Friday, November 30, 2012

Tái đắc cử, tổng thống Obama và những nội tình của nước Mỹ


 

Lá thư Mỹ quốc tháng 11 năm 2012 (có âm thanh)
Nguyên Thảo
November 28, 2012
 
 
Đầu tháng 11 cuộc bầu cử Tống Thống đầy gay go và quyết liệt đã chấm dứt. Tuần lễ gần cuối tháng 11 là mùa Lễ Tạ Ơn ở nước Mỹ cũng là mùa sum họp của các gia đình trong đó có các gia đình Việt nam của chúng ta. Hy vọng quý độc giả đã có những ngày vui vẻ cùng với gia đình và người thân.
 
Tái đắc cử, tổng thống Obama và những nội tình của nước Mỹ 

 
Sau cuộc tranh cử với những thay đổi thăm dò số phiếu lên xuống 1 cách vô cùng khít khao, cuộc bầu cử Tổng Thống Hoa Kỳ ngày 6 tháng 11 đã kết thúc mau chóng, vì chỉ tới 1 giờ khuya rạng sáng 7 tháng 11 đã có kết quả, tổng thống Obama đạt được 303 phiếu cử tri đoàn so với ông Romney đã chỉ đạt được 206 phiếu.
 
Theo truyền thống, từ Boston thống đốc Mitt Romney đã gọi điện thoại chúc mừng sự đắc cử của tổng thống Obama, và hứa hẹn sẽ hợp tác cùng tổng thống để phục vụ quốc gia. Tổng thống Obama khi đó đang ở Chicago cùng ban vận động tranh cử theo dõi kết quả việc kiểm phiếu trên các làn sóng truyền hình trên toàn nước Mỹ.
 
Về phía Quốc Hội, tuy còn một số tiểu bang chưa có kết quả tuy nhiên cũng đã cho thấy kết quả là tại Thượng viện đảng Dân Chủ chiếm đa số và tại Hạ viện vẫn do đảng Cộng Hòa kiểm soát.
 
 
Nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống đương nhiệm Obama bắt đầu vào tháng 1 năm tới 2013, thời gian chót của nhiệm kỳ hiện tại, hai tháng, trước thềm của nhiệm kỳ kế tiếp, Tổng thống Obama đang đứng trước nhiều vấn nạn của nước Mỹ phải gấp rút giải quyết: tình trạng nợ công chất ngất ở mức 16 ngàn tỷ, ngân sách bị thâm thủng cũng ở mức sâu thẳm mà thời gian để giải quyết ngân sách chỉ còn không đầy hai tháng, chính quyền Tổng thống Obama cùng cơ quan lập pháp phải hoàn tất thông qua ngân sách.
 
Tổng thống Obama đang tìm kiếm sự kết hợp giữa cắt giảm chi tiêu và nhất định giữ ý kiến tăng thuế giới nhà giàu tuy nhiên đảng Cộng hòa muốn cắt giảm chi tiêu và tránh tăng thuế cho giới doanh nghiệp.
 
Nếu ngân sách không được giải quyết trong thời gian trước cuối năm 2012 thì kể từ 1 tháng 1-2013 thuế xuất sẽ đồng loạt gia tăng trở lại vì luật cắt giảm thuế thực hiện từ tổng thống tiền nhiệm và không tiếp tục gia hạn như trong 4 năm nhiệm kỳ đầu của Tổng thống Obama.
 
Lương bổng của công nhân viên chức nhà nước sẽ được thể hiện bằng trái phiếu nhà nước nhận nợ. Tình trạng này theo dự đoán sẽ đưa nước Mỹ vào tình trạng suy trầm trở lại.
 
Tướng David Petraeus - Paula Broadwell
 
Về nội tình thì vụ tai tiếng tình ái  với Paula Broadwell đã làm cho tướng  David Petraeus, Giám đốc cơ quan tình báo trung ương CIA phải xin giải nhiệm. Tướng 4 sao Petraeus, một danh tướng nổi tiếng với quá trình Tư lệnh quân đội Hoa Kỳ tại chiến trường Iraq rồi Tư lệnh Lực lượng NATO tại A Phú Hãn, trước khi ông được giao nhiệm vụ Giám đốc cơ quan CIA. 
 
Paula Broadwell, một nữ quân nhân tốt nghiệp học viện quân sự nổi tiếng West Point và tốt nghiệp Đại học Harvard, 40 tuổi có gia đình và hai con.
 
Sự liên hệ giữa Paula Broadwell và tướng Petraeus như đã chấm dứt sau khi tác phẫm tiểu sữ tướng Petraeus hoàn tất.
 
Tuy nhiên vào mùa Hè vừa qua một nữ nhân nổi tiếng tại Florida, Jill Kelly, bị thu hồi đặc quyền ưu đãi tại căn cứ Không quân MacDill tại Tampa.
 
 Căn cứ không quân MacDill tại Tampa là hậu cứ của Trung tâm Chĩ huy Hoa Kỳ và Trung tâm Chiến dịch đặc biệt Hoa Kỳ. Jill Kelley, một phụ nữ có chồng, trở thành tâm điểm của giới chức quân sự Hoa Kỳ tại Tampa bao gồm cả hai tướng Petraeus và  tướng John Allen, Tư lệnh lực lượng trợ tá An Ninh quốc tế tại A Phú Hãn. Tướng John Allen, nhân vật đang được đề nghị thay thế tướng Petraeus, trong vị thế Tư lệnh lực lượng NATO. 
 
 Giới chức quốc phòng xác nhận Jill Kelly tham dự các sinh hoạt của căn cứ MacDill như một khách quý và không biết từ đâu Jill Kelly được cấp quyền tham dự mọi sinh hoạt của căn cứ, không cần qua thủ tục an ninh.
 
Cũng giới chức quốc phòng cho hay ưu quyền của Jill Kelly đối với căn cứ đã bị thu hồi vì đương sự đang liên hệ tới một cuộc điều tra  Kelly đã khai báo là đương sự đã nhận được một số thư điện tử hăm dọa không biết từ đâu gửi tới.
 
Cơ quan điều tra liên bang FBI đã xác nhận những thư điện tử được gửi tới Kelly từ Paula Broadwell, tác giả viết tiểu sử tướng Petraeus, đồng thời cũng khám phá những bằng chứng liên hệ tình ái.
 
Việc tòa Lãnh sự Hoa Kỳ tại Benghazi, Lybia, bị tấn công làm cho 4 người Mỹ thiệt mạng trong số có Lãnh sự Hoa Kỳ tại Lybia, ông Chris Steven, có được cơ quan an ninh tình báo Hoa Kỳ hay biết không, vì sau vụ tấn công tại Benghazi vào đứng đêm 11/9, trùng ngày khủng bố Al Queda tấn công tòa nhà Tháp đôi và Ngũ giác đài Hoa Kỳ thì ngay sau đó Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp quốc, bà Susan Rice, loan báo vụ tòa Lãnh sự Benghazi bị tấn công là do sự phẫn nộ của người dân Hồi giáo đối với bộ phim tài liệu có tính cách phỉ báng Hồi giáo được sản xuất và phổ biến tại Hoa Kỳ.
 
 Vào ngày 18 tháng 11 tướng Petraeus đã ra trước Quốc Hội để trả lời về vụ khủng bố tấn công tòa Lãnh sự Hoa Kỳ tại Lybia vào tháng 9 vừa qua.
 
Ông nói rằng cuộc tấn công đã được lên kế hoạch và đưa ra bởi những kẻ khủng bố liên kết với al-Qaeda. 

 
           Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp quốc, bà Susan Rice
 
Lên tiếng trước truyền thông báo chí sau khi Tổng thống Obama đắc cử nhiệm kỳ 2, ông Obama xác quyết sẽ cùng hai chính đảng tại Quốc Hội để giải quyết sự bế tắc của ngân sách đồng thời phục hoạt nền kinh tế Hoa Kỳ.
 
Ông cũng xác nhận là không có bằng cớ vì vụ tai tiếng tình ái làm cho tướng David Petraeus phải giải nhiệm đối với trách nhiệm là Giám đốc cơ quan tình báo trung ương để cho rằng vì liên quan tới an ninh quốc gia.
 
 Tổng thống xác nhận là hiện nay nền kinh tế Hoa Kỳ đang được phục hồi, và ưu tiên hàng đầu là phải tăng thêm công ăn việc làm và phát triển kinh tế.
 
Dân cử Mỹ gốc Việt và các nghị quyết
 
Trong mùa bầu cử tháng 11 năm 2012, toàn thể cử tri Hoa Kỳ đã thực hiện quyền chọn lựa nhân vật cao cấp nhất lãnh đạo Hoa Kỳ với chức vụ Tổng Thống, các Thượng Nghị sĩ và dân biểu hình thành cơ quan Lập pháp cùng hầu hết các đại diện dân cử các cấp từ liên bang, tiểu bang tới các đơn vị hành chánh  tại các địa phương.
 
Trong kỳ bầu cử này người Mỹ gốc Việt, ông Tạ đức Trí đã được bầu vào chức vụ Thị trưởng thành phố Westminster, tiểu bang California.
 
Trong quá khứ đã có những dân biểu cấp tiểu bang và Liên bang là người Mỹ gốc Việt tỵ nạn Cộng sản, các dân biểu Cao Quang Ánh và Trần Thái Văn dân biểu liên bang tại Lousiana và California. Ông Tạ Đức Trí, 39 tuổi cùng gia đình tới định cư tại Mỹ năm 1992. Năm 2006 và 2010 từng tranh cử vào chức nghị viên thành phố và thắng cử.
 
Tại Santa Ana, Hội đồng thành phố đã thông qua quyết định với nội dung ngăn cản các thành phần thuộc cán bộ Cộng sản Việt Nam không được tới phạm vi thành phố Santa Ana, cho dù chỉ đi ngang qua những con đường trong thành phố.
 
Trước ngày biểu quyết, Thị trường Santa Ana, ông Miguel Pulido, nhận một thư phản đối từ viên đại sứ Cộng sản Việt Nam tên Nguyễn Bá Hùng, hăm dọa việc thông qua Nghị quyết sẽ làm nguy hại tới giao thương giữa hai quốc gia. Tuy nhiên việc thông qua Nghị quyết đã như một cái tát vào mặt Cộng sản Hà Nội.
 
Thành phố Santa Ana là trung tâm điểm của quận Cam và cũng là nơi có trụ sở của các cơ quan chính quyền quận hạt, tiểu bang và liên bang.
 
Do đó nơi đây cũng là nơi mà các phái đoàn của nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam thường xuyên lui tới. Nghị quyết này của thành phố Santa Ana tương tự những gì từng được hai thành phố khác có người Việt là Westsminster và Garden Grove thông qua năm 2004.
 
Nghị quyết này đòi hỏi Bộ Ngoại Giao Mỹ thông báo cho thành phố ít nhất 10 ngày trước khi giới chức Việt cộng lai vãng đến  để cảnh sát có thời gian chuẩn bị, vì thành phố Santa Ana không hoan nghênh những người khách này.  
 
Nghị quyết ở Westminster và Garden Grove được thông qua tháng 5 năm 2004 nhưng đã hết hạn ngày 30 tháng 4 năm 2009.
 
Khởi sự từ ngày 10 tháng 11, một thỉnh nguyện thư được phát động từ chương trình truyền hình SBTN, mạng lưới truyền thông Sài Gòn, chương trình kêu gọi người Việt tại hải ngọai và trong nước gửi thỉnh nguyện thư tới Ủy Ban Nhân quyền Liên Hiệp quốc, đồng thời tới Cao ủy Liên minh Châu Âu về Ngoại giao và An ninh, Chủ tịch Ủy Ban Nhân quyền Quốc Hội Âu châu cùng các Bộ trưởng Ngoại giao các quốc gia Úc châu, Âu châu, Mỹ châu các quốc gia dân chủ tự do trên toàn thế giới. Chiến dịch gửi thỉnh nguyện thư được phát động từ ngày 10 tháng 11 cho tới ngày 10 tháng 12 ngày kỷ niệm bản Tuyên ngôn quốc tế Nhân quyền.
 
Thỉnh nguyện thư tố cáo chế độ Cộng sản tại Việt Nam đã áp dụng chính sách kiểm duyệt internet, trấn áp bắt giam dân chúng đủ mọi thành phần, xử án phi pháp tùy tiện. Vậy mà Cộng sản Hà Nội lại cho rằng họ có tư cách tham gia Ủy Ban Nhân quyền Liên Hiệp quốc. Liên Hiệp quốc đã loại trừ Cộng sản Việt Nam khỏi danh sách các quốc gia thành viên Ủy Ban Nhân quyền Liên Hiệp quốc.
 
Nhân ngày quốc tế Nhân quyền, thỉnh nguyện thư cũng kêu gọi cộng đồng thế giới hãy hỗ trợ cho những tiếng nói lương tâm của Việt Nam, các bloggers Điếu Cầy Nguyễn văn Hải, Tạ Phong Tần, Paulius Lê Sơn, các nhà tranh đấu dân chủ Nguyễn Quốc Quân và Trần Huỳnh Duy Thức, các nhạc sĩ Việt Khang và Trần vũ Anh Bình, luật sư nhân quyền Cù Huy Hà Vũ, Linh mục Nguyễn văn Lý và hàng trăm nghìn người Việt yêu nước khác, đã chỉ bầy tỏ một cách ôn hòa những nguyện vọng thay đổi chính trị tại Việt Nam cũng như tự do tôn giáo và công bằng xã hội.
 
Nhiều tù nhân lương tâm Việt Nam đã bị đối xử khắc nghiệt trong tù như cưỡng ép lao động, hành hạ thể xác và bệnh tật không được chữa trị.
 
Theo sự tố cáo của các tồ chức quốc tế về Nhân quyền thì điển hình là trường hợp của hai nữ tù nhân nhà tranh đấu cho dân oan Trần thị Thúy và nhà tranh đấu cho nghiệp đoàn Đỗ thị Minh Hạnh.
 
Thỉnh nguyện thư kêu gọi Uỷ Ban Nhân quyền Liên Hiệp quốc, Liên Hiệp Âu châu và các quốc gia tự do biệt phái tới Việt Nam các đặc phái viên của Liên Hiệp quốc và đại diện các sứ quán để điều tra về tình trạng giam giữ tùy tiện, ngược đãi trong tù cùng sự lạm dụng luật pháp của chế độ Cộng sản Việt Nam.
 
Cán bộ đảng viên đảng Cộng Sản Việt Nam đang cầm quyền phải tôn trọng bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, phải hủy bỏ các điều luật mơ hồ về an ninh quốc gia như điều 79 và 88 trong Bộ luật Hình sự, những điều luật này được dùng làm lý cớ để bắt người và giam giữ tùy tiện. Đòi hỏi  Cộng sản Việt Nam phải trả tự do cho toàn thể tù nhân chính trị.
 
Người Việt trong nước đứng tên gửi thỉnh nguyện thư hiện diện tham gia từ các thành phố cực Bắc Việt Nam Ải Nam Quan Lạng Sơn, Cao Bằng, Phú Thọ, Hà Nội, Hưng yên tới các tỉnh miền Trung Thanh Hóa, Huế, Kontum, Quy nhơn đến Vũng Tầu, Bình dương, Sài Gòn, Cần thơ, Rạch Giá, Bến Tre tới mũi Cà Mâu và  các quốc gia trên toàn thế giới từ Hoa Kỳ, Canada tới các quốc gia Âu châu Pháp, Thụy Sĩ, Bỉ, Hòa Lan, Na Uy, Thụy Điển, Đức quốc, Ba Lan, Cộng Hòa Tiệp tới lục địa Úc châu.
 
Chưa đầy 20 ngày số thỉnh nguyện thư đã lên tới trên 100.000, thỉnh nguyện thư còn đang được người Việt tiếp tục thực hiện cho tới ngày 10-12 là ngày Quốc tế Nhân quyền.
 
Đến đây thì phần tường trình của lá thư Mỹ Quốc xin được tạm ngưng. Xin được trở lại với quý độc giả thân quý trong tháng tới.
 
Thân ái,
Nguyên Thảo

 

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin buổi sáng22/4/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link