Thursday, February 7, 2013

Vì sao Triều Tiên luôn dọa chiến tranh?


Vì sao Triều Tiên luôn dọa chiến tranh?


Ủy ban Thống nhất Triều Tiên hôm 3/2 tuyên bố, nước này sẽ khởi động cuộc chiến vĩ đại "vì sự thống nhất tổ quốc", nhằm đáp trả việc Seoul tham gia lệnh trừng phạt Bình Nhưỡng của Hội đồng Bảo an.

Tuyên bố của Ủy ban Thống nhất Triều Tiên cũng khẳng định, Bình Nhưỡng "hoàn toàn sẵn sàng đương đầu với những biện pháp trừng phạt trên các lĩnh vực kinh tế và quân sự từ những thế lực thù địch".

Ủy ban trên cảnh báo rằng, tất cả những ai có liên quan tới việc thực hiện những biện pháp trừng phạt về kinh tế và quân sự nhằm chống lại CHDCND Triều Tiên, hãy chờ gánh lấy đòn đánh trả chí mạng.

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-Un. (Ảnh: Yonhap)

Cũng trong ngày 3/2, hãng thông tấn KCNA của Triều Tiên đưa tin, nhà lãnh đạo nước này Kim Jong-Un đã chủ trì hội nghị mở rộng của quân ủy trung ương với sự tham dự của nhiều tướng lĩnh hàng đầu.

Phát biểu tại cuộc họp trên, nhà lãnh đạo trẻ tuổi của CHDCND Triều Tiên, ông Kim Jong-Un đã yêu cầu phải biến lực lượng quân đội nhân dân Triều Tiên (KPA) trở thành “đội quân cách mạng vô song”.

Các lãnh đạo hàng đầu của đảng Lao động Triều Tiên và quân đội đã bày tỏ quyết tâm mạnh mẽ nhằm thực hiện một cách vô điều kiện và triệt để những nhiệm vụ chiến đấu mà ông Kim Jong-Un đã đề ra. 

Trong một diễn biến khác, hôm 2/2, Hàn Quốc cho biết đã phát hiện nhiều hoạt động đang diễn ra xung quanh đường hầm ở Punggye-ri, nơi Triều Tiên có khả năng tiến hành thử nghiệm hạt nhân lần thứ 3.

Chính phủ và các chuyên gia Hàn Quốc nhận định rằng, Triều Tiên đã đặt một tấm lưới ngụy trang trông giống như mái nhà ở lối vào đường hầm phía Tây để tránh sự theo dõi, do thám của các nước khác.

Triều Tiên từng che đậy đường hầm phía Đông khu thử hạt nhân khi tiến hành thử hạt nhân lần thứ nhất vào năm 2006, nhưng không phủ kín khi thực hiện vụ thử nghiệm hạt nhân lần thứ hai vào năm 2009.

"Chúng ta cần giải quyết món nợ với Hoa Kỳ chỉ bằng họng súng, chứ không phải bằng lời vì họ coi luật rừng là luật để sinh tồn".

 

Quân đội Triều Tiên

Đây là những gì mà Ủy ban Quốc phòng Quốc gia Triều Tiên đã đáp trả hôm 24/1 đối với các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc.

Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên ngày một nặng nề hơn khi Bình Nhưỡng chuẩn bị thử hạt nhân lần ba.

60 năm trước, cuộc chiến Liên Triều chỉ kết thúc bằng một lệnh ngừng bắn, chứ không phải là hiệp ước hòa bình nên về mặt kỹ thuật thì hai miền vẫn đang trong tình trạng chiến tranh.

Để tránh sự quan sát của vệ tinh quan trắc nước ngoài, quân đội Triều Tiên được cho là đã ngụy trang một đường hầm ở lối vào tại bãi thử hạt nhân. Hãng tin Yonhap của Hàn Quốc nói rằng đây là một bước đi mà các quan chức tình báo cho rằng vụ thử hạt nhân sắp diễn ra.

Các nhà nghiên cứu Hàn Quốc còn nói rằng từ các vụ thử hạt nhân năm 2006 và 2009, có thể phỏng đoán vụ thử lần này còn nguy hiểm hơn thế: Nó cho thấy Triều Tiên 'đang trong các giai đoạn cuối' để sản xuất vũ khí, trong khi các lần thử trước phản ánh công nghệ đã cũ kỹ, lỗi thời.

Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã trừng phạt Triều Tiên vì họ đã phóng tên lửa tầm xa vào tháng 12 vừa qua. Đây là hành động mà HĐBA cho rằng vi phạm các lệnh trừng phạt quốc tế.

Do đó, một lần nữa Bình Nhưỡng lại 'nổi giận' và phát đi các thông điệp đầy sự đe dọa trên kênh truyền hình và hãng thông tấn trung ương.

Tuy nhiên, không có gì đáng lo ngại khi mà hầu hết các chuyên gia đều nhận định rằng khoảng cách tới một cuộc chiến với Triều Tiên cũng gần như từ Trái đất tới... Mặt trăng - bất chấp các đe dọa bên miệng hố chiến tranh có đáng sợ tới đâu.

Nếu đọc kỹ, điều mà mọi người dễ nhìn thấy nhất từ các lời đe dọa này đó là một chế độ đang theo đuổi chính sách đã được lên kế hoạch cẩn thận.

Một nghiên cứu sinh tại Đại học Leed ở Anh là Aidan Fosster-Carter nói rằng: "Tôi đọc loạt yêu cầu đối thoại gần đây nhất. Vì nhiều lý do mà Triều Tiên không cảm thấy yên tâm nếu như họ không có hạt nhân để tự vệ. Tuy nhiên, cơn thịnh nộ này hoàn toàn là giả tạo. Điều này chỉ cho thấy rằng họ muốn mình bình đẳng' với thế giới.

Còn về những lời lẽ ám chỉ chiến tranh? Hãng thông tấn KCNA đã sử dụng cụm từ ưa thích của họ là 'biển lửa' ít nhất 18 lần bằng tiếng Anh từ những năm 90 đến đến năm 2005.

"Seoul và các vùng phía bắc sẽ biến thành biển lửa chỉ trong vài ngày" - KCNA từng đưa tin năm 2003 để đáp trả sự hiện diện của quân đội Mỹ tại bán đảo Triều Tiên.

Năm đó, Tổng thống Mỹ George W. Bush đã đặt Triều Tiên vào cái gọi là "Trục ma quỷ".

Cụm từ "đế quốc gây hấn" đã Bình Nhưỡng được sử dụng 355 lần cũng trong giai đoạn 9 năm đó.

Đảng Lao động Triều Tiên cũng gọi các biệt hiệu riêng ám chỉ hai 'kẻ thù' mà họ căm ghét nhất là Mỹ và Nhật. Còn Hàn Quốc bị gọi là 'kẻ phản bội'.

Sau khi Kim Jong Un lên làm lãnh đạo đất nước, nhiều nhà quan sát cho rằng đây có thể là nhân vật cải cách nhờ thời gian du học ở nước ngoài. Nhưng thực tế chính sách bên miệng hố chiến tranh hiện nay có gì khác trước không?

"Những gì mà chúng ta được nghe thấy kể từ khi Kim Jong Un nhậm chức, đó là công khai đe dọa chống lại 'loài chuột' (tức Tổng thống Hàn Quốc) Lee Myung Bak là giọng điệu khiêu chiến nhất từ trước tới giờ mà tôi từng nghe thấy khi nghiên cứu về tuyên truyền tại Triều Tiên suốt 20 năm qua" - ông Myers, tác giả của cuốn sách "Cuộc đua sạch sẽ nhất: Người Triều Tiên nhìn nhận về bản thân mình như thế nào và tại sao điều đó quan trọng".

Myers đã liên hệ tới ngôn ngữ được sử dụng hồi tháng Tư năm ngoái, vào cùng khoảng thời gian Triều Tiên đã cố gắng phóng tên lửa và thất bại.

Nhà phân tích người Anh Foster-Carter đã gọi các lời công kích cá nhân là 'kỳ cục và thô thiển'. Ông Foster còn nói rằng Bình Nhưỡng thậm chí còn bán các trò chơi điện tử bạo lực nhằm vào Tổng thống Hàn Quốc. Chẳng hạn, người chơi có thể treo cổ ứng viên Tổng thống Hàn Quốc. Foster nói rằng đây là một trong những di sản kỳ lạ mà kỷ nguyên Kim Jong Un để lại.

"Tôi thấy một sự tiếp diễn hơn là sự thay đổi" - Foster nói thêm. Foster nói rằng kỷ nguyên Kim Jong Un là sự khuếch trương hơn nữa của thời Kim Jong Il, nhưng với các đặc tính mới sau khi con trai ông lên nắm quyền.

Kim Jong-Un và chiếc điện thoại thông minh bí ẩn


Một bức ảnh chụp chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-Un sử dụng điện thoại thông minh đã gây phỏng đoán về việc nhà lãnh đạo quốc gia bí mật nhất thế giới đang chuộng thương hiệu nào.


Bức ảnh do báo chí nhà nước ở CHDCND Triều Tiên công bố cho thấy Kim đang chủ trì một cuộc họp với các cố vấn an ninh quốc gia hàng đầu hồi tuần trước - một cuộc họp được cho là mang nội dung tập trung vào việc Bình Nhưỡng đe dọa tiến hành thử hạt nhân.

Cuộc họp có cảnh một chiếc điện thoại thông minh màu đen nằm trên bàn, gần với tay Kim và tay kia có một điều thuốc đang cháy.

"Khả năng chiếc điện thoại thuộc về Kim do nó nằm ngay cạnh các tài liệu mà ông đang nhìn vào" - một quan chức Chính phủ nói với AFP.

Báo chí Hàn Quốc đã đưa tin rất đậm về bức ảnh và còn tranh cãi về nhà sản xuất ra nó. Nhiều cái tên của các nhà sản xuất như Samsung (Hàn Quốc), HTC (Đài Loan) và iPhone (Mỹ) đã được nêu ra.

Tuy nhiên Samsung đã khẳng định rằng mẫu điện thoại Galaxy đầu bảng của họ đã không xuất hiện ở phía bên kia biên giới. "Đó không phải là điện thoại của Samsung" - một phát ngôn viên công ty nói với AFP.

Chính quyền Hàn Quốc nói rằng bức ảnh đã được tình báo nước này phân tích và kết luận rằng mẫu điện thoại do HTC sản xuất. Công ty Đài Loan đã từ chối nhận dạng thiết bị, nhưng nói rằng công ty cảm kích trước "sự ủng hộ của mọi người dùng".

Tờ Chosun Ilbo nói rằng yếu tố chính trị đã đứng sau việc lựa chọn thương hiệu. "Ông Kim Jong Un hẳn sẽ không cảm thấy thoải mái về mặt chính trị khi dùng sản phẩm do Mỹ sản xuất và ông cũng không thể công khai ủng hộ thực tế rằng Hàn Quốc tiến bộ hơn về mặt kỹ thuật.


Chiếc điện thoại gây ra nhiều đồn đoán của ông Kim Jong-Un (Nguồn: AFP)


Mặc dù người Triều Tiên sống ở một xã hội biệt lập và bị kiểm duyệt gắt gao nhất thế giới, nước này không phải hoàn toàn là một sa mạc công nghệ thông tin.

Điện thoại di động đã được triển khai từ năm 2008 thông qua một dự án chung với công ty viễn thông Orascom của Ai Cập. Ngoài ra một mạng Intranet nội địa đã được triển khai hồi năm 2002.

Nhưng 1 trệu người dùng điện thoại di động chỉ có thể gọi cho nhau, không thể gọi ra ngoài nước. Tương tự, mạng Intranet bị cắt đứt khỏi Internet.

"Kim và các thành viên gia đình ông ta cũng như giới chính trị cấp cao ở Triều Tiên dường như đã sử dụng điện thoại thông minh hoặc các mẫu điện thoại với khả năng truy cập Internet" - quan chức Hàn Quốc cho biết./.

 

 

Triều Tiên sẽ thử nhiều thiết bị hạt nhân"


Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung Bak tin rằng, Triều Tiên có thể thử nhiều thiết bị hạt nhân cùng lúc chỉ trong vài tuần, hoặc thậm chí vài ngày tới.

 

Một loại tên lửa của Triều Tiên được trình diễn hồi tháng Tư năm ngoái

Trong bài trả lời phỏng vấn tờ Chosun Ilbo, Tổng thống sắp mãn nhiệm Lee cũng cho biết thách thức rất lớn mà cộng đồng quốc tế phải đối mặt khi tìm cách để Triều Tiên từ bỏ chương trình hạt nhân của mình.

Triều Tiên cũng ám chỉ rằng họ sẽ tiến hành một cuộc thử nghiệm hạt nhân 'cấp độ cao' rất sớm, nhằm đáp trả lệnh trừng phạt mà Liên Hợp Quốc áp đặt lên họ sau vụ phóng tên lửa Unha-3 hồi tháng 12.

Tổng thống Lee nói rằng từ 'cấp độ cao' ở đây cho thấy Bình Nhưỡng có thể cho phát nổ nhiều thiết bị hạt nhân cùng lúc.

"Triều Tiên có khả năng sẽ thực hiện các vụ thử nhiều thiết bị hạt nhân ở hai địa điểm hoặc nhiều nơi cùng một lúc" nhằm tối đa hóa các thành quả về mặt khoa học từ một sự kiện mà cả thế giới sẽ chỉ trích - Tổng thống Lee nói.

Các chuyên gia trên khắp thế giới đều cố gắng phân tích bất kỳ thử nghiệm nào có thể tiết lộ về tình trạng hiện thời của chương trình vũ khí hóa của Triều Tiên.

Trong lần thử hạt nhân này, điều được đặc biệt quan tâm là các nhà khoa học Triều Tiên có thành công trong việc phát triển đầu đạn hạt nhân phù hợp cho tên lửa hay không.

"Nếu Triều Tiên sản xuất ra vũ khí thu nhỏ có thể được dùng làm đầu đạn trên tên lửa, đó thực sự sẽ là một mối đe dọa. Đó là lý do tại sao cả thế giới đang theo dõi sát sao tình hình tại Triều Tiên" - ông Lee nói thêm.

Cũng trong bài phỏng vấn, ông Lee cho rằng các nỗ lực ngoại giao sẽ chỉ mang lại rất ít tiến triển đối với việc thay đổi chính sách quan trọng ở Bình Nhưỡng.

"Tôi nghĩ là rất khó để thuyết phục Triều Tiên từ bỏ con đường hạt nhân" - ông Lee nói.

Hiện nay, một số người cho rằng Triều Tiên có thể thử hạt nhân trước ngày Tết Nguyên đán, tức là ngày 10/1, một số khác lại nghĩ rằng vụ thử sẽ nhằm đúng dịp kỷ niệm ngày sinh của cố lãnh đạo Kim Jong Il 16/2, hoặc cũng có thể vào ngày tân Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye nhậm chức 25/2.

Các tàu chiến của Mỹ và Hàn Quốc đã đổ về vùng biển ngoài khơi Hàn Quốc để tham gia tập trận vào ngày 4/2 vừa qua trong bối cảnh căng thẳng dâng cao do Triều Tiên có thể sớm thử hạt nhân.

 
Các tàu chiến Mỹ - Hàn đổ về cảng Hàn Quốc

Tham gia tập trận có hai tàu chiến Mỹ trang bị các tên lửa đạn đạo tầm xa là tàu ngầm hạt nhân 6.800 tấn USS San Francisco (với tên lửa Tomahawk) và tàu khu trục Shilo 9.800 tấn có trang bị thiết bị phòng không Aegis.

Các tàu này đổ về thành phố cảng Pohang của Hàn Quốc.


Phía Hàn Quốc triển khai 10 tàu chiến, tàu khu trục 7.600 tấn King Sejong có trang bị Aegis, tàu hộ tống và các tàu ngầm tối tân nhất của Seoul là Type-214, các tàu tuần tra cũng như các máy bay chống tàu ngầm P-3C và trực thăng Lynx.

Sáng ngày 4/2, các lực lượng sẽ tới khu vực tập trận cùng với việc huấn luyện dò tìm tên lửa.


Hãng thông tấn Yonhap cho biết các cuộc tập trận bao gồm huấn luyện chống tàu ngầm hạm đối hạm, hạm đối không có bắn đạn thật, huấn luyện chiến đấu chiến thuật trên biển.

Triều Tiên chỉ trích cuộc tập trận hải quân của Mỹ và Hàn Quốc như một "ngòi nổ chiến tranh".

Các buổi diễn tập sẽ được thực hiện ở bờ biển phía đông của bán đảo Triều Tiên.

Tướng Jung Seung-Jo nói rằng sự hiện diện của tàu ngầm hạt nhân USS Francisco trong khu vực "sẽ là một thông điệp gửi tới Triều Tiên".

Tàu ngầm USS San Francisco của Mỹ
Tàu ngầm USS San Francisco của Mỹ

 

Tàu ngầm Type-214 của Hàn Quốc
Tàu khu trục 7.600 tấn King Sejong có trang bị Aegis

 

 
Các tàu khu trục của Hàn Quốc
Máy bay chống tàu ngầm P-3C

 

Trực thăng Lynx

  •  (Theo Global Post)

Thịt cừu giả gây chấn động Trung Quốc


Hơn 50 tấn thịt cừu giả chứa chất phụ gia gây ung thư đã bị phát hiện tại một nhà máy ở đông bắc Trung Quốc, làm dấy lên mối lo ngại về chất lượng an toàn thực phẩm.


Thịt cừu thái lát là món ăn khoái khẩu của người Trung Quốc trong mùa xuân. Ảnh:ChinaDaily

Toàn bộ số sản phẩm trên được tái chế từ thịt vịt, mỡ cừu cùng nhiều chất phụ gia khác tại Nhà máy Chế biến Thịt Shengtai, thuộc thành phố Liêu Dương, tỉnh Liêu Ninh, theo thông báo của Bộ Công an Trung Quốc.

Phân tích hóa học từ mẫu thử cho thấy những sản phẩm này có chứa nitrite, một chất gây ung thư, cao quá mức cho phép. Theo Bejing Times, hàm lượng sodium nitrite, thành phần chủ yếu của nitrite, trong các sản phẩm nhiễm độc là 8,69g trên 1kg, vượt xa tiêu chuẩn quốc gia về thịt tươi và thịt đông lạnh. Thực tế, chỉ cần 3g sodium nitrite là đủ để khiến một người trưởng thành thiệt mạng.

Hiện tại, Shengtai đã bị buộc phải đóng cửa và hủy giấy phép kinh doanh,China Daily dẫn lời ông Yu Shaoming, người đứng đầu văn phòng thông tin của thành phố Liêu Dương.

"Nhà máy này từng được cấp giấy phép kinh doanh hợp pháp, nhưng họ lại tiến hành việc sản xuất ở dưới lòng đất. Thật là xảo quyệt", ông Yu nói. "Chúng tôi đã tới nhà máy này rất nhiều lần trong hai tháng vừa qua nhưng không thể phát hiện được bất cứ sự vi phạm nào."

Mặc dù cảnh sát thông báo đã tịch thu gần hết chỗ thịt nhiễm độc, nhưng doanh số bán hàng tại các trung tâm phân phối thực phẩm và nhà hàng ở đông bắc Trung Quốc vẫn sụt giảm đáng kể sau vụ bê bối này.

Mùa xuân là thời điểm thuận lợi nhất để kinh doanh thịt cừu và bò thái lát, tuy nhiên, việc buôn bán của Huang Xinghua, một thương gia, đã đi xuống rõ rệt trong hai ngày vừa qua.

"Tôi từng bán được 50 kg thịt cừu lát mỗi ngày. Vậy mà hôm nay số lượng đã giảm xuống chỉ còn 20 kg", anh cho hay.

Li Chenquan, quản lý một nhà hàng ở Thẩm Dương, nói ông đã biết được bí mật này từ lâu. "Thịt cừu "xịn" có giá quá cao. Chúng tôi không thể kiếm nổi tiền nếu dùng chúng", Li, người đã mất khoảng 20% khách hàng từ khi xảy ra vụ bê bối, nói.

May mắn là "những sản phẩm nhiễm độc này dường như vẫn chưa xuất hiện ở Bắc Kinh cũng như tại các trung tâm cung cấp thịt cừu và thịt bò lớn ở Sơn Tây, Sơn Đông và Nội Mông", Liu Tong, giám đốc thống kê tại Xinfadi, một trung tâm buôn bán nông sản lớn ở Bắc Kinh, nói.

Hou Shuisheng, giáo sư dinh dưỡng tại Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc cho biết, sẽ rất khó khăn cho người tiêu dùng trong việc phân biệt thật giả khi thịt vịt được chế biến theo cách đó.

"Vẻ ngoài của thịt vịt, thịt cừu và thịt bò khá giống nhau. Bằng việc sử dụng mỡ cừu, vị của chúng cũng sẽ giống nhau luôn", ông nói.

Hiện tại, nitrite có thể được sử dụng như một chất phụ gia trong ngành công nghiệp thực phẩm. "Nhưng từ khi phát hiện ra chất này có khả năng gây ung thư, chính phủ bắt đầu giám sát việc sử dụng nó một cách chặt chẽ", ông nói thêm.

 

Quan chức Đài Loan bị nghi là gián điệp của Trung Quốc


Một đô đốc hải quân Đài Loan vừa bị điều tra vì cung cấp thông tin cho quân đội Trung Quốc sau khi nhiều tướng tá Đài Loan bị nghi ngờ làm gián điệp cho đại lục.


Binh lính tập luyện trên đảo Đài Loan. Ảnh: asiaone.com.
Binh lính tập luyện trên đảo Đài Loan. Ảnh: Asiaone.com.

AFP đưa tin, một quan chức Đài Loan là David Lo đã công bố tên quan chức bị điều tra nhưng không cung cấp thêm chi tiết. Còn truyền thông Đài Loan thì cho biết đô đốc được cho là Hsu Chung-hua, đã bị đình chỉ chức vụ chỉ huy hạm đội ở Bành Hồ, một đảo ở giữa eo biển Đài Loan.

Theo các báo cáo, cuộc điều tra có liên quan đến vụ bắt giữ 3 quan chức cấp cao của quân đội Đài Loan hồi tháng 9/2012. Những người này bị nghi ngờ làm rò rỉ thông tin mật cho Trung Quốc, được coi là vụ việc nghiêm trọng nhất trong lịch sử của hòn đảo.

Một trong các quan chức bị bắt trong chiến dịch truy quét trước đó là Chang Chih-hsin, từng phụ trách chiến tranh chính trị trong văn phòng khí tượng học và hải dương học của hải quân Đài Loan, đơn vị nắm giữ các tài liệu và bản đồ bảo mật cao.

Các chuyên gia quân sự nói Trung Quốc có thể hiểu thêm về tình hình hoạt động của các tàu ngầm Đài Loan nếu có được những thông tin này.

Cuộc điều tra mới nhất làm dấy lên mối lo ngại rằng mặc dù căng thẳng tại eo biển Đài Loan có phần lắng dịu nhưng hai bên vẫn không giảm bớt sự thù địch với đối phương.

"Với số nhiều quan chức có liên quan đến các vụ việc gián điệp trong vài năm qua, có nhiều lo ngại rằng Trung Quốc đã thâm nhập vào nhiều tầng lớp khác nhau của quân đội Đài Loan", Tsai Huang-lang, nghị sĩ của đảng Dân chủ Tiến bộ Đài Loan nói với các phóng viên.

Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Đài Loan được cải thiện kể từ khi ông Mã Anh Cửu lên nắm quyền tại đảo này và tăng cường liên kết thương mại và du lịch với đại lục. Ông Mã tái cử vào tháng 1/2012 và có nhiệm kỳ cuối cùng kéo dài đến năm 2016.

Đài Loan tuyên bố là một quốc gia độc lập, trong khi Trung Quốc coi Đài Loan là một phần lãnh thổ của mình. Trung Quốc thể hiện quan điểm sẵn sàng sử dụng vũ lực để thống nhất nếu cần.

Tháng 7/2011, một tướng quân đội Đài Loan bị xử tù chung thân sau khi bị phát hiện làm gián điệp cho Trung Quốc. Các vụ việc liên tiếp được phát hiện khiến chính quyền Đài Loan phải triệu tập hàng chục quan chức quân đội phục vụ ở nước ngoài trở về và tham gia cuộc kiểm tra nói dối hồi cuối năm ngoái.

 

Một phần tư lãnh thổ Trung Quốc chìm trong ô nhiễm


Từ trung tuần tháng này, làn sương mù chứa các chất độc hại đã bao phủ tới 1/4 lãnh thổ Trung Quốc và ảnh hưởng đến sức khỏe của 600 triệu người. 


Mạng tin Sankei dẫn nguồn Bộ Môi trường Trung Quốc cho biết thông tin trên. Vào dịp Tết Nguyên Đán tới, giới chức nước này càng thêm lo ngại khi nhiều người đốt pháo mừng năm mới.

Khói bụi Trung Quốc khiến xe cộ khó lưu thông trên
 đường.
Khói bụi Trung Quốc khiến xe cộ khó lưu thông trên đường. Ảnh: EPA.

Bộ Môi trường Trung Quốc thừa nhận không có cơ chế giám sát và quản lý hiệu quả tình trạng ô nhiễm không khí, song Bộ khẳng định sẽ tiến hành các biện pháp tích cực nhằm cải thiện tình hình hiện nay. Bộ này đã triệu tập Hội nghị công tác bảo vệ môi trường toàn quốc ngày 24/1.

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Môi trường Chu Sinh Hiền cho biết tình trạng ô nhiễm không khí của Trung Quốc từ Bắc Kinh lan ra 17 tỉnh, thành phố và khu tự trị trên cả nước. Đặc biệt, 70% thành phố ở Trung Quốc đều không đạt các tiêu chuẩn tối thiểu về không khí.

Trung Quốc đặt ưu tiên phát triển kinh tế từ sau cải cách mở cửa. Bộ trưởng Chu cho biết: "Qua một giai đoạn dài, mâu thuẫn giữa mục tiêu kinh tế với vấn đề môi trường vốn tích luỹ từ lâu nay đang dần lộ ra". Ngay cả nguồn nước uống không thể thiếu đối với cư dân ở các thành phố cũng ngày một ô nhiễm.


Các hạt bụi phân tử mang tên PM 2.5 đường kính dưới 2,5 micromét (µm) được coi là tác nhân chính làm gia tăng các ca ung thư phổi ở Trung Quốc.Năm 2012, người dân một địa phương ở Trung Quốc đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ việc xây dựng một nhà máy có nguy cơ thải ra các hóa chất độc hại. Điều này cho thấy ngay cả những người Trung Quốc vốn chỉ quan tâm đến kế sinh nhai hơn cả sức khỏe bản thân bắt đầu quan tâm hơn đến nguy cơ về môi trường.

Tại thủ đô Bắc Kinh, hàm lượng PM 2.5 đo được trên một mét khối không khí lên tới 900 microgram (µg), vượt xa tiêu chuẩn của Nhật Bản tới 25 lần. Chỉ trong vòng 10 năm, các ca ung thư phổi ở Bắc Kinh tăng tới 60%.

Bộ Môi trường Trung Quốc tuyên bố sẽ giảm mật độ ô nhiễm PM 2.5 đi 5%. Để thực hiện mục tiêu này, Trung Quốc cần hạn chế sử dụng than đá, giảm khí thải tại các nhà máy và khói từ các phương tiện giao thông. Tuy nhiên, với mục tiêu "tăng gấp đôi thu nhập bình quân đến năm 2020" quốc gia này khó có thể làm chậm lại hoạt động sản xuất ở các nhà máy.

 

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Lisa Pham Vlog -22/1/2025

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link