiến vào cứu đồng minh Đài Loan khi cần thiết. Mục tiêu cuối cùng của giai đoạn này là sáp nhập Đài Loan vào Trung Quốc. Thứ hai, Trung Quốc đặt mục tiêu trong năm 2020-2030 sẽ triển khai hải quân Trung Quốc đến những vùng nước mà Trung Quốc gọi là “dãy đảo thứ hai", bao gồm khu vực Mariannes và Guam, mục đích là để so kè với Mỹ ngay trong vùng ảnh hưởng của Washington. Thứ ba, đó là hiện diện ở khắp các đại dương trên thế giới.

Tham vọng đó của Trung Quốc đã được sự hỗ trợ của thế mạnh kinh tế. Trung Quốc có nguồn ngoại tệ dồi dào nhất thế giới, đã trở thành nền kinh tế thứ hai địa cầu. Trong khi đó, cuộc khủng hoảng tài chính đã làm chao đảo nước Mỹ.

Le Nouvel Observateur nhận định, trong bối cảnh đó, các nhà chiến lược Trung Quốc cảm thấy thời cơ đã đến. Trung Quốc tận dụng triệt để "cơ hội Điếu Ngư". Một chuyên gia Nhật Bản nhận định, "nhìn từ Bắc Kinh, Nhật Bản là một chướng ngại lớn” đối với tham vọng biển của Trung Quốc. Trên thực tế, Senkaku một là “chốt khóa” nằm trong cái gọi là “dãy đảo số một” của Trung Quốc và ngăn lối Trung Quốc tiến ra Thái Bình Dương.

Nguy cơ đến từ Trung Quốc 

Từ 20 năm nay, hải quân Trung Quốc đã không ngừng lớn mạnh và hiện tại lên đến 225.000 người, 50 tàu ngầm, 79 khu trục hạm. Cuối 2012, Trung Quốc đã ra mắt chiếc tàu sân bay đầu tiên và tên lửa đạn đạo chống hạm có khả năng tấn công tàu sân bay của Mỹ cách Thượng Hải 2.000 km. Le Nouvel Observateur nhận định, hiện tại Trung Quốc đã trở thành một cường quốc hải quân và sẽ còn tiếp tục lớn mạnh trong thời gian tới.

Tuy vậy, nguy cơ đến từ Trung Quốc không phải là quá lớn. Le Nouvel Observateur dẫn lời một quan chức quốc phòng Nhật Bản cho rằng, dù trong 20 năm qua, ngân sách quốc phòng của Trung Quốc đã tăng 18 lần, nhưng hiện tại hải quân Trung Quốc vẫn còn thua xa Mỹ, chưa kể là bên cạnh đó còn có các lực lượng hải quân của các nước đồng minh của Mỹ.

Hơn nữa, hải quân Trung Quốc dù lớn mạnh nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm tác chiến. Trong khi đó, hải quân Nhật lại rất mạnh, nên việc chiếm Senkaku của Trung Quốc là chưa thể. Thêm vào đó là nguy cơ bạo động xã hội đang âm ỉ tại Trung Quốc. Bài báo kết luận, tất cả cho thấy, bản đồ “Đại Trung Hoa” của Trung Quốc hiện chỉ là “một giấc mộng trên giấy”...

 

Ấn Độ lo chiến lược “chuỗi ngọc trai” của Trung Quốc


Việc Pakistan đồng ý chuyển quyền quản lý hải cảng nước sâu Gwadar nằm trong chiến lược “chuỗi ngọc trai” của Bắc Kinh và có thể có liên quan đến Ấn Độ.
 


Cảng nước sâu Gwadar
Cảng nước sâu Gwadar

Tờ Thời báo Ấn Độ cho rằng việc Pakistan đồng ý chuyển quyền quản lý hải cảng nước sâu Gwadar từ công ty trách nhiệm hữu hạn PSA International Pte của Singapore cho công ty Hải cảng nước ngoài của Trung Quốc là nằm trong chiến lược “chuỗi ngọc trai” của Bắc Kinh và có thể có những liên quan đến Ấn Độ.


PSA của Singapore và công ty Hải cảng nước ngoài của Trung Quốc đạt được thỏa thuận về việc chuyển giao quyền quản lý cảng Gwadar từ năm 2011, khi đó Bộ trưởng Quốc phòng Pakistan đã thông báo tại Bắc Kinh rằng Islamabad sẽ chuyển giao quyền sở hữu hải cảng này cho một công ty Trung Quốc. Bất chấp tình hình an ninh đang trở nên xấu đi tại Balochistan và sự phản đối của người dân ở Balochistan, Trung Quốc đã đồng ý tiếp nhận cảng Gwadar.

Cảng Gwadar, do Trung Quốc xây dựng nhưng PSA điều hành hoạt động, chủ yếu tiếp nhận tàu bè thương mại. Pakistan hy vọng Trung Quốc sẽ sớm hoàn thành những phần còn lại của dự án phát triển hải cảng này và biến Gwadar thành một căn cứ hải quân. Tuy nhiên, còn nhiều việc phải làm thì Trung Quốc mới có thể khai thác được lợi thế của cảng Gwadar. Họ còn phải xây dựng một bến bốc dỡ côngtenơ, các tuyến đường sắt và đường bộ từ cảng này đi qua Balochistan.

Đối với Trung Quốc, cảng Gwadar cũng có thể là một đường dẫn năng lượng vào khu vực Tây Bắc nước này bằng cách chuyển dầu mỏ và khí từ cảng qua các đường ống dẫn đi qua Balochistan. Do nhu cầu nhập khẩu năng lượng tăng nên Trung Quốc muốn tách các nguồn năng lượng của họ khỏi các vùng bất ổn trên eo biển Malacca và Biển Đông. Xung đột ở Biển Đông có thể làm gián đoạn nguồn cung ứng năng lượng của Trung Quốc, nhưng điều này sẽ không xảy ra nếu họ chuyển nguồn năng lượng đó qua cảng Gwadar, nơi hải quân Pakistan cũng có thể hỗ trợ thêm về an ninh.

Theo các số liệu mới đây, hơn 60% dầu mỏ nhập khẩu của Trung Quốc đi qua eo biển Hormuz. Việc kiểm soát cảng Gwadar sẽ thay đổi động lực an ninh đối với Trung Quốc. Trong khi Trung Quốc đang tìm cách tiến vào Ấn Độ Dương, cảng Gwadar sẽ là bãi đáp lý tưởng cho tàu Trung Quốc.

Trung Quốc đã thiết lập sự hiện diện chắc chắn tại cảng Hambantota của Sri Lanka và hiện đang lôi kéo quan hệ với Maldives. Trung Quốc cũng đang xây dựng hải cảng tại Chittagong và Sonadiya của Bangladesh. Xét từ quan điểm an ninh, Ấn Độ có thể tự nhận thấy mình đang bị bao vây. Chính vì lẽ đó mà Ấn Độ đã thúc đẩy quan hệ với Oman; xúc tiến kế hoạch phát triển cảng Chahbahar của Iran, song đây vẫn là một dự án dài hạn.

Cảng Gwadar được đánh giá có tầm quan trọng chiến lược đối với sự phát triển kinh tế cũng như quân sự của Trung Quốc. Tuy nhiên, các nhà phân tích chiến lược và phương tiện thông tin Trung Quốc đã giảm tầm quan trọng chiến lược của sự kiện công ty Trung Quốc tiếp quản quyền quản lý hải cảng này, bằng cách nhấn mạnh rằng sự quan tâm của Bắc Kinh chỉ đơn thuần về khía cạnh thương mại.

Thời báo Hoàn cầu nói rằng sức hút chủ yếu của cảng Gwadar đối với Trung Quốc là tạo sự thay thế eo biển Malacca, nơi 80% dầu mỏ nhập khẩu của Trung Quốc đi qua. Trung Quốc cũng đang dự định xây dựng một ống dẫn nhiên liệu từ cảng này tới khu vực Tân Cương, cực Tây nước này./.

Trung Quốc sắp kiểm soát hải cảng chiến lược của Pakistan


 Với việc được giao quyền điều hành khu cảng nước sâu chiến lược ở biển Ả rập, gần eo biển Hormuz, đây không chỉ là lợi ích về kinh tế mà có khả năng là cả ưu thế quân sự cho Bắc Kinh.

Theo thông báo của người phát ngôn Bộ vận tải và cảng biển Pakistan, nội các nước này đã phê chuẩn đề xuất để một công ty thuộc sở hữu của chính phủ Trung Quốc, có tên China Overseas Port Holdings Limited, mua lại quyền kiểm soát cảng Gwadar từ một công ty Singapore. Trước đó công ty này đã thắng thầu điều hành cảng trên trong thời hạn 40 năm tính từ năm 2007.


Khu cảng Gwadar được xây dựng từ lâu nhưng thiếu hạ tầng kết nối

Theo hãng tin AP, Trung Quốc đã tài trợ gần như toàn bộ chi phí xây dựng khu cảng này, ước tính khoảng 200 triệu USD. Cảng được xây trên một làng chài cũ ở làng Gwadar, tỉnh Baluchistan của Pakistan. Đây là một dự án thất bại của chính quyền địa phương sau khi ra mắt năm 2007 bởi Pakistan không thể hoàn thành mạng lưới đường nối cảng này với hệ thống giao thông quốc gia.

Vẫn theo AP, việc Trung Quốc kiểm soát được khu cảng sẽ giúp họ đặt chân vào một trong những khu vực có tính chất chiến lược nhất thế giới và có thể khiến Washington lo lắng. Bởi Gwadar nằm trên biển Ả rập và án ngữ vị trí trọng yếu trên tuyến đường từ Nam Á sang Trung Á và Trung Đông. Nó cũng nằm gần eo biển Hormuz, nơi 20% lượng dầu của thế giới được vận chuyển qua mỗi năm.

Trung Quốc quan tâm đến cảng này bởi mối lo ngại về an ninh năng lượng nhằm thỏa mãn nhu cầu của một nền kinh tế đang phát triển mạnh. Bắc Kinh muốn có một nơi đặt nền móng cho tuyến đường ống dẫn dầu và khí đốt từ vùng Vịnh. Họ cũng tin rằng việc giúp Pakistan phát triển sẽ giúp tăng cường hoạt động kinh tế tại vùng lãnh thổ Tân Cương xa xôi, ráp Pakistan.

Một số chuyên gia xem Gwadar như vùng cực Tây trong “chuỗi ngọc trai”, một hệ thống cảng từ Trung Quốc tới vùng Vịnh, giúp việc mở rộng ảnh hưởng của hải quân Trung Quốc tại Ấn Độ Dương dễ dàng hơn. Điều này đã khiến cả Mỹ và Ấn Độ lo ngại.

Pakistan hiện xem Trung Quốc như một trong những đồng minh quan trọng nhất và là đối trọng với Mỹ. Washington vẫn tài trợ cho Islamabad hàng tỷ USD nhưng thường vẫn bị xem như kẻ hay thay đổi.


Gwadar có vị trí chiến lược trong khu vực Trung và Nam Á

Để hoàn tất thương vụ này, Trung Quốc dự kiến phải chi 35 triệu USD cho công ty của Singapore và 2 tập đoàn khác cùng có cổ phần. Cổ đông thứ ba của cảng là National Logistics Cell, một tập đoàn trực thuộc quân đội Pakistan. Hiện Trung Quốc đang đợi phán quyết của một tòa án Pakistan hủy quyền kiểm soát khu cảng cuả công ty Singapore.

Một quan chức cấp cao của Pakistan tiết lộ với AP rằng ngoài số tiền trên, Bắc Kinh cũng đồng ý chi hàng trăm triệu USD để hoàn tất 900 km đường nối khu cảng với trục cao tốc Bắc – Nam của Pakistan.

Khi hoàn thành, tuyến đường sẽ giúp việc vận chuyển trên bộ từ Gwadar tới Trung Quốc được thông suốt. Ban đầu tuyến đường đã được dự kiến hoàn tất trong năm 2012 nhưng hiện mới chỉ có 60% khối lượng công việc được thực hiện.

Ngoài ra tuyến đường sẽ cắt ngắn quãng đường khoảng 4000 km từ tỉnh Tân Cương ra bờ biển ở phía Đông Trung Quốc xuống còn chỉ 2000 km để tới Gwadar. Trong kế hoạch dài hạn, một tuyến đường bộ và đường sắt có thể được xây dựng nối Gwadar tới các quốc gia dầu mỏ ở Trung Á.

Phát biểu trước báo giới hôm 31/1, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi tuyên bố: “miễn là dự án giúp tăng cường mối quan hệ Trung Quốc – Pakistan, Bắc Kinh sẽ ủng hộ dự án này”.

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin buổi sáng22/4/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link