Monday, November 26, 2012

Indonésia sẽ là « công xưởng mới» của thế giới


 

 Chủ nhật 25 Tháng Mười Một 2012

Indonésia sẽ là « công xưởng mới» của thế giới


Indonesia có tiềm năng thị trường tiêu thụ rộng lớn và giá lao động rẻ.

Indonesia có tiềm năng thị trường tiêu thụ rộng lớn và giá lao động rẻ.

REUTERS/Beawiharta/Files

Lê Phước


Mấy năm qua, các qui định tăng lương cho công nhân tại Trung Quốc đã khiến nhiều doanh nghiệp phải cuốn gói khỏi nước này để tìm đến những thị trường lao động khác rẻ hơn, và thị trường các nước Đông Nam Á là một điểm đến lý tưởng. Tuần san L’Express có bài ghi nhận hiện tượng này tại Indonésia, một trong những nước đầu tàu kinh tế của Asean. Bài viết chạy dòng tựa đáng chú ý : «Indonésia : Đổ xô đến tìm thị trường giá rẽ ».

Tờ báo nhận định, Indonésia ngày càng có dáng dấp của một « công xưởng » mới của thế giới bởi nhiều tập đoàn công nghiệp của Châu Âu và thế giới đang đổ dồn đến thị trường này. Từ năm 2004, chính phủ Indonésia đã bắt đầu nhiều chính sách "trải thảm đỏ" mời gọi đầu tư nước ngoài như đơn giản hóa thủ tục lập doanh nghiệp, thành lập các đặc khu kinh tế theo kiểu Trung Quốc, đơn giản hóa thủ tục hải quan và thuế khóa… Kết quả là nhiều đại gia công nghiệp đã tìm đến Indonésia trong đó có cả doanh nghiệp Châu Á như Singapore, Trung Quốc, Nhật Bản, doanh nghiệp đến từ Hoa Kỳ và Châu Âu trong những lĩnh vực quan trọng như năng lượng, sản xuất ô tô, công nghệ viễn thông…

L’Express ghi nhận, từ nhiều tháng nay, quá trình này đã được Indonésia tiếp tục thúc đẩy nhằm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, với lợi thế là chính trị tương đối ổn định, kinh tế đang trên đà phát triển nhanh (tăng trưởng 6%/năm kể từ năm 2007), nguồn tài nguyên dồi dào, thị trường tiêu thụ đầy hứa hẹn với 200 triệu nhân khẩu. Năm nay, đầu tư nước ngoài tại Indonésia có thể đạt đến 25 tỷ đô la, tức tăng 24% so với năm 2011 và ước tính sẽ đạt 33 tỷ đô la vào năm 2014.

Lao động rẻ, thị trường tiêu thụ lớn

Tìm hiểu nguyên nhân Indonésia làm say đắm các nhà đầu tư nước ngoài, L’Express cho biết, đó là do giá nhân công ở nước này còn rất thấp. Chẳng hạn như trong ngành may mặc, giá lao động tại Indonésia chỉ có 1,08 đô la/giờ, tức rẽ hơn 2 lần so với Trung Qu ốc và thấp hơn 30 lần so với Nhật Bản. Vì thế các nhà đầu tư đã bắt đầu cuốn gói khỏi Trung Quốc để tìm để khai thác thị trường giá rẻ hơn ở Indonésia.

Bên cạnh đó, các nhà đầu tư còn bị thu hút bởi thị trường tiêu thụ đầy hứa hẹn tại Indonésia với 200 triệu người. Nhiều nhà đầu tư đến Indonésia không phải để sản xuất ra hàng hóa xuất khẩu sang thị trường khác mà là tranh thủ khai thác chính thị trường tiêu thụ tại Indonésia. Hơn nữa, tầng lớp trung lưu có thu nhập hơn 3 000 đô la/năm tại Indonésia hiện đang tăng nhanh, ước tính đến năm 2030 sẽ chiếm đến 1/3 dân số. Thêm vào đó, tầng lớp trung lưu tại Đông Nam Á nói chung cũng đang tăng nhanh, tạo thành một thị trường béo bỡ cho các nhà sản xuất.

Đầu tư nước ngoài tăng, Indonésia dĩ nhiên có nhiều lợi ích nhất là có thể giải quyết được hồ sơ việc làm vốn là một cái gai đang làm nhức nhối các nước giàu có ở phương Tây. Tuy nhiên, L’Express cảnh báo hãy coi chừng kịch bản cuộc khủng hoảng năm 1997 lập lại theo đó các nhà đầu tư sẽ cuốn gói ra đi cũng vội vã như khi họ đến. Tờ báo chỉ ra một số hạn chế của Indonésia để giải thích cho cảnh báo này: nạn thạm nhũng hoành hành làm mất lòng tin nhà đầu tư hay như tình trạng thiếu thốn cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển kinh tế… Trong bối cảnh đó, từ mấy tháng nay, công nhân Indonésia bắt đầu nổi lên đòi tăng lương, nguy cơ xung đột xã hội đang gia tăng.

Người Đài Loan lo sợ bị Trung Quốc « thôn tính »

Quan hệ giữa Trung Quốc và Đài Loan thời gian qua có nhiều dấu hiệu khả quan, nhất là trên hồ sơ kinh tế. Sự khả quan này có cho phép hy vọng sự hợp nhất hai miền eo biển Đài Loan trong thời gian tới hay không ? Tờ China Times tại Đài Bắc có bài giải đáp với dòng tựa : «Điều kiện duy nhất, đó là dân chủ ».

Tờ báo nhắc lại, từ khi lên nắm quyền hồi năm 2008, tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu đã không ngừng cải thiện quan hệ với Trung Quốc. Nào là thiết lập các đường bay trực tiếp, nào là tăng cường hợp tác kinh tế, nào là tăng cường viếng thăm lẫn nhau của các quan chức, nào là thảo luận về hợp tác quân sự… Tất cả là dấu hiệu cho thấy hai bên đang có nhiều đồng thuận trong bối cảnh trao đổi thương mại song phương rất sôi động.

Ấy thế nhưng, người dân Đài Loan ngày càng tỏ ra nghi ngại đối với Bắc Kinh, và ngay cả với chính sách còn mập mờ của chính phủ Đài Bắc đối với Trung Qu ốc Đại Lục. Nguyên nhân trước tiên đến từ sự tương phản trong tình hình kinh tế giữa hai nước. Kinh tế Đài Loan thời gian qua u ám với tỷ lệ thất nghiệp cao, trong khi đó kinh tế Trung Qu ốc phát triển nhanh chóng và hiện đã trở thành đệ nhị cường quốc kinh tế thế giới. Từ đó, vị thế Trung Qu ốc trên trường quốc tế ngày càng lớn. Tất cả gây lo ngại cho Đài Loan trong căng bằng quan hệ với Bắc Kinh, các doanh nghiệp Đài Loan sợ bị lệ thuộc vào doanh nghiệp Trung Qu ốc, từ đó người Đài Loan sợ rằng từ lệ thuộc kinh tế sẽ dẫn đến lệ thuộc vào chính trị.

Trong bối cảnh đó, người Đài Loan cảm thấy thất vọng đối với chính sách điều hành kinh tế của chính phủ mình, và nghiêm trọng hơn là chưa hiểu rõ ràng về chính sách thật sự của Đài Bắc trong quan hệ với Bắc Kinh. Theo tờ báo chính sách này còn mập mờ theo kiểu « Không hợp nhất, không độc lập và cũng không dùng đến quân sự », và từ « không công nhận lẫn nhau » đến « không phủ nhận lẫn nhau ». Tờ báo cho rằng, chính phủ Đài Loan hiện tại nên ưu tiên hoạch định rõ ràng chính sách để tránh được sức ép đến từ nền kinh tế Trung Qu ốc và nên tiến hành tăng cường sự đồng thuận giữa những người Đài Loan để có thể huy động họ xung quanh một mục tiêu chung để cùng nhau giúp Đài Loan vượt qua gian khó.

Tờ báo nhắc lại, trong đại hội 18 vừa rồi của Đảng Cộng Sản Trung Qu ốc, chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã đề cập đến dự định ký « thỏa thuận hòa bình giữa hai bờ » đúng theo lời kêu gọi của tổng thống Mã Anh Cửu. Tờ báo cho rằng, thỏa thuận này sẽ giúp đạt được hòa bình lâu dài cho hai phía, thế nhưng theo tờ báo, vấn đề quan trọng nhất là Đài Loan phải làm sao đừng bị cám dỗ bởi nền kinh tế Trung Qu ốc mà hãy biết chọn lựa những hồ sơ thương thảo có lợi cho người Đài Loan. Nói cách khác là Đài Loan phải chuyển từ thế bị động sang thế chủ động trong thương thảo với Bắc Kinh.

Hồ sơ chính yếu nhất để có thể làm nền cho tất cả các chủ đề thương thảo với Bắc Kinh, ngay cả đối với chủ đề thống nhất hai bờ, theo tờ báo đó chính là vấn đề dân chủ tại Trung Qu ốc. Tức là, tờ báo cho rằng, Trung Qu ốc trước hết phải tiến hành cải cách dân chủ, và khi có dân chủ rồi thì mới tình đến chuyện thương thảo về việc thống nhất hai bờ eo biển Đài Loan.

Bàn về chủ đề này, Courrier International cho rằng, hiện tại Đài Loan và Trung Qu ốc hai bên đang theo đuổi lập trường riêng của mình, Trung Qu ốc thì dựa vào thế mạnh kinh tế còn Đài Loan thì dựa vào thế mạnh dân chủ. Nhiều mô hình đang được đưa ra cho viễn cảnh thống nhất đó là « một nhà nước hai khu vực », « một nước hai bờ »… thế nhưng, tờ báo nhấn mạnh, mô hình « một nhà nước hai chế độ » đang áp dụng tại Hồng Kong đã cho thấy sự thất bại của Bắc Kinh, đó là ở Hồng Kong, Bắc Kinh chỉ có thể kiểm soát được quyền lực chứ không kiểm soát được người dân. Theo thăm dò, hiện chỉ có 12,6% người Hồng Kong cho rằng mình là « người thuộc Trung Qu ốc ». Từ đó, Courrier International kết luận : «Lối ra cho cuộc thương thảo giữa hai bờ eo biển là hoàn toàn không chắc chắn ».

Chiến tranh mạng đang đe dọa thế giới

Ở thời đại Ipad, Iphone ngày nay, chiến tranh đã bước vào thế giới ảo với những thủ thuật hacker có thể đe dọa an ninh của mỗi quốc gia. Tuần san L’Express có bài nhìn nhận khái quát về chủ đề nhạy cảm này với dòng tựa : « Điện Elysée đã bị tin tặc tấn công như thế nào ? ».

Tờ báo nhắc đến điện Elysée vì hồi tháng 5 rồi, trước vòng hai của cuộc bầu cử tổng thống Pháp, hệ thống máy vi tính của Điện Elysée đã bị tin tặc tấn công, máy tính của các cố vấn thân cận tổng thống đã bị lục lọi, nhiều hồ sơ bí mật đã bị chép. Rất khó xác định nguồn gốc của thủ phạm, vì thường bọn tin tặc hay tấn công thông qua đường truyền của một nước trung gian. Tuy nhiên, do trình độ tinh vi và qui mô tấn công mà các nhà điều tra có thể rút ngắn được danh sách những nước bị tình nghi, và tập trung vào một số nước phát triển mạnh về công nghệ tin học. Theo L’Express, đến giờ phút này có rất nhiều khả năng nước thủ phạm chính là một nước đồng minh lâu đời của Pháp: Hoa K ỳ.

Đến với Tổ chức Hiệp ước liên minh phòng thủ Bắc Đại Tây Dương NATO ở Bruxelles, L’Express kể rằng, theo một quan chức an ninh của NATO, đêm nào cũng vậy, cứ khoảng 1h sáng thì trên màn hình theo dõi hacker hiện lên hàng chục điểm sáng từ Trung Qu ốc, tức là tính theo giờ Trung Qu ốc, thì các hacker bắt đầu tấn công khi họ đến làm việc vào buổi sáng và ngừng tấn công khi hết giờ làm việc.

Tờ báo cũng dẫn lời của một nhân viên mật vụ Hoa K ỳ cho hay, thường thì các cuộc tấn công mạng giảm hẳn vào những ngày lễ tại Trung Qu ốc. L’Express cũng nhắc lại vụ việc năm 2010, Hoa K ỳ dùng tin tặc để tấn công hệ thống máy tính của các nhà máy li tâm được dùng để làm giàu Uranium tại Iran. Vấn đề an ninh mạng trở nên quan trọng đến mức mà bộ trưởng quốc phòng Mỹ Leon Panetta vừa qua đã tuyên bố rằng, hiện tại một vài nước có khả năng gây ra một « vụ Pearl Habor trên mạng ». Theo ông, hậu quả sẽ còn tệ hại hơn thảm họa 11/9. Tổng thống Obama thì cảnh báo : đe dọa từ mạng là một trong những thách thức nghiêm trọng nhất đối với quốc gia.

Về phần mình, thủ tướng Đức Angela Merkel cho rằng : Tấn công trên mạng cũng nguy hiểm như chiến tranh vậy. Thủ tướng Anh David Cameron thì thông báo dành cho an ninh mạng một ngân sách lên đến 626 triệu euro. Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh cho rằng, tấn công mạng qui mô lớn sẽ gây hậu quả nghiêm trọng. Chủ tịch Trung Qu ốc Hồ Cẩm Đào thừa nhận : an ninh lương thực, an ninh năng lượng và an ninh mạng đang trở thành những vấn đề hốc búa. Thủ tướng Israel Benyamin Netannyahou tuyên bố phát triển một hệ thống qui mô để chống tin tặc.

Pháp : Báo động nạn phụ nữ bị cưỡng hiếp

Tập chí Le Nouvel Observateur số ta tuần này dành hồ sơ đặc biệt thông tin về vấn nạn phụ nữ tại Pháp bị cưỡng hiếp với dòng tít lớn gây chú ý : « Hiếp dâm : họ lên tiếng ». « Họ » ở đây chính là những phụ nữ từng là nạn nhân bị cưỡng hiếp. Hồi năm 1971, Le Nouvel Observateur đã đăng bản tuyên ngôn của 343 phụ nữ tuyên bố công khai với mọi người là mình đã từng bị cưỡng hiếp. Rồi hôm nay, một lần nữa Le Nouvel Observateur cho đăng bản tuyên ngôn của 313 phụ nữ Pháp có cùng cảnh ngộ nói trên. Le Nouvel Observateur giải tích, quyết định cho đăng bản tuyên ngôn này là vì vấn nạn hiếp dâm hiện đang đáng báo động tại Pháp. Theo điều tra, mỗi năm ở Pháp có đến 75 000 phụ nữ bị cưỡng hiếp, nói cách khác cứ mỗi 8 phút là tại Pháp xãy ra một vụ hiếp dâm.

Theo tờ báo, có đến 80% vụ cưỡng hiếp có thủ phạm là người có quan hệ máu mủ hay bạn bè và thậm chí là người yêu. Vì thế, do những ràng buộc về tình thân, mà nạn nhân thường hay im hơi lặng tiếng không dám tố cáo vụ việc. Còn nếu nạn nhân có can đảm tố cáo, thì bước đường đi lại tòa án cũng lắm gian nan, có khi không thu được kết quả mà còn bị tủi nhục thêm vì vụ việc bị công khai.

Cái khó nhất đó là nạn nhân bị người thân cưỡng hiếp, do không tố giác liền mà phải đợi hàng năm trời sau mới tố giác, nên việc tìm bằng chứng là hết sức khó khăn. Thêm vào đó, việc chứng minh việc hai bên có đồng tình quan hệ với nhau hay không cũng là một vấn đề hốc búa. Theo tờ báo, ở Pháp, các vụ cưỡng hiếp thì thường được xem là tội nhẹ, chỉ có từ 1 đến 2% thủ phạm là bị đem ra xét xử hình sự trước tòa đại hình.

Thêm vào đó, vấn đề là hiếp dâm không được xã hội Pháp quan tâm đúng mức. Phụ nữ thì ngại ngần không dám nói, chỉ có 1/8 nạn nhân là dám đi kiện cáo. Bản tuyên ngôn lần này vì thế nêu rõ : chúng tôi tuyên bố là đã từng bị cưỡng hiếp, đã đến lúc phải lên tiếng vì đó là điều kiện tiên quyết để loại trừ nạn hiếp dâm.



 

 

 

 
 dangnguoivietyeunguoiviet.org

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-21/1/2025

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link