Thursday, February 7, 2013

Triều Tiên phát video thành phố Mỹ bị tấn công tên lửa


Triều Tiên phát video thành phố Mỹ bị tấn công tên lửa


Trong bối cảnh cộng đồng quốc tế đang lo ngại Triều Tiên có thể thử hạt nhân lần thứ ba, Triều Tiên đã cho đăng tải một đoạn video trên YouTube, cho thấy một thành phố Mỹ - giống với New York, bị chìm trong khói lửa sau một vụ tấn công tên lửa.

 Hình ảnh thành phố Mỹ chìm trong khói lửa
 trong đoạn video.
Hình ảnh thành phố Mỹ chìm trong khói lửa trong đoạn video.

 

Đoạn video được trang web chính thức của Triều Tiên Uriminzokkiri đăng tải vào hôm thứ bảy vừa qua. Đây là trang web đăng tải thông tin và chương trình tuyên truyền của báo chí nhà nước Triều Tiên.

 

Đoạn video được thực hiện theo giấc mơ của một chàng trai trẻ. Người này thấy mình trên một con tàu vũ trụ của Triều Tiên, được tên lửa mà Triều Tiên phóng thành công hồi tháng 12 vừa qua đưa vào quỹ đạo.

 

Khi tàu bay quanh trái đất, theo điệu nhạc “We are the world”, máy quay quay cận cảnh các nước ở bên dưới, trong đó có cả bán đảo Triều Tiên đã được “tái thống nhất”.

 

Sau đó, ống kính tập trung vào một thành phố, giống với New York, có vẻ như bị tấn công tên lửa, do các tòa nhà chọc trời, trong đó có tòa nhà giống Empire State Building, hoặc bốc cháy hoặc bị phá hủy.

 

Rồi xuất hiện dòng chữ chạy ngang màn hình, “nơi nào đó ở nước Mỹ, những cột khói đen đang bốc lên”.

 

Đoạn video kết thúc bằng hình ảnh chàng trai trẻ kết luận rằng giấc mơ của anh “chắc chắn sẽ thành hiện thực”.

 

“Bất chấp mọi nỗ lực của những kẻ đế quốc nhằm cô lập và chèn ép chúng ta…không ai có thể ngăn được người dân chúng ta tiến tới chiến thắng cuối cùng”, đoạn video cho biết.

Triều Tiên dự kiến sẽ tiến hành vụ thử hạt nhân thứ ba trong thời gian tới, nhằm đáp trả lệnh trừng phạt của Liên hợp quốc được áp dụng sau vụ phóng tên lửa của nước này hồi tháng 12.

Nhật lại triệu đại sứ Trung Quốc vì tranh chấp đảo


 Tokyo hôm nay 5/2 đã triệu đại sứ Trung Quốc lên để phản đối tàu Trung Quốc đã thâm nhập vào vùng biển quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, quần đảo hiện là trung tâm tranh chấp giữa hai nước.

 


 Một tàu tuần duyên của Nhật Bản đang áp sát một tàu hải giảm Trung Quốc
Một tàu tuần duyên của Nhật Bản đang áp sát một tàu hải giảm Trung Quốc

“Bộ Ngoại giao đã triệu đại sứ Trung Quốc lên về việc các tàu thâm nhập vào vùng biển quanh quần đảo Senkaku”, một quan chức Ngoại giao Nhật cho biết. Quần đảo do Tokyo đang kiểm soát này được Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.

 

Động thái diễn ra sau khi các tàu chính phủ Trung Quốc đã ở trong vùng biển quanh quần đảo gần như suốt ngày hôm qua, thứ hai và hai bên không có dấu hiệu nhượng bộ trong tranh chấp đang gây ảnh hưởng lớn đến hai nền kinh tế lớn nhất châu Á này.

 

Theo Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật, hai tàu hải giám Trung Quốc đã tiến vào vùng biển ngay trước 9h30 sáng ngày thứ hai và theo hãng tin Kyodo, hai tàu này đã lưu lại khu vực khoảng 14 tiếng.

 

Theo giới quan sát, việc các tàu Trung Quốc liên tục xuất hiện ở trong vùng biển là nhằm tạo ra “thông lệ mới”, theo đó Tokyo không kiểm soát hiệu quả quần đảo.

 

Hồi tháng 12, một máy bay chính phủ Trung Quốc cũng tiến vào không phận của quần đảo, khiến Nhật tức tốc điều máy bay chiến đấu.

 

Trong những tuần gần đây, cả hai bên đều phái máy bay chiến đấu tới khu vực, mặc dù cho tới nay chưa có vụ chạm trán nào.

 

Giới phân tích cho rằng việc gia tăng khẩu chiến và đối đầu thường xuyên như hiện nay có khả năng đẩy hai bên vào một cuộc xung đột vũ trang.

 

Khí ô nhiễm từ Trung Quốc đe dọa Nhật Bản


Bầu không khí đặc quánh khói bao trùm Trung Quốc những ngày qua giờ đã lan tới một số nơi ở Nhật Bản. Hiện tượng này đã khiến Nhật Bản phải đưa ra các lo ngại về sức khỏe cho trẻ em và người bệnh.

 

Du khách tới Tử Cấm Thành, Trung Quốc trong bầu không khí đặc quánh bụi.

Website của Bộ Môi trường Nhật đã bị quá tải bởi các lo ngại của người dân và băn khoăn không biết chuyện gì đang xảy ra.

"Việc truy cập vào hệ thống giám sát không khí ô nhiễm hầu như đã không khả thi kể từ tuần trước, và các điện thoại lúc nào cũng bận vì người dân lo ngại, liên tục hỏi vể ảnh hưởng đối với sức khỏe" - một quan chức Bộ Môi trường cho biết.

Các hình ảnh của Bắc Kinh và các thành phố khác bị bao phủ bởi màn sương khói dầy đặc và đầy hạt bụi nhỏ đã phát đi liên tục trên các màn hình vô tuyến Nhật suốt tuần qua.

Các chương trình truyền hình đã phát đi bản đồ cho thấy một đám mây lớn khói bụi ô nhiễm bao phủ Trung Quốc và giờ đang sắp vượt qua biển theo hướng tới Nhật Bản.

Các đám mây hồng, đỏ và da cam cho thấy mức độ ô nhiễm tồi tệ nhất đang di chuyển theo hướng tới đảo chính ở phía nam là Kyushu.

Ông Yasushi Nakajima ở Bộ Môi trường Nhật nói rằng: "Chúng ta không thể phủ nhận tác động từ sự ô nhiễm ở Trung Quốc".

Một lo ngại chính từ đợt mây ô nhiễm này là sự tập trung của các hạt có đường kính 2,5 micrometre hoặc nhỏ hơn đã cao đến mức 50 microgramme/mét khối không khí trong những ngày qua ở bắc Kyushu.

Trong khi đó, giới hạn mà chính phủ Nhật đặt ra cho mật độ này là 35 microgramme.

Nguồn gốc của các hạt này là loại cát vàng từ các sa mạc Mông Cổ và Trung Quốc, cộng thêm vào đó là khói bụi từ xe cộ và các nhà máy.

Trung Quốc:

1001 kiểu về quê ăn Tết


Nhiều người Trung Quốc đã chọn cách đi xe máy, cưỡi lừa và thậm chí là đi bộ về quê ăn Tết khi không thể mua được vé tàu.

Tết Nguyên Đán, rơi vào ngày 10 tháng 2 năm nay, là ngày lễ quan trọng nhất đối với người dân Trung Quốc. Đây cũng là mùa di chuyển lớn nhất trên thế giới khi những người lao động xa nhà đổ xô tới các nhà ga, sân bay hay đi xe máy để về quê đoàn tụ với gia đình.

Hành khách xếp hàng để lên tàu tại một nhà ga ở Jiujiang, tỉnh Giang Tây phía đông Trung Quốc ngày 28 tháng 1 năm 2012. 

 

Những lao động nhập cư bất chấp mưa, gió để đi xe máy về quê trên đường cao tốc 210 ở huyện Nandan, khu tự trị dân tộc Choang tỉnh Quảng Tây ngày 19 tháng 1 năm 2011. Họ bắt đầu hành trình của mình từ Quảng Đông vào hôm 17 tháng 1 và sẽ tới nhà ở tỉnh Quý Châu trước Tết. 

 

Những lao động xa quê đi xe máy từ Rui'an, tỉnh Chiết Giang tới Xiushui, tỉnh Giang Tây hôm 29 tháng 1 năm 2010. 

 

Một lao động nhập cư tại Kaili, tỉnh Quý Châu đã buộc phải cưỡi lừa về quê đón Tết sau khi băng tuyết đã phong tỏa con đường về nhà anh ở huyện Baise, khu tự trị dân tộc Choang tỉnh Quảng Tây ngày 26 tháng 1 năm 2008. 

 

Những người lao động này đã gánh gồng hành lý và đi bộ về nhà hôm 30 tháng 1 năm 2011. 

  

Hành khách chuẩn bị lên tàu từ Hạ Môn tới Kim Môn, tỉnh Phúc Kiến.


 

Những lao động nhập cư đã thuê một chiếc máy kéo để đi từ huyện Guantao, thành phố Hàm Đan, tỉnh Hà Bắc tới ngôi làng Dongmengliangzhai hôm 26 tháng 1 năm 2011. 
Các hành khách đợi xe buýt tại Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam.

 

Những hành khách ngồi đợi lên máy bay tại phòng chờ ở sân bay Quốc tế Shuangliu Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên hôm 20 tháng 1 năm 2012.  

 

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Lisa Pham Vấn Đáp official-19/12/2024

Popular Posts

Popular Posts

My Link