Trung Quốc không sẵn sàng thay đổi
David
Shambaugh – Krishna Tran lược dịch
Sẽ thấy hình ảnh Việt Nam trong đó.
Vị trí lãnh đạo đảng Cộng sản và quân ủy trung ương đã được công bố. Tuy còn phải chờ đến tháng ba sang năm để biết rõ những vị trí của chính phủ, cũng không quá sớm để tìm hiểu những thách thức mà giới lãnh đạo mới sẽ gặp và suy nghĩ xem họ sẽ đáp ứng như thế nào.
Trong và ngoài Trung Quốc (TQ) đều nhận thấy những vấn đề giống nhau và cần cải cách cái gì. Nó bao hàm chính là việc nới lỏng sự kiểm soát của đảng và nhà nước, cho phép lãnh vực tư và xã hội dân sự phát triển hơn, hướng nguồn lực vào việc khơi mở sáng tạo, và thu hẹp các bất bình đẳng xã hội. Những việc đặc biệt cấp bách là:
– Định hướng lại mô hình phát triển kinh tế, từ chổ xây dựng cơ sở hạ tầng vật thể và trợ cấp xuất khẩu sang mô hình dựa trên tiêu dùng nội địa và sáng tạo, nhấn mạnh đến kinh tế tri thức và ngành dịch vụ.
– Phá bỏ sự độc quyền của nhà nước trong một vài lãnh vực, đồng thời tăng sức mạnh của xã hội dân sự và nới lõng sự kiểm soát truyền thông, từ đó tạo thuận lợi cho nguồn thông tin được lưu thông tự do cần cho một nền kinh tế thị trường thực sự và một cho một xã hội sáng tạo.
– Xã hội hóa các sản phẩm công một cách thích ứng, gồm chăm sóc sức khỏe, môi trường, giáo dục có chất lượng, hưu bổng, đồng thời giải quyết bất bình đẳng và sự phân tầng xã hội.
– Thiết lập một nền pháp trị thực sự, để có thể chống lại được tham nhũng, tội phạm và sự lạm quyền có hệ thống. Và điều đó cũng tạo thuận lợi cho việc vận hành của kinh tế thị trường.
– Giải quyết những bất mãn sắc tộc sôi sục ở Tây Tạng và Tân Cương theo cách tích cực thay vị đán áp và dọa nạt.
– Cho phép sự đa nguyên chính trị lớn hơn, ngay cả với hệ thống độc đảng.
Trong lĩnh vực ngoại giao, các nước láng giềng hy vọng TQ sẽ có một vị thế hòa hoãn hơn, ít đối đầu hơn, nhất là trong vấn đề tranh chấp lãnh hải. TQ cũng cần làm việc với Mỹ để ngăn ngừa sự cạnh tranh chiến lược và không tin tưởng nhau đang có cơ lan tràn trong mối quan hệ này. Các mối quan hệ của TQ khắp nơi bị xấu đi vì người ta cho là TQ thực hiện một chính sách con buôn trong việc tìm kiếm các nguồn nguyên liệu. TQ cần đóng vai trò lớn hơn trong việc cố kết điều hành toàn cầu bằng sức mạnh và vị trí của nó trong cộng đồng quốc tế.
Sẽ thấy hình ảnh Việt Nam trong đó.
Vị trí lãnh đạo đảng Cộng sản và quân ủy trung ương đã được công bố. Tuy còn phải chờ đến tháng ba sang năm để biết rõ những vị trí của chính phủ, cũng không quá sớm để tìm hiểu những thách thức mà giới lãnh đạo mới sẽ gặp và suy nghĩ xem họ sẽ đáp ứng như thế nào.
Trong và ngoài Trung Quốc (TQ) đều nhận thấy những vấn đề giống nhau và cần cải cách cái gì. Nó bao hàm chính là việc nới lỏng sự kiểm soát của đảng và nhà nước, cho phép lãnh vực tư và xã hội dân sự phát triển hơn, hướng nguồn lực vào việc khơi mở sáng tạo, và thu hẹp các bất bình đẳng xã hội. Những việc đặc biệt cấp bách là:
– Định hướng lại mô hình phát triển kinh tế, từ chổ xây dựng cơ sở hạ tầng vật thể và trợ cấp xuất khẩu sang mô hình dựa trên tiêu dùng nội địa và sáng tạo, nhấn mạnh đến kinh tế tri thức và ngành dịch vụ.
– Phá bỏ sự độc quyền của nhà nước trong một vài lãnh vực, đồng thời tăng sức mạnh của xã hội dân sự và nới lõng sự kiểm soát truyền thông, từ đó tạo thuận lợi cho nguồn thông tin được lưu thông tự do cần cho một nền kinh tế thị trường thực sự và một cho một xã hội sáng tạo.
– Xã hội hóa các sản phẩm công một cách thích ứng, gồm chăm sóc sức khỏe, môi trường, giáo dục có chất lượng, hưu bổng, đồng thời giải quyết bất bình đẳng và sự phân tầng xã hội.
– Thiết lập một nền pháp trị thực sự, để có thể chống lại được tham nhũng, tội phạm và sự lạm quyền có hệ thống. Và điều đó cũng tạo thuận lợi cho việc vận hành của kinh tế thị trường.
– Giải quyết những bất mãn sắc tộc sôi sục ở Tây Tạng và Tân Cương theo cách tích cực thay vị đán áp và dọa nạt.
– Cho phép sự đa nguyên chính trị lớn hơn, ngay cả với hệ thống độc đảng.
Trong lĩnh vực ngoại giao, các nước láng giềng hy vọng TQ sẽ có một vị thế hòa hoãn hơn, ít đối đầu hơn, nhất là trong vấn đề tranh chấp lãnh hải. TQ cũng cần làm việc với Mỹ để ngăn ngừa sự cạnh tranh chiến lược và không tin tưởng nhau đang có cơ lan tràn trong mối quan hệ này. Các mối quan hệ của TQ khắp nơi bị xấu đi vì người ta cho là TQ thực hiện một chính sách con buôn trong việc tìm kiếm các nguồn nguyên liệu. TQ cần đóng vai trò lớn hơn trong việc cố kết điều hành toàn cầu bằng sức mạnh và vị trí của nó trong cộng đồng quốc tế.
|
(Trên) Danh sách dài những vấn đề phải giải
quyết; (Dưới) Biều tình đòi hủy dự án nhà máy sản phẩm hóa dầu ở Chiết Giang
(Zhejiang)
Nguồn: Copyright © 2012 Yale Center for the Study of Globalization |
Cả trong và ngoài TQ đều
nhận thấy đất nước này đã đến cái ngưỡng của sự phát triển mà các chương trình
và chính sách trong ba mươi năm qua không còn mang đến nhiều lợi ích. Cần có
cải tổ và đường hướng mới có chất lượng chứ không phải số lượng.
Thế hệ lãnh đạo thứ năm này sẽ tiến tới các cải tổ sâu sắc cần thiết không? Người ta luôn hy vọng họ sẽ làm điều đó, nhưng có bốn yếu tố mà do đó cần thận trọng hơn về viễn cảnh cải tổ.
Đầu tiên là lối mòn. Sẽ rất khó thay đổi sự lãnh đạo và định hướng vĩ mô, nhất là đó là mô hình phát triển kinh tế đã tạo nên những kết quả ngoạn mục trong ba chục năm qua. Mô hình tăng trưởng đó đã và đang sử dụng một lực lượng lao động khổng lồ không có kỹ năng. Việc chuyển đổi mô hình mang đến rủi ro thất nghiệp trên diện rộng và tranh chấp lao động. Điều đó đe dọa sự ổn định xã hội và sự lãnh đạo của đảng.
TQ không cần phải từ bỏ việc xuất khẩu hay xây dựng cơ sở hạ tầng, nhưng cần điều chỉnh cả hai. Điều đó sẽ làm cho TQ có các sản phẩm có giá trị hơn, chuyển đổi nhanh việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng “cứng” sang “mềm” như giáo dục, khoa học, kỹ thuật mới, phát minh, sáng tạo văn hóa. Để làm được điều đó, TQ cần chuyển đổi sự phân bổ tài chính cũng như nới lỏng hệ thống chính trị, kiểm duyệt truyền thông và xã hội dân sự. Một nền kinh tế tri thức không thể được xây trong một hệ thống độc tài.
Điều thứ hai là bóng ma Soviet. Đảng Cộng sản TQ ý thức một cách sâu sắc các tác nhân dẫn đến sự sụp đổ của Liên Xô và các vệ tinh Đông Âu. Gần đây hơn, TQ chăm chú theo dõi và nghiên cứu một cách lo ngại các cuộc cách mạnh màu xuyên qua lục địa Á Âu cho tới mùa xuân Ả Rập. Đảng lạnh cả xương sống khi nghĩ rằng điều đó cỏ thể lập lại ở TQ, như Mao đã nói, “tia lửa làm cháy thảo nguyên.” Họ sợ rằng những bước đầu tiên trong việc mở cửa chính trị cho chủ nghĩa đa nguyên thực sự, việc tăng sức mạnh cho xã hội dân sự, nới lỏng kiểm duyệt truyền thông, cho phép tự do ý kiến và tư duy phản biện trong giáo dục, nghiên cứu, việc thiết lập hệ thống lập pháp và tư pháp độc lập với sự kiểm soát của đảng, sẽ không tránh khỏi bùng ra ngoài tầm kiểm soát và làm tiêu tan sự cai trị của đảng. Trong các buổi thảo luận và công khai, nhiều trí thức ccura đảng công nhận sự cần thiết của những cải cách đó, nhưng các nhân vật bảo thủ không cho phép điều đó.
Điều thứ ba là các lợi ích định chế hóa. TQ không phải là một nền dân chủ, nhưng nó có các nhóm lợi ích giấu mình rất mạnh và nền chính trị quan liêu. Dĩ nhiên là trong bất cứ hệ thống nào, những kẻ nắm giữ của cải, tài nguyên, quyền lực, ưu đãi không tự nguyện buông bỏ chúng. Và họ sẽ sử dụng tất cả các phượng tiện họ có để phá hoại những toan tính tấn công họ. Trong trường hợp TQ, tấn công các nhóm lợi ích làm phương hại tới hệ thống chính là tấn công chính hệ thống. Đảng Cộng sản không thể tự hủy mình.
Thế hệ lãnh đạo thứ năm này sẽ tiến tới các cải tổ sâu sắc cần thiết không? Người ta luôn hy vọng họ sẽ làm điều đó, nhưng có bốn yếu tố mà do đó cần thận trọng hơn về viễn cảnh cải tổ.
Đầu tiên là lối mòn. Sẽ rất khó thay đổi sự lãnh đạo và định hướng vĩ mô, nhất là đó là mô hình phát triển kinh tế đã tạo nên những kết quả ngoạn mục trong ba chục năm qua. Mô hình tăng trưởng đó đã và đang sử dụng một lực lượng lao động khổng lồ không có kỹ năng. Việc chuyển đổi mô hình mang đến rủi ro thất nghiệp trên diện rộng và tranh chấp lao động. Điều đó đe dọa sự ổn định xã hội và sự lãnh đạo của đảng.
TQ không cần phải từ bỏ việc xuất khẩu hay xây dựng cơ sở hạ tầng, nhưng cần điều chỉnh cả hai. Điều đó sẽ làm cho TQ có các sản phẩm có giá trị hơn, chuyển đổi nhanh việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng “cứng” sang “mềm” như giáo dục, khoa học, kỹ thuật mới, phát minh, sáng tạo văn hóa. Để làm được điều đó, TQ cần chuyển đổi sự phân bổ tài chính cũng như nới lỏng hệ thống chính trị, kiểm duyệt truyền thông và xã hội dân sự. Một nền kinh tế tri thức không thể được xây trong một hệ thống độc tài.
Điều thứ hai là bóng ma Soviet. Đảng Cộng sản TQ ý thức một cách sâu sắc các tác nhân dẫn đến sự sụp đổ của Liên Xô và các vệ tinh Đông Âu. Gần đây hơn, TQ chăm chú theo dõi và nghiên cứu một cách lo ngại các cuộc cách mạnh màu xuyên qua lục địa Á Âu cho tới mùa xuân Ả Rập. Đảng lạnh cả xương sống khi nghĩ rằng điều đó cỏ thể lập lại ở TQ, như Mao đã nói, “tia lửa làm cháy thảo nguyên.” Họ sợ rằng những bước đầu tiên trong việc mở cửa chính trị cho chủ nghĩa đa nguyên thực sự, việc tăng sức mạnh cho xã hội dân sự, nới lỏng kiểm duyệt truyền thông, cho phép tự do ý kiến và tư duy phản biện trong giáo dục, nghiên cứu, việc thiết lập hệ thống lập pháp và tư pháp độc lập với sự kiểm soát của đảng, sẽ không tránh khỏi bùng ra ngoài tầm kiểm soát và làm tiêu tan sự cai trị của đảng. Trong các buổi thảo luận và công khai, nhiều trí thức ccura đảng công nhận sự cần thiết của những cải cách đó, nhưng các nhân vật bảo thủ không cho phép điều đó.
Điều thứ ba là các lợi ích định chế hóa. TQ không phải là một nền dân chủ, nhưng nó có các nhóm lợi ích giấu mình rất mạnh và nền chính trị quan liêu. Dĩ nhiên là trong bất cứ hệ thống nào, những kẻ nắm giữ của cải, tài nguyên, quyền lực, ưu đãi không tự nguyện buông bỏ chúng. Và họ sẽ sử dụng tất cả các phượng tiện họ có để phá hoại những toan tính tấn công họ. Trong trường hợp TQ, tấn công các nhóm lợi ích làm phương hại tới hệ thống chính là tấn công chính hệ thống. Đảng Cộng sản không thể tự hủy mình.
|
Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước
|
Vấn đề cốt lõi là lĩnh vực kinh tế nhà nước, chiếm khoảng 30% GDP. Nó bao gồm các lĩnh vực độc quyền nhà nước như ngân hàng, năng lượng, tài chính, quốc phòng, công nghiệp nặng, hàng không vũ trụ, viễn thông, phần lớn giao thông vận tải, cũng như là đất đai, bất động sản to lớn của nhà nước, đảng, quân đội. Năm 1917, Lenin cảnh báo về Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước, nay TQ đang lún vào đó. Những nhóm lợi ích này bao gồm 150,000 doanh nghiệp nhà nước, và 120 tổ hợp hàng đầu quốc gia sẽ không tự nguyện từ bỏ quyền lợi của mình.
Ngoài các đầu nậu nhà nước đó, còn có ba nhóm lợi ích dữ dằn là quân đội, bộ máy an ninh nhung nhúc, và cánh bảo thủ của đảng, họ ngăn cản việc cải tổ. Bốn nhân tố chủ chốt và dồi dào nguồn lực đó đã chi phối sự điều hành của Hồ Cẩm Đào. Tập cận Bình và ban lãnh đạo mới có muốn nới lõng hay siết chặt cái vòng kim cô của các nhóm lợi ích sẽ vấp phải sự kháng cự quyết liệt không vượt qua được.
Trở ngại thứ tư để cải cách TQ trong các quan hệ của họ với lân bang và phương tây nằm ở chủ nghĩa dân tộc bị tổn thương và câu chuyện rằng quốc gia là nạn nhân đau thương. Câu chuyện ấy được nhẫn nại phát triển trong sáu mươi năm qua, bằng hệ thống tuyên truyền và giáo dục, tạo nên nền tảng tồn tại của đảng Cộng sản TQ. Nhưng đó là nguồn gốc cho xung đột với lân bang và phương Tây. TQ cần dẹp bỏ hành trang tâm lý đó để bình thường hóa thực sự với các láng giềng châu Á và phương Tây. Nhưng như thế lại làm mất đi tính chính danh của đảng.
Vì các trở ngại đó, cũng như tính toàn bộ và phức tạp của các vấn đề và thách thức chính sách, tôi không lạc quan rằng giới lãnh đạo mới sẽ tiến hành các cải cách cần thiết để cải thiện xã hội và quan hệ với bên ngoài. Sẽ có những vấn đề dữ dội trong nước và căng thẳng với nước ngoài.
Nguồn tiếng Anh: Is China Up to the Challenge? China’s leaders know reform is needed, but are trapped by old formulas for success. Tác giả David Shambaugh là giáo sư về China Policy Program tại the Elliott School of International Affairs của ĐH George Washington University. YaleGlobal Online, 21/11/2012.
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment