Phần 1: Chiến đấu cơ phản lực
Vũ khí đắc lực nhất mà quân đội Israel đang sử
dụng nhằm không kích Dải Gaza chính là đội ngũ chiến đấu cơ hiện đại hàng đầu
thế giới đang biên chế trong quân đội Tel Aviv. Không chỉ nhiều về số lượng,
những loại chiến đấu cơ của Israel còn được liệt vào danh sách những loại máy
bay chiến đấu hiện đại nhất thế giới.
Chiến đấu cơ Boeing F-15 Eagle
Chiến đấu cơ đa nhiệm F-15E Strike Eagle
Việc sở hữu đồng thời 2 phiên bản F-15 hiện
đại nhất bao gồm F-15E (Strike Eagle) và F-15 SE (Silent Eagle) giúp tăng cường
đáng kể sức mạnh của không quân Israel. Trước khi bị Boeing mua lại, F-15 Eagle
là sản phẩm của tập đoàn chế tạo vũ khí McDonnell Douglas. Tuy nhiên, sau khi
trở thành một phần của hãng hàng không lớn nhất nước Mỹ, McDonnell Douglas F-15
được đổi tên thành Boeing F-15 Eagle.
Được đưa vào phục vụ trong quân đội Mỹ vào năm
1976, F-15 Eagle cũng trở thành một phần của quân đội Israel vào những năm cuối
thập niên 70. Vào thời điểm này, Nhật Bản và Ả Rập Xê Út cũng cùng với Israel
trở thành những quốc gia đầu tiên sở hữu loại chiến đấu cơ F-15 Eagle hiện đại
này.
Chiến đấu cơ tàng hình F-15 SE Silent Eagle
Tuy những chiếc F-15 Eagle sở hữu những thiết
kế khá vượt trội, có khả năng thực hiện nhiều nhiệm vụ tấn công trong mọi điều
kiện thời tiết nhưng nó vẫn chưa đáp ứng được tham vọng của các nhà sản xuất.
Chính vì lẽ đó, những chiếc F-15E Strike Eagle được ra đời vào năm 1989 để bù
đắp những thiếu sót của người tiền bối.
Chưa dừng lại ở đó, Boeing tiếp tục sản xuất
chiếc F-15SE Silent Eagle, với vật liệu thân có khả năng hấp thụ sóng radar trong
khi giảm thiểu tối đa khí thải và tiếng ồn động cơ, giúp mẫu chiến đấu cơ
F-15SE Eagle đuổi kịp những mẫu máy
bay tàng hình đang ngày càng phổ dụng khắp thế giới. Chiếc F-15SE
Silent Eagle đầu tiên cất cánh ngày 8/7/2010 với giá thành khoảng 100 triệu
USD.
F-15SE được phát triển dựa trên mẫu thiết kế
F-15E Strike Eagle nên chúng có những đặc tính cơ bản gần như giống nhau hoàn
toàn. Với chiều dài 19,43m, sải cánh 13,05m, những chiếc F-15E có tải trọng tối
đa lên tới 36.700 kg. Với 2 động cơ phản lực Pratt & Whitney F100, những
chiếc F-15E có thể bay với vận tốc gấp 2,5 lần tốc độ âm thanh, tương đương
2.650 km/h.
Trần bay tối đa của F-15E lên tới 18.200m
trong khi phạm vi hoạt động đạt 3.900km với 3 bình nhiên liệu phụ. F-15E sở hữu
một súng máy 6 nòng với cỡ nòng 20mm/chiếc cùng 510 vòng đạn. Ngoài ra, nó còn
có thể mang nhiều loại vũ khí, tên lửa dựa vào những giá treo gắn dưới thân và
cánh. Tùy loại vũ khí, F-15E có thể đáp ứng nhiệm vụ đối không, đối hạm và đối
đất hay đánh bom mục tiêu.
Chiến đấu cơ F-16 Fighting Falcon
General Dynamics F-16 Fighting Falcon là loại
chiến đấu cơ đa nhiệm được phát triển cho không quân Mỹ. Tuy nhiên, khả năng
chiếm ưu thế trên không vượt trội, dễ dàng đảm trách nhiều nhiệm vụ tấn công
khiến F-16 Fighting Falcon trở thành loại máy bay khá được các đồng minh của Mỹ
ưa chuộng. Tính tới hiện tại, 4.500 chiếc F-16 Fighting Falcon đã được sản xuất
kể từ khi chiếc đầu tiên ra đời năm 1976.
Israel là một trong 25 quốc gia đang sở hữu và
sử dụng chiến đấu cơ F-16 Fighting Falcon do Mỹ sản xuất. Dù không còn được Lầu
Năm Góc đặt mua nhưng F-16 vẫn được sản xuất hàng loạt bởi sự đắt khách từ các
thị trường khác nhau. Trong khi đó, F-16 Fighting Falcon vẫn đóng vai trò chưa
thể thay thế trong không quân Mỹ.
Sở hữu thiết kế đặc biệt với phần buồng lái
cao hơn hẳn so với thân máy bay, F-16 Fighting Falcon giúp phi công có điều
kiện quan sát tốt nhất. Trong khi đó, hệ thống ghế ngồi nghiêng 30% giúp giảm
tối đa trọng lực tác động lên phi công trong lúc bay liệng. F-16 Fighting
Falcon còn sở hữu cần điểu khiển ở bên, giúp phi công dễ dàng hơn trong các
thao tác. Đây cũng là chiến đấu cơ đầu tiên của Mỹ sử dụng hệ thống lái
fly-by-wire, hỗ trợ tối đa cho phi công.
Tuy chỉ sở hữu một động cơ F110-GE-100 nhưng
kích cỡ nhỏ và kiểu dáng khí động học cho phép “bé hạt tiêu” có khả năng bay
với vận tốc 2.410km/h, nhanh gấp hơn 2 lần vận tốc âm thanh. Tuy chỉ dài 15,06m
với sải cánh 9,96m nhưng trần bay tối đa của F-16 Fighting Falcon vẫn đạt trên
15.240m trong khi có thể bay lên cao với vận tốc 254m/s.
Trọng lượng cất cánh rỗng của F-16 Fighting
Falcon đạt 8.570 kg trong khi tải trọng tối đa lên tới 19.200 kg, cho phép nó
mang lượng vũ khí nặng gấp 2,5 lần trọng lượng máy bay. F-16 Fighting Falcon sở
hữu một súng máy 6 nòng vỡ nòng 20mm với 511 vòng đạn. 11 giá treo dưới thân và
cánh cho phép F-16 mang số vũ khí tương ứng, bao gồm bom và tên lửa các loại.
Đặc biệt, F-16 Fighting Falcon có thể mang tối đa 3 bom hạt nhân B-61 do quân đội
Mỹ sản xuất.
Máy bay cường kích F-4 Phantom
McDonnell Douglas F-4 Phantom là chiến đấu cơ
cường kích đầu tiên trên thế giới, ra đời với mục đích hỗ trợ các lực lượng mặt
đất trong tác chiến trên bộ. Là loạimáy bay chiến đấu phản lực 2 động cơ 1 chỗ ngồi,
F-4 Phantom đảm trách vai trò đánh chặn phản lực di chuyển với vận tốc siêu âm,
ném bom hỗ trợ bộ binh dưới mặt đất.
Có khả năng di chuyển với tốc độ trên Mach 2,2
(tương đương 2.400 km/h), F-4 Phantom còn có thể mang 8.400 kg vũ khí trên 9
giá treo dưới cánh và thân. Do đa nhiệm trong tác chiến, tên lửa của F-4
Phantom bao gồm cả đối không và đối đất cộng với bom các loại. Với khẩu pháo
nòng xoay M61 Vulcan, F-4 Phantom còn có thể tiêu diệt đối phương ở khoảng cách
gần.
Được ra đời năm 1959, F-4 Phantom liên tiếp
phá 15 kỷ lục thế giới, trong đó có các kỷ lục bay cao, bay xa và bay nhanh
nhất. Trước sự ra đời của F-15 Eagle và F-16, F-4 Phantom là máy bay đảm trách
hầu hết các vai trò tác chiến trong không quân Mỹ. Tính tới thời điểm hiện tại,
F-4 Phantom đang oạt động trong không quân 13 quốc gia bao gồm: Mỹ, Australia,
Ai Cập, Đức, Anh, Hy Lạp, Iran, Israel, Nhật Bản, Tây Ban Nha, Hàn Quốc và Thổ
Nhĩ Kỳ.
Dù có nhiều biến thể khác nhau nhưng F-4
Phantom đều được phát triển từ phiên bản gốc với chiều dài 19,2m, sải cánh
11,7m. Những chiếc F-4 Phantom có trọng lượng cất cánh rỗng đạt 13.757kg trong
khi tải trọng tối đa lên tới 28.030 kg. Với 2 động cơ General Electric
J79-GE-17A, chiếc máy bay có thể di chuyển với vận tốc Mach 2,23 và bay cao
18.300m.
Ngoài tên lửa đối không, đối đất và bom thông
thường, F-4 Phantom còn được thiết kế để mang nhiều bom hạt nhân bao gồm B28EX,
B61, B43 hay B57 do Mỹ sản xuất. Đặc biệt, những chiếc F-4 Phantom mà quân đội
Iran, đối thủ lớn nhất của Israel ở Trung Đông đang sở hữu còn được trang bị
hàng loạt tên lửa của Nga và Trung Quốc nhưng khả năng hoạt động của máy bay
vẫn không bị ảnh hưởng.
Chiến đấu cơ tàng hình Lockheed F-35 Lightning
II
Là đồng minh thân cận nhất nhì của Mỹ giúp
Israel dự kiến trở thành một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới có
quyền sở hữu loại chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ năm Lockheed F-35 Lightning
II.
Với những công nghệ tàng hình hàng đầu thế
giới cùng với sự hoàn hảo trong thiết kế, F-35 hứa hẹn mở ra một kỷ nguyên mới
cho công nghệ máy bay tàng hìnhvới giá thành có thể chấp nhận được.
Sở dĩ, Israel trở thành một trong những quốc
gia đầu tiên góp mặt trong hàng ngũ những quốc gia đầu tiên có thể sở hữu F-35
bởi những đóng góp của Tel Aviv trong việc nghiên cứu và chế tạo loại chiến đấu
cơ đáng sợ này. Ngoài Israel, Anh, Itlay, Hà Lan, Australia, Canada, Na Uy, Đan
Mạch, Thổ Nhĩ Kỳ và Nhật Bản cũng là một phần chương trình F-35 đầy tham vọng
của Mỹ.
Lockheed Martin F-35 Lightning II là loại
chiến đấu cơ đa nhiệm 1 chỗ ngồi thuộc thế hệ thứ năm. F-35 ra đời nhằm mục
tiêu tấn công mặt đất, trinh sát, thực hiện các nhiệm vụ phòng không nhờ khả
năng tàng hình ưu việt. Các biến thể F-35 có thể cất cánh từ các loại đường
băng dài hoặc ngắn khác nhau. Thậm chí, biến thể F-35C có khả năng cất cánh
đứng, đáp ứng việc biên chế cho các tàu sân bay.
Với chiều dài 15,67m, sải cánh 10,7m và cao
4,33m, F-35 có trọng lượng cất cánh rỗng 13.300 kg trong khi tải trọng tối đa
đạt 31.800 kg. Tuy chỉ sở hữu 1 động cơ đẩy Pratt & Whitney F135 nhưng
chiếc phi cơ vẫn có khả năng bay với vận tốc trên 2.000km/h với tầm hoạt động
2.200 km, trần bay tối đa đạt 18,200m.
F-35 có thể mang nhiều loại tên lửa đối không,
đối đất hoặc đối hạm. Ngoài ra, nó còn được trang bị bom các loại, trong đó có
bom hạt nhân B-61 của quân đội Mỹ. F-35 còn sở hữu một súng máy 4 nòng xoay với
cỡ nòng 25mm/chiếc, cho phép nó bắn hạ đối thủ khi giao chiến tầm gần.
Trực thăng tấn công AH-64 Apache
Boeing AH-64 Apache được coi là trực thăng tấn
công hiện đại nhất thế giới do Mỹ nghiên cứu chế tạo. Với 4 cánh quạt và động
cơ kép, trực thăng tấn công AH-64 Apache thực sự là sát thủ tầm thấp với khả
năng không kích các mục tiêu dưới mặt đất và tiêu diệt chính xác xe bọc thép,
xe tăng và các cứ điểm hỏa lực mặt đất của đối phương.
Lần đầu cất cánh vào tháng 9/1975, AH-64
Apache nhanh chóng khẳng định được mình và trở thành một trong những vũ khí chủ
lực của quân đội Mỹ. Sau khi được ra mắt công khai vào tháng 4/1986, AH-64
Apache nhanh chóng được các nước đặt mua với mục tiêu tăng cường sức mạnh tấn
công, giúp chiếm ưu thế dưới mặt đất.
AH-64 Apache sở hữu bộ cảm ứng đặc biệt gắn
trước mũi, cho phéo nó phát hiện mục tiêu trong mọi điều kiện thời tiết, bất kể
ngày hay đêm. Giá treo trên các cánh phụ cho phép AH-64 Apache mang được các
giàn phóng rocket, tên lửa đối đất, đối không. Đặc biệt, phiên bản AH-64A được
sản xuất nhằm thực hiện nhiệm vụ tấn công trên biển, sở hữu công nghệ và vũ khí
cho phép nó hoạt động tốt nhất trong điều kiện môi trường đại dương.
Tính tới thời điểm hiện tại, AH-64 Apache đang
là trực thăng tấn công chủ lực của Quân đội Mỹ, Hy Lạp, Nhật Bản, Israel, Hà
Lan và Singapore. Ngoài ra, AH-64 Apache cũng là một phần không thể thiếu của
quân đội Anh, từng tham chiến ở nhiều chiến trường trong đó nổi bật nhất là
Afghanistan, Iraq và Kosovo. Quân đội Israel từng sử dụng trực thăng tấn công
AH-64 Apache trong cuộc xung đột với Lebanon và đang đảm trách những vụ không
kích trên Dải Gaza.
Trực thăng tấn công AH-64 Apache có chiều dài
17,73m, cao 3,87m, hoạt động dưới sự điều khiển của 2 phi công. Những chiếc
AH-64 Apache có trọng lượng cất cánh rỗng 5.165 kg trong khi tải trọng tối đa lên
tới 10.433 kg. Nó có thể di chuyển với cận tốc 365 km/h trong phạm vi 476 km.
Trần bay tối đa của AH-64 Apache đạt 6.400m trong khi tốc độ bay lên thẳng đứng
đạt 12,7 m/s.
Máy bay không người lái IAI Heron/Machetz-1
IAI Heron hay còn được biết đến với cái tên
Machetz-1 là máy bay không người lái (UAV) do Israel nghiên cứu chế tạo. Là sản
phẩm của Tập đoàn Công nghiệp Aerospace Israel (IAI), Heron ra đời nhằm mục
đích khảo sát địa hình, theo dõi di chuyển của địch, ghi lại chính xác những hành
động tình nghi hoặc thu thập dữ liệu tình báo trong những điều kiện nguy hiểm
nhất.
Nhằm đáp ứng ứng những mục tiêu đó, Heron sở
hữu khả năng bay khá ổn định với thời gian bay dài. Hệ thống thông tin liên lạc
trang bị trên chiếc phi cơ cho nó giữ liên lạc tốt nhất với các lược lượng mặt
đất trong tác chiến, kèm theo đó là khả năng truyền thông tin băng tần rộng,
nhằm đưa dữ liệu tình báo về căn cứ.
Trên thực tế, Heron là một hệ thống bao gồm
máy bay và các trung tâm điều khiển dưới mặt đất. Tuy nhiều chức năng như cất/hạ
cánh được thiết kế tự động nhưng trên máy bay Heron vẫn được trang bị máy thu
phát GPS để đảm bảo thông tin liên lạc với mặt đất qua vệ tinh, hay kết nối và
truyền dữ liệu trực tiếp qua các trạm thu phát dưới mặt đất.
Tuy không được trang bị vũ khí nhưng bù lại,
Heron sở hữu thiết kế ưu việt nhằm hoàn thành tốt các nhiệm vụ trong mọi điều
kiện thời tiết, bất kể ngày đêm. Trong nhiệm vụ giám sát được lên kế hoạch
trước, Heron có thể tự cất cánh, bay và thu thập dữ liệu và đáp xuống căn cứ đã
định theo đúng lịch trình được lên mà không cần sự can thiệp của con người.
Tuy chỉ dài 8,5m với sải cánh 16,6m, những
chiếc Heron có khả năng cất cánh với trọng tải tối đa lên tới 1.150 kg. Sở hữu
một động cơ làm mát bằng nước 115 mã lực, chiếc máy bay không người lái của
Israel có thể di chuyển với vận tốc 207 km/h và hoạt động trong phạm vi 350 km.
Trong khi đó, trần bay tối đa của Heron lên tới 9.300m với vận tốc bay lên đạt
150m/phút.
Được ra đời năm 2005, hiện có 206 chiếc Heron được
Israel sản xuất để sử dụng hoặc đáp ứng nhu cầu xuất khẩu. Khi Heron làm nhiệm
vụ, cần tới 6 phi công để lái, giám sát và phân tích dữ liệu do chiếc máy bay
gửi về. Với camera siêu nét được đặt dưới mũi cùng với hệ thống giám sát tinh
vi khác, chiếc UAV thực sự là kẻ do thám đáng sợ.
Máy bay không người lái Elbit Hermes 450
Elbit Hermes 450 là máy bay không người lái
hạng trung trong phi đội UAV từ số hiệu Hermes 90 tới Hermes 1500. Là sản phẩm
của Tập đoàn Elbit Systems, Hermes 450 ra đời nhằm mục đích phục vụ các chiến
thuật có thời gian dài. Trên thực tế, Hermes 450 chủ yếu được sử dụng nhằm đáp
ứng nhiệm vụ trinh sát, liên lạc và là nền tảng giám sát của Lực lượng Không
quân Israel.
Tuy nhiên, có những nguồn tin cho rằng, phiên
bản nào đó của Hermes 450 được cải tiến để vũ trang, đáp ứng nhiệm vụ tấn công,
tiêu diệt mục tiêu. Dẫu vậy, Israel vẫn chưa công nhận chính thức về nguồn tin
trên.
Trên thực tế, Hermes 450 đang nhận được sự
quan tâm ngày càng tăng của các nước trong những triển lãm hàng không quốc tế
có sự hiện diện của nó. Trong khi đó, phía Israel cũng đang lên kế hoạch cho
thuê hoặc bán trọn gói hệ thống Hermes 450 cho các nước có nhu cầu mua, bao gồm
cả Mỹ, Anh, Singapore và Brazil.
Hình dáng bên ngoài của Hermes 450 rất giống
với các thế hệ máy bay không người lái Predator của Mỹ. Tuy nhiên, thân những
chiếc Hermes 450 hình ống, nơi chứa hệ thống dẫn đường, bộ tải trọng và hệ
thống điều khiển cất và hạ cánh. Cánh máy bay trải dài trong khi camera độ nét
cao được gắn dưới bụng cho phép Hermes 450 quan sát tốt nhất các mục tiêu. Tùy
lựa chọn sử dụng để lắp thêm radar tăng cường trên thân Hermes 450.
Cũng giống như IAI Heron, Hermes 450 chỉ được
trang bị duy nhất một động cơ cánh quạt. Chiều dài thân đạt 6,1m trong khi sải
cánh đạt 10,5m giúp Hermes 450 cất cánh với tải trọng tối đa 450 kg. Trên thực
tế, động cơ 52 mã lực của Hermes 450 giúp nó chỉ có thể bay với vận tốc 176km/h
trong phạm vi 200 km. Trần bay tối đa của Hermes 450 cũng thấp hơn IAI Heron
với 5.486m.
Ngoài những khả năng do thám, gián điệp hay hỗ
trợ liên lạc thông thường, phiên bản Hermes 450 đặc biệt có thể trang bị 2 tên
lửa chống tăng Hallfire. Hiện tại, có 100 chiếc Hermes 450 đang được biên chế
và sử dụng bởi không quân Israel, trong đó không ít được sử dụng trên Dải Gaza.
Máy bay không người lái RQ-2 Pioneer
Được ra đời từ hơn 2 thập kỷ trước và lần đầu
xuất hiện trong chiến tranh Vùng Vịnh năm 1991, RQ-2 Pioneer được xem là loại
máy bay không người lái đầu tiên của Israel. Ban đầu, những chiếc RQ-2 Pioneer
ra đời với mục đích làm mục tiêu giả cho pháo binh và hỏa lực tàu chiến tiêu
diệt. Tuy nhiên sau đó, nó được sử dụng cho việc do thám chiến trường nhờ những
cải tiến vượt bậc về mặt công nghệ.
Thiết kế của RQ-2 Pioneer được đánh giá sở hữu
những lợi thế về khí động học với phần cánh đuôi khá dài so với thân máy bay.
Trong khi đó, camera độ nét cao gắn ở phía mũi giúp RQ-2 Pioneer có thể giám
sát và chụp ảnh mục tiêu. Hệ thống radar cùng thông tin liên lạc trang bị trên
RQ-2 Pioneer giúp nó nhận lệnh điều khiển và truyền thông tin trở lại mặt đất.
Đặc biệt, những mẫu RQ-2 Pioneer hoạt động
hoàn hảo ở cả 2 môi trường trên biển và trên đất liền, giúp chúng trở nên đa
nhiệm trong các hoạt động giám sát. RQ-2 Pioneer có hệ thống giá phóng chuyên
dụng để cất cánh từ mặt đất trong khi biến thể sử dụng giám sát biển được gắn
rocket loại nhỏ, giúp RQ-2 Pioneer bay lên không trung.
Ra đời năm 1986, những chiếc RQ-2 Pioneer chỉ
sở hữu 1 động cơ 2 thì 26 mã lực. Chính vì lẽ đó, chiếc máy bay dài 4m, rộng
5,2m chỉ có thể mang tối đa 205 kg. Tuy nhiên, kích cỡ nhỏ giúp RQ-2 Pioneer
vẫn có thể bay được 200km/h với phạm vi hoạt động 185 km. Trần bay tối đa của
RQ-2 Pioneer đạt 4.600m. Dù chỉ 20 chiếc RQ-2 Pioneer được sản xuất nhưng loại
máy bay này đang góp mặt trong không quân 3 quốc gia, bao gồm Israel, Singapore
và Mỹ.
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment