Cám ơn anh
Hoàng Long Hải
Bài viết rất chính xác và thâm thúy..
Kính chuyển
ĐXD
From: Vinh Dang
Sent: Monday, April 15, 2013
4:35 AM
To: Minh Ha
Subject: Fw: Lai phai viet ve
Mau Than theo luong tam
----- Forwarded
Message -----
From: Huong Le <
From: Huong Le <
Oán thù chồng chất!
1)- Một tấm hình cũ
Khi ông Tập Cận Bình, với hai chức vụ to nhất và quyền hạn nhứt
nước Tầu Cộng, là “tổng bí thư” và “chủ tịch nước” đi thăm Nga và Nam Phi, dẫn
theo bà vợ Bành Lệ Viên, thì báo chí thế giới, không ít tờ khen ngợi người đàn
bà ấy. Khen bà ta trẻ, đẹp, ăn mặc đúng thời trang... khác với bà vợ mấy ông
lãnh tụ Cộng Sản hồi trước.
Một thời, ông Khrushchev có đem vợ qua thăm nước Mỹ. Tôi không rõ
báo chí hồi đó gọi bà ta như thế nào, nhưng xem hình, người ta có thể nghĩ đến
những người đàn bà nuôi bò sữa ở miền Nam nước Mỹ này. Bà Lê Duẫn, con dâu ông
thợ mộc ở làng Trung Kiên, Quảng Trị, nếu thấy mặt bà ta, người ta nghĩ ngay
đến hũ mắm ruốc và thuốc lá Cẩm Lệ xắt lát gói trong lá chuối, và ngay cả bà
Nga, quê ở Cần Thơ, trông cũng “chưa sạch phèn”; còn bà già nấu cám heo vợ ông
hoạn heo Đỗ Mười, bà già chặt mía vợ ông Lê Khả Phiêu quê ở Quảng Ngãi thì “xin
miễn bàn”. Bên Tàu, bà Giang Thanh trông sát khí đằng đằng, bà Vương Quang Mỹ,
bà Đặng Dĩnh Siêu thì không mấy ai thấy mặt họ bao giờ. Mới đây, “Kim Ủn Ỉn”
cũng “nhuốm màu tư bản” một chút, khi ông ta để một cô gái xuất hiện bên cạnh,
người ta đoán là vợ, nhưng cặp nầy chỉ mới xuất hiện trong nước, chưa đi ra
“nước ngoài” (nước ngoài là “danh từ Việt Cộng” đấy).
Đi đâu mang vợ đi theo lè kè, như Kennedy với Jackie, như Bill với
Hillary, như Sarkosy với hoa hậu “uổng trờ”, chỉ là cái mốt của mấy ông “tư bản
đế quốc” thừa son phấn mới có, còn như Cộng Sản thì cái đẹp của cô Nhíp, mặt
mày trắng hơn ông Bao Công không bao nhiêu, đeo AK, níu bên hông xe tăng để dẫn
đường cho “quân giải phóng” vào chiếm Dinh Độc Lập là cái đẹp số một. Cái đẹp,
theo cách nói của Cộng Sản hồi ấy, không phải là khuôn mẫu từ Tokyo, từ Paris
hay Nữu Ước, mà tư “bưng biền” của các cô du kích, mặt chưa sạch phèn, quấn
khăn rằn, đội mũ tai bèo, chân mang dép Bình Trị Thiên, thường gọi là dép râu
(bác Hồ), xuất hiện trên đường phố Saigon ngay những ngày đầu hồi mới “giải
phóng” (Xin lỗi độc giả, đây cũng là danh từ Việt Cộng nữa đấy).
Ấy là chuyện khi đói ăn, thiếu mặc, còn bây giờ thì khác, khác
lắm. Dĩ nhiên, “người Hà Nội” của thời tiền chiến,
khác rất xa với “người Hà Lội” của sau năm 1954. “Người
Saigon” của trước và sau 1975, khác nhau một trời một vực vậy.
Trong khi báo chí quốc tế khen bà Bành Lệ Viên không tiếc lời như
thế, ví với bà Michell của ông Obama, thì bỗng có một tay chơi khăm nào nó, có
cái email hifighter hay gì đó, đưa lên mạng hình ảnh bà Bành Lệ Viên chụp năm
1989, sau khi vụ Thiên An Môn vừa dẹp xong.
Bà (hay cô?) Bành Lệ Viên hồi ấy, - không biết khi ấy cô ta có
chồng chưa và chồng là ai? Ông Tập Cận Bình là người đến trước nhứt hay ông ta
là “Kẻ đến sau” -, mặc áo quần rằn ri bộ đội Tàu Cộng, nói một cách văn hoa là
“Hồng quân Trung Hoa”, đứng hát cho một đám bộ đội đông đúc ngồi nghe.
Bành Lệ Viên lúc đó là “văn công bộ đội”, hát để “động viên” cho
các “chú bộ đội”, được điều từ các tỉnh về để thi hành việc đàn áp ở Thiên An
Môn.
Vụ Thiên An Môn là một tội ác của Cộng Sản Tàu. Đám chớp bu Cộng
Sản Tàu ở Trung Nam Hải muốn đàn áp thẳng tay vụ “nổi dậy” của thanh niên, sinh
viên, học sinh ở Bắc Kinh, không dám dùng binh lính ngay tại thủ đô của họ, mà
phải điều binh lính từ các tỉnh chung quanh.
Trước sự đàn áp tàn ác ghê gớm có hàng ngàn người chết ấy, khiến
tinh thần lính Tầu Cộng ở các tỉnh về thủ đô cũng giao động, nên văn công Bành
Lệ Viên phải “cất cao giọng hát” để “động viên” họ. “Động viên” họ hay “động
viên” cho hành động tội ác của họ, hay “động viên cho tội ác”? Dù nói cách nào
thì nó cũng có nghĩa như nhau cả.
Vậy mà rồi Cộng Sản Tàu muốn che dấu, xóa bỏ cái tội ác Thiên An
Môn nầy. Và một anh chàng nào đó, đưa hình ảnh Bành Lê Viên đang hát sau vụ
Thiên An Môn lên, để “đá giò lái” Tập Cận Bình hay các lãnh tụ ở Trung Nam Hải,
để nhắc nhở, để người ta đừng quên một người đàn bà từng ca ngợi tội ác vụ
Thiên An Môn, để bôi đen cái hình ảnh trẻ, đẹp, thời trang của bà đệ nhứt phu
nhân Tàu Cộng đang được báo chí quốc tế khen ngợi.
Người ta có sợ rằng, người làm báo ở Mỹ, xuất thân từ các trường
đại học danh tiếng, thường mắc bệnh mau quên, chỉ biết có bà Bành Lệ Viên ngày
nay, mà không nhớ năm 1989, cô Bành Lệ Viên từng hát “động viên” cho tội ác
Thiên An Môn.
Trí nhớ của giới báo chí Mỹ kém cỏi thật, phải có người nhắc, mới
nhớ ra!!!!
2)- Tư Mã Thiên đã chết rồi
Nhưng điều tôi muốn nói ở đây không phải chỉ là tấm bình cũ ấy.
Xem hình rồi thì ai cũng biết chuyện cũ. Điều đáng nói hơn là sự kiện đàn áp ở
Thiên An Môn ngày 4 tháng 6 năm 1989 là có hay không?
Báo chí thế giới nói là có, bởi vì người ta có cả những tấm hình
cũ, những thước phim cũ, những giấy tờ, tài liệu cũ, thậm chí người ta có cả
những người sống sót trong vụ đàn áp ấy, trốn thoát khỏi lục địa và hiện đang
định cư ở Mỹ, ở Châu Âu. Họ là nhân chứng sống. Và cả trong hồi ký chui (bí mật
phổ biến) của Triệu Tử Dương, người chống lại vụ đàn áp Thiên An Môn cũng nói
tới, khá rõ,...
Vậy mà bên Tầu, ngày nay, người ta nói không có vụ đàn áp Thiên An
Môn. Mấy tay đầu sỏ trong bộ Chính Trị Cộng Sản Tàu nói không có, người dân Tàu
cũng nói không có, và hầu hết thanh niên Tàu lục địa ngày nay cũng nói không
có, không biết gì về vụ Thiên An Môn cả. Thậm chí, các sử gia Tàu, những người
tôn sùng ca ngợi Tư Mã Thiên, thường hô hào lấy cái khí phách của Tư Mã Thiên
làm châm ngôn, cũng không thấy bàn tới vụ “đàn áp Thiên An Môn”.
Việc ấy có đáng gọi là Kinh Khủng không?
Với những người bình thường, không Cộng Sản là Kinh Khủng, với Cộng
Sản thì không?
Tại sao vậy.
Tại vì “Tăng Sâm giết người”
Tăng Sâm là đại môn đệ, một trong thất thập nhị hiền (72) của
Khổng Tử. Một hôm, bà mẹ Thầy Tăng Sâm đang ngồi dệt vải, bỗng có người đến
nói: “Tăng Sâm giết người”. Bà mẹ nhất định không tin, vẫn ngồi dệt vải. Một
chốc lại có người đến nói: “Tăng Sâm giết người”. Bà mẹ thấy băn khoăn, ngừng
tay làm việc. Một chốc nữa, lại có người đến nói: “Tăng Sâm giết người”. Bấy
giờ bà mẹ tin là con mình giết người thật, bèn trèo qua cửa sổ, chạy trốn.
Té ra, đó chỉ là có người trùng tên!
“Biết con không ai bằng mẹ”, tục ngữ nói như thế. Bà mẹ thầy Tăng
Sâm biết rõ con mình, bà lại còn tin tưởng con hơn vì con bà là học trò đức
Khổng Tử. Vậy mà, một người nói “Tăng Sâm giết người”, bà không tin, nhưng tới
ba người nói như thế thì bà phải tin.
Nói, cứ nói, nói mãi, nói mãi, ban đầu không tin, nói riết rồi
người ta cũng phải tin. Đó là “Sách lược tuyên truyền của Cộng Sản”.
“Nói không thành có, nói có thành không”. Nói mãi dân chúng cũng
phải tin.
Vì vậy, vụ Thiên An Môn có mà thành không. Một là dấu biệt, hai là
cấm: Không ai được nói tới, bàn tới, không có trong báo chí, truyền thanh,
truyền hình, không có trong sử sách, không có trong chương trình giáo dục... Cứ
nói không có vụ Thiên An Môn, riết rồi một tỷ ba trăm triệu người Tàu cũng tin
là không có vụ đàn áp ấy.
Thanh niên Tàu không biết tới vụ Thiên An Môn không có gì lạ, mà
cả hành động của Cộng Sản Tàu cũng không có chi là là, nếu người ta biết Cộng
Sản là ai? là cái gì?
Thảm sát hay tàn sát dân chúng là việc thường xảy ra trong lịch sử
nhân loại, bên Tầu, từ trước đời Tần Thủy Hoàng cho đến đời Mao Trạch Đông
không thiếu chi. Và ngay cả thời đại gọi là văn minh bây giờ, dù nói một cách
hay ho rằng “Văn Minh Trung Hoa”, thì mỗi ngày, mỗi giờ, hỏi thử mấy tay chóp
bu ngồi ở Trung Nam Hải, có bao nhiêu người Duy Ngô Nhĩ, người Tây Tạng đang bị
tàn sát, bằng chính bàn tay của người Tàu, hay do chính họ tự thiêu, - việc tự
thiêu đó cũng do bàn tay đẫm máu của người Tàu đang cai trị và đàn áp dân tộc
họ mà ra vậy.
Bên Tây cũng không vừa chi. Thử lật lại lịch sử thời Đế Quốc La
Mã, coi có bao nhiêu vụ tàn sát. Các cuộc tàn sát của người Hồi đối với những
người không phải đạo Hồi không làm cho ông Mô-Ha-Mát khóc hay sao? Các cuộc gọi
là “Thập Tự Chinh”, giương cao Thánh Giá, qua Trung Đông, Bắc Phi giết người,
cướp của, hiếp dâm... cho tới bây giờ, lòng hận thù của người Hồi vẫn còn “cao
ngút trời xanh”. Có lẽ ngay Chúa Giê-Su cũng ngạc nhiên về những kẻ nhân danh Chúa
để làm những việc độc ác ghê gớm này hay sao?! Gần đây, vụ Đế Quốc Ottoman (Thổ
Nhĩ Kỳ) trục xuất và giết hàng trăm ngàn người Armenia vẫn chưa được sáng tỏ vì
chính phủ Thổ không chịu xác nhận đó là một vụ “diệt chủng”.
Thái độ ấy của chính phủ Thổ còn “ngay thẳng” hơn thái độ của các
lãnh tụ Cộng Sản. Chẳng hạn như vụ thảm sát ở rừng Katyn có 22 ngàn sĩ quan
cùng nhân viên, giáo sư, trí thức Ba Lan bị Staline thủ tiêu. Vậy mà suốt mấy
chục năm, Staline và chính phủ Cộng Sản Liên Xô cứ khăng khăng cho rằng không
có vụ thảm sát đó. Mãi đến khi Liên Bang Sô Viết sụp đổ, khối Cộng tan rã,
chính phủ Nga mới nhận rằng vụ thảm sát ở Katyn là có thật.
Còn bao nhiêu vụ nữa, nói sao cho hết. Cái gọi là “Cải Cách Ruộng
Đất” ở bên Tàu và ở Bắc Việt Nam đâu có tổng kết bao nhiêu người chết? Mao
Trạch Đông của Tàu và Hồ Chí Minh của Bắc Việt có khi nào công nhận việc họ
giết người vô tội đâu! Ngay cả mấy triệu người Kampuchia bị Khmer Đỏ giết chết,
đến nay tội trạng đã rõ ràng, nhưng tòa án Quốc Tế xử tội Khmer Đỏ diệt chủng
đang hoạt động ở Phnom Pênh thì chậm như rùa! Người ta có dụng ý đấy: Để cho
đám lãnh tụ Khmer Đỏ hiện nay đang gần đất xa trời chết dần đi, khỏi ta tòa,
khỏi khai báo gì hết. Nếu việc xảy ra như thế thì không những Heng Somrin,
Hun-Sen mà cả những lãnh tụ Tàu Cộng đứng sau lưng bọn Pol Pot cũng “sạch tội”
luôn.
3)- Mậu Thân, ai giết dân?
Năm ngàn người bị giết hồi Tết Mậu Thân ở Huế, chuyện đã rõ ràng!
Nhưng: Ai bị giết? Và Ai giết?
Trước hết là nói việc thảm sát 5 ngàn người! Việt Cộng không chối
con số người bị giết như thế, nhưng họ chối bay chối biến rằng họ không giết
những người đó.
Nếu Việt Cộng không giết thì ai giết?
Một là Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa giết, hai là Quân Đội Mỹ giết.
Người ta có thể giải thích như thế nầy:
Quân Đội VNCH không giết 5 ngàn người đó. Một lẽ rất dễ hiểu. Họ
không thể giết thân nhân của họ bởi vì những người chết đó là thân nhân của họ.
Đơn giản vậy thôi. Thành phố Huế đâu có rộng lớn như Saigon. Nhìn chung, người
ta có bà con xa gần hay quen biết thân sơ với nhau cả đấy. Làm
sao tôi có thể bắn vào nhà tôi, nhà dì tôi, chú tôi, bác tôi, mợ tôi, bạn tôi,
nhà người quen biết thân sơ của tôi, dù tôi có biết Việt Cộng đang núp trong
ấy.
Có người hỏi. Tôi là người Huế, tôi không giết người Huế được.
Vậy thì bọn Tường, Phan, Xuân, Đóa, Trinh, Tiềm, Nguyện (Nguyễn
Quang Nguyện, hội viên hội đồng tỉnh Thừa Thiên) thì sao? Họ cũng là người Huế,
cũng giết người Huế đấy.
Họ khác tôi, họ khác với tất cả những người Huế chỉ vì một điều
rất dễ hiểu: Hận thù.
Khi tôi không có hận thù với ai thì tôi không giết được họ, nếu có
điều kiện. Còn như khi Hoàng Phủ Ngọc Tường nói rằng những người bị giết là “những
con rắn độc” thì khi nói như thế là y ta tự xác nhận rằng y hận thù họ
đấy. Không hận thù thì không thể nói được những câu độc địa như thế.
Những người Huế giết người Huế như Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngọc
Phan, Nguyễn Đắc Xuân, Nguyễn Đóa (cha), Nguyễn Thị Đoan Trinh (con), Tôn Thất
Dương Tiềm (rể) có những hận thù khác nhau, nhất là về cá tính: đố kỵ, ganh ghét...
Cá tính nầy là con đẻ của lòng ích kỷ đấy. Những người có tính ích kỷ dễ theo
Cộng Sản vì Cộng Sản luôn luôn khơi dậy tính ích kỷ, đố kỵ, có thế mới tạo nên
được lòng “hận thù giai cấp”. Hận thù giai cấp là bản chất của chủ nghĩa
Mác, phải xóa bỏ giai cấp để tạo nên một xã hội không có giai cấp. (1)
Nếu Quân Đội VNCH không thể giết dân trong vụ Mậu Thân thì Mỹ
giết. Mỹ đem súng đạn, tàu bò, tàu bay, bắn phá, bỏ bom bừa bãi nên người Huế
chết oan. Chết oan thì có. Chiến tranh bao giờ chẳng vậy.
Nhưng nói rằng quân Mỹ bắn phá bừa bãi, gây nhiều chết chóc cho
dân chúng, điều đó cũng có luôn. Trong cuốn “The Battle For Hué” của Keith
Nolan, tác giả có nói đên một phóng viên nhiếp ảnh phản chiến:
“Chẳng hạn như nhà nhiếp ảnh Philip Jones Griffiths
tố cáo Thủy Quân Lục Chiến (Hoa Kỳ) đã xé nát thành phố bằng việc cướp bóc chè
chén say sưa. (Tin tức của Griffiths sai lầm vì sự thực ông ta đã viết rằng
TQLC ở Huế là những chiến binh rất nghèo khó). (trang 87)
Ở phần kết, Keith Nolan viết:
“Những người chống chiến tranh ở Mỹ hồi ấy
hoàn toàn không tin Cộng Sản có những hành động tàn ác đến như thế. Chẳng hạn như
nhà nhiếp ảnh Griffiths năm 1971 viết rằng người Mỹ đã dựng nên toàn bộ vụ
tàn sát ở Huế nhằm tạo nên “Một chiến dịch tuyên truyền nói rằng thương vong
(dân sự) trong cuộc chiến ở Huế, hầu hết là do người Mỹ xử dụng súng đạn một
cách bừa bãi chưa từng thấy bao giờ, rồi đổ Cộng Sản tàn sát người dân.”
Thật sự, người Mỹ đã làm ngược lại. Cũng ở phần
kết, Nolan viết:
“Theo thống kê thì khoảng 10 ngàn ngôi nhà
hoặc hư hỏng hoàn toàn hay một phần lớn, đạt tới 40 phần trăm toàn bộ số lượng
nhà cửa trong thành phố. Tuy nhiên, những bài báo đầu tiên nói không đúng sự
thật, cho rằng sự tàn phá là do bởi hỏa lực của Hoa Kỳ (như báo Life đưa tin rằng
“... phương cách độc nhất để thắng địch là phải tàn phá thành phố”). Nhìn lại
quá khứ, Huế bị hư hỏng nhẹ nếu so với trận đánh Monte Casino hồi năm 1944, một
thành phố cổ hơn cả thế kỷ và cả thành phố bên cạnh nó thì sự tàn phá khủng khiếp
hơn nhiều vì bom đạn của phe đồng minh.”
“Trận chiến kết thúc chưa bao lâu thì chính quyền Nam Việt Nam đã
đưa ra một chương trình phục hồi, cứu trợ và tái xây dựng, thời hạn 90 ngày, trọng
tâm là toàn bộ Quân Khu I, nhưng chính yếu là tập trung vào Huế. Lương thực,
quần áo, nhà cửa, y tế được đem tới cứu trợ cho người dân tỵ nạn trong thành
phố, tính chừng cho 116 ngàn người, trên tổng số dân chúng là 140 ngàn người.
Tới cuối năm, đời sống dân Huế đã trở lại bình thường. Thiếu tá Swenson ghi
nhận:
“Những nhiệm vụ cuối cùng của tôi khi làm sĩ quan liên lạc là
hướng dẫn du khách viếng thăm toàn bộ thành phố Huế. Thành phố không bị tàn phá
hoàn toàn, chỉ bị hư hại mà thôi, và vẫn còn đẹp.”
Trong phần trên, Nolan viết rằng báo Times, lúc ban đầu đưa tin
như thế. Sau đó, họ có biết họ sai và viết đúng hơn chăng.
Tuy nhiên, đâu phải chỉ có một mình Griffiths viết như thế. Còn
John Kery thì sao?
Cũng xin trích một đoạn nói về anh ta:
John Kerry có câu nói nổi tiếng: “Làm sao có thể yêu cầu một con người phải
chết cho một sai lầm?”
Sai lầm hay không? Lịch sử Mỹ chưa chứng minh rõ ràng việc Mỹ tham
chiến ở VN là một sai lầm! Tuy nhiên, John Kerry không ngần ngại khi “mạnh
mẽ lên tiếng tố cáo những hành vi sát hại dân lành của binh lính Mỹ tại Việt.”
Kerry còn xác nhận chính y đã: “Có, có tất cả các loại tàn độc. Tôi có tham
gia vào các hoạt động như vậy, như hàng ngàn người lính Mỹ khác. Tôi thực hiện
việc quấy rối và bắn phá hoại, ở các khu vực được phép bắn tự do. Tôi đã sử
dụng súng đại liên 50 cal được trao cho chúng tôi để chống lại người dân. Tôi
đã tham gia các chiến dịch tìm diệt, tham gia vào việc đốt phá làng mạc. Tất cả
những điều này là trái với luật quốc tế về chiến tranh, Công ước Geneva, và tất
cả đều là lệnh của Chính phủ Mỹ từ trên xuống. Tôi tin rằng những người đã
thiết kế ra các khu vực bắn tự do và ra lệnh cho chúng tôi… là tội phạm chiến
tranh.”
Trong tinh thần tích cực phản chiến, Kerry tham gia biểu tình cùng
hàng ngàn cựu binh trong đó y và các đồng đội đã quăng huy chương của mình qua
hàng rào trước bậc thềm tòa nhà Quốc hội để phản đối chiến tranh. Bên cạnh đó, Kerry từng chỉ
trích chính phủ Mỹ khi tiến hành chiến tranh tại Việt Nam: “Đó là bước nối
dài của chủ nghĩa cô lập và đã trở thành chủ nghĩa can thiệp… Cuộc chiến ở Việt
Nam đã đẩy người dân Mỹ vào chân tường”.
“Mặt thật” của John Kerry là ở đâu?
Xin đọc tài liệu sau đây:
“Tháng 4-1971, tổng thống Richard M. Nixon và cố vấn Charles
Colson điện đàm về một nhân vật đang được công chúng quan tâm: John Kerry,
người phát ngôn của Hội Cựu binh Mỹ tại VN phản chiến (VVAW).
Colson lúc đó nhận định: “Tay Kerry này thật có tham vọng chính
trị và chỉ đang tìm cớ (để gây chú ý) mà thôi”.
“Tuy nhiên, tài liệu giải mật thời kỳ Nixon cho thấy các cố vấn
của tổng thống Nixon ngày càng lo rằng John Kerry với khả năng thu hút người
nghe của mình có thể là nguy cơ làm giảm sự ủng hộ của người dân Mỹ đối với
cuộc chiến tranh tại VN. Một văn bản của Colson thậm chí còn ghi rõ: “Hãy triệt
cái tay mị dân này trước khi hắn trở thành một Ralph Nader khác”. (Ralph
Nader là một trong những nhà hùng biện và học giả tiếng tăm nhất tại Mỹ).
Tham vọng chính trị và mỵ dân là bản chất của John Kerry đấy!
Nếu Griffiths và John Kery nói như thế, thì trách cứ Việt Cộng làm
sao được. Đồng hội, đồng thuyền, đồng chí hướng với nhau cả đấy.
Thử hỏi John Kerry một câu. Nếu y tuyên bố như thế thì trong cái
gọi là “Chiến tranh Việt Nam” chính nghĩa thuộc về ai? Chính nghĩa thuộc về Miền
Nam chiến đấu bảo vệ Tự do cho họ, cho “Thế giới Tự Do” có Đồng Minh, đứng đầu
là Hoa Kỳ ủng hộ, hay thuộc về Cộng Sản Bắc Việt Xâm lược miền Nam.
Cứ như câu tuyên bố trên của John Kerry thì việc làm của Mỹ ở Nam
Việt Nam là sai lầm, có nghĩa là Mỹ đem chiến tranh đến Việt Nam. Vậy thì Mỹ
phải bồi thường. Tiếc chi mà chính phủ Hà Nội không vin vào câu tuyên bố của
John Kery mà lên tiếng yêu cầu ông ngoại trưởng Mỹ đương nhiệm hãy bồi thường
cho Việt Nam. “Há họng mắc quai”. Đó là cái quai trong miệng John Kerry, làm
sao ông ta còn có thể yêu cầu chính phủ Hà Nội tôn trọng nhân quyền trong khi
ông đã từng công khai công nhận là chính phủ Mỹ đã sai lầm trong chiến tranh
Việt Nam. “Thôi còn chi nữa mà mong” ở ông ngoại trưởng đầy “tham vọng chính
trị và mỵ dân” là bản chất của John Kerry.
Tại sao John Griffiths và John Kerry làm cái công việc nầy?
Chính là vì “Phong trào phản chiến”. Người Mỹ muốn chấm dứt một
cuộc chiến tranh ở xa nước Mỹ, bên kia nửa vòng địa cầu, mà con em họ đã ngã
xuống khá nhiều, không rõ vì lý do gì. Hồi Thế giới Chiến Tranh thứ Hai, thanh
niên Mỹ chết ở Phi, ở Nhật, ở Đông Dương thì còn hiểu được, vì Nhật tấn công
Trân Châu Cảng, đem chiến tranh đế nước họ. Còn bây giờ thì Cộng Sản Bắc Việt
có “gây chiến” tại nước Mỹ đâu? Cộng Sản hô hào hòa bình trên khắp thế giới,
thế tại sao Mỹ lại đem quân đến Việt Nam đánh họ. Cách hiểu chính trị của người
Mỹ “đơn giản” như thế, và John Kerry cũng hiểu “đơn giản” như mọi người, chưa
kể ông ta muốn lợi dụng cái tâm lý số đông người vì “tham vọng chính trị”.
Trong cái “tham vọng” đó, ông ta có “quan hệ” như thế nào đó gì không, với Cộng
Sản, với Nguyễn Thị Bình đang ở Paris, vận động để chấm dứt chiến tranh Việt
Nam. Điều đó còn là “bí mật”, chưa ai biết được!
Tiếc chi mà Cộng Sản Việt Nam không lợi dụng ngay những tuyên bố,
việc làm của Griffiths, của John Kerry mà đổ vấy cho Quân Đội Mỹ cái tội giết
dân Việt Nam trong cuộc chiến Mậu Thân ở Huế. Nếu người ta tin Griffiths, tin
John Kerry, lại không thể tin Lê Phong Lan hay các nhà viết sử Cộng Sản hay
sao?!
Đến lúc nào Cộng Sản Việt Nam không còn, cái mặt nạ vu khống của
chúng rơi xuống, thì không hiểu lúc đó, cái mặt của John Kerry sẽ như thế nào!
Thật ra, nếu Quân đội Mỹ là thủ phạm giết 5 ngàn người dân Huế hồi
Tết Mậu Thân, ngay lúc đó, các tướng tá, sĩ quan của Quân Đội Mỹ đang là cấp
chỉ huy tại Việt Nam thì họ cũng không thể “yên thân” với báo chí Mỹ và quần
chúng Mỹ được. Bởi vì vụ Mỹ Lai xảy ra sau vụ Mậu Thân, giữa tháng 3 năm 1968,
các trung đội của đại đội Charlies, tiểu đoàn 1, thuộc Sư đoàn Bộ binh 23 hành
quân ở thôn Mỹ Lai, quận Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi, giết hơn 5 trăm thường dân
không có vũ khí, phần đông là phụ nữ và trẻ em.
Những sĩ quan có trách nhiệm trong vụ thảm sát nầy bị đưa ra tòa
và bị án tù.
Số người bị giết trong vụ Mậu Thân ở Huế cao hơn vụ Mỹ Lai 10 lần,
hơn 5 ngàn người. Nếu những người có trách nhiệm trong vụ Mỹ Lai, bị đưa ra
tòa, thì những người Mỹ can tội giết 5 gàn người ở Huế tại sao lại không?
Không lý ở cái xứ Mỹ nầy lại có những chuyện vô lý đến buồn cười
như vậy sao???!!!
4)- Chính danh thủ phạm tên là “chính mi”
(“Chính Mi” nói lái là “Chí Minh”, tức là Hồ Chí Minh chớ còn ai?”
Trong trận đánh Tết năm Mậu Thân, người ban lệnh tấn công
chính là Hồ Chí Minh. Đêm giao thừa, quân “Cộng Sản Bắc Việt xâm lược” và Việt
Cộng (tức bộ đội dịa phương và du kích...), nếu nghe bài thơ sau đây của Hồ
Chính Minh, do chính Hồ đọc “chúc Tết” trên đài phát thanh Hà Nội, thì phải
hiểu đó là “Lệnh Tấn Công”.
Trích một đoạn trong “Lịch sử Việt Nam” của Cộng Sản Hà Nội viết:
“Tháng 12-1967, Hội nghị Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương
Đảng khoá III họp dưới sự chủ toạ của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trên cơ sở phân
tích tình hình trong nước và thế giới, đã quyết định mở đợt Tổng tiến công và nổi
dậy Tết Mậu Thân (1968).
(Xin nhớ: Công sản viết là “Tổng tấn công và Nổi dậy.
Trong trận đánh Tết Mậu Thân ở Huế, đồng bào Huế không nổi dậy như Hồ Chí Minh
kêu gọi)
. . . . “thời kỳ tiến công và nổi dậy giành thắng lợi quyết
định được Chủ tịch Hồ Chí Minh truyền tới đồng bào và chiến sĩ cả nước qua
thư Chúc mừng năm mới, ngày 1 thăng 1 năm 1968. Sau khi điểm lại những
thắng lợi của quân và dân ta ở cả hai miền Nam - Bắc trong năm 1967, Người chỉ
rõ “Sang năm nay, bọn Mỹ xâm lược ngày càng bị động, càng lúng túng, quân và
dân ta thừa thắng xông lên, nhất định giành được nhiều thắng lơi to lớn hơn
nữa”. Cuối thư, Người chúc đồng bào và chiến sĩ cả nước bằng bằng những vần
thơ xuân quen thuộc:
“Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua,
Thắng trận tin vui khắp nước nhà.
Nam Bắc thi đua đánh giặc Mỹ,
Tiến lên! Toàn thắng ắt về ta!”
Đó là lệnh “Giết người”. Năm ngàn người Huế bị giết năm Mậu Thân
là qua cái lệnh “Tiến lên! Toàn thắng ắt về ta” của Hồ Chí Minh đấy.
5)- Xóa bỏ chứng tích
Sau khi chiếm đóng toàn bộ miền Nam Việt Nam, Việt Cộng cho san
bằng hai nghĩa trang Ba Đồn và Ba Tầng. Hai nghĩa trang nầy là nơi chôn cất tập
thể của khoảng gần 3 ngàn bộ hài cốt không thể nhận biết là ai, thân nhân không
nhận dạng được để đem về chôn cất.
Nếu người Mỹ là thủ phạm giết những người dân Huế hồi Tết Mậu
Thân, thì hai nghĩa trang nầy cần được giữ lại để làn chứng tích cho “tội ác Mỹ
Ngụy”. Tuy nhiên, Mỹ không giết, chính là Việt Cộng giết, nên chúng phải mau lẹ
cho san bằng hai nghĩa trang nầy. Không lý để hai nghĩa trang đó lại, để làm
“chứng tích cho tội ác Cộng Sản” hay sao? Xóa bỏ hai cái nghĩa trang đó, có
nghĩa là Việt Cộng thú nhận “Lạy ông, tôi ở bụi nầy”.
6)- Ai bị giết?
Có ba thành phần như sau:
1)- Một là những người Việt Cộng gọi là “Ác ôn” (Danh từ Việt
Cộng), tức là những người Việt Cộng đã có danh sách từ trước khi chúng vào Huế.
Danh sách nầy, do bọn nằm vùng, như bọn Tường, Phan, Xuân, Đóa, Trinh, Tiềm,
Nguyện (Nguyễn Quang Nguyện, hội viên Hội Đồng Tỉnh Thừa Thiên) báo cáo cho VC
từ trước. Ngoài bọn nói trên, VC cũng được bọn nằm vùng khác, ở trong các xóm,
phường, làng (An Cựu, Vĩ Dạ, Phước Quả (Phú Cam), Bao Vinh...) lập danh sách
báo cáo cho.
Những người nầy gồm công chức cao cấp địa phương như đại biểu
chính phủ, tỉnh trưởng, phó tỉnh trưởng, phó thị trưởng... hạ sĩ quan, sĩ quan
Cảnh Sát (phó thẩm sát viên, thẩm sát viên, biên tập viên, quận trưởng...), Cán
bộ Xây Dựng Nông Thôn các hạng, đảng viên các đảng phái Đại Việt, Việt Quốc.
Phần nhiều, các thành phần nay bị “xử lý” ngay tại chỗ. “Xử lý” là
“danh từ Việt Cộng”, cũng có nghĩa là giết ngay, không cần xét xử, tra hỏi gì
cả, cũng có thể bị bắt, đem di, sẽ giết hay chôn sống về sau.
2)- Thành phần bị bắt, trình diện theo lệnh VC. Tuy nhiên, khi rút
lui, VC không đem đi theo được, không tha được, nên giết đi. Phần đông, đó là
những người bị bắt ở Gia Hội. Khi VC rút lui theo ngã Bến Đò Chợ Dinh, tại Bãi
Dâu, không đem theo được nên VC giết đi. Vì vậy, người ta hiểu tại sao, Bãi Dâu
thành ra “Bãi Tàn Sát” người dân Huế mà Trịnh Công Sơn đã mô tả trong “Chiều
đi qua Bãi Dâu, hát trên những xác người”. Cũng trên đường rút lui về phía
Tây Nam Huế, không đem những người bị bắt theo được, VC giết họ, không xét xử,
không kêu án. Trong số nầy, có cả những người ngoại quốc (VC gọi là nước
ngoài), trong số có cả 4 bác sĩ giáo sư người Đức dạy tại Đại Học Y Khoa
Huế, bị chôn sống ở vườn sau chùa Tường Vân.
3)- Sau khi rút chạy khỏi Huế, VC bắt đem theo một số người. Số
người bị bắt nầy bị dẫn về phía Tây Nam thành phố Huế, rồi dẫn về quận Vinh
Lộc, quận Phú Thứ. Đến mỗi nơi, VC giết một ít. Cuối cùng, họ bị dẫn về Khe Đá
Mài, thuộc vùng núi Đình Môn, Kim Ngọc, quận Nam Hòa Huế. Khoảng 400 người bị
đập đầu chết, đạp xuống khe nầy.
7)- Thành phần bị giết
Trước khi Việt Minh cướp chính quyền tháng 8 năm 1945, người Việt
Nam, giữa thành thị và thôn quê, không có gì mâu thuẫn. Họ thương yêu và giúp
đỡ nhau khi cần nữa là đằng khác. Tuy nhiên, từ khi chiến tranh bùng nổ, Cộng
Sản cố gây mâu thuẫn giữa người thành thị và thôn quê. Việt Minh tuyên truyền
rằng người thành phố là theo Tây, ủng hộ Tây, làm tay sai cho Tây. Các đội Tự
Vệ Chiến Đấu của Việt Minh ở các làng, tùy tiện bắt giam, giết những ai chúng
gán cho tội theo Tây, làm mật thám cho Tây. Nhiều người dân thành phố bị Việt
Minh bắt, bị giết.
Trong cách phân biệt giai cấp của Cộng Sản, người dân thành phố
phần đông là “tiểu tư sản thành thị”, tư sản, tư bản, thương mãi, buôn bán...
ảnh hưởng văn minh tư sản Âu Mỹ, là thành phần đối kháng với giai cấp vô sản.
Giai cấp vô sản muốn nắm chính quyền, dĩ nhiên phải tiêu diệt giai cấp đối
kháng. Trường hợp Khmer Đỏ đuổi dân thành phố ra khỏi nơi họ sinh sống, buộc về
miền quê lao động là sự minh chứng rõ rệt nhất cho quan điểm nầy của Cộng Sản.
Đó là nhìn chung!
Huế, trường hợp đặc biệt hơn.
Huế là kinh đô của nhà Nguyễn, kéo dài 143 năm, kể từ khi Nguyễn
Ánh lên ngôi vua, đóng đô ở Huế, 1802, đến khi Bảo Đại thoái vị tháng 8 năm
1945. Suốt thời gian 143 năm đó, Huế là nơi cư trú của các vua, hoàng tộc, quan
lại lớn nhỏ phục vụ triều đình Huế, đời sống giàu có, sang trọng, kéo theo các
tầng lớp buôn bán lớn nhỏ, phục vụ cho quan lại và triều đình.
Bên cạnh đó, người ta phải kể tới các lãnh đạo tôn giáo, đặc biệt
là Thiên Chúa giáo, một tôn giáo đặc biệt phát triển mạnh nhờ thế lực của Thực
Dân Pháp xâm lăng và cai trị nước ta từ sau vụ “thất thủ kinh đô” năm 1885.
Người ta cũng không thể không kể đến các đảng phái, những đảng
đông đảng viên, hoạt động mạnh, và chống Cộng Sản như Đại Việt, Việt Quốc.
Giai cấp thống trị miền Nam, đặc biệt ở Huế, là những phần tử Cộng Sản cần
phải triệt tiêu. Đó là những người phục vụ trong Chính Quyền miền Nam, trong
Quân Đội VNCH. Thành phần Cộng Sản căm ghét nhất là Cảnh Sát, chúng cho là những
kẻ “kềm kẹp dân chúng”, cán bộ Xây Dựng Nông Thôn là lực lượng được Mỹ tài trợ,
đánh phá Cộng Sản từ “hạ tầng cơ sở”, khiến các tổ chức Cộng Sản bị đánh phá,
casn bộ Cộng Sản bị tù, bị đày Côn Đảo, v.v....
Nhìn chung, người Huế, bất cứ thành phần nào, đều theo về và ủng
hộ Chính Quyền miền Nam, có tinh thần và thái độ chống Cộng, và nhất là “không
nổi dậy” cướp chính quyền, không hoan hô bộ đội Cộng Sản khi chúng
vào Huế, không làm theo lời Hồ Chi Minh hô hào trong câu thơ “Tiên lên!
Chiến sĩ, Đồng bào”. Chiến sĩ (Cộng Sản) theo “lệnh bác” thì có “tiến lên”
đấy, vô tới Huế, nhưng “dân chúng thì trốn chạy.” (2)
8)- Huế, hận thù và oan khiên
Có hận thù mới có oan khiên. Đó là nét đặc
trưng của Huế.
Có hận thù là vì có tranh chấp quyền lợi. Việc ấy có thể kể từ khi
ông hoàng Đảm lên ngôi mà không phải là con của ông hoàng tử Cảnh. Vụ án Nguyễn
Văn Thành, cha, và con là Nguyễn Văn Thuyên có thể coi là khởi đầu cho Huế hận
thù được không, khi ngai vàng về tay ông nầy, phe nầy mà không về tay ông kia,
phe kia?
Hận thù đó rõ hơn về đời ông Tự Đức, khi ông Hồng Bảo không lên
ngôi, từ đó mà có Giặc Chày Vôi, - hậu duệ của lãnh tụ đám giặc nầy là ông Lê
Đức Anh bây giờ đấy - Cái hận thù ấy đâu có mau chấm dứt?! - Tự Đức băng hà rồi
thì có “tứ nguyệt tam vương”, có “thất thủ kinh đô”, có giai cấp mới dựa
vào thế lực của Tây mà ngồi bên cạnh ngai vàng, có “Phong Trào Cần Vương” theo
hịch của vua Hàm Nghi, có “Phong Trào Văn Thân bình Tây sát tả”. Mối hận đó kéo
dài cho tới Nam Bộ Kháng Chiến, có “Toàn dân Kháng chiến chống Pháp” tái xâm lăng
nước ta.
Người ta cứ tưởng tiếng đàn tiếng ca trên sông Hương, làm cho, -
không riêng chi “thương nữ”- mà cả một tầng lớp thống trị hưởng nhiều ơn vua
lộc nước cũng “bất tri vong quốc hận”. Người ta lầm đấy. Người Huế vẫn còn “tìm
trăng”, dù “trăng khuất đã lâu.” Các vua và những người yêu nước, “dù trăng
khuất đã lâu” nhưng họ vẫn còn đấy!
Đó là cái đau chung cho dân tộc, cái hận chung cho đất nước.
Nó không phải là hận thù sâu sắc như cái hận riêng của một tầng lớp, của
những con người bị mất đi nhiều “đặc quyền, đặc lợi”.
Có thể lấy một ví dụ:
Tường, Phan thuộc dòng dõi quan lại, - ông hoàng giáp Họ Hoàng
người làng Bích Khê, phủ Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, bà con họ với cố nhạc sĩ
Hoàng Thi Thơ, thi sĩ Cuồng Vũ, nhà văn Quang Đạo và ông Hoàng Hữu Quýnh (tác
giả “Tôi Bỏ Đảng”).
Do Pháp xâm lược, thời thế thay bậc đổi ngôi, dòng họ nầy suy tàn.
Thân phụ Tường - Phan chỉ đậu bằng sơ học yếu lược (lớp ba tiểu học), nhờ Bác
sĩ Phan Văn Hy (quê ở Nhan Biều, Quảng Trị) mà có nghề y tá. (Trong dòng họ của
Tường - Phan có bà Hoàng Thị Loan theo Cộng Sản từ hồi còn trẻ, trước cả Lê
Duẫn, - có tham gia cuộc họp mặt những nhà “cách mạng lão thành” do Lê Duẫn tổ
chức năm 1976 ở Hà Nội, sau khi chiếm xong miền Nam Việt Nam -). Bọn y cũng tin
tưởng Lê Duẫn là người đồng hương (làng Bích La, phủ Triệu Phong, tỉnh Quảng
Trị) để dễ thăng tiến trong “đường Kách mạng”. Tuy vậy, bản chất Tường thì tiểu
tư sản mà lại ưa ba hoa Cộng Sản, - hoàn toàn khác với Vĩnh Linh, cũng hoạt
động cho Cộng Sản và cũng dạy ở trường Quốc Học -, nên nhiều người không ưa
Tường. Trong khi đó thì y lại tự cao và miệt thị đồng nghiệp y ở trường Quốc
Học vì không thuộc dòng dõi quan lại và không có tinh thần “cách mạng” (Cộng
Sản) như y.
Thực ra, bố y là người bất đắc chí, cậu ấm con nhà quan to mà chỉ
làm y tá bệnh viện, Nho học đã dốt mà Tây học thì chỉ ngang với bằng “sơ học
yếu lược”. Sự bất đắc chí của người cha ảnh hưởng sâu đậm đến các con. Mặc dù
hoạt động cho Cộng Sản nhưng Tường bị Cộng Sản loại ngay từ đầu vì hai điều:
một là làm cho Cộng Sản bị hớ trong vụ “nổi dậy” tết Mậu Thân, thứ hai là bản
chất tiểu tư sản của y khá rõ. Những năm cuối đời, khi biết Cộng Sản không dùng
nữa, y tìm tới hòa thượng Trí Quang để hy vọng nếu Cộng Sản thay đổi đường lối
chính sách thì y sẽ có cơ hội nhờ Phật giáo mà đi lên như thời kỳ Hội Đồng Nhân
Dân Cứu Quốc 1966 vậy. Biết y là tên hoạt đầu, hòa thượng Trí Quang cấm chỉ.
Đời người, ân oán đâu đó có đủ cả.
Người Cộng Sản chẳng hạn, họ có thương y bao giờ đâu? Làm sao Chí
Phèo có thể thương được một tên tiểu tư sản, dòng dõi quan lại? Nhưng những
người có quan hệ riêng tư với cá nhân y, khi thấy Tường ngồi không vững, ngoắt
ngoéo trên cái xe lăn, có thể thương hại y. Còn những ai từng là nạn nhân Cộng
Sản, thì họ nghĩ gì? Có phải đó là cái giá mà y phải trả cho tâm địa độc ác của
y, “hàm huyết phún nhân”. Vậy thì, “con rắn độc” chính là y, chớ đâu có phải ở
những người chết oan hồi tết Mậu Thân. Trong cảnh sống dở chết dở đó, y nghĩ gì
về lòng thù ghét người khác của thân phụ y, khi ông già nầy sa cơ thất thế,
không được nối gót cha ông để làm quan mà hưởng “ơn vua lộc nước”.
Thay vì trao lại cho con “chiếc gươm thân phụ di truyền”
như trong câu hát “Hòn Vọng Phu”, để xây dựng đất nước thì ở đây, người cha
trao lại cho các con lòng thù hận để các con cầm súng đi giết
người Huế hồi tết năm đó???!!!
Trong nỗi tuyệt vọng và bất đắc chí như thân phụ Hoàng Phủ Ngọc
Tường, y vẫn hơn cha y ở chỗ hoạt đầu, lưu manh và tự cao hơn, đặt nhiều tham
vọng hơn ở chế độ Cộng Sản.
Để đáp ơn, chế độ mới cho y chiếc xe lăn?
Còn Hoàng Phủ Ngọc Phan, sau 1975, y làm gì?
Tù cải tạo về năm 1982, cũng như một vài người Huế khác, tôi thấy
Phan ngồi “phơi chanh muối” tại một cái sân nhà đối diện với “Trung tâm Xạ Trị”
ở khu vực ngã ba đường Bà Huyện Thanh Quan - Kỳ Đồng. Cộng Sản “cho” y chỉ vậy
thôi sao? Công hãn mã chỉ có vậy thôi sao?!
Như tôi trình bày, Hận Thù của Huế nói không hết được! Nó khởi đầu
từ khi Huế là kinh đô của nước Việt Nam hay trước nữa, không sao biết hết?! Nó
làm cho người ta Quên công ơn của tiền nhân, của Huyền
Trân Công Chúa, người chịu lấy ông vua già Chế Mân để nước Đại Việt có thêm đất
hai châu Ô và Rí, - Ô châu là đất Huế bây giờ -, quên ơn chúa Nguyễn Hoàng “đi
mở cõi” phương Nam, quên ơn 9 chúa 13 vua kéo dài lãnh thổ tới Cà Mau, Hà Tiên.
Khi ông Huy Phương viết:
“Châu Ô, châu Lý mà chi nữa,
Đất đã mang về nỗi biệt ly”
thì ông là người biết ơn hay oán trách Công Chúa
Huyền Trân vậy hè?
Tuy nhiên, có người tâm địa như thế nầy mà cũng có nghĩa tâm địa
như thế kia.
“Thất thủ kinh đô” là một biến cố lớn của lịch sử Huế mà cũng lịch
sử mất nước của dân tộc. Cuộc chiến tranh nầy làm cho hàng ngàn người chết,
binh lính cũng như dân thường. Người chịu trách nhiệm trong cuộc chiến nầy
không thể là người bị cướp nước mà chính là ở kẻ đi xâm lược, tức là người
Pháp vậy. Tuy nhiên, khi chiến tranh qua rồi, người Huế gom những xác người
vô thừa nhận, chôn chúng một hố, lập miếu cúng thờ, người Pháp cũng không cấm
cản hay can dự tới. Nhờ vậy nên “Miếu Âm Hồn” được xây ở ngã tư đường Âm Hồn
(tên mới là Nguyễn Hiệu), và đường Đông Ba (tên mới là Mai Thúc Loan). Đây
chính là nơi chôn chung những người chết hồi “Thất Thủ Kinh Đô”. Thế rồi bà
Nguyễn Nhược thị viết “Hạnh Thục Ca” nói về trận chiến ấy, hay người bình dân
Huế làm “Vè Thất Thủ Kinh Đô”, bọn Tây thực dân cũng không sai Công An gọi hăm
dọa hay bỏ tù ai. Mỗi năm, người dân Huế mở lệ “cúng cô hồn” cho những linh hồn
chết oan trong trận giặc ấy, bọn xâm lược cũng không có biện pháp gì. Ấy là
thời Pháp cai trị nước ta!
Hận thù xưa và hận thù ngày nay khác nhau nhiều. Hận thù đấy,
nhưng người ta cũng nguôi ngoai “hỷ xả”, vì muốn làm theo chữ “Thứ” của Khổng
Tử. Người ta không thể “nuôi” hận thù lâu trong lòng mình. Nó nặng lòng người
ta lắm. Ngày xưa, khi quan án xử một vụ ly dị, quan quăng ngòi bút ký tên xuống
bàn rồi đi rửa tay. Họ muốn xóa tội về một việc làm “thất đức”. Đức
trị, lấy đức trị dân là châm ngôn của giai cấp thống trị cũ. Nay
người ta trị dân bằng gì???
Đâu như bây giờ! Người ta không thể “hỷ xả” vì “hận thù giai cấp”,
vì “cách mạng triệt để”. Hận thù thì cũng phải “hận thù
tới nơi tới chốn”, chính là “đường lối triệt để của cách mạng vô sản”, cộng
thêm với hận thù của Huế tiềm ẩn trong tâm can một số người Huế, hễ có
dịp là nó biến thành gươm đao, giết người không một chút thương tâm như hồi tết
Mậu Thân năm 1968 vậy:
Đàn con nay lớn khôn mang gươm đao vào xóm làng,
. . . . . . . . . .
Đường nội thành đền xưa ai tàn phá?
Cầu Tràng Tiền bạc màu loang giòng máu
Đấy là “hận thù triệt để” của những người vô sản.
“Văn hóa Tư sản” và “Văn hóa Vô sản” khác nhau chứ!? “Văn hóa Huế”
trước cái gọi là “Cách mạng tháng Tám”, khác với “Văn hóa Huế” sau biến cố ấy.
Một giai cấp mới giành được chính quyền, và một số không ít tham
vọng theo đuôi. Đó là cái Cộng Sản gọi là “đầu hàng giai cấp”. Ở Huế, không ít
những người “đầu hàng giai cấp”, như bọn Tường Phan và bọn học trò của Tường
nay định cư ở Mỹ.
Đầu hàng giai cấp chính là bọn “hoạt đầu chính trị”. Khi sống dưới
chế độ VNCH, chúng nó hát:
Chiều đi qua Bãi Dâu, hát trên những xác người
Tôi đã thấy, tôi đã thấy,
Trên con đường, người cha già ôm con lạnh giá
Chiều đi qua Bãi Dâu, hát trên những xác người
Tôi đã thấy, tôi đã thấy,
Những hố hầm đã chôn vùi thân xác anh em.
hay: “Ba mươi năm nội chiến từng ngày”, nhưng
sau 1975 thì dấu biệt. Tại sao phải dấu? Những cái gương Xuân Diệu, Huy Cận, Nguyễn
Công Hoan... theo đuôi Cộng Sản chưa đủ làm cho người ta phải suy nghĩ hay sao,
hay người ta muốn tìm kiếm cái gì trong chế độ mới?
Người có lương tâm và sĩ diện thì đi tìm cái gì?
Trong chế độ mới của giai cấp mới, kẻ thống trị không bao giờ
sai lầm nên không bao giờ có cái án oan, xử oan, chết oan... Những người bị
giết năm Mậu Thân, bị HPN Tường gọi là “những con rắn độc”. Đã là “con rắn độc”
thì “cách mạng giết cũng có lý, cần gì phải đổ thừa cho binh lính Mỹ ???!!!
Chế độ mới không làm điều sai lầm thì không bao giờ có việc “giải
oan” cho những người bị giết hồi Tết Mậu Thân. Người sống còn chưa sống nỗi
trong chế độ mới thì sá chi việc “chà đạp lên linh hồn những người đã chết.”
Huế, oan khiên và nỗi oán lên tận trời xanh là vì vậy! Đó là
chuyện không bao giờ dứt được!
Nghĩa trang Ba Tầng, Ba Đồn, nơi chôn người chết vô thừa nhận hồi
Mậu Thân, đã bị san bằng. Xóa cái dấu tích về việc giết người hồi Tết năm đó.
Sách báo thì nói ngược, rằng “Cách mạng không giết người” mà đó chính là “tội
ác của Mỹ Ngụy”.
Sau Mậu Thân đã cõ những cuộc rước linh, chiêu hồn, giải oan cho
những người chết oan bị Việt Cộng tàn sát. Bao giờ thì Huế lại có những cuộc
biểu tình “lên án Mỹ Ngụy tàn sát 5 ngàn người dân Huế hồi tết Mậu Thân”
Chuyện tưởng như khôi hài mà thật đấy. Không rõ lúc ấy, những tên
như Tường, Phan, Xuân,... có rửa sạch bàn tay vấy máu dân Huế của chúng để lãnh
đạo những cuộc biểu tình lên án những “Ai đã giết dân Huế năm Mậu Thân”.
Hận thù của Huế đã đem lại oan khiên cho Huế,
Có oan thì phải giải oan cho linh hồn người chết.
Khi biết mình sai, chàng Trương lập miếu giải oan cho vợ. “Nghi
ngút đầu ghềnh tỏa khói hương, Miếu ai như miếu vợ chàng Trương. Vua Lê Thánh
Tôn mô tả như vậy.
Huế oan khiên mà không giải oan cho Huế thì linh hồn người chết
biết khi nào mới siêu thoát được.
Xoa bỏ nghĩa trang, xóa bỏ dấu tích người chết oan là “oán gây
thêm oán, oán chồng chất”, oán sẽ lên ngút tời xanh. Cái oan khiên của Huế sẽ
không bao giờ xóa sạch, cả trong đời thường cũng như trong lịch sử.
Có phải như thế hay không???!!!
Viết lại đầu tháng Tư/ 2013
hoànglonghải
Phụ lục:
Đề miếu chàng Trương
Nghi ngút đầu ghềnh tỏa khói hương
Miếu ai như miếu vợ chàng Trương
Ngọn đèn dù tắt đừng nghe trẻ
Làn nước chi cho lụy đến nàng
Chứng quả có đôi vầng nhựt nguyệt
Giải oan chi mượn đến đàn tràng
Qua đây mới biết nguồn cơn ấy
Khá trách chàng Trương khá phũ phàng
Lê Thánh Tôn
Cơn Mê Chiều (Nguyễn Minh Khôi)
Đàn con nay lớn khôn mang gươm đao vào xóm làng
Chiều nay không có em, xác phơi trên mái lầu
Một mình nghe buốt đau, xuôi Nam Giao tìm bóng mình
Đường nội thành đền xưa ai tàn phá?
Cầu Tràng Tiền bạc màu loang giòng máu
Hương Giang ơi thuyền neo bến không người qua đò
Một lần thôi nhưng còn mãi ...
Và chiều nay không có em, đường phố cũ chân mềm
Tôi là người khai hoang đi nhặt xác mình, xác người
Cho ruộng đồng xanh màu, cho đám mới lên cao
Và người ơi xin chớ quên, người ơi xin chớ quên
Đường vào thành, hàng cây trơ trụi lá
Đồi Ngự Bình thịt xương khô sườn đá
Kim Long ơi, bờ lau ngóng, chuông chùa tắt rồi
Một lần thôi nhưng còn mãi
Và chiều nay khg có em, đường phố chẳng lên đèn
Tôi là người trong đêm, mang ngọn đuốc về nội thành
Xin làm người soi đường đi xóa hết đau thương
Và người ơi xin chớ quên, người ơi xin chớ quên
Chiều nay không có em, xác phơi trên mái lầu
Một mình nghe buốt đau, xuôi Nam Giao tìm bóng mình
Đường nội thành đền xưa ai tàn phá?
Cầu Tràng Tiền bạc màu loang giòng máu
Hương Giang ơi thuyền neo bến không người qua đò
Một lần thôi nhưng còn mãi ...
Và chiều nay không có em, đường phố cũ chân mềm
Tôi là người khai hoang đi nhặt xác mình, xác người
Cho ruộng đồng xanh màu, cho đám mới lên cao
Và người ơi xin chớ quên, người ơi xin chớ quên
Đường vào thành, hàng cây trơ trụi lá
Đồi Ngự Bình thịt xương khô sườn đá
Kim Long ơi, bờ lau ngóng, chuông chùa tắt rồi
Một lần thôi nhưng còn mãi
Và chiều nay khg có em, đường phố chẳng lên đèn
Tôi là người trong đêm, mang ngọn đuốc về nội thành
Xin làm người soi đường đi xóa hết đau thương
Và người ơi xin chớ quên, người ơi xin chớ quên
Chiều đi qua Bãi Dâu
(Trịnh Công Sơn)
Chiều đi lên đồi cao, hát trên những xác người
Tôi đã thấy, tôi đã thấy,
Trên con đường, người ta bồng bế nhau chạy trốn.
Chiều đi lên đồi cao, hát trên những xác người
Tôi đã thấy, tôi đã thấy,
Bên khu vườn, một người mẹ ôm xác đứa con
Mẹ vỗ tay reo mừng xác con
Mẹ vỗ tay hoan hô hoà bình
Người vỗ tay cho thêm nhịp nhàng
Người vỗ tay cho đều gian nan
Chiều đi qua Bãi Dâu, hát trên những xác người
Tôi đã thấy, tôi đã thấy,
Trên con đường, người cha già ôm con lạnh giá
Chiều đi qua Bãi Dâu, hát trên những xác người
Tôi đã thấy, tôi đã thấy,
Những hố hầm đã chôn vùi thân xác anh em.
Mẹ vỗ tay reo mừng chiến tranh
Chị vỗ tay hoan hô hoà bình
Người vỗ tay cho thêm thù hận
Người vỗ tay xa dần ăn năn.
Bành Lệ Viên (Cán bộ Văn công Quân đội Tàu Cộng)
Vợ chồng Khrushchev và tổng thống Eisenhower
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment