Đưa lao động sang Nga hay tổ chức nô lệ thế kỷ
thứ 21
Thanh Quang, phóng viên RFA
2013-04-17
Lối ra ngoài duy nhất của
khu vực ăn ở cho công nhân là khung cửa sắt có hai lần khóa.
Ảnh: Công nhân cung cấp
Vào thứ
Năm ngày 18 tháng 4 năm 2013, tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, giám đốc điều hành
tổ chức Boat People SOS trụ sở tại Virginia, Hoa kỳ, sẽ điều trần trước Quốc
hội Mỹ về đường dây buôn người từ Việt Nam sang
Nga. Qua cuộc trao đổi với Thanh Quang, Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng
trước hết cho biết luật pháp tại Nga lỏng lẻo như thế nào mà bọn buôn người
đưa nạn nhân Việt Nam, nhất là những cô gái trẻ chất phác, sang Nga ngày càng
nhiều.
Bảo
kê của cảnh sát Nga
TS
Nguyễn Đình Thắng: Ở Nga luật pháp rất lỏng lẻo, gần như là không có luật
chống buôn người một cách toàn diện, mà chỉ có một vài điều luận nhỏ để mà
truy tố thủ phạm hoặc là bảo vệ nạn nhân, với điều kiện những người đó phải
được xét là nạn nhân. Trong tất cả những hồ sơ mà chúng tôi can thiệp thì
chưa một trường hợp nào được chính quyền Nga xét là nạn nhân để mà bảo vệ cả.
Còn lại thì không hề có những biện pháp ngăn ngừa, không hề có những biện
pháp huấn luyện hoặc là thông tin cho những người vừa mới đặt chân lên nước
Nga, trong trường hợp họ cần giải cứu, họăc cần sự giúp đỡ thì đi đâu? Hoàn
toàn không có những biện pháp ấy từ chính quyền Nga
Thanh
Quang:
Nhân đây Tiến sĩ nhận xét như thế nào về tình trạng tham nhũng trong giới cảnh
sát địa phương của Nga mà khiến cho bọn buôn người, chủ chứa... có điều kiện
hoạt động phi pháp, vô nhân của họ?
TS
Nguyễn Đình Thắng: Cảnh sát địa phương Nga, đặc biệt ở quanh vùng
Moscow, gần như hoàn toàn lệ thuộc vào tổ chức tội phạm của Việt Nam, những
bà chủ chứa chẳng hạn. Họ chi tiền đều đặn cho những cảnh sát Nga mà họ gọi
là bảo kê, bảo kê giống như là khi cần thiết đến họ gọi thì cảnh sát Nga đến
để trấn áp những nạn nhân hoặc là bắt lại những nạn nhân nào mà trốn thoát
được. Những người chủ của các hãng may mặc lậu mà cũng giam người. Những
người này đều là người Việt Nam cả. Vậy mà họ cũng giam đồng hương của họ
trong tình cảnh nô lệ thời đại mới và cũng sử dụng những cảnh sát như vậy.
Thay vì
đưa nạn nhân về để thẩm tra ở tại đồn cảnh sát thì họ giao trở lại cho kẻ
buôn người và những nạn nhân đó đã bị đánh đập một trận kinh hoàng và rồi bị
đưa trở lại trong tình trạng nô lệ. Cảnh sát Nga ở cấp địa phương không thể
tin được vì họ rất là tham nhũng
TS Nguyền Đình Thắng
Chúng
tôi biết những trường hợp mà nạn nhân đã bỏ chạy trốn được rồi, một tháng
sau, cảnh sát mang đến một cái giấy gọi là giấy trát để mà bắt những người
này về cái tội ẩu đả, nhưng hoàn toàn đó là những tội dàn dựng lên để mà bắt
nạn nhân về. Thay vì đưa nạn nhân về để thẩm tra ở tại đồn cảnh sát thì họ
giao trở lại cho kẻ buôn người, và những nạn nhân đó đã bị đánh đập một trận
kinh hoàng và rồi bị đưa trở lại trong tình trạng nô lệ. Cảnh sát Nga ở cấp
địa phương không thể tin được vì họ rất là tham nhũng. Họ kết nối rất chặt
chẽ với những đường dây buôn người. Đặc biệt họ có những dan díu với hệ
thống xã hội đen ở bên Nga.
Các công nhân ở Nga đã về đến
sân bay Nội Bài vừa mừng vừa uất ức tức tưởi. Source phapluattp.vn
Thanh
Quang:
Thưa Tiến sĩ, ông vừa mới nhắc đến xã hội đen thì một cách tóm tắt nạn xã hội
đen đang hoành hành ở Nga ra sao?
TS
Nguyền Đình Thắng: Vâng, rất nhiều người Việt mình ở bên Nga. Họ sang
Nga làm ăn buôn bán hoặc là đi lao động đã trở thành những nạn nhân của xã
hội đen. Xã hội đen ở bên Nga của người Việt có cái tiếng lóng gọi là
“phia”, những người “phia” , thành phần “phia” mà chúng tôi biết là dịch ra
từ chữ Mafia. Đó là những tổ chức Mafia tội phạm đi
hoành hành ở trong cộng đồng người Việt ở Nga. Họ có thể thủ tiêu, đánh đập
người đến chết mà không ai dám lên tiếng can thiệp. Nhưng họ lại được sự
che chở của tòa Đại sứ Việt Nam ở Nga. Họ làm việc rất chặt chẽ, song hành
cùng với tòa đại sứ. Có những thành phần xã hội đen mà lại rất quen thân với
một số giới chức ở trong tòa đại sứ Việt Nam ở bên Nga
Rõ ràng
có sự quan hệ rất chặt chẽ, thân tình giữa một đằng là bà chư chứa Nguyễn
Thúy An và đằng kia là một số giới chức khá cao cấp ở trong tòa Đại sứ Việt
Nam ở Nga
TS Nguyễn Đình Thắng
Bao
che của tòa Đại sứ Việt Nam
Thanh
Quang: Ông
lại nhắc đến sự bao che của tòa Đại sứ của Việt Nam ở Nga thì vụ 15 nạn
nhân Việt Nam bị bà chủ chứa Thúy An
hành hạ rồi cưỡng bức “tiếp khách” có sự tiếp tay của nhân viên Sứ quán Việt
Nam ở Nga. Như vậy ông có thể cho biết thêm về sự bao che đáng ngại này, thưa
Tiến sĩ?
TS
Nguyễn Đình Thắng: Vụ 15 thiếu nữ bị lường gạt sang Nga với những hứa hẹn
công ăn việc làm và ngay lập tức bị đưa vào ổ mãi dâm của bà Thúy An. Điều
này minh họa cho tình trạng bên Nga khi một số viên chức cao cấp và có chức
năng ở tòa Đại sứ lại cấu kết và che chở, làm ô dù cho những thành phần tội
phạm, như là tội phạm buôn người hoặc là tội phạm mãi dâm ở Nga. Điều này
thể hiện rất rõ ràng trong trường hợp mà chúng tôi vừa mới nói đến. Thứ nhất,
rõ ràng có sự quan hệ rất chặt chẽ, thân tình giữa một đằng là bà chủ chứa
Nguyễn Thúy An và đằng kia là một số giới chức khá cao cấp ở trong tòa Đại
sứ Việt Nam ở Nga.
14 công nhân Việt Nam đã bị chết
khi hỏa hoạn xảy ra hôm 11/9/2012 tại một xưởng may ở cách Mátxcơva 100km
về phía đông nam. Chủ nhân công ty đã khóa trái cửa nhốt công nhân như tù
nhân vì thế họ không thể thoát ra.
Thứ Hai,
khi mà nạn nhân kêu gọi cầu cứu, xin được giải cứu, giúp đỡ bảo vệ thì tuyệt
nhiên bên tòa Đại sứ Việt Nam không đáp ứng mà còn nói trổng là ai đưa mấy
cô sang bên này thì nói với họ đưa mấy cô về. Nếu mà chỉ ngưng ở sự tắc
trách đó thôi thì đã không nên chuyện. Đằng này chúng tôi biết được có một số giới chức ở tòa
Đại sứ Việt Nam bên Nga đã thông tin báo động cho bà Nguyễn Thúy An biết tận
chỗ, tận nơi để đến tận nơi mà bắt lại những nạn nhân đã chạy thoát được,
hoặc là để bà ta di dời nạn nhân trước khi cảnh sát Liên bang Nga đột nhập
vào để giải cứu những nạn nhân. Thành ra có sự quan hệ chặt chẽ, rõ
ràng bênh vực những kẻ buôn người, tội phạm và trấn áp nạn nhân.
Tôi lấy
thêm một ví dụ nữa, rất nhiều nạn nhân trước khi lên đường về nước đã phải
ký một cái giấy xác nhận rằng cảm ơn tòa Đại sứ Việt nam đã giúp đỡ, cảm ơn
bà chủ chứa Nguyễn Thúy An đã che chở bấy lâu nay để về nước. Thật sự bấy
lâu nay, những nạn nhân này đều phải tự trả tiền túi. Trong thư cảm ơn còn
phải xác nhận chúng tôi tình nguyện sang bên này và ở lại bên Nga, trong
khi thực tế thì họ bị lường gạt và bị giam giữ, đánh đập mà không có con đường
nào để về nước, cho đến khi báo chí, dư luận, công luận khắp nơi trên thế
giới lên tiếng thì tòa Đại sứ Việt Nam bắt buộc phải hợp tác để mà đưa những
nạn nhân về nước.
Chúng
tôi biết được có một số giới chức ở tòa Đại sứ Việt Nam bên Nga đã thông
tin báo động cho bà Nguyễn Thúy An biết tận chỗ, tận nơi để đến tận nơi mà
bắt lại những nạn nhân đã chạy thoát được, hoặc là để bà ta di dời nạn nhân
trước khi cành sát Liên bang Nga đột nhập vào để giải cứu
TS Nguyễn Đình Thắng
Thanh
Quang:
Như công luận đã biết thì liên minh CAMSA bài trừ nô lệ mới đã ra tay giải
cứu rất nhiều nạn nhân từ Việt Nam mà chắc chắn là nhờ có sự hỗ trợ của giới
truyền thông và Quốc hội Hoa Kỳ. Như vậy , thưa Tiến sĩ , hiệu quả của sự
lên tiếng này ra sao?
TS
Nguyễn Đình Thắng: Trong vụ giải cứu 15 thiếu nữ vừa rồi, vai trò của
truyền thông hết sức là quan trọng. Quan trọng thứ nhất là để bắn tiếng cho
những kẻ buôn người mà chúng biết rằng những người trong đường dây này đều
được nhận thông tin đều đặn từ tòa Đại sứ Việt Nam ở Nga, bởi họ theo dõi
đài và các báo chí này kia ở Hải ngoại. Thành ra đấy là phương tiện để mà
truyền thông, chứ chúng tôi không có một phương tiện nào khác để liên lạc
được với kẻ buôn người và nạn nhân đang bị họ giam giữ.
Chúng
tôi muốn bắn tiếng rằng chúng tôi biết đích xác những con người như vậy, nạn
nhân như vậy, tên tuổi là gì , quê quán ở đâu, hình ảnh như thế nào...hiện
nay đang nằm trong tay của kẻ buôn người, và nếu ngày mai họ bị thủ tiêu
hay mất tích thì kẻ buôn người phải chịu trách nhiệm. Đó là cách đầu tiên
và quan trọng nhất để bảo vệ an toàn sinh mạng cho những nạn nhân đang bị bắt
làm con tin. Thứ hai qua những truyền thông đại chúng đó, thì tòa Đại sứ Việt
Nam ở Nga biết rằng đã bị động rồi, tất cả mọi hành động của họ đều bị đưa
lên báo chí nên họ không dám và đã không dám can thiệp, can dự vào một cách
công khai như trước nữa để bảo vệ cho thủ phạm. Thành ra vai trò những
phương tiện truyền thông rất là quan trọng .
Bên cạnh
đó, vai trò của Quốc hội Hoa Kỳ cũng rất là quan trọng, vì một mặt, họ áp lực
chính quyền Việt Nam để phải ngăn cản sự nhập cuộc và gian díu của một số
các giới chức ở tòa Đại sứ Việt Nam bên Nga trong vấn đề bảo vệ , bao che ,
chạy tội cho thủ phạm. Mặt khác, Quốc hội Hoa Kỳ đã lên tiếng với chính quyền
Liên bang Nga và Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ để nhắc nhở, đôn đốc vấn đề giải cứu
cho nạn nhân, và kế đến là truy nã và truy tố tội phạm.
Thanh
Quang:
Cảm ơn Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng rất nhiều.
Tin, bài liên quan
|
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment