Sunday, April 6, 2014

'Không loại trừ bố tôi bị đầu độc' ‘Người thua cuộc’ là dân?


'Không loại trừ bố tôi bị đầu độc'

Cập nhật: 15:19 GMT - thứ bảy, 5 tháng 4, 2014

Media Player

Cô Đinh Phương Thảo
Cô Đinh Phương Thảo, con gái ông Định, nói chính quyền nợ cha cô một lời xin lỗi vì ông không có tội.

Con gái đầu lòng của tù nhân lương tâm Đinh Đăng Định, cô Đinh Phương Thảo, nói với BBC rằng gia đình của cô không loại trừ khả năng ông Định đã bị đầu độc trong thời gian ở tù, dẫn tới ông bị ủ bệnh và thiệt mạng không lâu sau khi được 'đặc xá' sớm để về với gia đình.

Cô Thảo cũng cho rằng chính việc chính quyền và nhà tù cản trở quá trình khám, điều trị, chăm sóc kịp thời cho ông Định, trong lúc ông bị đau đớn vì khối u trong dạ dày, kể cả việc không trao trả ông sớm cho gia đình chạy chữa, điều đã làm cho bệnh tình của ông Định tiến triển xấu dẫn tới tử vong sớm.
Cô cáo buộc đây là một hình thức 'tra tấn' trong tù đối với cha cô.

Hôm thứ Bảy, con gái của nhà giáo bị bắt vì từng lên tiếng công khai phê phán dự án khai thác quặng Bauxite ở Tây Nguyên cho rằng cha của cô 'không có tội' và chính quyền 'đã nợ' ông Định cùng gia đình một lời xin lỗi.

Mở đầu cuộc trao đổi với BBC hôm 05/4/2014, con gái ông Định tường thuật lại diễn biến đám tang của cha cô sau khi ông Định được di quan từ tỉnh Đắk Nông lên Nhà thờ Chúa Cứu Thế ở Sài Gòn trong ngày thứ Bảy, chỉ một hôm sau khi ông qua đời ở tuổi 51 vì chứng bệnh 'ung thư dạ dày'.

 

‘Người thua cuộc’ là dân?

TS Đoàn Xuân Lộc
Gửi cho BBC từ Anh quốc
Cập nhật: 10:12 GMT - thứ bảy, 5 tháng 4, 2014
Ông Tô Huy Rứa
Hơn 50% cán bộ luân chuyển đợt I sẽ cơ cấu làm Ủy viên Trung ương Đảng.

Mới đây, nhà báo BấmHuy Đức đã có một bài viết về ‘luân chuyển cán bộ và nhân sự cho Đại hội’ lần thứ 12 của Đảng Cộng sản Việt Nam vào năm 2016.

Bài viết được BBC Tiếng Việt đăng với tựa đề ‘Luân chuyển cán bộ, ai thắng cuộc?’ vì trong bài viết của mình tác giả của cuốn ‘Bên thắng cuộc’ đã đề cập đến chuyện ai sẽ là ‘người thắng cuộc’ trong việc luân chuyển cán bộ và chuẩn bị nhân sự trước Đại hội XII.

Các bài liên quan

Chủ đề liên quan

Đến giờ khó có thể đoán hay biết trước được ai trong 44 cán bộ vừa được luân chuyển hay trong giới lãnh đạo cao cấp hiện hoặc phe nhóm của họ sẽ là ‘người thắng cuộc’ và ai là ‘người thua cuộc’ tại Đại hội XII.
Nhưng có thể nói ‘người thua cuộc’ trong chuyện luân chuyển cán bộ và bầu chọn lãnh đạo trong Đại hội XII hay trong các hội nghị, đại hội của Đảng Cộng sản Việt Nam nói chung vẫn là dân.

Dân bị bỏ ‘ngoài cuộc’?

Người dân được coi là ‘người thua cuộc’ vì trong chuyện ‘luân chuyển cán bộ’ này họ chẳng đóng một vai trò quan trọng gì hay thậm chí không có tiếng nói nào. Họ chỉ là những ‘người ngoài cuộc’.
Được biết, quyết định luân chuyển và điều động 44 cán bộ vừa rồi là một quyết định của Bộ Chính trị và Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản.

Mục đích của quyết định ấy là nhằm đào tạo, thử thách cán bộ được chỉ định để họ có thể nắm giữ các vị trí cao hơn tại Đại hội XII.

"Nhưng dù có chấp nhận hay không, có thể nói không chỉ trong chuyện bổ nhiệm cán bộ, bầu chọn lãnh đạo mà trong toàn bộ hệ thống chính trị ở Việt Nam, người dân thường bị ‘bỏ ngoài cuộc’, bị coi là ‘kẻ bên lề"
Hơn nữa, trong danh sách những người được luân chuyển, điều động có một số người thuộc diện ‘con ông cháu cha’.
Lướt qua như vậy để thấy rằng quyết định luân chuyển, điều động cán bộ ấy chủ yếu vẫn là một quyết định ‘của Đảng’, ‘do Đảng’ và ‘vì Đảng’ – hay một nhóm người trong Đảng Cộng sản – hơn là ‘của Nhân dân’, ‘do Nhân dân’ và ‘vì Nhân dân’.

Người dân tại các tỉnh thành liên hệ không có tiếng nói gì liên quan đến quyết định đó dù cán bộ được điều động tới là người trực tiếp lãnh đạo họ.

Một việc làm như vậy chắc chắn chẳng bao giờ diễn ra tại các nước dân chủ, đa đảng trên thế giới.
Không chỉ thế, nếu dựa vào nhận xét, bình luận của một số người – như của ông BấmNguyễn Đắc Xuân, một người nghiên cứu về Văn hóa Việt Nam, trong một lần trả lời phỏng vấn của BBC gần đây – các triều đại phong kiến ngày trước có những quy định, cách làm còn tiến bộ hơn chế độ hiện tại trong việc tuyển chọn, bổ nhiệm quan chức.

Chắc giới lãnh đạo, quan chức Việt Nam và những người ủng hộ họ khó chấp nhận điều này vì họ coi các chế độ phong kiến trước đây là 'xấu xa, thối nát'.

Họ cũng không thể chấp nhận chuyện chế độ của họ lại thua kém các thể chế tại các nước dân chủ trên thế giới vì như bà Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Đoan từng quả quyết ‘nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa’ ở Việt Nam ‘cao hơn gấp vạn lần so với dân chủ tư sản’.

Hội nghị luân chuyển cán bộ
Một số cán bộ kế cận trong đợt luân chuyển là con cháu các quan chức lãnh đạo.

Nhưng dù có chấp nhận hay không, có thể nói không chỉ trong chuyện bổ nhiệm cán bộ, bầu chọn lãnh đạo mà trong toàn bộ hệ thống chính trị ở Việt Nam, người dân thường bị ‘bỏ ngoài cuộc’, bị coi là ‘kẻ bên lề’.

Chẳng hạn, đến giờ, ngoài việc ‘đi bầu’ quốc hội và hội đồng nhân các các cấp, người dân Việt Nam – ở Miền Bắc từ khi Việt Nam giành độc lập năm 1945 và ở Miền Nam sau khi Việt Nam thống nhất năm 1975 – vẫn chưa một lần được tự do, công khai và trực tiếp bầu người lãnh đạo của mình hay quyết định tương lai, vận mệnh của đất nước mình.

Việc bổ nhiệm cán bộ hay bầu chọn các vị trí lãnh đạo cao cấp ở Việt Nam luôn do một mình Đảng Cộng sản quyết định.
Người dân chỉ biết đứng bên ngoài đoán mò, suy đoán khi Đảng họp và buộc phải chấp nhận bất cứ một quyết định nào được ra đưa ra từ những thỏa thuận sau hậu trường hay những cuộc bỏ phiếu kín của họ.

Với một số người, việc ‘sắp xếp, bầu chọn nhân sự’ ấy là chỉ là một cuộc dàn xếp, mặc cả giữa các cá nhân, phe nhóm trong Đảng Cộng sản.
Tệ hơn, trong bài viết của mình, nhà báo Huy Đức còn nhận xét rằng, ‘người thắng cuộc’ trong những cuộc bỏ phiếu như thế ‘không hẳn vì uy tín lớn hơn mà còn có thể là người có nhiều ‘gót chân A-Sin’ để sau khi bầu lên “đàn em” dễ dàng trục lợi’.

Dân là người thua thiệt?

Trong một đất nước mà gần như tất cả mọi chuyện, hầu hết trong tất cả mọi lĩnh vực – từ chính trị, kinh tế đến văn hóa, xã hội – và trong tất cả mọi cơ cấu, tổ chức nhà nước – từ lập pháp, hành pháp đến tư pháp – đều do Đảng Cộng sản nắm giữ, quyết định chuyện người dân hầu như bị bỏ ‘ngoài cuộc’, buộc phải ‘đứng bên lề’ cũng không có gì là khó hiểu.

Không phải ngẫu nhiên, Economist Intelligence Unit (EIU), bộ phận thông tin kinh doanh, của tạp chí The Economist tại Anh xếp Việt Nam rất thấp trong chỉ số dân chủ.

Chỉ được điểm 2,98 trên 10, Việt Nam bị xếp ở thứ 144 (trên số 167 quốc gia và lãnh thổ) năm 2013.
Trong khi đó một số nước Đông Nam Á khác như Indonesia có số điểm là 6,76 (xếp thứ 53), Thái Lan 6,55 (58), Malaysia 6,41 (64), Philippines 6,30 (69) và Singapore 5,88 (81).

"Một ví dụ khác phần nào phản ánh việc người dân – đặc biệt những ai có tiếng nói, việc làm trái ‘ý đảng’ – bị gạt ‘bên lề’, bị hạn chế và phải chịu nhiều thua thiệt – là trường hợp của Nhã Thuyên hay Đỗ Thị Thoan"
Thậm chí, Việt Nam cũng thua Cambodia – quốc gia gần được ‘điểm trung bình’ (4,96) và được xếp thứ 100.
Cũng nên nhắc rằng Việt Nam ‘bị điểm 0’ trong hạng mục bầu cử và đa nguyên – một trong năm phân loại được EIU dùng để xếp hạng – và nhận điểm 2,78 về mục tham gia chính trị.

Sống dưới một chế độ như thế – đặc biệt khi chế độ đó có ‘cách bầu cử’ không giống ai như nhà báo Huy Đức bình luận trên – người dân chắc chắn phải chịu nhiều thua thiệt.
Vì ‘đứng ngoài cuộc’, tiếng nói của họ không có trọng lượng, nguyện vọng của họ không được lắng nghe và – vì vậy – quyền lợi của họ cũng không được coi trọng và có thể bị đặt dưới hay sau lợi ích của đảng, của các phe nhóm trong đảng.

Chỉ cần đọc các bài viết, thông tin trên báo chí hay các trang mạng, diễn đàn xã hội, ít hay nhiều cũng có thể thấy được người dân vẫn là người thua thiệt, yếu thế trong xã hội Việt Nam.

Chẳng hạn, trong thời gian qua dư luận, báo chí – trong đó các báo chính thống ở Việt Nam – bày tỏ bức xúc về chuyện cô giáo, học sinh ở Điện Biên phải dùng túi nilon qua sông để tới trường hay chuyện công an đánh chết dân chỉ bị án nhẹ.

Một ví dụ khác phần nào phản ánh việc người dân – đặc biệt những ai có tiếng nói, việc làm trái ‘ý đảng’ – bị gạt ‘bên lề’, bị hạn chế và phải chịu nhiều thua thiệt – là trường hợp của BấmNhã Thuyên hay Đỗ Thị Thoan.
Lãnh đạo của Đảng
Đảng cộng sản đang chuẩn bị một thế hệ lãnh đạo kế cận ít nhất cho tới năm 2011.
Luận văn văn chương của cô bị chấm lại dù được bảo vệ xuất sắc hơn ba năm trước, sau đó cô bị tước bằng thạc sỹ, bị cắt hợp đồng dạy học – và ngay cả giáo sư hướng dẫn luận văn của cô cũng bị cho về hưu non – chỉ vì cô chọn ‘Mở miệng’ – một nhóm thi ca văn chương không được chính quyền Việt Nam thừa nhận mà cô gọi là ‘kẻ bên lề’ – làm đề tài cho luận văn của mình.
Vì chính quyền chi phối, kiểm soát tất cả – trong đó sáng tác, ngôn luận, báo chí – không có gì ngạc nhiên khi thấy Việt Nam bị tổ chức Phóng viên không biên giới xếp vào gần cuối bảng (172 trên 179) – sau tất cả chín nước ASEAN khác, trong đó có cả Lào, Campuchia và Miến Điện – về tự do báo chí, ngôn luận.

Mãi để dân ‘thua cuộc’?

Không phải chỉ có người dân hay giới quan sát bên ngoài mà có thể các lãnh đạo cấp cao và quan chức Việt Nam đều biết thể chế chính trị ở Việt Nam nói chung và cách thức bầu chọn lãnh đạo, cán bộ của Việt Nam nói riêng có nhiều bất cập, phi lý, phi dân chủ.
Hơn nữa, nếu thực sự thẳng thắn, công tâm chắc họ cũng ít nhiều nhận ra rằng vì những bất cấp, phi lý ấy – hay vì cách làm thiếu minh bạch, không dân chủ đó của họ – người dân vẫn chủ yếu là ‘người ngoài cuộc’ và ‘kẻ thua cuộc’ trong đời sống kinh tế, xã hội và đặc biệt sinh hoạt chính trị.

"Vì, như trường hợp Liên Xô và các nước cộng sản ở Đông Âu trước đây hay những gì diễn ra tại một số quốc gia Bắc Phi, Ảrập gần đây cho thấy, độc đảng, độc đoán, độc tài không phải là cách tốt nhất để duy trì quyền lực"

Nhưng một câu hỏi được đưa ra là liệu có ai trong số họ thực sự muốn, biết và dám đặt quyền lợi của Nhân dân lên trên lợi ích của Đảng – và các phe nhóm trong Đảng, gần Đảng – để có thể tiến hành ‘đổi mới thể chế và phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của Nhân dân’ như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh trong trong Thông điệp đầu năm (2014) của ông?

Nếu muốn và dám làm vậy – thay vì chú tâm vào chuyện ‘chuẩn bị nhân sự’ cho Đại hội XII hay chỉ chú trọng vào các cuộc dàn xếp, mặc cả để mình hay người của mình trở thành ‘người thắng cuộc’ trong Đại hội này như một số người phân tích, bình luận gần đây – trong hai năm tới chắc giới lãnh đạo Việt Nam sẽ ưu tiên vạch ra một đường hướng đổi mới hay chuẩn bị một lộ trình cải cách cho Việt Nam – giống như giới tướng lãnh Miến Điện đã từng làm.

Nếu họ làm được điều đó, người dân Việt Nam dần dần sẽ có cơ hội ‘vào cuộc’ và chắc chắn sẽ trở thành ‘người thắng cuộc’.

Không chỉ thế – như chính chương trình đổi mới kinh tế mà họ đã tiến hành cách đây gần 30 năm minh chứng – giới lãnh đạo Việt Nam cũng sẽ trở thành ‘người thắng cuộc’ trong tiến trình cải cách đó.
Trái lại, nếu mọi chuyện vẫn như cũ hay giới lãnh đạo Việt Nam chỉ nói mà không làm, người dân Việt Nam sẽ tiếp tục là ‘kẻ bên lề’, ‘người ngoài cuộc’ và ‘người thua cuộc’.

Hơn nữa, nếu không muốn và dám có những thay đổi căn bản, toàn diện đáp ứng được nguyện vọng của người dân và nhu cầu thời đại có thể cuối cùng ‘kẻ thua cuộc’ cũng là Đảng Cộng sản Việt Nam.
Vì, như trường hợp Liên Xô và các nước cộng sản ở Đông Âu trước đây hay những gì diễn ra tại một số quốc gia Bắc Phi, Ảrập gần đây cho thấy, độc đảng, độc đoán, độc tài không phải là cách tốt nhất để duy trì quyền lực.


'Nhóm lợi ích chờ gì ở đợt cổ phần hóa?'

Cập nhật: 16:02 GMT - thứ sáu, 4 tháng 4, 2014
Cổ phần hóa doanh nghiệp VN
Hàng trăm doanh nghiệp nhà nước nằm trong kế hoạch cổ phần hóa trong năm nay.
Các nhóm lợi ích ở có thể đang nhòm ngó một số lĩnh vực nhất định trong nền kinh tế Việt Nam qua đợt cổ phần hóa doanh nghiệp tới đây để thủ lợi, theo cảnh báo của nhà quan sát từ Việt Nam.
Các lĩnh vực này có thể bao gồm khai thác tài nguyên, khoáng sản, hầm mỏ cho tới những cơ sở doanh nghiệp nhà nước được đầu tư, có lợi thế về cơ sở hạ tầng và mạng lưới hạ tầng lớn, theo Tiến sỹ Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VERP), Đại học Quốc gia Hà Nội.

Các bài liên quan

Chủ đề liên quan

Trao đổi với BBC hôm 04/4/2014, nhà nghiên cứu cho rằng Việt Nam nên thận trọng, không nên vội vàng tiến hành cổ phần hóa những doanh nghiệp và lĩnh vực kinh tế này.
Ông Thành nói:
"Không cần phải quá vội vã các doanh nghiệp liên quan đến tài nguyên của đất nước, cái sở hữu tài nguyên, hoặc là các doanh nghiệp mà có lợi thế về mặt cơ sở hạ tầng hoặc các mạng lưới hạ tầng lớn ở trong các ngành sản xuất mà đòi hỏi phải có các mạng hạ tầng lớn.
"Đây là hai loại hình doanh nghiệp mà tôi nghĩ không cần vội vã trong quá trình cổ phần hóa và nếu có cổ phần hóa, cần phải có một lộ trình đặc biệt, với những nguyên tắc minh bạch, rõ ràng và sự tham chiếu đặc biệt."
Theo Tiến sỹ Thành cổ phần hóa có một mục tiêu là làm thu hẹp quy mô được cho là nặng nề, kém hiệu quả của khu vực nhà nước, mở rộng không gian kinh doanh cho các khu vực kinh tế khác, trong đó có kinh tế tư nhân phát triển và đóng góp.
Tuy nhiên, theo chuyên gia về chính sách kinh tế này, để quá trình cổ phần hóa diễn ra tốt, nhà nước phải đảm bảo toàn bộ quá trình được minh bạch.
Ông Thành nói: "Cần một quá trình minh bạch càng nhiều càng tốt, càng rõ càng tốt, để cho các tài sản được chuyển đổi một cách rõ ràng, theo giá của thị trường."
"Không cần phải quá vội vã các doanh nghiệp liên quan đến tài nguyên của đất nước, cái sở hữu tài nguyên, hoặc là các doanh nghiệp mà có lợi thế về mặt cơ sở hạ tầng hoặc các mạng lưới hạ tầng lớn ở trong các ngành sản xuất mà đòi hỏi phải có các mạng hạ tầng lớn"
TS Nguyễn Đức Thành
Chuyên gia cảnh báo cổ phần hóa không thích hợp như quá 'ồ ạt' có thể dẫn đến giá trị tài sản của nhà nước bị hạ thấp. Ông Thành lưu ý:
"Ồ ạt cùng một lúc có thể có hậu quả là giá của tài sản bị thấp, vì nguồn cung ra lớn, cái này cũng là trường hợp của các nước Đông Âu, hoặc là Đông Đức cũ trước đây,
"Cái này chúng ta (Việt Nam) phải thận trọng, tuần tự trong tiến trình đưa ra cổ phần hóa và đồng thời đi theo sức mua của thị trường tài sản."

'Ngăn chặn đi đêm'

Hôm thứ Sáu, Tiến sỹ Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu, phản biển độc lập IDS (đã tự giải thể) cũng nhất trí về việc cần minh bạch hóa toàn bộ quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam.
Ông nói: "Minh bạch có nghĩa là các quy định phải được công bố một cách rất công khai, bởi vì đây thực sự là bán một phần tải sản của toàn dân, cho nên toàn dân phải có quyền được biết,
"Có nghĩa là cổ phần hóa công ty nào, thông tin về công ty đó, thông tin về những người mua và mua với giá bao nhiêu phải được công bố rộng rãi và quan trọng nhất là phải có một cơ chế giám sát để làm sao ngăn chặn được sự đi đêm của họ với nhau."
Theo Tiến sỹ Quang A, các nhóm lợi ích, đặc quyền, đặc lợi có thể đang để mắt tới một số lĩnh vực trong đợt cổ phần hóa hiện nay là viễn thông, xây dựng cơ bản, hay năng lượng.
Ông cũng cảnh báo có thể có thành phần nước ngoài 'nhòm ngó' tới một số lĩnh vực có thể liên quan tới an ninh, vị trí địa lý chiến lược và cả lĩnh vực quốc phòng của Việt Nam mà họ tìm cách lách luật, núp bóng sau những người tham gia mua doanh nghiệp, kể cả là một phía nước ngoài khác.
Ở một khía cạnh khác, hôm 04/4, Tiến sỹ Nguyễn Đức Thành nói với BBC ông cho rằng cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước cần có một số nguyên tắc ưu tiên.
"Có nghĩa là cổ phần hóa công ty nào, thông tin về công ty đó, thông tin về những người mua và mua với giá bao nhiêu phải được công bố rộng rãi và quan trọng nhất là phải có một cơ chế giám sát để làm sao ngăn chặn được sự đi đêm của họ với nhau"
TS. Nguyễn Quang A
Ông nói: "Cần ưu tiên cổ phần hóa những doanh nghiệp có khả năng chia nhỏ được tương đối dễ dàng, và tính chất sản phẩm của nó gần với sản phẩm của đời sống dân sinh để nhiều bên có thể tham gia vào nhất, với những chuyên môn không quá đặc thù,
"Tôi cho rằng đây là nhóm dễ kiểm soát hơn, dễ mở cửa, minh bạch hơn, dễ được mọi người tham gia hơn, vì mỗi người có thể tham gia một phần, chứ không phải là tham gia hết, như thế sẽ hạn chế rất nhiều (với) người mua, đó là cách tôi nghĩ để hạn chế tài sản của nhà nước bị thôn tính hoặc bị thao túng bởi một nhóm nhỏ."
Hôm thứ Sáu, Tiến sỹ Nguyễn Quang A còn nói với BBC, để bảo vệ tài sản nhà nước và minh bạch hóa việc cổ phần hóa này, các quan chức của nhà nước trong các lĩnh vực chức năng liên đới cần công khai 'lợi ích của mình' và tốt nhất là không được tham gia lợi ích vào mọi khâu đoạn, tiến trình của quá trình cổ phần hóa, dưới bất cứ hình thức, danh nghĩa nào.
Được biết, trong riêng giai đoạn 2011 - 2013, Việt Nam đã "tái sắp xếp" được 180 doanh nghiệp, trong đó cổ phần hóa 99 doanh nghiệp, mới đây, Thủ tướng Việt Nam ông Nguyễn Tấn Dũng đặt mục tiêu cổ phần hóa 432 doanh nghiệp đến năm 2015.

'Thủ đoạn lũng đoạn của nhóm lợi ích'

Cập nhật: 10:54 GMT - thứ bảy, 5 tháng 4, 2014

Media Player

Cổ phần hóa ở Việt Nam
Việt Nam có kế hoạch cổ phần hóa 432 doanh nghiệp từ nay tới 2015.
Các nhóm lợi ích, đặc quyền, đặc lợi có thể sử dụng các thủ đoạn của mình để thao túng các khâu từ định giá tài sản doanh nghiệp, sắp xếp quân xanh, quân đỏ trong đấu giá, mua tài sản doanh nghiệp, nhưng nghiêm trọng hơn, có thể lũng đoạn, tác động ngay từ đầu vào một chủ trương, chính sách cổ phần hóa doanh nghiệp của nhà nước, theo Tiến sỹ Nguyễn Quang A.
Trao đổi với BBC hôm 04/4/2014, nhà quan sát còn cảnh báo các nhóm này đang 'nhòm ngó' các lĩnh vực từ viễn thông tới giao thông, xây dựng, trong khi một số là tổ chức, cá nhân là người nước ngoài có thể tranh thủ dịp này tiếp cận cơ hội mua bán doanh nghiệp trong một số lĩnh vực và địa hạt nhạy cảm như an ninh, quốc phòng, qua đợt cổ phần hóa.

'Quyền dân được biết'

"Có nghĩa là cổ phần hóa công ty nào, thông tin về công ty đó, thông tin về những người mua và mua với giá bao nhiêu phải được công bố rộng rãi và quan trọng nhất là phải có một cơ chế giám sát để làm sao ngăn chặn được sự đi đêm của họ với nhau"
Theo nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu phản biện độc lập IDS (đã tự giải thể), để ngăn ngừa việc các nhóm lợi ích 'ăn cắp' hay 'xâm phạm' tài sản quốc gia, nhà nước cần được công khai hóa, minh bạch hóa các thông tin liên quan các vụ cổ phần hóa, từ định giá, giá cả, người mua, người bán, các quá trình, điều kiện đấu thầu v.v... để người dân, cộng đồng, các giới quan tâm có thể tham gia theo dõi, giám sát.
Ông nói: "Minh bạch có nghĩa là các quy định phải được công bố một cách rất công khai, bởi vì đây thực sự là bán một phần tải sản của toàn dân, cho nên toàn dân phải có quyền được biết,
"Có nghĩa là cổ phần hóa công ty nào, thông tin về công ty đó, thông tin về những người mua và mua với giá bao nhiêu phải được công bố rộng rãi và quan trọng nhất là phải có một cơ chế giám sát để làm sao ngăn chặn được sự đi đêm của họ với nhau."


VN loay hoay 'trồng cây gì, nuôi con gì'

Lý Phi
Gửi tới BBC Tiếng Việt từ Hà Nội
Cập nhật: 10:26 GMT - thứ năm, 3 tháng 4, 2014

“Trồng cây gì, nuôi con gì” - câu nói của Cựu Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải và chính sách định hướng, hổ trợ ổn định nền nông nghiệp Việt nam của nhà nước đến nay vẫn là cái vòng luẩn quẩn.
Chưa có thành quả ổn định đáng kể nào trực tiếp dành cho người dân làm nông nghiệp từ nhà nước. Tự họ mò mẫm nuôi trồng và chấp nhận số phận rủi may, bị ép giá và chèn ép lượng tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp do chính họ làm ra.

Chủ đề liên quan

Bản chất người Việt Nam hiện tại, đa số là “làm ăn” theo kiểu phát triển ngành nghề, đầu tư, kinh doanh nhỏ lẻ, nguy hiểm nhất là theo tâm lý bầy đàn mà không cân nhắc hệ lụy.
Những người đi sau thường phải hứng nhận sự thất bại đến thảm hại do hê quả cung hơn cầu. Đó là thực tế đã và đang diễn ra hàng ngày do tâm lý trên.
Người nông dân Việt Nam cũng không ngoại lệ. Họ nuôi trồng tự phát, manh mún theo phong trào mà không có nhiều thông tin quy hoạch hoặc cảnh báo từ chính quyền.
Nhu cầu của họ là muốn gặt hái thành công nhanh chóng, có lợi nhuận ngắn hạn và thỏa mãn tài chính trước mắt, hình thành tư duy theo lối mòn, tâm lý ùa theo đám đông, tạo làn sóng mà không hiểu bản chất cung cầu thị trường, bị độc quyền tiêu thụ mà không có thỏa thuận ràng buộc về bao tiêu, về giá, rơi vào cái bẫy “bong bóng đầu cơ” mà chính họ là nạn nhân cuối cùng.
"Việt Nam cũng có tổ chức công đoàn, hàng trăm hiệp hội ngành nghề ra đời nhưng bản chất chỉ là hình thức, là cái vỏ không hồn."
Đó là những biểu hiện thực tế và nguyên nhân dẫn đến thất bại, bị ép giá đến thua lỗ, bị đóng băng sản phẩm phải tiêu hủy của nông dân tại Việt Nam. Những bài học nhãn tiền lập đi lập lại, người nông dân mắc phải mà chưa biết bao giờ kết thúc.

Nhà nước đã làm gì?

Chủ tịch tỉnh Vĩnh Long phổ biến việc cảnh giác thương lái Trung Quốc trong canh tác khoai lang gần đây bằng văn bản là việc làm định hướng hiếm hoi của chính quyền mang lại lợi ích cho nông dân khu vực.
Theo mô hình các nước trên thế giới, Việt Nam cũng có tổ chức công đoàn, hàng trăm hiệp hội ngành nghề ra đời nhưng bản chất chỉ là hình thức, là cái vỏ không hồn, chức năng, tiêu chí hoạt động hầu như vô định, không được đầu tư, không trang bị kiến thức và kỹ năng phù hợp, không đem đến lợi ích thực tế thiết thực nào đáng kể cho chính ngành nghề mà họ đại diện.
Thực tế hiệp hội các sản phẩm từ nông nghiệp ở Việt Nam có vai trò rất quan trọng.
Hiệp hội tạo ra môi trường, cơ chế, liên kết một cách chặt chẽ các doanh nghiệp, các cá thể tham gia hoạt động kinh tế, tiến hành xác định, tiên đoán cung cầu, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, nghiên cứu và theo dõi sát những diến biến của thị trường, xúc tiến thương mại tiêu thụ địa phương, xúc tiến thương mại xuất khẩu tiêu thụ toàn cầu.
Hiệp hội đại diện cho người nông dân bảo vệ thành quả lao động, chống gian lận thương mại bởi lợi ích nhóm và thương lái, tránh bị tiêu thụ độc quyền, mang lại hiệu quả trực tiếp cho người nông dân sản xuất các sản phẩm nông nghiệp, góp phần tích cực quyết định sự tồn tại, phát triển và tạo lập sự bền vững cho nền nông nghiệp Việt Nam, cho nông dân Việt Nam.
"Hiệp hội các sản phẩm từ nông nghiệp ở Việt Nam có vai trò rất quan trọng"
Việt Nam là quốc gia nông nghiệp với 70% dân số là nông dân nhưng các hiệp hội hỗ trợ phát triển, bảo hộ thành quả nông nghiệp hầu như bị bỏ ngỏ hoặc tự phát, chưa có sự quan tâm, đầu tư, tổ chức, quy hoạch đúng mức từ nhà nước đến các ban ngành địa phương.
Có chăng vài hành động được hỗ trợ của nhà nước chỉ theo kiểu chắp vá, nóng đâu thổi đó, chỉ lợi dụng khi cần thiết, không có một chiến lược dài hạn khả thi, đồng bộ, có hệ thống để phát huy vai trò chức năng của hiệp hội.
Sự thờ ơ của nhà nước, của xã hội đối với mặt hàng thịt bò Úc 'gây bão' chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ hàng ngày, đánh bại giá thịt bò nội địa tại một quốc gia chủ yếu sản xuất nông nghiệp, dù cho nó cõng trên mình các loại thuế và cước vận chuyển. Hiện tượng trên chính là sự thất bại của ngành nông nghiệp Việt nam.
Chăn nuôi bò bằng cách quy hoạch trồng cỏ nuôi bò những nơi phù hợp thay thế cho những cây trồng mà sản phẩm tiêu thụ bất ổn định, thu nhập bất thường, thua lỗ, ở vùng sâu vùng xa, kết hợp với ưu thế lớn đó là sử dụng các phụ phẩm của ngành trồng trọt như rơm rạ đang đốt bỏ, phụ phẩm từ các nhà máy chế biến sản phẩm nông nghiệp phải bỏ đi.

'Cần quan tâm đúng trọng tâm'

Phải chăng nhà nước cần quan tâm đúng trọng tâm, đúng mức?
Thay vì chấp nhận thực tại, việc nên làm là triển khai hướng dẫn, phát động, tổ chức chính sách hỗ trợ nuôi bò từ nhà nước, từ các hệ thống quản lý nông nghiệp, khuyến nông, phát triển hiệp hội chăn nuôi, định hướng nhân dân thực hiện.
Đó mới hình thành được sự phát triển kinh tế bền vững, ổn định, ít lệ thuộc và chống chảy máu ngoại tệ giá trị lớn hàng ngày, đang ảnh hưởng trực tiếp tới nền kinh tế nước nhà vốn dĩ yếu kém trong cạnh tranh về giá, về lượng, về chất hàng hóa xuất khẩu.
Sự thất bại, thua lỗ của người nông dân với sản phẩm dưa hấu hiện tại là đương nhiên, lập đi lập lại như nhiều sản phẩm nông nghiệp khác.
Hiện tượng không có gì lạ trong một xã hội chỉ biết chia sẻ thông tin, xôn xao bàn tán, hơn thua việc tranh luận nuôi trồng con gì, cây gì, ví dụ như câu chuyện lợi hại gần đây về con gián đất, mà không hiểu hết bản chất bấp bênh của việc tiêu thụ sản phẩm, gian lận thương mại, sản xuất manh mún, tâm lý bầy đàn, quan hệ cung cầu bị độc quyền, quá nhiều lệ thuộc lái thương, không có tổ chức bảo hộ, khai thác tiềm năng tiêu thụ toàn cầu ở Việt Nam.
Trồng cây gì, nuôi con gì là một vấn đề lớn có tầm quan trọng quốc gia.
Việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp là nhiệm vụ, là chiến lược lớn của nhà nước, chính quyền ban ngành khu vực, phải được hỗ trợ bởi các nhà quản lý chuyên ngành, các hiệp hội thực thụ chứ không phải tầm nhìn cảm tính, mò mẫm từ gia đình của người nông dân.

Nhà nước Việt Nam đang ở đâu trong cái vòng luẩn quẩn “trồng cây gì, nuôi con gì”? Đã quan tâm đến đâu về tầm nhìn phát triển bền vững ngành nông nghiệp với mục đích phục vụ nền tảng phát triển kinh tế đất nước, phục vụ cho công cuộc xóa đói giảm nghèo và bảo hộ lợi ích người nông dân? Trong khi đó, thuế nông nghiệp người nông dân vẫn tuân thủ thực hiện.

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Lisa Pham Vấn Đáp official-12/11/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link