CPJ kêu gọi Việt Nam
ngưng dùng tù nhân chính trị làm con tin
·
·
·
Tin liên hệ
CỠ CHỮ
11.04.2014
Ủy ban Bảo vệ Ký giả quốc tế (CPJ) kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam
ngưng bắt giữ tù nhân chính trị làm con tin để đổi lấy những sự nhượng bộ từ
quốc tế về kinh tế hay quân sự.
Lời kêu gọi được đưa ra vài ngày sau khi nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng Cù Huy Hà Vũ được Việt Nam phóng thích cho sang Mỹ trị bệnh.
Lời kêu gọi được đưa ra vài ngày sau khi nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng Cù Huy Hà Vũ được Việt Nam phóng thích cho sang Mỹ trị bệnh.
CPJ kêu gọi Việt Nam
ngưng dùng tù nhân chính trị làm con tin
- Danh mục
- Tải
Trong cuộc trao đổi với VOA Việt ngữ hôm 11/4, ông Bob Dietz, Điều
phối viên Chương trình Châu Á của CPJ, nói dù hoan nghênh việc tiến sĩ luật Hà
Vũ được trả tự do, nhưng Ủy ban Bảo vệ Ký giả rất lo ngại trước chính sách tiếp
diễn của Hà Nội: bắt giam, đàn áp, ngược đãi các nhà bất đồng chính kiến, các
nhà hoạt động dân chủ, hay những người chỉ trích nhà nước và dùng họ như những
con cờ để đổi chác với quốc tế.
“Thật hết sức đáng quan ngại khi nhà cầm quyền Việt Nam cầm giữ chính người dân nước mình như những con tin để đổi lấy những sự nhượng bộ nào đó từ các nước.”
Ông Dietz nói giữa lúc hai nước Việt-Mỹ chưa tiết lộ rõ ràng các nguyên nhân trong vụ phóng thích tiến sĩ Hà Vũ, có thể suy đoán rằng đây có lẽ là kết quả của một thỏa thuận nào đó giữa đôi bên dựa vào thực tế những gì diễn ra trước nay.
Không ít trường hợp các nhà hoạt động hay các tù nhân lương tâm trước đây từng được đề nghị trả tự do với điều kiện họ đồng ý rời khỏi nước, như trường hợp của luật sư Lê Thị Công Nhân, luật sư Bùi Kim Thành, hay nhà văn Trần Khải Thanh Thủy.
Hoa Kỳ luôn đặt vấn đề nhân quyền làm trọng tâm trong các mối quan hệ với Việt Nam trong khi Hà Nội đang ngày càng cần sự hỗ trợ của Mỹ về nhiều mặt kể cả quân sự và kinh tế, đặc biệt giữa bối cảnh tranh chấp Biển Đông căng thẳng với Trung Quốc và các cuộc thương lượng Hiệp định Đối tác Tự do Thương mại Xuyên Thái Bình Dương TPP do Hoa Kỳ dẫn đầu với sự tham gia của 12 quốc gia.
Điều phối viên chương trình Châu Á của CPJ Bob Dietz nói việc Việt Nam chỉ đồng ý trả tự do cho tù nhân lương tâm Đinh Đăng Định trong những ngày cuối đời ông chống chọi với căn bệnh ung thư là một hành động vô nhân đạo. Đó là chưa kể đến, vẫn theo lời ông, tình trạng các tù nhân lương tâm đang bị giam cầm tại Việt Nam bị ngược đãi, bị hành hạ và các nhà hoạt động luôn bị công an sách nhiễu, đàn áp.
“Thật hết sức đáng quan ngại khi nhà cầm quyền Việt Nam cầm giữ chính người dân nước mình như những con tin để đổi lấy những sự nhượng bộ nào đó từ các nước.”
Ông Dietz nói giữa lúc hai nước Việt-Mỹ chưa tiết lộ rõ ràng các nguyên nhân trong vụ phóng thích tiến sĩ Hà Vũ, có thể suy đoán rằng đây có lẽ là kết quả của một thỏa thuận nào đó giữa đôi bên dựa vào thực tế những gì diễn ra trước nay.
Không ít trường hợp các nhà hoạt động hay các tù nhân lương tâm trước đây từng được đề nghị trả tự do với điều kiện họ đồng ý rời khỏi nước, như trường hợp của luật sư Lê Thị Công Nhân, luật sư Bùi Kim Thành, hay nhà văn Trần Khải Thanh Thủy.
Hoa Kỳ luôn đặt vấn đề nhân quyền làm trọng tâm trong các mối quan hệ với Việt Nam trong khi Hà Nội đang ngày càng cần sự hỗ trợ của Mỹ về nhiều mặt kể cả quân sự và kinh tế, đặc biệt giữa bối cảnh tranh chấp Biển Đông căng thẳng với Trung Quốc và các cuộc thương lượng Hiệp định Đối tác Tự do Thương mại Xuyên Thái Bình Dương TPP do Hoa Kỳ dẫn đầu với sự tham gia của 12 quốc gia.
Điều phối viên chương trình Châu Á của CPJ Bob Dietz nói việc Việt Nam chỉ đồng ý trả tự do cho tù nhân lương tâm Đinh Đăng Định trong những ngày cuối đời ông chống chọi với căn bệnh ung thư là một hành động vô nhân đạo. Đó là chưa kể đến, vẫn theo lời ông, tình trạng các tù nhân lương tâm đang bị giam cầm tại Việt Nam bị ngược đãi, bị hành hạ và các nhà hoạt động luôn bị công an sách nhiễu, đàn áp.
“Chúng tôi rất quan tâm đến thực trạng vẫn còn rất nhiều tù
nhân chính trị đang bị lao tù tại Việt Nam vì các hoạt động tương tự như tiến
sĩ Hà Vũ mà không thấy Hà Nội có động thái nào tiến tới việc trả tự do cho họ.”
Trong số những tù nhân đang bị giam cầm tại Việt Nam được CPJ đặc biệt chú ý có trường hợp của blogger Điếu Cày (Nguyễn Văn Hải), người đang được CPJ mở các cuộc vận động trong đó có một chiến dịch thỉnh nguyện thư với hàng chục ngàn chữ ký gửi tới giới lãnh đạo Việt Nam.
Ông Dietz cho hay CPJ hiện có danh sách 18 blogger đang bị cầm tù tại Việt Nam không phải vì nội dung các bài viết của họ, mà vì chính sách độc đoán của nhà cầm quyền, hoàn toàn không dung chấp bất cứ một ý kiến đối lập nào. Ông Dietz nói chính sách này đi ngược lại với các nhân quyền căn bản được quốc tế công nhận và các cam kết của Việt Nam, nhất là trong cương vị thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc hiện nay.
Trong số những tù nhân đang bị giam cầm tại Việt Nam được CPJ đặc biệt chú ý có trường hợp của blogger Điếu Cày (Nguyễn Văn Hải), người đang được CPJ mở các cuộc vận động trong đó có một chiến dịch thỉnh nguyện thư với hàng chục ngàn chữ ký gửi tới giới lãnh đạo Việt Nam.
Ông Dietz cho hay CPJ hiện có danh sách 18 blogger đang bị cầm tù tại Việt Nam không phải vì nội dung các bài viết của họ, mà vì chính sách độc đoán của nhà cầm quyền, hoàn toàn không dung chấp bất cứ một ý kiến đối lập nào. Ông Dietz nói chính sách này đi ngược lại với các nhân quyền căn bản được quốc tế công nhận và các cam kết của Việt Nam, nhất là trong cương vị thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc hiện nay.
Ông Dietz nhấn mạnh vấn đề không phải là bao nhiêu tù nhân lương
tâm được thả mà là đến bao giờ Hà Nội chịu từ bỏ các hành vi đàn áp nhân quyền
đã và đang được tận dụng triệt để vì nhiều mục đích khác nhau.
Ông Dietz cho hay CPJ sẽ tiếp tục các nỗ lực mạnh mẽ, cố gắng thuyết phục Hà Nội thay đổi cách hành xử với những nhà hoạt động hay những tiếng nói phê phán nhà nước vì sự tiến bộ của xã hội và vì quyền con người.
Ông nói xuất khẩu tù nhân lương tâm để đổi lấy quyền lợi không phải là cách phát triển hay thay đổi lành mạnh cho đất nước Việt Nam và Hà Nội cần phải chấm dứt những chính sách đó.
“Nếu Việt Nam tiến tới vị trí một thị trường mở cửa hiện đại, thì cách hành xử vi phạm nhân quyền như thế hòan toàn không phù hợp chút nào. Hà Nội dù sớm hay muộn phải đảo ngược các chính sách đàn áp kiểu này. Họ phải tự coi lại và tự quyết định cho mình.”
Ông Dietz cho hay CPJ sẽ tiếp tục các nỗ lực mạnh mẽ, cố gắng thuyết phục Hà Nội thay đổi cách hành xử với những nhà hoạt động hay những tiếng nói phê phán nhà nước vì sự tiến bộ của xã hội và vì quyền con người.
Ông nói xuất khẩu tù nhân lương tâm để đổi lấy quyền lợi không phải là cách phát triển hay thay đổi lành mạnh cho đất nước Việt Nam và Hà Nội cần phải chấm dứt những chính sách đó.
“Nếu Việt Nam tiến tới vị trí một thị trường mở cửa hiện đại, thì cách hành xử vi phạm nhân quyền như thế hòan toàn không phù hợp chút nào. Hà Nội dù sớm hay muộn phải đảo ngược các chính sách đàn áp kiểu này. Họ phải tự coi lại và tự quyết định cho mình.”
Ủy ban Bảo vệ Ký giả CPJ nêu rõ các vụ phóng thích tù nhân lương
tâm như vụ tiến sĩ Hà Vũ không xoa dịu được nỗi đau của các blogger và các ký
giả độc lập đang bị đàn áp tại Việt Nam kể cả trong lẫn ngoài tù cũng như không
giúp được thân nhân của họ thoát khỏi cảnh bị công an sách nhiễu hằng ngày.
Ông Dietz khuyến cáo các thỏa thuận, nếu có, giữa Việt Nam với các nước trong việc phóng thích tù nhân lương tâm sẽ tạo ra một xu hướng rất tiêu cực vì Hà Nội sẽ tiếp diễn chính sách đàn áp của mình khi thấy rằng nó mang lại cho họ một số kết quả như mong đợi.
CPJ kêu gọi cộng đồng quốc tế bên cạnh việc thúc đẩy Việt Nam trả tự do cho tù nhân lương tâm, hãy chú ý hơn nữa đến việc áp lực họ ngưng bóp nghẹt quyền tự do ngôn luận và thôi giam cầm những tiếng nói chỉ trích nhà nước.
CPJ nói thế giới cần tiếp tục có những nỗ lực đáng kể và hiệu quả hơn giúp Hà Nội cải thiện thành tích nhân quyền bị lên án gay gắt.
Theo thống kê của Ủy ban Bảo vệ Ký giả có trụ sở tại Mỹ, Việt Nam là nhà tù lớn thứ năm trên thế giới giam cầm ký giả. Tổ chức Phóng viên Không biên giới đặt tại Pháp xếp Việt Nam là nhà lao lớn thứ nhì trên toàn cầu giam cầm blogger và những người thể hiện quan điểm bất đồng với nhà nước trên mạng, chỉ sau Trung Quốc.
Việt Nam nói chỉ có những người vi phạm pháp luật mới bị xử lý, không có tù nhân lương tâm hay tù nhân chính trị.
Ông Dietz khuyến cáo các thỏa thuận, nếu có, giữa Việt Nam với các nước trong việc phóng thích tù nhân lương tâm sẽ tạo ra một xu hướng rất tiêu cực vì Hà Nội sẽ tiếp diễn chính sách đàn áp của mình khi thấy rằng nó mang lại cho họ một số kết quả như mong đợi.
CPJ kêu gọi cộng đồng quốc tế bên cạnh việc thúc đẩy Việt Nam trả tự do cho tù nhân lương tâm, hãy chú ý hơn nữa đến việc áp lực họ ngưng bóp nghẹt quyền tự do ngôn luận và thôi giam cầm những tiếng nói chỉ trích nhà nước.
CPJ nói thế giới cần tiếp tục có những nỗ lực đáng kể và hiệu quả hơn giúp Hà Nội cải thiện thành tích nhân quyền bị lên án gay gắt.
Theo thống kê của Ủy ban Bảo vệ Ký giả có trụ sở tại Mỹ, Việt Nam là nhà tù lớn thứ năm trên thế giới giam cầm ký giả. Tổ chức Phóng viên Không biên giới đặt tại Pháp xếp Việt Nam là nhà lao lớn thứ nhì trên toàn cầu giam cầm blogger và những người thể hiện quan điểm bất đồng với nhà nước trên mạng, chỉ sau Trung Quốc.
Việt Nam nói chỉ có những người vi phạm pháp luật mới bị xử lý, không có tù nhân lương tâm hay tù nhân chính trị.
Quyền của nhà báo sao lại phải xin?
Luật sư Trần Hồng Phong (Một Thế
Giới) - Gần đây, dư luận
báo chí phản ánh việc Tòa án nhân dân Tối cao (TANDTC) đang dự thảo một Thông
tư quy định về nội quy phiên tòa. Theo đó có quy định “mới” là khi nhà báo dự
phiên tòa xét xử thì phải xin phép và phải được chủ tọa hay lãnh đạo tòa án
chấp thuận.
Mới đây nhất lại có báo đưa tin nhà báo sẽ chỉ
cần xuất trình thẻ nhà báo, không phải xin phép nữa. Tuy nhiên, quy định chính
thức sẽ như thế nào thì vẫn chưa có.
Trước hết, người ta chỉ xin cái gì không phải
của mình, không thuộc quyền của mình. Còn cái gì pháp luật đã quy định là quyền
của công dân, quyền của nhà báo, thì không cần phải xin và cũng không ai có
quyền “cho”, không ai có quyền đứng trên pháp luật.
Đơn cử như trong Hiến pháp quy định công dân có
quyền kinh doanh, thì Luật doanh nghiệp quy định về thủ tục đăng ký thành lập
doanh nghiệp. Tôi nhấn mạnh từ “đăng ký”, chứ không phải là “xin - cho”. Nếu hồ
sơ đầy đủ, đúng quy định, thì cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có nghĩa vụ bắt
buộc phải cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho người đăng ký.
Theo quy định tại Hiến pháp và pháp luật tố tụng
(dân sự, hình sự...), mọi phiên tòa đều được xét xử công khai, người dân bất kể
ai đều có quyền tham dự. Còn trong Luật báo chí thì quy định rõ nhà báo được
tác nghiệp, đưa tin phản ánh các sự kiện xã hội, các phiên tòa xét xử...
Như vậy, việc nhà báo tham dự phiên tòa và tác
nghiệp là quyền (cũng là trách nhiệm) của nhà báo, pháp luật quy định rõ ràng.
Và do vậy, việc ngành tòa án “đẻ” ra quy định xin – cho đối với nhà báo khi
tham dự phiên tòa là trái quy định, ảnh hưởng và hạn chế quyền hành nghề của
nhà báo, quyền được biết thông tin của xã hội.
Theo tôi nghĩ, chỉ cần quy định đơn giản là nhà
báo khi tham dự phiên tòa thì phải “thông báo” hay “đăng ký” với tòa. Mục đích
là để tòa biết và hỗ trợ (nếu có). Còn nếu nhà báo nào muốn tác nghiệp theo
kiểu giống như một công dân bình thường, ngồi dự khán và ghi chép, thì cũng
không cần phải đăng ký hay thông báo gì cả.
Vấn đề quan trọng ở đây là nhà báo tác nghiệp
tại tòa phải bảo đảm không ảnh hưởng đến trật tự phiên tòa, không xâm hại đến
quyền và lợi ích hợp pháp của người khác (các đương sự, bị cáo) và nếu được tạo
điều kiện thuận lợi hơn thì càng tốt.
Chính vì vậy, thiết nghĩ nội quy phiên tòa phải
quy định rõ và thống nhất trên toàn quốc việc tác nghiệp của nhà báo. Chẳng hạn
như: không được đi lại, chụp ảnh trong khi đang xét xử, được đặt máy ghi âm ở
đâu, khu vực tác nghiệp của nhà báo trong phòng xử...
Trước đây phiên tòa xét xử vụ án Năm Cam, tòa
cho phép nhà báo vào chụp ảnh 15 phút đầu giờ xử mỗi ngày, đây là một quy định
theo tôi đáng được nhân rộng.
Thực tế hiện nay tại nhiều phiên tòa các nhà báo
đi qua đi lại, chỉa máy ảnh vào mặt đương sự hay bị cáo, chụp cảnh bị cáo khóc,
cười v.v... nhiều khi rất phản cảm và thực tế đã xâm hại quyền của cá nhân đối
với hình ảnh của họ, thậm chí ảnh hưởng đến uy tín, danh dự công dân.
Cũng cần nói thêm là việc chụp ảnh tại phiên tòa
nên được quy định chặt chẽ hơn và phải phù hợp với quy định tại Bộ luật dân sự.
Về nguyên tắc, không ai được phép sử dụng hình ảnh cá nhân của người khác nếu
người đó không đồng ý.
Do vậy, chúng ta cần phải hướng đến quy định
không cho phép chụp ảnh tại phiên tòa. Nhà báo có thể chụp ảnh bị cáo, đương
sự, nhưng nên chụp bên ngoài phòng xử án. Nhiều nước trên thế giới cấm chụp ảnh
tại phiên tòa.
* Ảnh: Quang cảnh phiên tòa công an dùng nhục
hình đánh chết người ở Tuy Hòa, Phú Yên.
Khi
những chiếc đũa trở thành một bó
Mặc Lâm,
biên tập viên RFA
2014-04-07
2014-04-07
Lễ tang thầy giáo Đinh Đăng
Định tại DCCT Sài Gòn hôm 06/04/2014.
Courtesy Blog Quê Choa
Đám tang thầy giáo Đinh Đăng Định đã hoàn tất
vào ngày hôm nay tuy nhiên hình ảnh của những ngày qua cho thấy người thầy giáo
này đã chiếm được lòng tin yêu của bạn bè, đồng đội thậm chí ngay cả những
người chỉ biết ông qua mạng xã hội cũng tỏ lòng tiếc thương. Điều gì đã tạo ra
một đám tang trang nghiêm và không bị sách nhiễu ấy?
Mức
ảnh hưởng khó tưởng tượng
Khi quan tài của thầy giáo Đinh Đăng Định được
chuyển từ Nhà nguyện Đức Mẹ Thăm Viếng đến Dòng Chúa Cứu Thế tại đường Kỳ Đồng
thì người trong cuộc nghĩ rằng đám tang thầy Định sẽ gặp rất nhiều phiền phức.
Thế nhưng khi các linh mục DCCT mạnh mẽ khẳng định rằng sẵn sàng đối đầu với
bất kỳ việc phá rối nào, thậm chí đã có tuyên bố nếu bắt được công an viên nào
đến phá rối, cộng đồng Công giáo ở đây sẽ bắt giữ, và chỉ thả ra sau khi tang
lễ hoàn tất thì hình như mọi việc đã trở nên khá bình thường.
Người tới viếng thăm bất kể là ai không bị chất
vấn, ngăn cản hay theo dõi, hù dọa. Trước cửa nhà thờ không thấy côn đồ lảng
vảng và tất cả mọi vòng hoa phúng điếu đều không bị xé bỏ tên người gửi như
từng xảy ra tại nhiều tang lễ của những nhà bất đồng chính kiến khác trong quá
khứ.
Những vòng hoa ấy nói lên rất nhiều điều vì nó
đại diện cho hàng chục tổ chức, hội đoàn mà đa số đều là những tổ chức không
được nhà nước cho phép. Chỉ duy nhất một vòng hoa nằm ngoài sự khó chịu của nhà
nước được gửi đến rất sớm là của Tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại Việt Nam.
Anh ra đi rất thanh thản. Vâng anh đã thứ tha
cho tất cả những kẻ đã gây ra không biết bao nhiêu khổ đau cho anh và cho gia
đình anh.
-HT Thích Không Tánh
-HT Thích Không Tánh
Đám tang của một thầy giáo nhưng mức ảnh hưởng
của nó khó tưởng tượng ra được khi có ít nhất một ngàn người viếng thăm và hàng
trăm người đã theo chân quan tài tới nơi hỏa táng. Thân nhân ruột thịt của thầy
Đinh Đăng Định vỏn vẹn chỉ có 6 người đàn bà gồm vợ, ba con gái, một chị, một
người em gái từ Bắc vào chịu tang. Sáu người đàn bà dắt díu nhau, xiêu vẹo
chung quanh quan tài nhưng họ cảm thấy ấm áp lạ lùng vì bao vây họ là sự cảm
thông sâu đậm của người tới thăm.
Họ là những dân oan, những bạn tù, những người ý
thức sự suy sụp của một nền chính trị độc tôn. Họ là tín đồ các tôn giáo bị áp
bức từ miền bắc như người H’Mông, từ miền Nam như Phật Giáo Hòa Hảo, Cao Đài,
từ Tây nguyên như Tin Lành Mennonite… họ như những chiếc đũa rời rạc khắp nơi
đổ về tang lễ và tại đây trước di ngôn của người thầy giáo hiền lành này đã
biến tất cả thành một bó đũa.
Có lẽ điều làm cho mọi người xúc động nhất là di
ngôn của người từng bị tù đày, đàn áp, đối xử bất công đến chết được trịnh
trọng đặt trước quan tài, đó là: “Không được giữ lòng thù hận, chúng ta
không phải là kẻ thù của nhau”.
Nhìn những vòng hoa vây kín chung quanh quan tài
với những cái tên như Phụ Nữ Vì Nhân Quyền, CLB No-U, CLB Hoa Mai, Phật Giáo
Hòa Hảo, Tin lành Mennonite, Con Đường Việt Nam, Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ, Diễn Đàn
Xã Hội Dân Sự, Bauxite Việt Nam, Dân Làm Báo, Radio Chân Trời Mới, hội Dân Chủ
Miền Trung. . .người ta khó thể tin rằng nơi đây đang tập trung hầu hết các tổ
chức, thành viên tranh đấu cho nhân quyền, tự do dân chủ nổi tiếng khắp nước và
cả hải ngoại đã xuất hiện ngay tại trung tâm của thành phố.
Hòa thượng Thích Không Tánh của chùa Liên Trì
đại diện cho Hội Cựu tù nhân lương tâm đã đọc một bài điếu văn cảm động và đầy
lửa đấu tranh. Khó thể tin được những lời lẽ như thế có thể công khai tại thành
phố mang tên bác:
Lễ tang thầy giáo Đinh Đăng Định tại DCCT Sài
Gòn hôm 06/04/2014. Courtesy Blog Quê Choa.
“Anh ra đi rất thanh thản. Vâng anh đã thứ tha cho tất cả những kẻ
đã gây ra không biết bao nhiêu khổ đau cho anh và cho gia đình anh. Trong thời
gian nằm chữa trị tại bệnh viện sức đã suy nhiều nhưng anh đã nhanh chóng tình
nguyện góp sức cùng góp phần sáng lập hội Cựu tù nhân lương tâm. Một sáng lập
viên đặc biệt của hội, chúng tôi xin kính cẩn nghiêm mình bái phục trước vong
linh của anh, người chiến sĩ bất khuất can trường đấu tranh cho tự do dân chủ
của đồng bào, cho công lý và an sinh của đất nước.
Anh, không bao giờ khuất phục trước tà quyền. Anh, là biểu tượng
của sự dứt khoát đoạn tuyệt nhất với chủ nghĩa, chế độ cộng sản. Anh, là một
tấm gương sáng trong sự nghiệp đấu tranh cho tổ quốc Việt Nam ngày hôm nay. Anh
đã làm xong bổn phận trọn hiếu với người con Mẹ Việt Nam.
Trước khi ra đi anh vẫn còn cố thu chút hơi tàn
nhắc nhở chúng tôi hãy quan tâm đến cương vị chung đó là cuộc đấu tranh chống
lại chế độ độc tài cộng sản. Vâng, thưa anh chúng tôi sẽ ghi lòng tạc dạ.”
Đồng cảm và đoàn kết
Ông Lưu Trọng Kiệt người có mặt từ đầu nhận xét
về đám tang của thầy Đinh Đăng Định:
“Theo nhận xét của tôi thì đám ma của thầy Đinh Đăng Định được rất
nhiều sự quan tâm của công chúng. Tất cả những người đấu tranh dân chủ, sinh
viên học sinh trẻ họ ý thức được, thứ hai nữa giáo dân ở Sài Gòn họ nghe thông
tin của thầy trên mạng nên họ tới thăm rất nhiều. Chúng tôi rất hãnh diện khi
có một anh em đấu tranh cho dân chủ mà được rất nhiều công dân Việt Nam họ quan
tâm tới.
Đạo Hòa Hảo, Cao Đài, anh em H’Mông tại miền Bắc, một số anh em
đấu tranh dân chủ miền Bắc họ đã đồng cảm với nhau và thấy rằng nều đoàn kết
lại thì đây là một sức mạnh.”
Từ Hà Nội blogger Nguyễn Lân Thắng cũng vào tận
Sài gòn để thăm người tù này, anh cho biết:
“Thầy Đinh Đăng Định là một nhà giáo rất nghèo ở vùng thôn quê. Sự
hy sinh của thầy rất to lớn. Em là một trong những người ký vào bản tuyên bố
bauxite và 14 ngàn người đã ký vào bản tuyên bố đó cho nên khi thầy bị nạn như
thế thì lương tâm và trách nhiệm mình cảm thấy rằng phải có mặt trong đám tang
của thầy để chia sẻ, động viên gia đình và cũng khẳng định uy tín của mình
trong vấn đề bauxite.”
Giảng viên Phạm Minh Hoàng, đảng viên đảng Việt
Tân một cựu tù nhân lương tâm chia sẻ:
Cái đám tang này nó đặc biệt là bởi nó tập trung
rất nhiều hội đoàn tổ chức hoạt động chính trị cả trong và ngoài nước. Rất
nhiều nhóm xã hội dân sự tham gia vào đám tang này.
-Blogger Nguyễn Lân Thắng
-Blogger Nguyễn Lân Thắng
“Trước tiên tôi nghĩ tôi tới thăm thầy Định với tư cách là một con
người, thứ hai là một đồng nghiệp mặc dù chúng tôi không làm việc chung với
nhau, thứ ba nữa là một người từng ở tù thì tôi nghĩ ba yếu tố đó cũng đủ cho
tôi đến thăm thầy Định đó là chưa kể tình cảm thầy Định đã dành cho tôi lúc
thầy còn sống. Tôi rất xúc động lúc nhìn di ảnh của thầy vẽ ra trước mặt tôi một
người đã nằm xuống bởi vì những suy nghĩ những đóng góp của thầy mà cho đến
ngày hôm nay ai cũng phải công nhận điều thầy nói là đúng.
Báo chí trong tuần qua họ đã khẳng định chuyện bauxite lỗ hằng
trăm triệu đô và không biết cái lỗ này nó sẽ chấm dứt vào lúc nào nữa. Khi tôi
đốt nén nhang tôi thấy trước mặt mình một người đã nằm xuống vì suy nghĩ của họ
thì tôi cảm thấy phải tiếp tục làm cái chuyện mà thầy đã làm không trọn vẹn.”
Không như các đám tang trước đây của những người
đấu tranh, đám tang của thầy giáo Đinh Đăng Định hoàn toàn yên ắng và sự bình
an này được anh Nguyễn Lân Thắng lý giải:
“Cái đám tang này nó đặc biệt là bởi nó tập trung rất nhiều hội
đoàn tổ chức hoạt động chính trị cả trong và ngoài nước. Rất nhiều nhóm xã hội
dân sự tham gia vào đám tang này. Vấn đề ở đây khiến họ không dám đàn áp đám
tang này vì chính nghĩa, việc thầy Đinh Đăng Định đã làm. Rồi hậu quả của dự án
Bauxite nó đã sờ sờ ra và tất cả mọi người đều biết nên có lẽ họ e ngại họ
không tích cực đàn áp.”
Ông Lưu Trọng Kiệt bổ túc thêm những ghi nhận
của mình về cách mà công an và an ninh thành phố âm thầm theo dõi nhưng không
có động tác đối phó nào:
“Đúng ra đám ma thầy Đinh Đăng Định có rất nhiều an ninh mặc
thường phục chứ không phải là không có, rất là nhiều, nhưng họ chỉ đứng quay
phim và nhìn thôi vì họ thấy dân chúng, giáo dân rất đông, từ trong nhà thờ đi
ra với máy quay phim, chụp hình của anh em đều đặt vào đám ma của thầy Định.
Công an giao thông cũng kè theo hai ba chiếc xe mô tô. Mỗi một ngã tư đều có từ
4 tới 6 cảnh sát giao thông hết. Tới ngay lò thiêu thì cỡ chừng trên 100 nhưng
họ không có động thái gì hết. Mình vẫn ôn hòa chứ không làm điều gì cho người
ta phiền phức. Đây là một điều rất tốt khi không gây khó khăn trong một đám
tang như vậy.”
Sự yên ắng ấy còn một cách lý giải khác, khi
những chiếc đũa đã gom thành bó thì muốn hay không muốn người ta cũng khó mà bẻ
gãy.
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment