FYI
De TUY-NGHI
Hân
hạnh chuyển tiếp theo lời Y/c của tác giả
và kính nhờ chuyển tiếp tới
các Người Việt Tị Nạn cộng sản ...
DNguyen
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
ĐỪNG QUÊN…NGÀY QUỐC HẬN 30 THÁNG 4
Nguyễn
Quốc Đống
Cựu
SVSQ K.13/TVBQGVN
Ngày
11 tháng 4, 2013
Ngày
6-4-2013, cộng đồng người Việt tỵ nạn CS hải ngoại nhận được 1 “tin thật vui”
phổ biến trên các diễn đàn về việc “Tiểu bang Virginia chấp thuận Nghị Quyết
SJR 455 công nhận ngày 30-4 là Ngày Nam Việt Nam”. Kèm theo tin vui này là bài
viết của Tâm Việt (tức ông Nguyễn Ngọc Bích) mang tựa đề “30/4 năm nay,
Virginia đi đầu trong việc công nhận Ngày Nam Việt Nam” ghi lại việc
hình thành NQ: ai bảo trợ, ai vận động, ý nghĩa, và phản ứng của các cộng đồng
miền Đông Hoa Kỳ đối với NQ này.
Đồng hương chưng hửng nhưng kiên nhẫn
đọc cho hết Bản NQ qua lời dịch của ông NNB. Sau 22 mục XÉT VÌ, đồng
hương chưa thấy có gì đáng phàn nàn, đều là những lời tán dương người dân Nam
VN, nhất là sự chiến đấu can trường của quân đội VNCH; thảm cảnh người dân Nam
VN phải chịu dưới chế độ CS hay trên đường trốn chạy CS; sự thành công đáng
khen ngợi của người Mỹ gốc Việt tại Hoa Kỳ…. Tuy nhiên họ để ý đến phần
chót của NQ : “Thượng viện QUYẾT NGHỊ, với sự đồng thuận của Hạ-viện, Là Đại
Nghị Viện Virginia sẽ lấy ngày 30 tháng Tư 2013 và cùng ngày này trong những
năm kế tiếp, làm Ngày Công Nhận Nam Việt Nam ở Virginia; và QUYẾT NGHỊ
tiếp, Là Thư-ký Thượng-viện chuyển một bản của Nghị Quyết này tới Hiệp-hội
Thương mại Á-châu ở Virginia và Nghị-hội Toàn quốc Người Việt tại Hoa kỳ đặng
cho những thành viên của hai tổ chức này được biết về quyết định của Đại nghị
viện Virginia về vấn đề này….” (bản dịch của ông NNB). Đồng hương
Việt hải ngoại cho là NQ 455 đi ngược lại tinh thần của Ngày Quốc Hận 30-4 vẫn
được tổ chức hàng năm nơi có đông người Việt tỵ nạn CS sinh sống. Chúng
ta thử tìm hiểu tại sao đồng hương Việt chống đối mạnh mẽ NQ SJR 455 mặc dù nó
mang nội dung ca tụng người dân Nam Việt Nam.
1-Ý
nghĩa Ngày 30-4 đối với người Việt tỵ nạn CS tại hải ngoại:
Tại
hải ngoại, chúng ta rất quen thuộc đối với những tên gọi “Tháng Tư Đen” và
“Ngày Quốc Hận 30-4”. Đây là ngày quốc gia VNCH bị bức tử, chế độ tự do,
dân chủ tại miền Nam bị sụp đổ, kết quả của chiến tranh xâm lược do Cộng Sản
miền Bắc tiến hành trong gần 20 năm (1956-1975). Vào ngày 30-4-1975, 5 vị
tướng lãnh và hàng trăm quân nhân các cấp của QLVNCH tuẫn tiết đền nợ nước.
Sau 30-4-1975, 1 trang sử mới bi thảm bắt đầu cho mọi thành phần trong xã hội
miền Nam : từ quân đến dân; giàu đến nghèo; già đến trẻ… Quân nhân và viên chức
chính quyền VNCH bị lừa vào các trại cải tạo tập trung, người dân bị đánh tư
sản, mất nhà cửa, ruộng vườn, tài sản, bị lùa đi các vùng kinh tế mới…
Chiến
tranh cướp đi sinh mạng của cả triệu quân, dân 2 miền; làm bị thương cả triệu
người khác. Khi chiến tranh gần kết thúc, khoảng tháng 3 và 4, 1975, quân
và dân miền Nam VN nằm chết la liệt trên đường chạy giặc Cộng tràn về các thành
phố. Sau khi miền Nam sụp đổ, hàng trăm ngàn người chết trên biển cả, hay
trong rừng sâu khi tìm cách thoát khỏi chế độ CS khắc nghiệt! Nói đến
Tháng Tư Đen, Ngày Quốc Hận 30-4, người ta chỉ còn nhớ đến Máu và Nước Mắt, đau
đớn nghĩ đến cảnh nước mất, nhà tan, tương lai mù mịt! Với những ý nghĩa
nêu trên, không có tên nào thể hiện đầy đủ tinh thần của ngày lịch sử 30-4 này
bằng tên “Ngày Quốc Hận”.
Sau
khi thoát khỏi Việt Nam Cộng Sản, và được định cư tại quốc gia tự do khắp 5
châu, hàng năm vào ngày 30-4, người Việt tỵ nạn CS vẫn tổ chức Lễ Quốc Hận để
tưởng niệm và tri ân các anh hùng tử sĩ vị quốc vong thân, tưởng niệm các quân,
dân, cán chính VNCH chết trong các trại tù CS, các đồng bào chết trên
đường tìm tự do. Tại các buổi lễ Quốc Hận, họ vạch trần các tội ác của CS
đối với đất nước và người dân VN để người dân Việt và cả thế giới biết CSVN là
kẻ phạm tội ác diệt chủng, giết hại cả trăm triệu người trên thế giới. Ngày
Quốc Hận 30-4 cũng là dịp để giới trẻ trong cộng đồng học hỏi các tấm gương
sáng của các thế hệ cha, anh hầu kế thừa sự nghiệp tranh đấu vì tự do, dân chủ
còn dở dang của chúng ta.
2-
Ý Nghĩa Ngày 30-4 đối với Cộng Sản Việt Nam :
30-4-1975
là ngày Bắc quân CS thôn tính được miền Nam Việt Nam . Chúng khoe khoang “giải
phóng” được miền Nam , khiến “Mỹ phải cút” và “Ngụy phải nhào” . Hàng năm
trong nước, chúng cho tổ chức các lễ hội để ăn mừng chiến thắng, ca tụng thành
quả của chiến tranh “chống Mỹ cứu nước”, ca tụng các “liệt sĩ đã quyết tử cho
tổ quốc quyết sinh”, ca ngợi chiến sĩ anh hùng, tuyên dương gia đình có công
với cách mạng v.v…
Hẳn chúng ta còn nhớ Sơn Hào, trong Mục Thư Độc Giả đăng trên
nhật báo Người Việt, Nam California ngày 9-7-2012 đã viết “…30-4 là ngày hội
của toàn dân đoàn kết, chiến thắng, khiến cả dân tộc vui mừng tự hào, giúp Việt
Nam có 1 nhà nước thống nhất, 1 hệ thống chính trị thống nhất..”
Hắn còn láo xược viết như sau “ …chỉ có đội quân xâm lược Mỹ và bè lũ
Việt gian tay sai của Mỹ là thất thủ, là mất miền Nam, mất Saigon, còn dân tộc
Việt Nam, cả Nam lẫn Bắc là người thắng trận, thu giang sơn về một mối, chấm
dứt ách thống trị của thực dân mới…”
Thậm chí tháng 12, 2012 vừa
qua, tên văn nô VC Huy Đức còn cho phát hành sách “Bên Thắng Cuộc” trong các
cộng đồng Việt hải ngoại để tuyên truyền láo khoét cho CS nhằm đầu độc giới
trẻ, là những người không có nhiều kinh nghiệm về CS. Trong nước, trừ bọn
cán bộ CS trở nên vinh thân phì gia nhờ chiếm được miền Nam trù phú, thịnh
vượng; mỗi lần 30-4 trở về, người dân miền Nam phải sống lại những thảm cảnh
của nhiều năm về trước, nén sự đau thương, và nuốt nỗi uất hận vào trong lòng.
Tại
hải ngoại, các buổi lễ Tưởng Niệm Quốc Hận 30-4 là cái gai chọc vào mắt người
CS. Chúng sợ nhất ngày này vì không ngày nào gợi nhớ những kỷ niệm đau
thương do CS gây ra bằng ngày này.
Ngày này khiến người ta nhớ đến cuộc
chiến tranh phi nghĩa do chúng gây ra và bắt nhân dân cả 2 miền Nam, Bắc chịu
biết bao chết chóc, mất mát. Ngày này làm người dân Việt nhớ đến các tội
ác tày trời của chúng; hận chúng đưa đất nước và dân tộc Việt vào tuyệt
lộ, bần cùng hóa nhân dân miền Nam để cả nước cùng chung số phận nghèo khó, mất
tự do, mất hạnh phúc như đồng bào miền Bắc; hận chúng đưa cả nước vào vòng nô
lệ Tàu cộng để ngày nay Việt Nam mất dần đất, biển và đảo. Mối hận này
khiến người Việt tiếp tục chống cộng, quyết tâm tranh đấu để dân chủ hóa nước
nhà, và quang phục quê hương.
Từ
lâu CSVN luôn tìm cách làm biến đổi ý nghĩa ngày 30-4 tại hải ngoại. Chúng
rất muốn mọi người quên khía cạnh bi thương của biến cố 30-4 để tội ác của
chúng từ từ được xóa nhòa. Trên một số websites, chúng ta tìm thấy
những đề nghị “không nên khóc than, buồn rầu trong ngày 30-4; cần tổ chức các
hoạt động vui tươi dễ dàng thu hút giới trẻ, nên tổ chức việc ăn mừng tự do, là
một thứ vô cùng quý báu đồng bào được thụ hưởng tại các quốc gia tạm dung…”
Thậm chí có người còn đề nghị: “Ngày 30-4, trong nước CS ăn mừng chiến thắng,
thì ở hải ngoại chúng ta ăn mừng tự do”?! Ai là người có thể vui và ăn
mừng được trong ngày 30-4? Đồng bào miền Nam đau khổ đã đành, mà đồng bào
miền Bắc cũng chẳng vui gì trừ lũ cán bộ đầy quyền uy, thế lực. 30-4-1975,
nhà văn Dương Thu Hương khi theo đội quân chiến thắng vào Sài Gòn năm 1975, đã
khóc và nói rằng “…thật chua chát khi nền văn minh đã thua chế độ man rợ.
Đó là sự hàm hồ và lầm lẫn của lịch sử. Đó là bài học đắt giá và nhầm lẫn
lớn nhất mà dân tộc Việt Nam phạm phải…”
Vì
vậy nếu người dân Việt tại hải ngoại quên đi Ngày Quốc Hận 30-4, không còn nhắc
nhở đến ngày này, và không tổ chức các buổi lễ Quốc Hận trong cộng đồng, coi
như Cộng Sản VN sẽ nhổ được cái gai trong mắt, và hoàn thành được việc “bình
định” cộng đồng hải ngoại. Quốc Hận 30-4 không còn thì người Việt hải
ngoại không còn là “người tỵ nạn chính trị” mà chỉ còn là một “nhóm di dân,
định cư” bình thường như bao nhóm dân thiểu số khác.
3-
Các nỗ lực xóa bỏ Ngày Quốc Hận của Việt Gian CS, và phản ứng của đồng hương Việt
tỵ nạn CS tại hải ngoại:
Năm
2004, tuần báo Trách Nhiệm, tiếng nói của Khu Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị Việt
Nam California, số 221 ngày 12-8-2004, có đăng 1 bài báo với tựa đề “Kế hoạch
tổ chức Ngày Tự Do cho Việt Nam vào ngày 30-4-2005 tại thủ đô Washington, D.C.”
do 4 tổ chức sau đây đứng tên chịu trách nhiệm:
-
Ủy Ban Vận Động Chính Trị Người Mỹ gốc Việt
-
Nghị Hội Toàn Quốc Người Việt tại Hoa Kỳ
-
Mạng Lưới Tuổi Trẻ Việt Nam Lên Đường
-
Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam tại Bắc Mỹ
Tại
tiểu bang Georgia, đài Tiếng Nước Tôi (TNT) của Mặt Trận Việt Tân cũng phát đi
lời kêu gọi đồng hương tham gia “Ngày Tự Do cho VN 30-4” (NTDCVN) tại
Washington, D.C., tham dự buổi Diễn hành cho Tự Do (Freedom March) và nhiều
sinh hoạt khác. Kế hoạch ngày 30-4 năm 2005 đã làm đồng hương Việt tỵ nạn
CS nhiều nơi phẫn nộ. Ngày 30-4 là khởi đầu cho sự kiện lịch sử: miền Nam
VN mất tự do. Tại sao những người Việt tỵ nạn CS tại hải ngoại lại chọn
ngày này làm “Ngày Tự Do cho Việt Nam ”? Tổ chức Cộng Đồng Người
Việt Tỵ Nạn và các đoàn thể chống Cộng tại Minnesota lên tiếng phản đối bằng Văn
Thư ngày 18-12-2004 gửi đến Tuần báo Trách Nhiệm nhờ phổ biến.
Khối Lập
Trường Chung gồm 334 tu sĩ, nhân sĩ, trí thức, cựu quân nhân, chính trị gia, nhà
văn, nhà báo ra bản tuyên bố ngày 15-2-2005 cực lực lên án âm mưu xóa bỏ Ngày
Quốc Hận 30-4. Sau đó, Ban Tổ Chức NTDCVN đã phải đổi danh xưng “Ngày Tự
Do cho VN” thành “Ngày Tranh Đấu cho Tự Do VN”. Ngày 20-3-2005, các tổ
chức cộng đồng và đoàn thể tại tiểu bang Georgia cũng ra 1 Bản Tuyên Bố, nói
lên lập trường dứt khoát “xem ngày 30-4 là Ngày Quốc Hận chứ không thể là Ngày
Tự Do”.
Thời
gian trước đây, có một số người còn có ý kiến muốn đặt tên cho 30-4 là “Ngày
Thuyền Nhân”. Âm mưu này nhằm mục đích làm phai lạt đi ý nghĩa của
Ngày Quốc Hận, vô hiệu hóa hoạt động của các Hội Cựu Quân Nhân, và làm tiêu hao
tiềm lực chống cộng của người Việt hải ngoại. Các tay chân của CS, những
tên thân cộng, hoặc những kẻ tham lợi cam tâm làm tay sai cho CS tìm mọi cách
đổi tên ngày 30-4 để xóa tội cho CS, và từng bước một “bình định” khối người
Việt hải ngoại cương quyết giữ lằn ranh Quốc-Cộng, không chịu hợp tác với chúng
(tài liệu của tác giả Trần Gia Phụng).
Cuối
tháng 12, 2005, đài phát thanh TNT lại cho phổ biến “Thư Mời Tham Gia Ý Kiến
Chọn Ngày Tỵ Nạn VN” của Nhóm Vì Tự Do (tài liệu của tác giả Lão Móc).
5 ngày được nêu ra cho đồng hương chọn, trong đó lại cũng có ngày 30-4.
Đầu
tháng 4, 2013, sự việc Nghị Quyết SJR số 455 được một số người Việt tại
Virginia vận động, và được Quốc hội Virginia thông qua vào cuối tháng 2, 2013
cho thấy một nỗ lực khác để xóa tên Ngày Quốc Hận tại hải ngoại. Khi tin
tức về NQ được loan truyền trên các diễn đàn, đồng hương khắp nơi bày tỏ thái
độ chống đối mạnh mẽ, không chấp nhận việc Ngày Quốc Hận 30-4 tại Virginia bị
Quốc Hội Virginia tùy tiện đổi tên, mang 1 tên mới đi ngược lại tinh thần Ngày
Quốc Hận của người Việt tỵ nạn CS tại hải ngoại.
Theo
bài viết của ông NNB (Tâm Việt), “để đón nhận tin mừng này, các cộng đồng VN ở
Miền Đông đang rủ nhau về Richmond đi diễn hành ngày 27 tháng 4 tới đây-nhằm
đánh dấu một mốc mới trong cuộc đấu tranh cho chính nghĩa VN tự do”. Chương
trình sinh hoạt tưởng niệm ngày 30 tháng 4 của CĐVN vùng Washington, DC,
Maryland & Virginia cũng có phần “diễn hành đến địa điểm nhận Quyết Nghị
của Virginia tưởng niệm Ngày 30 tháng 4” vào ngày 27-4-2013. Vì bị
đồng hương Việt phản đối dữ dội, ngày 9-4-2013, CĐVN và LHCCS vùng
Washington, DC, Maryland & Virginia phải quyết định “không tiếp nhận NQ SJR
455 vì NQ này thay đổi tinh thần Ngày Quốc Hận 30-4, hủy bỏ cuộc diễn hành ngày
27-4-2013 lên Richmond, Virginia nhận NQ…” Âm mưu xóa bỏ Ngày Quốc Hận
30-4 tại hải ngoại, một lần nữa lại thất bại.
4-Ai
chịu trách nhiệm về NQ SJR 455 tại Virginia, chọn 30-4 làm “Ngày Nam VN”?
Thực
hiện việc đổi tên ngày 30-4, khiến ngày lịch sử của người Việt nạn nhân CS, cả
trong nước lẫn hải ngoại, mang 1 ý nghĩa khác với ý nghĩa nguyên thủy của Ngày
Quốc Hận, đi ngược lại nguyện vọng của họ là một việc làm không thể chấp nhận
được. Vì vậy tất cả các âm mưu xóa Ngày Quốc hận trong nhiều năm qua đều
bị đồng hương Việt bẻ gãy, và đi đến thất bại thảm hại.
Ngày
9-4-2013, ông Nguyễn Ngọc Bích, chủ tịch (?) của Nghị Hội Toàn Quốc Người Việt
tại Hoa Kỳ (National Congress of Vietnamese Americans) gửi 1 thư ngỏ bạch hóa
một số điều liên quan đến bản NQ gây nhiều tranh cãi này. Ông viết “
Nghị Quyết SJ 455 KHÔNG bắt đầu từ tôi hay Nghị hội…đó là do thiện chí của một
người bạn Mỹ của VNCH chúng ta, ông Dick Black, một cựu chiến binh TQLC đã từng
tranh đấu (?) ở VN…có tham vọng…đi tìm lại sự công bằng cho người Việt
tự do chúng ta…đưa ra một nghị quyết như SJ 455 để nhận định cho chính xác rồi
buộc các sách giáo khoa phải viết lại cho đúng sự thật…” Cũng
theo ông Bích, ông Black liên lạc với một số người Việt gồm các doanh gia và
cựu quân nhân VNCH để giúp ông soạn thảo NQ, và sau cùng mời ông Bích “tham gia
vào công việc soạn thảo (cho) có bề thế hơn”. Như vậy, ông Bích đã xác
nhận trách nhiệm của ông trong việc hình thành NQ 455. Tại Virginia, một
số doanh gia hay thậm chí một số cựu quân nhân có thể không quan tâm nhiều đến
vấn đề chính trị, hay khía cạnh tế nhị của Ngày Quốc Hận đối với người Việt tỵ
nạn CS, nhưng ông NNB, với tư cách là 1 giáo sư đại học, hiểu biết nhiều về các
vấn đề chính trị, một nhà hoạt động cộng đồng nhiều năm (tổ chức Nghị Hội của
ông có 26 năm hoạt động theo lời ông viết), cựu giám đốc đài Á Châu Tự Do (RFA),
ông hẳn phải biết ý nghĩa của Ngày Quốc Hận trong cộng đồng người Việt tỵ nạn
CS.
Lẽ ra ông phải cố vấn cho họ chọn 1 ngày khác, và không thể là ngày
30-4. Chuyện vô lý ở chỗ một biến cố lịch sử đã được cộng đồng đặt tên
theo ý nghĩa của nó và chọn ngày để kỷ niệm thì không thể được đặt một tên
khác, nhất là việc đặt tên mới lại không phải do cộng đồng thực hiện. Các nghị
quyết về cờ vàng ba sọc đỏ của VNCH đâu có mục chọn 1 ngày nào đó để vinh danh
lá cờ di sản tự do của người Mỹ gốc Việt đâu! Năm 2002, Quốc Hội Virginia
cũng từng ban hành Nghị quyết SJR 139 xác định 30-4 là “Ngày Tưởng Niệm” trong
cộng đồng người Việt tại Virginia (National Vietnamese Remembrance Day), Nghị
Quyết SJR 137 xác định Ngày Quân Lực 19-6 của VNCH là “Ngày Chiến Sĩ Tự Do Mỹ
gốc Việt” (Vietnamese American Freedom Fighters Day). Như vậy trong 2 NQ
này, ngày tháng và ý nghĩa đều không thay đổi. Khi muốn hỗ trợ cho nhân
quyền tại VN, QH Virginia đã chọn ngày 11- 5 làm “Ngày Nhân Quyền cho VN” (1
ngày mới). Nay nếu QH Virginia muốn ca tụng thành tích của người
dân Nam Việt Nam và chọn 1 ngày mang ý nghĩa này (South Vietnamese
Recognition Day), đó phải là 1 ngày mới, không thể chọn 1 ngày đã có sẵn
tên, và lại là ngày quan trọng nhất trong lịch sử tỵ nạn CS của người Việt,
ngày Quốc Hận 30-4.
Đây là 1 sai phạm không thể chấp nhận được. Chính
ra nhóm chữ “South Vietnamese Recognition Day” trong bản tiếng Anh của QH
Virginia phải được dịch là “Ngày Vinh Danh Người Dân Miền Nam VN” chứ không
phải là “Ngày Nam Việt Nam” hay “Ngày Việt Nam Cộng Hòa” như lời dịch và
giải thích của ông NNB.
NQ
SJR 455 đã không được phổ biến rộng rãi trong đồng hương; chỉ có một số nhỏ
biết được về quá trình vận động. Mọi sự được giữ bí mật vì sợ “hỏng
chuyện” (lắm thầy thối ma)! và sợ “có kẻ phá hoại” (lời ông NNB). Tại sao
ông NNB sợ NQ này sẽ hỏng chuyện? Phải chăng ông sợ chuyện năm 2005 tái
diễn (kế hoạch Ngày Tự Do cho VN mà Nghị Hội của ông cũng tiếp tay thực hiện mà
không thành công)?
Chính ra trong quá trình thông qua 1 NQ (chẳng
hạn các nghị quyết công nhận cờ VNCH của các hội đồng thành phố hay quốc hội
tiểu bang), phải có phần “điều trần” trước ủy ban trách nhiệm; sau buổi
điều trần công khai (hearing), nếu không có lời phản đối của người dân, dự thảo
của NQ mới được đưa ra biểu quyết để xem có được chấp thuận hay không. NQ
SJR 455 liên quan đến cộng đồng người Việt, đã được soạn thảo và thông qua mà
nhiều người Việt trong cộng đồng không hề hay biết. Chính ông NNB đã viết
“…Hôm đó, TNS Dick Black cũng “tiết lộ một tin vui đến cộng đồng
chúng ta…”. Một quá trình “dân chủ” như ông NNB ca tụng tại sao phải
giữ bí mật kỹ đến thế?! Hành động của ông NNB trong quá trình hình thành
NQ 455 quả không trong sáng chút nào.
Chúng
ta không phủ nhận thiện chí của Quốc hội tiểu bang Virginia luôn dẫn đầu trong
việc ban hành các Nghị Quyết rất có lợi cho cộng đồng người Việt tỵ nạn CS tại
Hoa Kỳ.
Nhờ
vậy mà chính nghĩa của khối người Việt hải ngoại được sáng tỏ. NQ SJR 455
lần này cũng mang nội dung rất tích cực; chỉ có chi tiết ngày chọn vinh danh là
không hợp lý mà thôi (ngày 30-4). Việc chọn sai ngày cũng không phải là
lỗi của TNS Dick Black, một người bạn Mỹ tốt của cộng đồng người Việt. Việc
chọn sai ngày là lỗi của những người Việt đứng ra thỉnh nguyện, và vận động
(petitioners).
Cộng đồng người Việt tại thủ đô Washington, DC, Maryland
& Virginia cần liên lạc với TNS Dick Black, trình bày cho ông rõ điểm sai
của NQ, và thỉnh nguyện việc sửa đổi cần thiết. Nếu không làm công việc
này, một số người có thể lợi dụng Bản Nghị Quyết này, vận động các dân cử địa
phương để ban hành các nghị quyết tương tự.
Thư “trần tình” của ông
NNB (9-4-2013) đã nêu tên một số người muốn xin bản Nghị Quyết SJR 455 để có
cuộc vận động tương tự tại địa phương của họ. Như vậy Ngày Quốc Hận
30-4 của người Việt tỵ nạn CS tại Hoa Kỳ có thể sẽ “bị đổi tên” bằng nhiều nghị
quyết khác, và với thời gian ý nghĩa “Quốc Hận 30-4” sẽ bị xóa nhòa.
Kết
luận, 30 tháng 4 là một ngày chúng ta không thể quên, và không ai có thể làm
chúng ta quên ngày lịch sử này. “Ngày Tang” của miền Nam VN nói riêng, và
của tất cả người Việt yêu chuộng tự do nói chung là ngày cần được ghi
nhớ, và làm lễ tưởng niệm hàng năm. Đất nước Việt còn bị thống trị dưới
chế độ độc tài CS, người dân Việt còn bị áp bức, bóc lột dưới gông cùm CS, thì
mối hận này của chúng ta đối với CSVN vẫn còn tồn tại.
Chúng ta cũng đừng
quên Nghị Quyết 36 của CSVN được ban hành ngày 26-3-2004. Năm 2014 là năm
CSVN sẽ tổ chức 10 năm thi hành NQ 36 tại hải ngoại, và tất nhiên chúng cần có
1 số “thành tích” để dâng Đảng. Âm mưu xóa bỏ Ngày Quốc Hận tại hải
ngoại; kêu gọi hòa hợp, hòa giải cuội dù được sự tiếp tay của nhiều Việt Gian
trong cộng đồng, chắc chắn không thể thành công. Chúng ta đồng ý với nhà
thơ Bùi Phượng Vĩ:
NGÀY QUỐC HẬN MÃI MÃI
LÀ NGÀY QUỐC HẬN!
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment