Thursday, April 10, 2014

CỘNG SẢN : NHÌN TỪ LÝ THUYẾT ĐẾN THỰC TẾ


Thứ Sáu, ngày 04 tháng 4 năm 2014

CNG SN : NHÌN T LÝ THUYT ĐN THC T

Đại Ngàn
           

                       


Lý thuyết Cộng sản là lý thuyết của Các Mác khoảng giữa thế kỷ 19, tức cách đây đúng 250 năm. Nhưng chỉ đến cuộc cách Mạng Bônsêvích Nga 1917 mới được Lênin đưa ra áp dụng. Nghĩa là từ lý thuyết đến khi áp dụng khoảng 50 năm. Cũng có nghĩa nếu không có cuộc cách mạng của người Nga phá bỏ chế độ Sa hoàng cũng chưa chắc ai đã áp dụng nó vào chính trị thực tế. Người ta cũng biết nước Nga khi ấy là một nước Nga chủ yếu nông nghiệp và lạc hậu hơn các nước phương Tây khác. Trong khi về mặt lý thuyết, học thuyết Mác chỉ có thể áp dụng ở các nước tư bản tiên tiến nhất. Đó chính là sự nghịch lý mở màn của chủ nghĩa Mác trong thực tế.




Nhưng khi Lênin áp dụng chủ nghĩa Mác vào nước Nga, với bao biện pháp tốn kém mọi mặt một cách nghiêm trọng và vô vọng, cuối cùng chỉ 70 năm nó cũng hoàn toàn sụp đổ, tan rã. Chứng tỏ sự áp dụng không phải là chân lý khách quan cần theo mà chỉ là giả tạo, cưỡng chế, phi lý và hoàn toàn vô bổ nên tất yếu cũng phải thất bại, chằng khác gì một trái sống bị ép giú một cách thật sự vô nghĩa và cuối cùng kết quả cũng chỉ chín héo, không thể nào ăn được hoặc ích lợi gì hết.

Như vậy, điều đó chứng tỏ học thuyết Mác không có giá trị thực tế. Bởi nếu nó có giá trị thực tế, tất đã được mọi người hưởng ứng ngay từ đầu khi nó ra đời, và hoàn toàn là ý nguyện tự do, không cần dùng bạo lực khống chế, ép uổng một cách giả tạo. Nhưng bởi chân lý khách quan thực tế không có, nên dù có cưỡng bức áp dụng đến mấy cuối c ùng nó cũng thất bại trên toàn thế giới sau hơn non thế kỷ. Vì nếu nó là chân lý khách quan hay khoa học thật sự nó phải thành công ngay từ đầu, không thể thất bại cho đến nay.


Nhưng thực chất học thuyết Mác sai ngay trong lý luận : lý luận triết học, lý luận khoa học nói chung. Có nghĩa kinh tế, xã hội, lịch sử, văn hóa, chính trị nó đều sai tuốt luốt. Chỉ toàn mớ lý luận ngụy biện, phi thực chất, có thể nói hàm hồ và mơ hồ phần lớn các mặt. Một lý thuyết hoàn toàn không thực tế, sai cơ bản về mặt lý luận, sai cơ bản về mặt khoa học và nhận thức xã hội, nhưng chỉ ngụy biện và nhân danh bao giá trị không có thật, không thực chất thì làm sao mà áp dụng thành công được.


Cho nên ý nghĩa thành công tạm thời hay giai đoạn nào đó của chủ nghĩa Mác trong thực tế chỉ là do tuyên truyền, bạo lực, khống chế giả tạo, không hề do sự tự nguyện nào thực sự. Đó là ý nghĩa tuyên truyền tạo ra thêm tuyên truyền, bạo lực tạo ra thêm bạo lực, cưỡng chế tạo ra thêm cưỡng chế, khống chế tạo ra thêm khống chế, và nó cứ tiếp tục như vậy chừng nào còn tồn tại. Đó là tính cách giả tạo nơi mỗi cá nhân con người và nơi toàn xã hội liên quan trong đó. Chân lý giả thì không bao giờ có kết quả thật chính là điều hoàn toàn đơn giản như thế. Mọi cái giả tạo chỉ được nuôi bằng cái giả tạo cho đến khi mọi sự thật khách quan được hoàn toàn phổ biến hay sáng tỏ.


Nói chung sự tồn tại của chủ nghĩa Mác hay chủ nghĩa cộng sản trong thực tế chỉ hoàn toàn trên cơ sở giả tạo từ lý thuyết đến đời sống thực tiển xã hội. Có nghĩa nó không thể mang lại hạnh phúc và kết quả nói chung cho mọi người nào trừ những người cầm quyền để thực hiện nó. Đó là tính cách mọi điều gì Mác lên án đối với xã hội tư sản, xã hội tư bản thì cuối cùng nó lại hoàn toàn rõ nét nhất trong xã hội tư bản, thậm chí còn hoàn toàn nghiêm trọng hơn rất nhiều bởi vì nó được củng cố trên hai nguyên lý giả tạo. phản xã hội, phản con người là lý thuyết đấu tranh giai cấp và lý thuyết chuyên chính vô sản.


Có nghĩa bản chất học thuyết Mác trong áp dụng, nó có thể được uyển chuyển do tình thế khách quan bó buộc, đòi hỏi, nhưng không bao giờ xa rời khỏi nhưng ảo ảnh và các biện pháp, phương pháp cũng như các nguyên tắc cốt lõi của nó. Đó chính là nguyên do mọi cái đau của chủ nghĩa Mác khi áp dụng cho xã hội loài người chính là như thế. Cho nên thực chất nó chỉ là một lý thuyết để nghiên cứu cái sai cái đúng trong xã hội, một lý thuyết để tham khảo nhằm hướng xã hội đến cái đúng, nhưng không bao giờ áp dụng được trong thực tế vì nó hoàn toàn chỉ là ảo tưởng và giả tạo vì hoàn toàn phi ý nghĩa thực tế cũng như phi cơ sở và giá trị khoa học.


Nên nói chung lại học thuyết Mác khi áp dụng chỉ mang lại quyền lực cho thiểu số, quyền lợi cho thiểu số mà không bao giờ mang lại hạnh phúc chung cho toàn thể xã hội hay một đất nước nào hết. Điều này chính bản thân lý thuyết Mác đã hàm chứa ngay từ đầu trong mọi nội dung lý luận của nó, và trong thực tế áp dụng nó cũng hoàn toàn chứng minh hay hoàn toàn cho thấy điều đó. Đó là lý do tại sao chủ nghĩa Mác thực chất không bao giờ tiêu diệt đấu tranh giai cấp, mà chỉ đào sâu thêm, hằn mạnh thêm đấu tranh giai cấp thực tế trong xã hội. Từ quan điểm đấu tranh giai cấp như một sự hiểu biết ảo Mác đã biến đấu tranh giai cấp trở thành một thực tế nghịch lý và oái ăm trong xã hội chính là như thế. Mác đã thay nhiều điều xấu xa tưởng tượng hay cá biệt trong xã hội vào thành những điều xấu xa thực tế và thực chất cũng như đại trà lên toàn thể cuộc sống xã hội loài người chính là như thế. Đó là lý do tại sao bao người nông nỗi tin Mác như vị thánh giải phóng nhân loại, giải phóng xã hội, giải phóng giai cấp, nhưng thực tế thì điều Mác đem đến hoàn toàn ngược lại. Thực chất Mác không phải là ông thánh mà chỉ là người gây ra nhiều oan khúc, tệ trạng cho xã hội và con người. Đó chính là điều mà tất cả mọi con người có ý thức, có nhận thức, có lương tri ngày ngay cần phải thật tâm ngẫm nghĩ và nhận định lại. Thay vì Mác cứu vớt, cứu vãn xã hội thì chỉ làm cho xã hội tệ hơn, bởi vì Mác chủ trương độc tôn, cho mình là chân lý duy nhất đúng, và điều đó cũng chận đứng mọi đường hướng chấn chính khác nhau của xã hội, làm bế tắt xã hội một cách tuyệt đối nói chung, và đó cũng có thể nói được là trách nhiệm nặng nề hay tội lỗi thực tình của Mác.







CHUN B CHO CHIN DCH X3 (ĐÁNH TƯ SN TOÀN QUC)

Sẽ tới lúc du khách vô VN bị BUỘC phải bán hết ngoại tệ, còn kiều hối chỉ trả bằng VND


“Cấm” cá nhân giữ ngoại tệ, “chặn cửa” buôn bán vàng miếng?

 (Dân trí) - Cấm dân giữ ngoại tệ để chống “đô la hóa” có phạm quyền công dân? Quản lý vàng dự trữ có “chặn cửa” kinh doanh vàng miếng trên thị trường?.. Rất nhiều câu hỏi đặt ra trong phiên thảo luận về quy định quản lý ngoại hối tại UB Thường vụ QH ngày 13/12.

Đề xuất sửa đổi một số điều của Pháp lệnh quản lý ngoại hối, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình kiến nghị thu hẹp đối tượng được quyền vay ngoại tệ từ nước ngoài, không quy định quyền dành cho hợp tác xã và cá nhân.

Tuy nhiên, thẩm tra dự án pháp lệnh, UB Kinh tế cho rằng, Hiến pháp quy định tất cả các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế đều bình đẳng trước pháp luật. Cơ quan thẩm tra không tán thành đề xuất này, yêu cầu giữ nguyên quyền cho hợp tác xã.


           Chủ nhiệm UB Kinh tế: Cần giải quyết dứt điểm tình trạng đô la hóa.
      Chủ nhiệm UB Kinh tế: "Cần giải quyết dứt điểm tình trạng đô la hóa".

Với trường hợp đối tượng vay vốn là cá nhân, Chủ nhiệm UB Kinh tế Nguyễn Văn Giàu “gật đầu” cho rằng, việc cá nhân vay nước ngoài chứa đựng rủi ro cao. Nếu cần thiết thực hiện các dự án đầu tư hợp tác cần huy động vốn vay nước ngoài thì có thể thành lập doanh nghiệp và vay vốn nước ngoài theo quy định.

Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu đề nghị cân nhắc thêm về việc trao quyền cho cá nhân đứng ra vay, tự chịu trách nhiệm trả với những khoản vay nợ ở bên ngoài.

Về nhóm quy định hạn chế sử dụng ngoại hối, có ý kiến đề nghị, trong các lĩnh vực đầu tư được khuyến khích, nên cho phép một số trường hợp được ký hợp đồng, báo giá bằng ngoại tệ nhưng sẽ thanh toán bằng đồng Việt Nam để bảo vệ quyền lợi của người đầu tư trước rủi ro tỷ giá trong các lĩnh vực được khuyến khích.

Tuy nhiên, Chủ nhiệm UB Kinh tế bác bỏ với lý do cần tạo khung pháp lý đồng bộ và thống nhất để giải quyết tình trạng “đôla hóa”, tiến tới xóa bỏ việc sử dụng ngoại tệ làm phương tiện thanh toán. Để chủ động phòng ngừa rủi ro tỷ giá, khi ký kết hợp đồng các doanh nghiệp có thể sử dụng các biện pháp kỹ thuật như hợp đồng phái sinh ngoại tệ…

Với đề xuất thực hiện lộ trình chống tình trạng “đôla hóa”, cơ quan thẩm tra cũng nhận định, thời gian qua, quy định phạm vi sử dụng ngoại tệ của cá nhân (được chuyển khoản ngoại tệ 1 chiều với mục đích cất giữ, mua bán, gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ tại các ngân hàng…) là tương đối rộng, dẫn đến tình trạng sử dụng ngoại tệ phổ biến trong nước, làm gia tăng tình trạng đôla hóa trên lãnh thổ, gây ảnh hưởng đến việc điều hành chính sách tiền tệ, chính sách tỷ giá của NHNN. Thực hiện mục tiêu hạn chế tình trạng đôla hóa, cần sửa đổi các quy định trên theo hướng hạn chế bớt các quyền sử dụng ngoại tệ làm phương tiện thanh toán, công cụ đầu tư của cá nhân.

Tuy nhiên, cơ quan thẩm tra cũng cảnh báo, việc hạn chế các quyền sử dụng ngoại tệ của cá nhân là vấn đề nhạy cảm, có phạm vi ảnh hưởng lớn cũng như có thể tác động đến lợi ích của từng người dân và tổ chức kinh tế. Phản ứng của những đối tượng này sẽ có tác động tiêu cực đến thanh khoản ngoại tệ của hệ thống ngân hàng cũng như ảnh hưởng đến lượng chuyển tiền kiều hối về Việt Nam hằng năm.
Chủ nhiệm UB Tài chính ngân sách Phùng Quốc Hiển nêu quan điểm đồng tình về việc tăng cường quản lý, chống đôla hó vì “có vẻ như luồng tiền về thì rộng, tiền ra lại tương đối chặt”. Song, nếu quy định quá cứng, ông Hiển lo ngại, có thể ảnh hưởng đến việc Việt Nam đầu tư ra nước ngoài.

Ông Hiển tỏ ý thông cảm với cảnh báo của UB Kinh tế về khả năng “phạm” vào quyền công dân. Chủ nhiệm UB Tài chính ngân sách chỉ rõ, quy định dứt khoát người dân có ngoại tệ phải gửi vào ngân hàng là không cần thiết. “Không can cớ gì hạn chế việc giữ tiền. Đã có quy định cấm mọi giao dịch, hàng hóa niêm yết bằng ngoại tệ trên toàn bộ lãnh thổ thì dù có giữ mà đem ra thanh toán trực tiếp vẫn là vi phạm, vẫn xử lý được” – ông Hiển giải thích.

Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu cũng nhắc nguyên tắc phải bảo vệ quyền tài sản của cá nhân, không được cấm hoạt động dự trữ ngoại tệ, vàng, chỉ được điều chỉnh khi người dân đưa ra lưu thông, thanh toán. “Cấm” sẽ ảnh hưởng đến lượng kiều hối rót về.


                          Thống đốc Nguyễn Văn Bình: Thời gian qua NHNN phải tập trung xử lý nợ xấu.  
               Thống đốc Nguyễn Văn Bình: "Thời gian qua NHNN phải tập trung xử lý nợ xấu".

Thống đốc NHNN phân trần, đề án chống đô la hóa đã soạn thảo xong, thực tế đã áp dụng một số nội dung. Vì thời gian qua phải tập trung xử lý nợ xấu, tiến độ thực hiện có bị giãn đôi chút. Tới đây, NHNN sẽ xin ý kiến Chính phủ trước khi trình Bộ Chính trị xem xét.

Về quản lý vàng, cơ quan soạn thảo cho rằng không cần thiết đưa nội dung này vào pháp lệnh trong khi quan điểm khác lại đề nghị quy định cụ thể. UB Kinh tế cho một “phiếu thuận” đối với ý kiến của NHNN, chỉ điều chỉnh vàng với tư cách là một loại ngoại hối trong dự trữ ngoại hối nhà nước mà không điều chỉnh vàng miếng được kinh doanh trên thị trường (vàng là hàng hóa).

Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu nhắc lại, Nghị quyết về kinh tế xã hội QH vừa thông qua trong kỳ họp thứ 4 đã nhấn mạnh, không được dùng vàng làm phương tiện thanh toán. Tuy nhiên, dự thảo pháp lệnh chưa nêu rõ quản lý vàng là ngoại hối, là hàng hóa hay tài sản, chưa xác định điều chỉnh với tư cách nào. Ông Lưu đặt câu hỏi, kim cương, đá quý, kim khí quý khác có “ngoại lệ” không?

Thống đốc Nguyễn Văn Bình khẳng định, những khoản đã gọi là ngoại hối, quyền quản lý tuyệt đối thuộc NHNN. Vàng thuộc dự trữ vì vậy cũng thuộc quyền quản lý của cơ quan này. 

 


 

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

🔥 Bản Tin Trong Ngày-23/1/2025

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link