Wednesday, April 17, 2013

HOA KỲ MỘT LẦN NỮA ĐỪNG ĐỂ MẤT NIỀM TIN


 

HOA KỲ MỘT LẦN NỮA ĐỪNG ĐỂ MẤT NIỀM TIN

                                            Trần Nhu

 

Trong nhiều năm trời chúng ta đã bị điếc tai với những lời chê bai hèn yếu phản bội đồng minh hay nản chí, suy tàn. Thật là hổ thẹn thay! Khi chúng ta bỏ cuộc phủi tay mặc cho Chính phủ Campuchia và Việt Nam Cộng Hòa trước sức tấn công vũ bão của cộng sản Bắc Việt và đồng minh của họ trong cuộc chiến Đông Dương!

Để mất niềm tin trong bang giao với các nước sẽ là một quốc gia bị thu hẹp, rơi vào tình trạng bị lãng quên. Chúng ta phải chấm dứt tình trạng để mất niềm tin cho đến khi thực hiện một phần kiểu cách cho thế giới mà chúng ta đã làm từ khi khai sinh ra Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ và tiếp tục trong sứ mạng đó.

Công lý phải là tối thượng, quy luật này phải đươc thực hiện liên tục thắp sáng con đường chúng ta đã đi trong quan hệ với các dân tộc trên thế giới. Tự do bình đẳng là nguyên tắc đạo lý giữa các nước và giữa người với người.

Tình cảm chung của dân Hoa Kỳ là yêu thích tự do và tranh đấu cho tự do. Nếu chúng ta muốn giữ vững nền tự do của nước Mỹ, chúng ta phải làm tất cả mọi việc trong khả năng của mình để giúp người láng giềng đang bị kẻ cướp uy hiếp, nếu chúng vào được nhà người hàng xóm, chúng sẽ xông được vào nhà chúng ta. Vì thế chúng ta phải có bổn phận giúp người hàng xóm đánh bại kẻ cướp.

Cách đây một vài thế hệ, quân đội Hoa Kỳ và đồng minh, đã cố gắng hết sức mình để tiêu diệt phát xít Đức cùng các đồng minh của Đức đã dùng tên lửa, bom đạn giết chết nhiều triệu người dân Luân Đôn, Paris và nhiều quốc gia khác. Nhật Bản, sau khi chiếm Trung Hoa và hầu hết các quốc gia Đông Nam Á đã ký với nước Đức của Hitler một hiệp định thành lập “trục” Bá Linh-Tokyo. Những biến cố quốc tế trầm trọng đã dần dần đe dọa đẩy Hoa Kỳ vào một thế kìm vặn buộc phải hành động để bảo vệ mình và đồng minh. Trong thế chiến thứ II, Hoa Kỳ đã giải cứu cho nhiều dân tộc trong đó có người Tàu.
 
Một trường hợp điển hình nữa là quân đội Bắc Hàn được sự cổ súy của Trung cộng một đạo binh khoảng 70.000 người vào ngày 24-6-1950 đã vượt vĩ tuyến 38 là biên giới giữa Bắc và Nam Hàn chẳng mấy lúc chúng đã chiếm được thủ đô Hán Thành. Cũng vì đối phó với kẻ xâm lăng, quân đội Hoa Kỳ dưới quyền chỉ huy cương quyết của tướng Mac Arthur, một cuộc đổ bộ vào hậu cứ Bắc Hàn (15- 9- 1950) đã lập lại tình thế một cách nhanh chóng đến nỗi quân đội Liên Hiệp quốc xâm nhập luôn Bắc Hàn. Ngày 21-11, một sư đoàn đầu tiên của Mỹ đã tiến đến bờ sông Yalon là biên giới giữa Bắc Hàn và Tàu. Nếu quân đội Hoa Kỳ không kịp thời can thiệp thì số phận dân Nam Hàn sẽ ra sao?

Tôi nghĩ với lòng trắc ẩn chân chính, chúng ta không chỉ cảm nhận được sự đau đớn nỗi thống khổ của nhiều dân tộc khác, mà chúng ta còn cảm giác và xác định phải có hành động ngăn tội ác. Một khía cạnh của lòng trắc ẩn là một sự quả quyết và trách nhiệm gương mẫu của Tổng thống Truman trong vụ Bắc Hàn xâm lăng Nam Hàn và Tổng Thống Kennedy kiên quyết bảo vệ đồng minh Tây Đức trước lời đe dọa của Khrouchtchev loan báo rằng “Liên Xô sẽ ký kết một hiệp định hòa bình riêng rẽ với Đông Đức nếu các cường quốc Âu Tây khước từ việc thương thuyết về Đức Quốc.”

Ngày 28-6, sau khi tham khảo với đồng minh, Tổng Thống Kennedy trả lời rằng Hoa Kỳ sẽ “chống lại mọi nỗ lực của Liên Xô nhằm biến sự phân chia Đức Quốc thành một sự kiện thường xuyên và nhằm tước của Tây Bá Linh sự che chở do quân đội trú đóng của các cường quốc Tây Âu bảo đảm. Và lập tức Tổng Thống loan báo tăng lực lượng của thủy, lục, không quân và xin Quốc Hội cho phép động binh 250.000 quân trừ bị” (trích dẫn lịch sử Hoa Kỳ), trong cuộc viếng thăm Tây Bá Linh năm 1961 Kennedy tuyên bố với hàng ngàn dân Đức hớn hở: “Ich bin ein Berliner” (Tôi là một người dân Bá Linh), Tổng Thống muốn nói là hơn bao giờ hết Hoa Kỳ bảo đảm tự do cho Tây Bá Linh. Lời nói và hành động của ông đã làm cho tối hậu thư của Đế quốc Xô Viết đã bị tịt ngòi. Những điều này thuộc vào phẩm chất người Hoa Kỳ, phẩm chất cao quý.

Chúng ta phải nuôi dưỡng tình hữu nghị và cảm thông giữa chúng ta với các dân tộc khác, dù lớn hay nhỏ, mạnh hay yếu, dù xa hay gần. Giúp đỡ một dân tộc khác bị xâm lăng, và quan tâm đến những vi phạm nhân quyền là chúng ta duy trì công lý quốc tế và hòa bình cho các dân tộc.

Thách thức lớn nhất của thế kỷ XXI đối với Hoa Kỳ là sự bánh trướng của Trung Cộng.

Hơn bao giờ hết, đây sẽ là một kỷ nguyên mà hậu thế sẽ thán phục hoặc sẽ bị nguyền rủa.

Hỡi những chiến sĩ Mỹ! Nhiều quốc gia hàm ơn các bạn, những người đã hy sinh mạng sống của mình, còn sống hay đã khuất để bảo vệ tự do, các bạn đã chiến thắng phát xít Đức, Nhật, Ý và sẽ chiến thắng các thế lực hắc ám khác.

Là công dân Hoa Kỳ, chúng ta sẽ hân hoan cho mục đích tốt đẹp đó. Vì điều tốt đẹp đạt được còn dành cho mọi dân tộc. Tinh thần này chưa bao giờ bị cự tuyệt, ngoại trừ các chế độ độc tài Cộng sản. Tuy nhiên, tinh thần tự do của Mỹ vẫn tiềm ẩn dưới nhiều hình thức khát vọng của người dân trong các chế độ độc tài.

Lật lại những trang sử tuyệt vời này của đất nước, tôi tự hào là công dân Hoa Kỳ. Tôi cũng muốn nhấn mạnh với các bạn rằng: Ai có mặt ở nơi đây là phải cống hiến nơi chúng ta được sống bình an. Bởi với tất cả ai sinh ra, ai đến nơi này cũng được quyền bình đẳng. Những người di dân đầu tiên đến lục địa này và thành lập một quốc gia mới, nhận thức được “Tự Do” và cống hiến nhằm mục đích cho tất cả ai sinh ra đều được bình đẳng.

Để bổ túc cho bức họa đơn sơ về nền văn minh di dân Tân Thế Giới. Ta có thể nói: Khi người Tây Ban Nha châu Âu đầu tiên đặt chân lên Hợp Chủng Quốc Tương lai, rồi người Anh, người Ái Nhĩ Lan, người Tô Cách Lan, người Đức v.v… trở thành người Hoa Kỳ tiền phong đi khai phá. Năm 1776 là năm Hoa Kỳ giành độc lập.

Chúng ta nói gì về tiếng nói của các bậc tiền bối ấy. Đó là “Nền Dân Chủ Hoa Kỳ” (Démocratie en Amérique) cho đến nay vẫn giữ nguyên giá trị của nó.

Chúng ta gặp nhau ở quê hương mới này với hàng ngàn nguyên nhân… nhưng đều xem đây là nơi còn lại sau cùng cho những ai trốn thoát các chế độ độc tài.

Chúng ta là người Mỹ đều hiểu giá trị của tự do, cũng như hòa bình, đều không thể chia cắt, tinh thần tự do là tinh thần xem nặng quyền lợi người khác ngang bằng quyền lợi của chính mình.

Một quốc gia chỉ sống cho riêng mình sẽ là một kết thúc mông muội đơn độc. Đây chính là thái độ ích kỷ khiến cho bánh xe lịch sử không thể tiến bước.

Động cơ của chúng ta không phải tranh giành thuộc địa, hay khẳng định sức mạnh vật chất của cường quốc, mà chỉ bằng sự chứng minh quyền lợi của Hoa Kỳ và quyền lợi của các nước theo công pháp quốc tế. Ngược lại, Trung Cộng ỷ vào sức mạnh, ăn hiếp các quốc gia nhỏ. Tình hình vùng châu Á và biển Đông thể hiện rõ chính sách ăn cướp và lý luận kẻ cướp của họ.
 
Chuyện bản đồ chín đoạn đường “lưỡi bò”, chuyện cướp đoạt tài sản, bắt người, đòi tiền chuộc, bắn chết ngư dân Việt Nam trên vùng biển truyền thống của mình, làm trò diễu võ, dương oai trên biển Đông người ta đã nói nhàm tai cả rồi. Tôi không thể nào tưởng tượng nổi những hành động như thế lại là sự thật cho bất cứ một chính phủ nào. Họ đã ký các thông lệ nhân đạo của các quốc gia văn minh. Luật pháp quốc tế ngay từ lúc đầu đã nỗ lực đưa ra luật pháp tôn trọng và tuân thủ luật biển, duy chỉ có người Tàu và bọn hải tặc là không tuân thủ. Đây chính là một mặt của cuộc chiến chống lại tất cả các dân tộc mà Hoa Kỳ phải là quốc gia đi đầu.

Chúng ta không thể giữ vững tự do nếu như một phần ba nhân loại vẫn sống trong cảnh nô lệ, và tính tàn bạo bất thường của một chế độ diệt chủng đã tạo thành hệ thống như Trung Cộng, về lâu về dài chúng sẽ tiêu diệt cả chúng ta. Khi chúng ta đối mặt với một số vấn đề như bi kịch của những quốc gia đang bị Trung Cộng cai trị nhiều khi vận mệnh của họ tùy thuộc vào thái độ của các nước lớn. Thế hệ chúng ta sinh ra trong một thời kỳ đen tối nhất trong lịch sử có một thách thức lớn. Đó là sự hung hăng hiếu chiến của Trung Cộng. Đây là điều bất hạnh cho cả nhân loại! Nhưng hễ có một thách thức lớn thì cũng sẽ có một cơ hội lớn cho Hòa Bình thịnh vượng của toàn thế giới.

Đoạn áp chót dành cho những người bạn của tự do:

“Hãy dũng cảm” làm cho các thế lực trấn áp các bạn “phải run sợ!”. Không có thắng lợi nào mà không phải trả giá.

Muốn người khác cứu trước hết bạn phải tự cứu lấy mình.

Hãy “tự cứu” thay vì “hãy cứu chúng tôi”. Đừng bao giờ nao núng trước những lời đe dọa. Nhất định các bạn sẽ chiến thắng.

 

                                                Trân trọng

 

                                                Trần Nhu

 

Bạn đọc thân mến,

Thư này nằm trong sách Đại Họa Diệt Chủng sắp xuất bản. Vì tính chất thời sự, chúng tôi quyết định đưa lên các trang mạng, nhưng có sự trở ngại từ việc chuyển Việt ngữ sang Anh ngữ. Vậy mong bạn nào có khả năng dịch thuật xin giúp, chúng tôi hy vọng các bạn cùng chung lòng chung sức phổ biến thư này tới các cơ quan truyền thông quốc tế.

 

__._,_.___

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-21/1/2025

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link