Thursday, April 10, 2014

Có cần thiết phải giữ quốc tịch Việt Nam?


Có cần thiết phải giữ quốc tịch Việt Nam?

Hòa Ái, phóng viên RFA
2014-04-09

pp-305 
Hộ chiếu Việt Nam, hình minh họa.
Courtesy vietinfo

Theo quy định trong Khoản 2, điều 13 Luật Quốc Tịch mới của VN ban hành năm 2008 quy định người Việt định cư ở nước ngoài không đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam cho đến ngày 1/7/2014 thì sẽ mất quốc tịch. Cộng đồng người Việt hải ngoại quan tâm đến quy định này như thế nào và có cần thiết phải giữ quốc tịch VN hay không?

Truyền thông trong nước loan tin “Hàng triệu kiều bào có nguy cơ mất quốc tịch VN” vì Luật Quốc Tịch mới của VN quy định người Việt định cư ở nước ngoài phải đăng ký giữ quốc tịch tại các cơ quan đại diện VN ở nước ngoài cho đến 1/7/14, nếu không sẽ mất quốc tịch.
Theo số liệu thống kê của Cơ quan đại diện VN ở nước ngoài, cho đến nay, bên cạnh con số 2.055 trường hợp xin thôi quốc tịch VN, chỉ có 6.000 người làm thủ tục đăng ký trong tổng số 4,5 triệu người Việt ở nước ngoài, chỉ vào khoảng 0,13%. Các yếu tố chính yếu như ngại ảnh hưởng đến việc làm, giấy tờ cư trú, do sự tuyên truyền chống phá của một bộ phận người Việt cực đoan… được cho là nguyên nhân khiến nhiều người Việt hải ngoại không đăng ký giữ quốc tịch VN.

Có phải đây là nguyên nhân như chính quyền VN đánh giá hay không?
Vô quốc tịch làm chi? Người mình nếu vô quốc tịch, lỡ họ không cho đi ra khỏi VN, họ bảo ‘mình là người VN, không có quyền đi’, là mình chết, kẹt rồi làm sao đi qua trở lại?
- Ông Tony Nguyễn, Hoa Kỳ

Trao đổi với đài ACTD, những người Việt thuộc thế hệ di dân thứ nhất, nay hầu hết đã nghỉ hưu ở các quốc gia trên thế giới, chia sẻ phần đông trong số họ đều có cùng ước nguyện muốn trở về VN, nơi cố hương sau nhiều năm xa cách để an dưỡng tuổi già, và suy nghĩ đầu tiên đến với họ là cần phải nhập quốc tịch VN. Thế nhưng, những người Việt có nhu cầu nhập quốc tịch VN nhất lại nhận thấy không cần thiết phải làm như vậy. 

Trả lời câu hỏi “vì sao” của Hòa Ái, ông Sáu Nguyễn, định cư ở Hoa Kỳ hơn 30 năm cho biết:
“Lý do nhập quốc tịch VN mất ý nghĩa với tôi rồi. Hơn nữa tôi thấy không cần thiết. Vì sau 20 năm xa xứ tôi trở về với ý nguyện sẽ ở đó trong những ngày cuối đời, nhưng sau lần thứ 3 trở về, càng ngày tôi càng thấy tâm tình của những người thân cũng như xã hội ở tại VN không còn thích hợp với tôi”.
quoc-tich-viet-nam-250 
Bìa sách Pháp luật về Luật Quốc Tịch Việt Nam. Courtesy NXB Tư Pháp.

Cũng như ông Sáu Nguyễn, nhiều người Việt với ước mơ ấp ủ trong thời gian dài đã bị “vỡ mộng” qua những ngày trở lại. Họ có cảm giác xa lạ, lạc lõng với bối cảnh VN hiện thời, thậm chí họ bị ám ảnh mình là đối tượng bị lừa gạt dù với tư cách của một du khách hay là thành viên của một gia đình. Họ không được chào đón nơi họ được sinh ra, họ không tìm lại được những gì họ từng trân quý nơi cố quốc thì việc nhập quốc tịch chẳng còn một ý nghĩa nào đối với họ. 

Lời tâm tình của ông Sáu Nguyễn nói hộ cho nhiều người Việt hải ngoại:
“Tất cả những người thân yêu ruột thịt của tôi, chính họ làm cho tôi tan nát cõi lòng. Thành ra tôi thấy một câu nói ví von của người VN cũng rất hay là ‘đất cát lên thì tình cảm xuống’. Tình cảm gia đình của những người thân yêu không còn nữa. Và về mặt xã hội mà nói thì có những điều tôi xin tạm gọi là ‘chướng tai gai mắt’, mà mình không nói thì ấm ức, mà nói thì chắc chắn ở tù”.

Với những chính sách mà Nhà nước nói là ưu đãi, khuyến kích dành cho Việt kiều dường như vẫn không đủ đảm bảo lòng tin cho người Việt hải ngoại. Trái lại, hiện trạng về các quyền căn bản của người dân như quyền tự do ngôn luận, quyền tự do đi lại, quyền tự do lập hội…ở VN còn nhiều hạn chế và khác biệt so với các quốc gia mà người Việt đang sinh sống khiến nhiều người không thiết tha với việc nhập quốc tịch VN. 

Ông Tony Nguyễn, định cư hơn 50 năm ở Pháp Quốc lo ngại:
“Vô quốc tịch làm chi? Người mình nếu vô quốc tịch, lỡ họ không cho đi ra khỏi VN, họ bảo ‘mình là người VN, không có quyền đi’, là mình chết, kẹt rồi làm sao đi qua trở lại? Nếu mình là người VN thì Đại sứ Pháp không can thiệp. Nếu họ giữ mình ở lại, Pháp-họ nói ‘ông là người Việt thì người Việt lo chứ còn chúng tôi hết thẩm quyền để lo cho quý vị’. Đã về VN rồi thì như cá đã vào trong nước rồi”.

Lý do nhập quốc tịch VN mất ý nghĩa với tôi rồi. Hơn nữa tôi thấy không cần thiết.
- Ông Sáu Nguyễn, Hoa Kỳ

Sự lo ngại này không phải là vô căn cứ. 

Nhiều người lập luận rằng một người Việt hải ngoại một khi có quốc tịch VN sẽ được hưởng đầy đủ quyền lợi của một công dân nước “Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam” trong mọi lãnh vực, đặc biệt trong lãnh vực kinh tế-nếu người đó là một nhà đầu tư. 

Tuy nhiên, câu chuyện của những doanh nhân người nước ngoài gốc Việt về VN kinh doanh như ông Trịnh Vĩnh Bình-quốc tịch Hà Lan, ông Nguyễn Gia Thiều, quốc tịch Pháp, phải chịu án tù trong nhiều năm vì bị cáo buộc các tội buôn lậu, trốn thuế, đầu tư bất động sản trái phép gây nhiều nghi vấn cho những người Việt hải ngoại muốn làm ăn kinh doanh tại VN, nhất là những người thuộc thế hệ 1,5 và thế hệ thứ 2.

Trong khi Cục trưởng Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực thuộc Bộ Tư pháp kiến nghị cần đơn giản hóa hơn nữa thủ tục đăng ký và tích cực vận động công dân VN tôn vinh quốc tịch VN cùng đề nghị của Ủy ban Pháp luật Quốc hội là Bộ Tư pháp khẩn trương trình Chính phủ và báo cáo Quốc hội để kịp sửa Luật Quốc tịch trong kỳ họp Quốc hội tháng 5 tới đây thì cộng đồng người Việt hải ngoại không mặn mà quan tâm họ sẽ có nguy cơ bị mất quốc tịch VN sau ngày 1/7 năm nay. Bởi vì, theo họ, cố hương không còn là một miền đất lành thì chim có về cội cũng không còn ý nghĩa.



No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Lisa Pham Vấn Đáp official-12/11/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link