Monday, April 7, 2014

UKRAINE CAN ĐẢM KHÁNG CHIẾN VỚI HỖ TRỢ CỦA NATO


NHỮNG NHẬN ĐỊNH THEO DÒNG THỜI SỰ:

UKRAINE CAN ĐẢM KHÁNG CHIẾN
VỚI HỖ TRỢ CỦA NATO

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 27.03.2014. Cập nhật 03.04.2014

Cập nhật 03.04.2014:

Đây là cuộc đối chọi giữa vũ khí quân sự của Putin và vũ khí Tài chánh/ Kinh tế. Hiện nay, hệ quả cho Tài chánh/ Kinh tế Nga đang đang đi đến chỗ xấu. Chúng tôi cập nhật bài này với những nhận định sau đây từ Ngân Hàng Thế giới :
World Bank: Kinh tế Nga có thể co cụm vì vụ khủng hoảng Crimea Ngân hàng Thế giới vừa kết luận rằng nền kinh tế vốn đang yếu của Nga có thể sẽ suy giảm đáng kể trong năm nay nếu vụ đối đầu của Moscow với phương Tây về việc sáp nhập Crimea trở nên căng thẳng hơn.
Trong một phúc trình vừa được phổ biến hôm nay, thứ Tư, Ngân hàng Thế giới nói rằng nền kinh tế của Nga có thể co cụm 1,8% trong năm 2014 và các nhà đầu tư có thể rút một khoản tiền kỷ lục là 150 tỉ đôla ra khỏi Nga.
Ngân hàng Thế giới, hay World Bank, định chế tài chánh quốc tế có trụ sở ở Washington, nói rằng  “vấn đề về niềm tin còn tồn đọng” đối với nền kinh tế Nga nay trở thành một “cuộc khủng hoảng niềm tin” và đã “phơi bày một cách rõ ràng” sự yếu kém của nước này.
World Bank nói rằng họ ước đoán “rủi ro chính trị sẽ trở thành vấn đề chính trong ngắn hạn” sau các biện pháp chế tài kinh tế ban đầu do Hoa Kỳ và Liên hiệp Âu châu áp dụng đối với những nhà lập pháp chính của Nga và các cố vấn có liên hệ với Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Phương Tây dọa sẽ áp dụng thêm những biện pháp cứng rắn hơn, nếu Nga tiến sâu hơn vào Ukraine sau khi đã chiếm quyền kiểm soát bán đảo Crimea và tuyên bố bán đảo này là thuộc chủ quyền của Nga.
Ngân hàng Thế giới nói rằng nếu tình trạng đối đầu Nga-Ukraine leo thang căng thẳng, “chưa biết chắc chuyện gì sẽ nổi lên liên quan đến các biện pháp chế tài mà phương Tây sẽ đưa ra, và Nga sẽ đáp lại.”  Tổ chức này nói rằng leo thang căng thẳng chính trị “sẽ làm suy yếu thêm nữa sự tin tưởng và làm sút giảm các hoạt động đầu tư.”
Phúc trình này nói rằng bất kể vấn đề tranh chấp về Crimea sẽ diễn tiến thế nào, Nga sẽ lãnh nhận rủi ro “bị đặt vào tình trạng khủng hoảng” trong quản lý nền kinh tế.
Ngân hàng Thế giới nói ước tính kinh tế suy giảm 1,8% là “tình huống rủi ro cao.”  Nhưng World Bank cũng nói rằng cho dù cuộc đối đầu Crimea không kéo dài đi nữa, thì nền kinh tế của Nga cũng chỉ tăng trưởng được 1,1% trong năm nay, tức chỉ đạt một nửa con số ước tính được đưa ra hồi tháng 12.
Nga ước tính các nhà đầu tư đã rút 70 tỉ đôla ra khỏi Nga trong 3 tháng đầu năm nay, so với 63 tỉ đôla của suốt năm ngoái.
Trong đánh giá với các giả định bi quan nhất, Ngân hàng Thế giới nói rằng khoảng 150 tỉ đôla sẽ bị rút ra khỏi nền kinh tế Nga trong năm nay, và khoảng 80 tỉ đôla trong năm tới.”

oOo

Putin dùng sức mạnh quân sự để cưỡng chiếm Crimea. Phản ứng của Tây phương Liên Au và Hoa kỳ không sử dụng sức mạnh quân sự để phản công vì việc chạm trán quân sự có thể lan rộng sang việc tàn phá lớn như Thế chiến thứ III với sức mạnh nguyên tử có sẵn từ hai phía. Tây phương chỉ nhằm đánh vào tử huyệt Tài chánh/Thương mại/Kinh tế Nga đang suy trầm.
Việc phản ứng quân sự để dành cho Ukraine dưới dạng KHÁNG CHIẾN bảo vệ lãnh thổ với sự yểm trợ của NATO cho Ukraine. Như vậy nếu có đụng độ quân sự với Nga, thì chiến tranh hạn hẹp lại  giữa KHÁNG CHIẾN Ukraine và XÂM LĂNG Nga.

Những phản công Tây phương mới nhất về Tài chánh
và những hệ quả đang diễn ra cho  Kinh tế Nga

Phản công của Tây phương theo từng đợt từ nhẹ đến nặng theo thái độ còn tiếp tục leo thang quân sự của Putin hay không. Những phản công từ đầu cho đến những cuộc họp thượng đỉnh của Liên Au và mới đây giữa Hoa kỳ và Liên Au như sau:

*       Phong tỏa Tài sản và không cho Visa:
=>       "Danh sách đen" gồm 8 nhà lãnh đạo Crimea :
(1)       Thủ tướng Sergei Aksyonov ,
(2)       Quốc hội loa Vladimir Konstantinov ,
(3)       Phó Thủ tướng Rustam Temirgaliyev ;
(4)       Tư lệnh Hải quân Denis Berezovsky tại Crimean ;
(5)       Thị trưởng thành phố Sevastopol Alexei Chalyi ;
(6)       An ninh trưởng Pyotr Zima ;
(7)       Yuri Zherebtsov , phát ngôn nhân, cố vấn của Hội đồng Nhà nước ( Quốc hội ) tại Crimean.
(8)       Sergei Tsekov , lãnh đạo cộng đồng Nga tại Crimea.
=>       Danh sách bao gồm 13 người Nga :
(1)       Viktor Zero, người đứng đầu Ủy ban Quốc phòng Hội đồng Liên bang Nga ;
(2)        Vladimir Dzhabarov , Phó chủ tịch thứ nhất của Ủy ban Hội đồng Liên bang về các vấn đề quốc tế;
(3)       Andrei Klishas , người đứng đầu Ủy ban Pháp chế Hiến Pháp - Hội đồng Liên bang Nga ;
(4)       Nikolai Ryzhkov , một đại diện của khu vực Belgorod của Nga tại Hội đồng Liên bang ;
(5)       Evgeny Bushmin , Phó ngôn nhân của Hội đồng Liên bang Nga ;
(6)        Alexander Totoonov , một thành viên của Ủy ban Hội đồng Liên bang Khoa học , Giáo dục, Chính sách Văn hóa và Thông tin Nga;
(7)        Oleg Panteleyev , Phó chủ tịch thứ nhất của Ủy ban Liên đoàn hội đồng Quy chế Tổ chức và Hoạt động Quốc hội Nga;
(8)        Sergei Mironov , lãnh đạo của đảng Chính Đảng Nga tại Duma Quốc gia Nga của Hội đồng Liên bang Nga ;
(9)       Sergei Zheleznyak, Phó phát ngôn nhân tại Duma;
(10)     Leonid Slutsky, người đứng đầu Ủy ban Duma Quốc gia cho CIS ngoại giao.
(11)     Phó Đô đốc Alexander Vitko , chỉ huy Hạm đội Biển Đen của Nga ;
(12)     Tư Lệnh Quân Quận Tây Anatoly Sidorov và Tư lệnh các huyện phía Nam
(13)     Alexander Galkin chỉ huy quân sự biên giới Ukraine.
Tất cả các quan chức trong danh sách trừng phạt đã bị cấm vào lãnh thổ Liên Au và Hoa kỳ trong sáu tháng. Liên minh châu Âu cũng đang có kế hoạch đóng băng các tài khoản ngân hàng của họ tại các ngân hàng châu Âu.
Hội đồng EU đã thông báo cho các quan chức nói trên phải chịu trách nhiệm cá nhân về những hành động nhằm phá hoại toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine.
*          Cuộc Họp thượng đỉnh G7 tại La Haye tuần này quyết định loại Nga khỏi G8. Cuộc Họp G8 tại Sotchi như đã định trước sẽ chuyển đi nơi khác vào tháng 6 tới và không có Nga. Đây là biện pháp mang tầm ảnh hưởng quốc về việc “cơ đơn hóa“ Nga trong cộng đồng Thế giới. Việc này tác hại lên những quyết định của những Tổ chức đầu tư.
*          Hệ quả mới nhất về Tài chánh và Kinh tế Nga
            Theo nhật báo Le Monde, Pháp, ngày 24.03.2014,  dưới đầu đề LES CAPITAUX FUIENT MASSIVEMENT LA RUSSIE (VỐN CHẠY TỪNG LOẠT KHỎI NGA), đăng những tin như sau:
=>       Phó Chủ tịch Hội đồng Kinh tế Nga, Andrẹ Klepatch, tuyên bố: «Le refroidissement des relations avec l'Occident apparaỵt comme un facteur négatif important pour la croissance économique» (Việc lạnh lùng đi về những liên hệ với Tây phương được coi như yếu tố quan trọng tiêu cực cho đà phát triển kinh tế)            
=>       Chính ông Phó Chủ tịch Andrẹ Klepatch này đã cho biết : “ La fuite des capitaux s'est même accélérée en mars, pour atteindre 45 à 50 milliards d'euros, soit plus que sur l'ensemble de l'année 2013.” (Việc chạy thoát vốn đã tăng cường mạnh vào tháng ba, đạt tới 45 tới 50 tỉ Euro tương đương với cả năm 2013)
=>       Theo ông German Gref, Tổng Giám đốc ngân hàng lớn  Sberbank: “25 milliards d'euros ont été retirés de Russie sur les seuls deux premiers mois de l'année “ (25 tỉ Euro rút ra khỏi Nga chỉ trong hai tháng đầu của năm)
=>       Theo ngân hàng trung ương Nga, tổng nợ nước ngoài của Nga cuối năm 2013 là 732 tỷ USD, tăng gần 200 tỷ USD trong 2 năm. Trong đó, 160 tỷ USD là khoản vay của doanh nghiệp và nhà băng nước này.
=>       Tuần này, đại gia khai khoáng Metalloinvest cũng cho biết đang đàm phán vay 1,1 tỷ USD với một nhóm ngân hàng, trong đó có các đại gia như Deutsche Bank (Đức), UniCredit (Italy), ING (Hà Lan), Credit Suisse (Thụy Sĩ) và Bank of Tokyo Mitsubishi (Nhật Bản). Metalloinvest thuộc quyền kiểm soát của Alisher Usmanov - người được cho là giàu nhất Nga và thân cận với Tổng thống Vladimir Putin.
=>       Tổng nợ nước ngoài của Nga cuối năm 2013 là 732 tỷ USD.
=>       Chỉ số chứng khống nước Nga đang tụt dần mỗi ngày. Theo tờ báo về thị trường kinh tế Tass cho biết là khoảng 33 tỉ đơ của các nhà đầu từ đã rời bỏ thị trường Nga và đầu tháng Giêng và tháng Hai. Dự trù con số nầy sẽ tăng lên 55 tỉ sau cuộc bầu cử tại Crimea.

KINH TẾ NGA SUY TRẦM &TÂY PHƯƠNG TRỪNG PHẠT
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 20.03.2014

Cuộc khủng hoảng Chính trị của Ukraine đứng trước hai chủ trương giải quyết : (i) một phía, Nga sử dụng biện pháp quân sự trấn át ; (ii) phía kia, Tây phương Hoa kỳ và Liên Au tấn công Nga bằng những biện pháp Ngoại giao, Tài chánh, Kinh tế.
Hãng Thông Tấn AFP, ngày 17.03.2014, nhận định tổng quát về tình hình Kinh tế Nga như sau :
«MOSCOU,  17 mars 2014 (AFP) - Quelles que soient les sanctions mises enplace par les occidentaux, la Russie se prépare au pire pour son économie, qui souffre déjà des conséquences de la crise ukrainienne et risque désormais la récession.
            Avec le risque de sanctions et de fuite de capitaux étrangers, les économistes craignent désormais un choc difficile à supporter pour l'économie russe.
            "Une récession est difficilement évitable", ont résumé lundi les analystes de la banque publique VTB Capital «
            (MẠC TƯ KHOA, 17.03.2014 (AFP) – Dù với những trừng phạt nào Tây phương đưa ra áp dụng, Nga phải sửa soạn một trường hợp bi đát cho Kinh tế của họ đã đang phải chịu đựng những hệ quả từ cuộc khủng hoảng Ukraine và từ đấy đang đi vào nguy hiểm suy trầm nặng nề.
Với nguy hiểm của những trừng phạt và của việc thoát vốn ra của nuớc ngoài, những kinh tế gia lo sợ từ đây đang có cú « sốc «  khó lòng chịu đựng nổi cho kinh tế Nga.
« Một cuộc suy trầm Kinh tế như rất khó lòng tránh nổi « , đó là lời tóm lại của những nhà phân tích của Ngân Hàng công VTB Capital.
            Thứ Hai 17/03/2014, Đài Phát thanh RFI (Radio France Internationale) phỏng vấn chúng tôi về tình trạng nguy ngập của Kinh tế Nga. Chúng tôi xin đăng lại bài Phỏng vấn của Ký giả TÚ ANH. Bài trả lời bằng tiếng nói, vì vậy chúng tôi muốn viết ra đây những nhận định trích dẫn từ những Bản Văn của Báo Chí Quốc tế để quý vị đọc và theo rõi phần trả lời bằng tiếng nói của chúng tôi.

Trích dẫn những nhận định
từ Báo chí quốc tế

            Chúng tôi tuần tự theo những câu hỏi mà Ký giả TÚ ANH đặt ra :

Putin thẩm định quá cao về biện pháp quân sự và
khinh thường những phản ứng của Tây phương
Hai Tác giả Frédéric LILIEVRE và Pierre-Alexandre  SALLIER, trong nhật báo LE TEMPS Thụy sĩ ngày 14.03.2014, viết về sự quá thẩm định sức mình của Putin như sau:
“Venons-en aux sanctions. C’est avant tout ceux qui veulent les imposer qui doivent en mesurer les conséquences”, prévenait Vladimir Poutine lors de sa conférence de presse du 4 mars, après l’irruption de troupes russes en Crimée. “Dans un monde interconnecté et interdépendant, causer des dommages à un pays reste [certes] possible, mais d’autres pays seront affectés par des dégâts mutuels”, ajoutait alors le président russe.”
(Chúng ta trở lại những trừng phạt. Trước tiên những người muốn đặt để những trừng phạt phải biết đo lường những hậu quả đến cho mình, ông Vladimir PUTIN đã báo trước như vậy trong một cuộc họp báo ngày 4.03.2014, sau khi đã cho quân đội vào bán đảo Crimea. Trong một thế giới nối kết với nhau và tùy thuộc lẫn nhau, việc gây thiệt hại cho một nước có thể làm được, tuy nhiên những nước khia có thể bị ảnh hưởng bởi những thiệt hại tương đồng, Tổng thống Nga thêm câu này vào)

Phục hồi Kinh tế Nga và đà xuống dốc
On ressemble à la crise de la fin des années 1990. La situation se prépare au pire pour son économie.
Or, le manque d'investissements a été désigné par les économistes comme la principale raison de l'essoufflement de la croissance en Russie (1,3% en 2013 contre 3,4% en 2012 et 4,3% en 2011). Le pays avait profité au début des années 2000 de la remise en marche de capacités de production datant de l'URSS.”
(Dường như nó giống như cuộc khủng hoảng vào cuối những năm 1990. Tình trạng sửa soạn cho một sự tàn tệ của Kinh tế.
Vậy, sự thiếu thốn những đầu tư được nhìn nhận bởi những nhà Kinh tế như lý do chính cho sự đi xuống của đà tăng trưởng của Nga (1,3% năm 2013, 3.4% năm 2012 và 4.3% năm 2011). Nước Nga đã lợi dụng ở đầu những năm 2000 để cho hoạt động lại những khả năng sản xuất thuộc về thời Liên Xô.)

Trừng phạt Tài chánh và hệ quả lên Kinh tế Nga       
"Les crédits contractés par nos entreprises à l'étranger s'élèvent à 700 milliards de dollars actuellement. Aujourd'hui, cela commence à se réduire du fait que de nombreuses lignes de crédit seront supprimées, certains projets communs vont être stoppés, et cela a même déjà commencé"
(Những tín dụng đã cam kết bởi những công ty phía chúng ta hiện giờ lên tới 700 tỉ đola. Ngày nay, những cam kết này bắt đầu giảm vì nhiều những đường tín dụng sẽ phải hủy bỏ, những dự án chung sẽ bị ngừng, và việc này đã bắt đầu.)

Dầu lửa và Khí đốt
La balance pétrolière mondiale ne représente qu’un à deux millions de barils. Ce qui signifie que les pays du cartel de l’OPEP pourraient compenser l’absence de la Russie grâce à leur capacité de production excédentaire. En clair, le monde peut se passer du pétrole russe.
Même constat. L’Ukraine est le principal acheteur international de gaz russe, historiquement à parité avec l’Allemagne. Interrompre le flux de Gazprom reviendrait pour la Russie à scier la branche sur laquelle elle est assise. Alors même que les recettes gazières sont le principal stabilisateur social du pays.
(Bảng cân bằng dầu lửa thế giới cho thấy khoảng cách từ một tới hai triệu barils mỗi ngày. Điều đó có nghĩa là những nước thuộc OPEP có thể thay thế sự vắng mặt của Nga nhờ khả năng sản xuất thặng dư. Như vậy rõ ràng là vấn đề dầu lửa hoàn toàn được giải quyết.
Cùng một nhận định. Ukraine là nước mua dầu chính yếu của Nga giống như Đức. Cắt đứt dòng cung cấp của Gazprom sẽ trở ngược lại Nga như cưa đứt nhành cây mà mình đang ngồi trên đó. Đồng thời Nga cũng phải biết rằng những thu nhập về khí đốt chính là yếu tố chính cân bằng xã hội của Nga

Biện pháp CẤM VẬN THƯƠNG MẠI:
Scénario làm Putin sợ hãi nhất       
"Nous sommes entrés dans un jeu qui n'est plus seulement politique, mais aussi économique. Cela montre que la Russie est prête aux sanctions les plus sévères: le scénario à l'iranienne" avec gel des avoirs et embargo commercial entraỵnant pénuries et inflation, a commenté le quotidien économique Vedomosti.
(Chúng ta đi vào lãnh vực mà không phải chỉ nguyên là chính trị, nhưng còn là kinh tế nữa. Điều đó chứng tỏ rằng Nga sẵn sàng cho những trừng phạt khắc nghiệt hơn nữa: Đó là Scénarion theo kiểu Iran với việc phong tỏa những tài sản và CẤM VẬN THƯƠNG MẠI kéo theo việc khan hiếm hàng hóa và vật giá tăng vọt, Nhật báo Kinh tế VEDOMOSTI bình luận như vậy.)          
Khi vật giá tăng vọt, điều này là nguồn nổi dậy của quần chúng chống lại Putin

Kinh tế, tài chính Nga
trước nguy cơ khủng hoảng nghiêm trọng
Tú Anh

Kinh tế Nga đang trả giá vì cuộc khủng hoảng tại Ukraina sẽ không tránh được suy thoái vì các biện pháp trừng phạt của Tây phương. Mỗi ngày nhà nước phải chi ra 10 tỷ đô la để trợ giá cho đồng rúp, doanh nghiệp nợ vốn nước ngoài 700 tỷ đô la, trong khi trữ lượng ngoại tệ Nga chỉ có 500 tỷ. Ngân hàng nhà nước VTB Capital nhận định kinh tế Nga không chịu đựng nổi cú « sốc » trừng phạt.
AFP cho rằng kinh tế Nga đứng trước tình hình tồi tệ nhất trong khi nhật báo Le Temps của Thụy Sĩ , nơi mà các đại gia Nga cất giấu 60% tài sản dự báo một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng tại Nga. Từ Genève, giáo sư kinh tế Nguyễn Phúc Liên phân tích :
« Ông Putin xem thường Tây phương và thẩm định quá cao khả năng trả đũa của ông ấy….»
XIN QUÝ ĐỌC GIẢ BẤM VÀO LINK DƯỚI ĐÂY:

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 27.03.2014. Caäp nhaät 03.04.2014

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Lisa Pham Vấn Đáp official-12/11/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link