Friday, November 30, 2012

Mỹ nghĩ gì về 'hộ chiếu lưỡi bò'?


 

Người Việt Nam ở ngoài nước không phân biệt chính kiến (cờ đỏ, cờ vàng), tôn giáo, thành phần dân tộc, và đẳng cấp xã hội nên tập hợp - đồng loạt phản đối hộ chiếu Lưỡi Bò trước các cơ quan ngoại giao, kinh tế, xã hội, và văn hóa của Trung Cộng. Tận dụng mọi sáng kiến gây ấn tượng mạnh để đánh động ý thức quốc tế về tham vọng bành trướng xâm lược Đại Hán. Kêu gọi tẩy chay hàng hóa, dịch vụ của Tàu cộng lẫn Tàu Đài Loan.

hta.

 

2012/11/30

 

 
BIỂN ĐÔNG : Theo sở pháp lý Bộ Ngoại giao Pháp, Passeport " lưởi bỏ " của TQ mặc dầu có giá trị công pháp quốc tế nhưng chứa đựng " nhiều yếu tố tuyên truyền và chính trị tiểu xảo và phi công pháp quốc tế.
 
Viêt Nam và ĐNA, Nhật bản,Đài loan,Ấn độ cần cảnh giác và vận động cộng đồng quốc tế chống lại cách hành xử voyou ( rogue) rừng rú này của Bắc kinh. TS
 
Theo bà Victoria Nuland, có một số tiêu chuẩn quốc tế cơ bản về trình bày hộ chiếu cần phải tuân thủ, nhưng một tấm bản đồ không phải là một trong các chuẩn mực này.
 
"Đứng trên phương diện pháp lý, việc in bản đồ [đường 'lưỡi bò'] đó không ảnh hưởng gì đến quyết định cấp visa hay liệu tấm hộ chiếu có giá trị để nhập cảnh vào Hoa Kỳ hay không," - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ khẳng định.
 
"Có nhiều yếu tố khác nữa."

 

Mỹ nghĩ gì về 'hộ chiếu lưỡi bò'?

Cập nhật: 14:07 GMT - thứ ba, 27 tháng 11, 2012 http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2012/11/121127_us_china_passports.shtml
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland
Bà Nuland nói quan điểm của Mỹ về tranh chấp Biển Đông 'không có gì thay đổi'
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói việc Mỹ đóng dấu nhập cảnh lên hộ chiếu có đường 'lưỡi bò' không có nghĩa thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc.
Trong cuộc họp báo thường kỳ hôm thứ Hai 26/11, bà Victoria Nuland đã trả lời câu hỏi liên quan tới loại hộ chiếu điện tử mới mà Trung Quốc cấp cho công dân của họ, trong đó có nhiều hình ảnh phản ánh yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh tại Biển Đông và một số nơi khác.

Các bài liên quan

Chủ đề liên quan

Người phóng viên cho rằng loại hộ chiếu này đã gây ra tranh cãi ngoại giao với các nước láng giềng và đặt câu hỏi rằng khi công dân Trung Quốc dùng hộ chiếu mới nhập cảnh Hoa Kỳ, thì điều đó có phải là thừa nhận tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc hay không.
Bà Nuland trả lời: "Không. Đó không phải là sự thừa nhận."
"Quan điểm của chúng tôi về Biển Đông, như các bạn đã biết, là các vấn đề cần phải được đàm phán giữa các quốc gia liên quan, giữa Asean và Trung Quốc. Một bức hình trong cuốn hộ chiếu không thay đổi được điều này."
Theo bà Victoria Nuland, có một số tiêu chuẩn quốc tế cơ bản về trình bày hộ chiếu cần phải tuân thủ, nhưng một tấm bản đồ không phải là một trong các chuẩn mực này.
"Đứng trên phương diện pháp lý, việc in bản đồ [đường 'lưỡi bò'] đó không ảnh hưởng gì đến quyết định cấp visa hay liệu tấm hộ chiếu có giá trị để nhập cảnh vào Hoa Kỳ hay không," - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ khẳng định.
"Có nhiều yếu tố khác nữa."
Bà thừa nhận không rõ liệu phía Mỹ đã có thảo luận với phía Trung Quốc hay chưa và chỉ sau khi một số nước phản đối hộ chiếu của Trung Quốc thì chủ đề này mới bắt đầu thu hút sự chú ý của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.
Tuy nhiên theo bà, nếu như cuốn hộ chiếu này bị các nước khác xem là 'khiêu khích' thì "chúng tôi sẽ nói chuyện [với Trung Quốc]".
"Lập trường của chúng tôi về cách thức giải quyết vấn đề Biển Đông, quan điểm của chúng tôi về vấn đề Biển Đông, hoàn toàn không thay đổi vì điều này."

Năng lực quân sự

Một câu hỏi khác đặt ra trong cuộc họp báo là liệu "Hoa Kỳ có thất vọng không khi Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á vừa qua đã không đạt được một thỏa thuận có tính ràng buộc pháp lý cho Biển Đông".
"Các bạn cũng đã biết rằng lâu rồi không có đối thoại thực chất nào. Chúng tôi muốn thấy điều này tiếp tục được phát triển và thúc đẩy thành cuộc đàm phán thực sự để giải quyết các vấn đề một cách lâu dài."
Người phát ngôn Victoria Nuland
Câu trả lời của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ là Washington 'phấn khởi vì một cuộc đối thoại không chính thức đã được tái khởi động'.
"Các bạn cũng đã biết rằng lâu rồi không có đối thoại thực chất nào. Chúng tôi muốn thấy điều này tiếp tục được phát triển và thúc đẩy thành cuộc đàm phán thực sự để giải quyết các vấn đề một cách lâu dài."
Bà Victoria Nuland nhắc lại lập trường kêu gọi Trung Quốc tăng cường minh bạch quốc phòng thông qua việc phát triển hàng không mẫu hạm đầu tiên của nước này, mà vừa qua đã có cuộc thử hạ cánh chiến đấu cơ thành công.
Bà nói: "Thông qua các kế hoạch tăng cường hỗ trợ an ninh trong khu vực, chúng tôi đã chỉ rõ là chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ các đồng minh của mình một cách cần thiết và sẽ có các bước đi phù hợp".
"Trung Quốc, trong khi tăng đầu tư quân sự, cũng cần minh bạch hơn về chi tiêu quân sự và bảo đảm rằng năng lực quân đội hoàn toàn vì mục tiêu hòa bình."
 
 
 

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin buổi sáng22/4/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link