Friday, November 30, 2012

Palestine trước chiến thắng lịch sử và đường dài chông gai


 

Khi nào Liên Hiệp Quốc chấp nhận Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ là chinh thức của nước Việt Nam để loại bỏ lũ đảng cướp VC với cờ máu của chúng nó đây?

 

Palestine trước chiến thắng lịch sử và đường dài chông gai


- Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc những giờ qua chứng kiến chiến thắng lịch sử được mong mỏi từ lâu của người dân Palestine khi cơ quan này đã công nhận một nhà nước Palestine. 

 

Quang cảnh khán phòng Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc tại thời điểm bỏ phiếu cho Palestine. Ảnh do độc giả VietNamNet cung cấp.

Với 138 phiếu thuận – 9 phiếu chống và 41 phiếu trắng trên tổng số 193 quốc gia thành viên, Palestine đã được nâng vị thế từ ‘thực thể quan sát viên’ trở thành nhà nước quan sát viên phi thành viên của Liên Hợp Quốc.

Lá cờ của Palestine nhanh chóng được đặt trong phòng của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, phía sau các đại biểu của Palestine. Tại thành phố Ramallah ở khu Bờ Tây, hàng trăm đám đông đổ ra đường phố hò reo chiến thắng. Những người dân xem tường thuật buổi bỏ phiếu từ màn hình ngoài phố vỡ òa trong mừng rỡ, họ ôm hôn nhau và pháo hoa bắn lên từ các ngả phố trước khi những màn nhảy múa bắt đầu.

Với việc nâng vị thế lần này, Palestine giờ đây có thể tiếp cận các cơ quan quốc tế như Tòa án Hình sự Quốc tế - nơi xét xử những người mang tội danh diệt chủng, tội ác chiến tranh và những vi phạm nhân quyền khác. Palestine cũng có thể tham gia vào các tổ chức khác của Liên Hợp Quốc như UNICEF, UNESCO.

Theo một báo cáo của Thông tín viên Đặc biệt của Liên Hợp Quốc ngày 25/8/2008 về tình hình nhân quyền của người Palestine ở những vùng Israel chiếm đóng từ cuộc chiến 6 ngày năm 1967, chính phủ Israel đã có những vi phạm nghiêm trọng về nhân quyền quốc tế đối với người Palestine trong vùng lãnh thổ chiếm đóng, đặc biệt ở Bờ Tây và Dải Gaza.

Hơn 40 năm chiếm đóng của Israel đã khiến người dân Palestine bị tước các quyền căn bản về mặt pháp lý, giáo dục, y tế, kinh tế và văn hóa, để lại các hậu quả xã hội nghiêm trọng và lâu dài.

Một chiến thắng của Palestine trong hành trình đi tìm chính nghĩa mà cụ thể hóa và mang tính biểu tượng trước mắt là trở thành quốc gia quan sát phi thành viên của Liên Hợp Quốc cũng đồng nghĩa với thất bại bẽ bàng về mặt ngoại giao cho Israel và đồng minh thân cận nhất là Mỹ.

Lâu nay, Mỹ vẫn viện dẫn lý do bênh vực một nhà nước Do Thái đơn lẻ tồn tại trong một khu vực với sự tập trung đông đảo của cộng đồng A Rập với phần đông là theo đạo Hồi. Nhưng từ thực tế đẫm máu của người dân vô tội mà phần lớn là Palestine và phi lý trong các cuộc nã pháo Israel trong cuộc chiến chóng vánh vừa diễn ra do bạo lực leo thang giữa Israel và lực lượng Hamas ở Gaza những ngày qua, sự đồng cảm của phần lớn các quốc gia thế giới - trong đó có nhiều nước phương Tây - đã nghiêng về chính nghĩa của Palestine.

Người dân Palestine vui mừng trước quyết định của Liên Hợp Quốc

Hay nói một cách khác, bằng lá phiếu của mình, cộng đồng quốc tế đã chọn một đường lối ôn hòa mà Tổng thống Mahmoud Abbas theo đuổi để mưu cầu hòa bình lâu dài, công bằng và dựa trên thương lượng giữa Israel và nhà nước Palestine độc lập, tồn tại trong đường biên giới được quốc tế công nhận.

Thực vậy, nếu vị thế của Palestine được nâng tầm, họ sẽ có địa vị ngang hàng với Israel trong các cuộc đàm phán hòa bình tương lai, và như thế, một bản nghị quyết hai nhà nước cùng tồn tại song song sẽ có cơ hội tái sinh.

Bước tiến của Palestine cũng có nghĩa là bước lùi của Israel. Rõ ràng và dứt khoát, Israel không bao giờ muốn thực tế này diễn ra nên Tel Aviv và Mỹ đã cực lực phản đối động thái này khi mà Palestine tiến gần đến việc công nhân một nhà nước độc lập.

Trên bàn đàm phán, Tổng thống Abbas đề xuất tấm bản đồ biên giới năm 1967 cùng với điều kiện tiên quyết là Israel phải dừng hoạt động xây dựng khu tái định cư người Do Thái ở bờ Đông và Tây Jerusalem, vùng lãnh thổ mà Israel chiếm đóng cùng với Gaza. Còn Thủ tướng Israel Netanyahu lại không muốn ngừng việc xây dựng khu tái định cư.

Chiến thắng này đã giúp cho Tổng thống Abbas có được sự ủng hộ mạnh mẽ của đông đảo cộng đồng quốc tế đối với các quan điểm chính của ông: thiết lập nên nhà nước Palestine ở Bờ Tây, Dải Gaza và đông Jerusalem, các vùng lãnh thổ đã bị Israel chiếm đóng từ cuộc chiến năm 1967.  Thủ tướng Israel Netanyahu đã phản đối việc rút lui khỏi đường biên giới năm 1967, nên chiến thắng này sẽ làm ‘chắc tay’ cho Tổng thống Abbas khi mà cuộc đàm phán hòa bình được nối lại.

Đi kèm với đó là người Israel sẽ phải rút ra khỏi khu Bờ Tây trong khi có đến 500.000 người Do Thái đang sinh sống tại đây. Hầu hết các nước trên thế giới đều coi sự mở rộng này của nhà nước Do Thái là bất hợp pháp vì vi phạm luật quốc tế.

Chính vì vậy, Israel và Mỹ vẫn kiên quyết rằng con đường chân chính cho một nhà nước Palestine là thông qua hiệp định hòa bình sau khi đàm phán trực tiếp với Israel. Nhưng vấn đề Israel không muốn rút ra khỏi khu Bờ Tây đã trở thành một trong những vật cản chính.

Trước thành công này của Palestine, Israel đã lùi một bước so với các đe dọa ban đầu về việc trả đũa nặng nề khi Palestine tìm kiếm công nhận của Liên Hợp Quốc. Tuy nhiên, các quan chức chính phủ Israel đã bình luận rằng việc nâng vị thế này coi như Palestine đã ‘quay lưng lại’ với các giải pháp để đạt được hòa bình trên bàn đàm phán.

Về đối nội, chiến thắng này cũng giúp ông Abbas khôi phục lại một số quan điểm của mình trong nước vốn đã bị xói mòn sau nhiều năm các nỗ lực hòa bình bị đình trệ. Xu hướng ôn hòa sẽ có đà để chiếm ưu thế trong nội bộ Palestine. Tuy nhiên, điều đó mặt khác lại cho thấy nguy cơ chia rẽ trong chính bản thân Palestine khi mà nhóm Hồi giáo cực đoan Hamas đang kiểm soát Gaza phản đối tấm bản đồ mà ông Abbas đề xuất.

Vì theo bản đồ năm 1967, 80% diện tích Palestine sẽ nằm trong Israel, đồng thời hai vùng lãnh thổ của Palestine là Bờ Tây và Dải Gaza lại nằm biệt lập với nhau và không có điểm giao thoa. Khoảng cách của hai vùng đất này là 40km, nhưng ‘vùng đệm’ này là đất của Israel. Sự giao tiếp giữa các vùng lãnh thổ Palestine có khả thi hay không lại phụ thuộc vào thiện chí của Israel khi mà hiện nay, Israel vẫn đang kiểm soát không phận và lãnh hải của Palestine.

Chiến thắng của người dân Palestine hôm nay cũng cho thấy một thực tế không kém phần khắc nghiệt, đó là giấc mơ độc lập thực sự của họ còn rất xa khi trước mắt là vô vàn khó khăn chồng chất. Palestine chỉ đạt được độc lập chừng nào đạt được đàm phán hòa bình với Israel trong khi Tel Aviv đã cảnh báo rằng hành động của Đại Hội đồng LHQ hôm nay chỉ khiến trì hoãn giải pháp cuối cùng. Israel đến nay vẫn đang kiểm soát Bờ Tây, đông Jerusalem và việc ra vào Gaza.

Trong khi đó, Palestine có quá nhiều hạn chế. Họ không thể kiểm soát đường biên giới, không phận và thương mại. Chính quyền tại Gaza và Bờ Tây bị tách biệt và không chung phương pháp đi đến mục tiêu chung là hòa bình và độc lập. Palestine cũng không hề có cảnh sát và quân đội thống nhất. Nền kinh tế của Palestine hầu như phụ thuộc vào viện trợ nước ngoài, sản xuất khó khăn vì điều kiện hạ tầng hầu như không có.

Tuy nhiên, Mỹ đã tuyên bố ngay từ đầu là Washington sẽ dừng viện trợ cho Palestine và một số khoản đóng góp của họ cho Liên Hợp Quốc nếu Palestine được nâng quy chế. Hiện nay, Mỹ vẫn đang phong tỏa khoản tiền 200 triệu USD viện trợ phát triển cho Palestine. Kể từ năm 1994, Mỹ viện trợ cho chính quyền Palestine hơn 3,5 tỉ USD.

Theo Đại sứ Palestine tại Việt Nam Saadi Salama, nếu Mỹ ngừng viện trợ và đe dọa có biện pháp trả đũa sau việc Palestine được nâng vị thế thì người gặp bất lợi lại chính là Mỹ. Liên minh châu Âu mới đây đã tuyên bố đứng về phía Palestine cả về mặt chính trị cũng như kinh tế, và tuyên bố tiếp tục viện trợ 11,5 triệu euro cho cơ quan cứu trợ LHQ ở Gaza.

Trong lúc này, Chính quyền Dân tộc Palestine vẫn chưa thể giải quyết các khó khăn về tài chính và tìm kiếm các khoản viện trợ để trang trải cho hoạt động. Với những thực tế này, hành trình đi đến độc lập của Palestine vẫn còn quá gian nan.

Palestine chính thức được công nhận nhà nước


 Với 138 phiếu thuận trên 9 phiếu chống và 41 phiếu trắng, tương đương hơn 2/3 số phiếu cần thiết theo quy định, Đại hội đồng Liên hợp quốc chính thức nâng quy chế của Palestine lên "nhà nước quan sát phi thành viên".


Đây được coi là "thời khắc lịch sử" của người dân Palestine. Quốc kỳ của Palestine nhanh chóng được treo lên tường tòa nhà Đại hội đồng, phía sau chỗ ngồi của đoàn Palestine. Ngay lập tức, Mỹ đã lên tiếng chỉ trích kết quả cuộc bỏ phiếu có ý nghĩa lịch sử này, trong khi Israel tuyên bố đây là "sự vi phạm các thỏa thuận" giữa nước này với Palestine.

Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas tại Liên hợp quốc. (Ảnh: AP)


Theo quy định, để được công nhận tình trạng nhà nước quan sát phi thành viên, Palestine phải nhận được sự đồng ý của ít nhất 2/3 số nước thành viên Liên Hợp Quốc (khoảng 132 phiếu). Trước khi cuộc bỏ phiếu bắt đầu đã có 130 quốc gia lên tiếng ủng hộ nhà nước Palestine độc lập. Do đó, cơ hội giành đủ số phiếu cần thiết của Palestine được đánh giá là lạc quan.

Ngoài việc nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ các nước đang phát triển vốn chiếm đa số tại Đại hội đồng Liên hợp quốc, đến nay, nhiều nước châu Âu gồm Pháp, Áo, Đan Mạch, Tây Ban Nha... cũng đã lên tiếng ủng hộ việc nâng cấp quy chế cho Palestine. Trong khi đó, Mỹ và Israel vẫn tiếp tục bày tỏ thái độ phản đối việc nâng cấp quy chế cho Palestine tại Liên hợp quốc.

Với việc được nâng cấp quy chế lên cấp "nhà nước quan sát phi thành viên", Palestine sẽ được phép tiếp cận các tổ chức quốc tế. Chính quyền Palestine trước đó đã cam kết sẽ khởi động lại tiến trình hòa bình bị bế tắc trong hai năm qua, chủ yếu liên quan đến vấn đề định cư của người Do Thái tại khu vực Bờ Tây, ngay sau khi kết thúc cuộc bỏ phiếu nâng cấp quy chế tại Liên hợp quốc.

 

Người Palestine hân hoan mừng ngày lịch sử


Các bữa tiệc mừng đã bắt đầu từ lâu, trước khi cuộc bỏ phiếu nâng Palestine lên tư cách nhà nước quan sát phi thành viên diễn ra ở Liên Hợp Quốc.

 

 


Vào cuối buổi sáng ngày 29/11 tại Quảng trường Yasser Arafat tại Ramallah, một ban nhạc cổ truyền Palestine đã lên sân khấu, tiếp theo là các vũ công dân tộc và tiếp đó là một đám rước của các thanh niên chơi trống.


"Chúng tôi ăn mừng vì Palestine sẽ nhận được tư cách thành viên quan sát của LHQ. Điều đó sẽ cải thiện tình trạng chính trị của chúng tôi", Ehab Younis nói. "Chắc chắn rồi, tôi rất hạnh phúc. Đó là một lễ hội của người Palestine. Mọi người dân đều hạnh phúc".


Suốt cả ngày, các kênh truyền hình Palestine đã phát các chương trình đặc biệt tập trung vào cuộc bỏ phiếu tại Đại hội đồng LHQ. Hầu hết các cửa hàng và trường học đều nghỉ sớm để đánh dấu sự kiện trọng đại này.


"Hôm nay là ngay quan trọng với tất cả thế giới", Khaloud, người Palestine, 15 tuổi nói khi tay giơ cao biểu ngữ "Palestine xứng đáng tư cách thành viên".


Các cuộc tuần hành tương tự đã diễn ra khắp Bờ Tây, Đông Jerusalem và thậm chí cả ở Dải Gaza.


Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas đã có bài phát biểu tại New York lúc 23h, giờ địa phương trong khi đám đông người Palestine vẫy cờ quanh màn hình lớn đang phát thời sự trực tiếp về cuộc bỏ phiếu.


Hôm 29/11, 138 trong số 193 nước thành viên LHQ đã bỏ phiếu ủng hộ nghị quyết nâng vị thế Palestine. Trong khi người Palestine đều biết rằng sẽ không có những thay đổi ngay lập tức sau cuộc bỏ phiếu thì việc này có ý nghĩa tượng trưng quan trọng.


  • Hoài Linh (Theo BBC, CNN, Reuters)

 

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-21/1/2025

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link