Tàu Ngầm & Hoàng Sa
(04/10/2013)
Tác giả : Trần Khải
Biển Đông tất dậy sóng.
Ai cũng biết. Nhưng thật khó đo lường chính xác các diễn tiến tương lai khi
xung đột tăng cường độ.
Vấn đề là trong khi Trung Quốc hung hăng, Việt Nam lặng lẽ, Philippines chạy ra tòa quốc tế, và Mỹ thì lo mài vũ khí tàu ngầm.
Hãy hình dung rằng, lực lượng tàu ngầm sẽ nhiều phần là trận chiến mới ở Biển Đông. Đó là lý do trong khi TQ làm hàng không mẫu hạm, VN phải làm tàu ngầm để lấy kế sách Yết Kiêu năm xưa làm chiến lược mới thế kỷ này.
Hãy thấy, đột ngột taù ngầm TQ trồi lên ở bãi biển Nha Trang hay Đà Nẵng, và trên pháo tháp giương cao là cờ một sao lớn và 5 sao nhỏ -- du khách quốc tế sẽ kinh hoàng, kỹ nghệ du lịch vùng biển cơ nguy sụt giảm 50%... Và Hà Nội vẫn bưng bít thông tin, hay chỉ phản đối bằng các buổi họp báo ở Bộ Ngoại Giao.
Bởi vậy, Mỹ thấy cần có bom diệt tàu ngầm tối tân hơn: Mỹ đang lo tìm vũ khí chống tàu ngầm dữ dằn.
Bản tin quân sự hôm Thứ Hai 8-4-2013 cho biết một loại bom mới sẽ “biến đổi rốt ráo” cuộc chiến chống tàu ngầm -- bom này sẽ thiết kế và chế tạo bởi công ty Boeing theo đặt hàng của Hải Quân Mỹ với hợp đồng trị giá 19.2 triệu đôla.
Vũ khí này có tên High Altitude Anti-Submarine Warfare Weapon Capability, thuộc loaị kích thước nhỏ, sẽ phóng từ cao độ và từ độ xa để tới mục tiêu.
James Doddm phó chủ tịch Boeing Weapons & Missile Systems, nói, “Một kỷ nguyên mới trong chiến tranh diệt tàu ngầm sắp bắt đầu. Bom này cho Hải Quân Mỹ khả năng với sức mạnh chưa từng có trước giờ để diệt tàu ngầm địch.
Scott Wuesthoff, giám đốc Boeing Direct Attack Weapons, nói rằng vũ khí siêu đẳng này sẽ có Hải Quân Mỹ bảo vệ lợi ích đại dương của Mỹ khắp thế giới.
Chi tiết về vũ khí naỳ chưa tiết lộ.
Trong khi đó, các thông tin cho thấy Biển Đông sẽ ngày càng căng thẳng.
Bản tin VOA ghi rằng trong tháng này Trung Quốc sẽ cho phép khách du lịch đến quần đảo Hoàng Sa đang có tranh chấp với Việt Nam.
Tân Hoa Xã hôm Chủ nhật cho hay một tàu du lịch có thể phục vụ 1.965 khách đã sẵn sàng đến Hoàng Sa, mà Trung Quốc gọi là Tây Sa.
Chủ tàu này là Tổng công ty Hải Hàng và một công ty khác cũng đang đóng một tàu du lịch khác.
Ông Đàm Kê, Phó tỉnh trưởng Hải Nam cho biết du khách có thể ăn ngủ trên tàu và xuống đảo để tham quan, và chuyến đầu tiên là vào dịp lễ Lao động 1 tháng 5.
Ông Hoàng Hô Yêm, Giám đốc một văn phòng bán vé du lịch ở Hải Nam nói với Tân Hoa Xã giá vé sẽ tương đối đắt do chi phí xây dựng các cơ sở hạ tầng du lịch khá cao.
Trên quần đảo Hoàng Sa có một khách sạn 56 phòng.
Bản tin BBC ghi nhận về dư luận:
“Bản tin của BBC News Online về việc Trung Quốc sắp đưa du khách ra quần đảo Hoàng Sa mà họ gọi là Tây Sa đăng hôm Chủ nhật ngày 7/4 đã thu hút sự quan tâm rất lớn từ các độc giả trên khắp thế giới.
Đến nay bản tin này đã thu hút trên 200 lượt bình luận, một con số lớn trên BBC News.
Đa phần các ý kiến của độc giả Anh quốc và khắp nơi trên thế giới không đồng tình với yêu sách của Trung Quốc.”
Tât nhiên, đa số mà đồng tình với TQ về Hoàng Sa là chuyện lạ. Cũng y hệt như Tây Tạng, TQ đã chiếm Hoàng Sa thô bạo.
Trong khi đó, Đài Loan vẫn chơi trò quậy phá Biển Đông, tiếp tay kiểu dàn trận liên thủ cho anh em Trung Quốc: nhà nước Bắc Kinh quậy Hoàng Sa, thì nhà nước Đài Bắc quậy Trường Sa.
Bản tin RFI viết rằng Đài Loan sẽ mở rộng cầu tàu đảo Ba Bình-Trường Sa.
Bản tin RFI cho biết vào hôm 7/04/2013, Cục Tuần duyên Đài Loan ( CGA ) vừa thông báo sẽ mở rộng cầu tàu ở đảo Ba Bình, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Một giới chức Cục tuần duyên Đài Loan cho hãng tin AFP biết họ dự tính sẽ chi 19 triệu Đài tệ (640.000 đôla) để nghiên cứu tác động về môi trường của dự án nâng cấp cầu tàu này.
Theo tờ United Evening News, cầu tàu được mở rộng sẽ có khả năng đón tiếp các tàu trọng tải 2000 tấn của lực lượng tuần duyên Đài Loan. Cầu tàu hiện nay chỉ có thể đón tiếp các tàu tuần tra cỡ nhỏ.
Đây là một phần kế hoạch của Đài Bắc nhằm tăng cường khả năng phòng thủ trên đảo Ba Bình (mà Đài Loan gọi là đảo Thái Bình). Theo đề nghị của Cục tuần duyên, cho tài khóa 2013, chính quyền Đài Loan sẽ chi tổng cộng 143 triệu Đài tệ (4,94 triệu đôla) trong hai năm để tăng cường năng lực phòng thủ ở Trường Sa.
RFI cũng thêm: “Bất chấp phản đối của các nước tranh chấp chủ quyền Trường Sa, đặc biệt là của Việt Nam, vào giữa năm 2006, Đài Bắc đã xây một đường băng dài 1.150 mét trên đảo Ba Bình. Đầu năm nay, Đài Loan cũng tuyên bố sẽ tiến hành kế hoạch thăm dò dầu khí tại vùng biển xung quanh đảo Ba Bình. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam đã phản đối kế hoạch này.”
Bởi vậy, anh em Cộng sản, Quốc gia Hán tộc liên thủ cướp giựt Biển Đông. Mỹ lo tìm vũ khí tối tân để trấn biển. Việt Nam làm gì?
Vấn đề là trong khi Trung Quốc hung hăng, Việt Nam lặng lẽ, Philippines chạy ra tòa quốc tế, và Mỹ thì lo mài vũ khí tàu ngầm.
Hãy hình dung rằng, lực lượng tàu ngầm sẽ nhiều phần là trận chiến mới ở Biển Đông. Đó là lý do trong khi TQ làm hàng không mẫu hạm, VN phải làm tàu ngầm để lấy kế sách Yết Kiêu năm xưa làm chiến lược mới thế kỷ này.
Hãy thấy, đột ngột taù ngầm TQ trồi lên ở bãi biển Nha Trang hay Đà Nẵng, và trên pháo tháp giương cao là cờ một sao lớn và 5 sao nhỏ -- du khách quốc tế sẽ kinh hoàng, kỹ nghệ du lịch vùng biển cơ nguy sụt giảm 50%... Và Hà Nội vẫn bưng bít thông tin, hay chỉ phản đối bằng các buổi họp báo ở Bộ Ngoại Giao.
Bởi vậy, Mỹ thấy cần có bom diệt tàu ngầm tối tân hơn: Mỹ đang lo tìm vũ khí chống tàu ngầm dữ dằn.
Bản tin quân sự hôm Thứ Hai 8-4-2013 cho biết một loại bom mới sẽ “biến đổi rốt ráo” cuộc chiến chống tàu ngầm -- bom này sẽ thiết kế và chế tạo bởi công ty Boeing theo đặt hàng của Hải Quân Mỹ với hợp đồng trị giá 19.2 triệu đôla.
Vũ khí này có tên High Altitude Anti-Submarine Warfare Weapon Capability, thuộc loaị kích thước nhỏ, sẽ phóng từ cao độ và từ độ xa để tới mục tiêu.
James Doddm phó chủ tịch Boeing Weapons & Missile Systems, nói, “Một kỷ nguyên mới trong chiến tranh diệt tàu ngầm sắp bắt đầu. Bom này cho Hải Quân Mỹ khả năng với sức mạnh chưa từng có trước giờ để diệt tàu ngầm địch.
Scott Wuesthoff, giám đốc Boeing Direct Attack Weapons, nói rằng vũ khí siêu đẳng này sẽ có Hải Quân Mỹ bảo vệ lợi ích đại dương của Mỹ khắp thế giới.
Chi tiết về vũ khí naỳ chưa tiết lộ.
Trong khi đó, các thông tin cho thấy Biển Đông sẽ ngày càng căng thẳng.
Bản tin VOA ghi rằng trong tháng này Trung Quốc sẽ cho phép khách du lịch đến quần đảo Hoàng Sa đang có tranh chấp với Việt Nam.
Tân Hoa Xã hôm Chủ nhật cho hay một tàu du lịch có thể phục vụ 1.965 khách đã sẵn sàng đến Hoàng Sa, mà Trung Quốc gọi là Tây Sa.
Chủ tàu này là Tổng công ty Hải Hàng và một công ty khác cũng đang đóng một tàu du lịch khác.
Ông Đàm Kê, Phó tỉnh trưởng Hải Nam cho biết du khách có thể ăn ngủ trên tàu và xuống đảo để tham quan, và chuyến đầu tiên là vào dịp lễ Lao động 1 tháng 5.
Ông Hoàng Hô Yêm, Giám đốc một văn phòng bán vé du lịch ở Hải Nam nói với Tân Hoa Xã giá vé sẽ tương đối đắt do chi phí xây dựng các cơ sở hạ tầng du lịch khá cao.
Trên quần đảo Hoàng Sa có một khách sạn 56 phòng.
Bản tin BBC ghi nhận về dư luận:
“Bản tin của BBC News Online về việc Trung Quốc sắp đưa du khách ra quần đảo Hoàng Sa mà họ gọi là Tây Sa đăng hôm Chủ nhật ngày 7/4 đã thu hút sự quan tâm rất lớn từ các độc giả trên khắp thế giới.
Đến nay bản tin này đã thu hút trên 200 lượt bình luận, một con số lớn trên BBC News.
Đa phần các ý kiến của độc giả Anh quốc và khắp nơi trên thế giới không đồng tình với yêu sách của Trung Quốc.”
Tât nhiên, đa số mà đồng tình với TQ về Hoàng Sa là chuyện lạ. Cũng y hệt như Tây Tạng, TQ đã chiếm Hoàng Sa thô bạo.
Trong khi đó, Đài Loan vẫn chơi trò quậy phá Biển Đông, tiếp tay kiểu dàn trận liên thủ cho anh em Trung Quốc: nhà nước Bắc Kinh quậy Hoàng Sa, thì nhà nước Đài Bắc quậy Trường Sa.
Bản tin RFI viết rằng Đài Loan sẽ mở rộng cầu tàu đảo Ba Bình-Trường Sa.
Bản tin RFI cho biết vào hôm 7/04/2013, Cục Tuần duyên Đài Loan ( CGA ) vừa thông báo sẽ mở rộng cầu tàu ở đảo Ba Bình, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Một giới chức Cục tuần duyên Đài Loan cho hãng tin AFP biết họ dự tính sẽ chi 19 triệu Đài tệ (640.000 đôla) để nghiên cứu tác động về môi trường của dự án nâng cấp cầu tàu này.
Theo tờ United Evening News, cầu tàu được mở rộng sẽ có khả năng đón tiếp các tàu trọng tải 2000 tấn của lực lượng tuần duyên Đài Loan. Cầu tàu hiện nay chỉ có thể đón tiếp các tàu tuần tra cỡ nhỏ.
Đây là một phần kế hoạch của Đài Bắc nhằm tăng cường khả năng phòng thủ trên đảo Ba Bình (mà Đài Loan gọi là đảo Thái Bình). Theo đề nghị của Cục tuần duyên, cho tài khóa 2013, chính quyền Đài Loan sẽ chi tổng cộng 143 triệu Đài tệ (4,94 triệu đôla) trong hai năm để tăng cường năng lực phòng thủ ở Trường Sa.
RFI cũng thêm: “Bất chấp phản đối của các nước tranh chấp chủ quyền Trường Sa, đặc biệt là của Việt Nam, vào giữa năm 2006, Đài Bắc đã xây một đường băng dài 1.150 mét trên đảo Ba Bình. Đầu năm nay, Đài Loan cũng tuyên bố sẽ tiến hành kế hoạch thăm dò dầu khí tại vùng biển xung quanh đảo Ba Bình. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam đã phản đối kế hoạch này.”
Bởi vậy, anh em Cộng sản, Quốc gia Hán tộc liên thủ cướp giựt Biển Đông. Mỹ lo tìm vũ khí tối tân để trấn biển. Việt Nam làm gì?
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment