Vấn đề với Thế chiến lược Ngõng Trục, Đóng Chốt (Pivot) của Hoa Kỳ
GS Tôn Thất Trình
Vì
vậy tuy không biết gì nhiều về quân sự, chúng tôi vẫn cố gắng lạm bàn ý kiến
phần lớn về chiến lược quân sự của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc ngày nay và tương
lai của giáo sư khoa học chánh trị Robert S. Ross, viện đại học Boston, đồng
thời là Phó Trung tâm John King FairBank Center về Nghiên cứu Tàu- Chinese Studies, viện đại học
Harvard, nguyệt san Ngọai Giao – Foreign
Affairs đăng tải số các tháng 11- 12 năm 2012. Trong chuyến viếng thăm Đông Nam
Á sắp tới, tổng thống Hoa Kỳ nhiệm kỳ hai Obama có thay đổi gì chánh sách “mới”
thế chiến lược Ngõng trục, Đóng Chốt- Pivot nhiệm kỳ một
không đây ?
Chánh sách mới ( so với thời tổng thống Bush) theo Ross là không cần
thiết và chống lại phong phú
Kể từ khi Đặng Tiểu Bình mở toang nền kinh tế Trung Quốc vào cuối thập
niên 1970, Trung Quốc đã thành công tăng thêm quyền lực, tài sản và sức mạnh
quân sự, trong lúc đó vẫn duy trì cộng tác và liên hệ thân thiện với các quốc
gia khác, ngoại trừ Đặng Tiểu Bình bênh Khmer Đỏ xâm lăng miền Bắc Việt Nam,
tàn phá 20 thị trấn nhỏ lớn Việt Nam.
Nhưng cách đây vài năm, Trung Quốc tuồng
như thay đổi đường lối, cư xử theo một phương cách tha hóa, làm các lân bang
lánh xa và tạo dựng một nghi ngờ ở ngọai quốc. Tháng 12 năm 2009, Trung Quốc chống
lại hòa giải ở Hội Nghị Thay Đổi Khí Hậu Liên hiệp Quốc, làm phật lòng các quốc
gia Âu Châu và Hoa Kỳ. Rồi thì, sau khi Hoa Kỳ bán võ khí cho Đài Loan tháng
giêng 2010, Chánh phủ Trung Quốc ngưng đàm phán an ninh cao cấp Hoa Kỳ – Trung
Quốc lần đầu tiên và tuyên bố nhũng trừng phạt chưa bao giờ thấy, đánh vào các
công ty Hoa Kỳ có ràng buộc với Đài Loan ( dù nay vẫn chưa rỏ rệt là các trừng
phạt có gây ra tai hại đáng kể không ).
Cũng vào tháng bảy năm 2010, Bắc Bình
nổi giận phản đối các dự tính thao diễn hải quân của Hoa Kỳ và Nam Hàn ở Hòang Hải ( Biển Vàng ) – Yellow Sea. Tháng 11, Trung
Quốc phê bình gay gắt Nhật Bổn bắt giữ thuyền trưởng một tàu đánh cá Trung Quốc
đã va chạm dữ dội tàu Bảo An Bờ biển – coast
guard ship Nhật ở vùng bờ biển còn tranh chấp.
Để đối đầu những lọat hồi đoạn bất ổn
này, Bắc Bình đã thốt ra những lời thù địch quá đáng đối với các quốc gia dân
chủ và đặt ra những trừng phạt kinh tế đối với Na
Uy – Norway, sau khi Ủy Ban Nobel tưởng thưởng Liu
Xiao Bo – Lưu tiểu Ba ( ? ) nhà họat động tích cực cho Tàu Dân Chủ giải thưởng
Nobel Hòa Bình, tháng 10 năm 2012.
Chỉ trong vòng vài tháng ngắn ngủi, Trung
Quốc đã mất đi phần lớn những gì Trung Quốc tích tụ được sau nhiều năm bàn luận
về “ Nâng cao Hòa Bình- Peaceful Rise” .
Lúc đó, rất nhiều nhà phân tích giải thích tình huống gây hấn của Trung
Quốc là một dấu hiệu quốc gia càng ngày càng tự tin. John Pomfret viết ở báo
The Washington Post, lưu ý rằng Bắc Bình đang biểu lộ “ một thái độ mới hân
hoan chiến thắng”.
Trung Quốc đang vào thời kỳ thăng tiến nên ý kiến này
tiếp tục, và quyền hạn mới có của Trung Quốc đã thuyết phục các nhà lảnh đạo
Tàu là họ có thể tạo dạng mọi sự cố ở Á Châu hơn từ bao giờ hết. Cho nên năm
2010, chánh quyền Obama khởi xướng cái gọi là “Ngõng
trục, Chốt Đóng-Pivot” ở Á Châu, một đổi thay chiến lược nhắm vào cũng cố các
thắt chặc phòng vệ của Hoa Kỳ với các quốc gia trong vùng và nới rộng sự hiện diện
của hải quân Hoa Kỳ ở đó.
Yếu tố ngọai giao chiến lược được trình bày năm
2011, khi bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ Leon Panetta tái bảo đảm các đồng minh
Hoa Kỳ, nhiều đồng minh ngấm ngầm nuôi lo ngại về thăng tiến Trung Quốc, rằng “
Hoa Kỳ vẫn duy trì hiện diện ở Thái Bình Dương một thời gian lâu dài”.
Lo âu về
một Trung Quốc mới, võ đóan và có cơ trở thành một lực lượng tạo bất ổn, Tòa
Bạch Ốc chuyễn động hầu chống trả lại mọi cảm giác là Hoa Kỳ yếu kém đi, bằng
cách tăng cường sự hiện diện Hoa Kỳ trong vùng.
Tuy nhiên, tiếc thay, đổi thay này căn cứ trên một cách đọc căn bản sai
lầm về lảnh đạo Trung Quốc. Ngọai giao cứng rắn của Bắc Bình
nguồn gốc không phải là niềm tự tin về sức mạnh của mình – các nhà lảnh đạo
Trung Quốc từ lâu đã hiểu rỏ là quân sự Trung Quốc vẫn còn thua kém đáng kể
quân sự Hoa Kỳ- mà là một cảm giác sâu đậm không an ninh, phát sinh từ nhiều
năm căng thẳng thần kinh của khủng hỏang tài chánh và rối lọan xã hội. Đối diện
với những thách thức này, và không còn đủ khả năng trông cậy vào hổ trợ dễ dàng
tăng trưởng kinh tế quốc gia nữa, các nhà lảnh đạo Trung Quốc di động để
giữ vững tính chất hợp pháp phổ thông của họ, bằng cách thoa dịu một dân gian mỗi
ngày mỗi ý thức dân tộc chủ nghĩa mạnh hơn với những điệu bộ vũ lực tượng
trưng.
Xem xét hành vi Trung Quốc theo ánh sáng này, những hiểm nguy của chiến
lược Ngõng trục trở thành rỏ ràng. Chánh sách mới của Hoa Kỳ đã không cần
thiết, pha trộn sự thiếu an ninh của Trung Quốc và chỉ châm thêm lữa cho thái
độ Trung Quốc gây gổ, phá hại ngầm mức ổn định trong vùng và giảm bớt khả dĩ hòa
hợp cộng tác giữa Bắc Bình và Hoa Thịnh Đốn.
Thay vì ước lượng lạm phát sức
mạnh của Trung Quốc và rời bỏ chánh sách lâu đời hứa gặp mặt ngọai giao, đáng
lý ra Hoa Kỳ đã phải công nhận nổi yếu kém nằm phía dưới và những sức mạnh dai
dẳng của Trung Quốc. Chánh sách đứng đắn về Trung Quốc phải là làm khuây
khỏa , không phải là khai thác, những lo ngại của Bắc Bình, trong khi phải bảo
vệ quyền lợi Hoa Kỳ trong vùng .
Cọp giấy gầm thét
Quyết định tiếp tục chánh sách đóng chốt- ngõng trục, căn cứ trên tiền đề
là Trung Quốc mới mẽ bạo dạn thêm lên thách thức các quyền lợi Hoa Kỳ và phá
hại ngầm ổn định vùng, rất đơn giản là vì nó có thể nhờ sức mạnh quân sự tăng
gia, giúp thực hiện ngoại giao năng nổ dễ dàng hơn, hấp dẫn hơn so với quá khứ.
Trong phiên điều trần tháng 3 năm 2010 ở Quốc hội Hoa Kỳ, đô đốc Robert
Willard, lúc đó là Chỉ huy Lực lượng Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương, khẳng định là
những tiến triễn quân sự gần đây của Trung Quốc đã “thật là đáng kinh ngạc”.
Tuy nhiên, sự thật là Hoa Kỳ đã ước lượng thái quá khả năng quân sự Trung
Quốc. Dù cho Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân
– the People’s Liberation Army ( PLA ) đã tiến mạnh kể từ năm 1979, khi nó
bối rối vì yếu kém hiệu năng trong chiến tranh ngắn ngủi với Viêt Nam( khiến
Đặng Tiểu Bình chủ tịch Ủy Ban Quân sự Trung Ương phải rút lui quân, sau khi
huyên hoang tuyên bố là đã dạy Việt Nam một bài học ), sức mạnh quân đội
Trung Quốc vẫn còn rất giới hạn. Trong mười năm qua, PLA vẫn chưa dàn trải
thêm được một tàu thủy hay tàu bay mới mẽ nào cả hầu có sức tăng cường khả năng
thách thức ưu thế Hoa Kỳ trên biển. Khí cụ chánh của Trung Quốc để chống trả
Hải Quân Hoa Kỳ và ngăn cản một can thiệp Hoa Kỳ ở các xung đột Á Châu ,vẫn là
một hạm đội tàu ngầm diesel sử dụng từ giữa thập niên 1990.
Mọi chuyện đàm thọai về cận đại hóa hải quân Trung Quốc, PLA chỉ mới khởi
sự làm ra một khu trục hạm – destroyer có hỏa tiễn hướng
dẫn, số lượng và phẩm giá kém cõi so với hạm đội khu trục hạm lọai Aegis của
Hoa Kỳ. Chỉ vào tháng 8 năm 2011, Bắc Bình mới tung ra một hàng không mẩu hạm – aircraft carrier đầu tiên – Hoa
Kỳ hiện có 11 hàng không mẩu hạm – và hàng không mẩu hạm trung Quốc là một
tàu chiến cũ kỷ và tương đối nhỏ mua của Nga.
Trung Quốc đang phát triễn các
hỏa tiễn liên lục địa chống tàu thủy có cơ nhắm vào các hàng không mẩu hạm chở
máy bay của Hoa Kỳ , nhưng Trung Quốc chưa chủ trì được kỷ thuật dàn trải các
võ khí này. Chiếu theo báo cáo 2011 của Ngũ Giác Đài về quân sự Trung Quốc,
ít hơn 30% của lực lượng trên mặt biển hải quân, lực lượng không quân và lực
lượng phòng không và chừng 55 % hạm đội tàu ngầm PLA có thể được xem là cận đại.
Tóm tắt , PLA vẫn còn chưa đủ khả năng thách thức ngự trị Hoa Kỳ ở biển hay lật
ngược lại cán cân lực lượng trong vùng.
Trong vài năm vừa qua, Bắc Bình có nhiều điều đáng lo lắng hơn là các
nhược điểm quân sự. Cuối năm 2008, khi các nhà lảnh đạo Tàu nhìn nhận
là quốc gia mình không miễn nhiễm được các chấn động tài chánh rung chuyễn thế
giới, Bắc Bình hỏang sợ trước viễn cảnh một đinh nhọn thất nghiệp nội địa và
vội vã tài trợ một gói hàng kích thích đồ sộ trị giá 4 ngành tỉ đồng yuan (
khỏang chừng 570 tỉ đô la Mỹ ).
Nhưng điều này lại làm tình thế tệ hại hơn,
nuôi nấng bất ổn định và mất cân bằng cơ cấu dài hạn ở nền kinh tế. Thành quả
là các năm 2009- 2010, Trung Quốc đã trải qua một rối lọan kinh tế tệ hại nhất
kể từ thập niên 1960, tiếp theo sau Bước Nhảy Vọt Mao Trạch Đông.
Giữa các năm 2008 và 2010, lạm phát tăng gia hơn 10 lần và tháng hai năm 2010,
thủ tướng Ôn Gia Bảo – Wen jiaBao nhìn nhận là lạm
phát tệ hại thêm, thành quả của gói hàng kích thích có thể “ phá hại ngầm ổn
định xã hội”. Vào năm 2009 , giá cả nhà cửa ở các thành phố lớn đã vuợt quá lợi
tức trung bình hàng tháng giới trung lưu chừng 20- 30%, cao hơn hẳn sác xuất
Ngân Hàng Thế giới gợi ý.
Trong lúc đó, suốt đầu năm 2010, trong một cố
gắng siết chặc cho vay, Ngân hàng trung ương Tàu liên tiếp tăng gia số lượng tư
bản đòi hỏi các ngân hàng phải có ở dự trữ. Tuy nhiên, lạm phát tiếp tục gia
tăng. Theo một nghiên cứu tháng 6 năm 2010, gần 60% dân Tàu báo cáo là giá cả đời
sống “qúa cao để có thể chấp nhận được”. Từ năm trước, giá cả rau đậu – vegetable đã tăng thêm gần 25%, giá cả tỏi
tăng thêm 10 lần, và giá trà – chè 20 % cao hơn .
Khi lạm phát cao giáng một đòn nặng nề, thất nghiệp và bất bình đẳng dâng
lên: tỉ xuất dân thành thị thất nghiệp năm 2009 là cao nhất kể từ năm 1980. Chánh
quyền đặc biệt lo sợ thất nghiệp ở các sinh viên tốt nghiệp đại học sẽ làm bất
ổn các thị trấn Trung Quốc. Năm 2009, khoảng trên 7 triệu sinh viên tốt nghiệp
đại học không có việc làm, cho nên chánh phủ đã đầu tư 41 tỉ yuan ( chừng 6 tỉ
$US ) để sử dụng họ ở nông thôn. Và khi nền kinh tế sa đọa đi, ngay cả Nhật báo Nhân dân –People’s Daily quốc doanh cũng
đăng một bài bản nhìn nhận tình trạng.
Một hàng chữ đầu trang tháng 10 năm 2010
đăng “ Hố chia lợi tức đã đến một Điểm Nguy hiểm”. Phản ảnh lo ngại ở
giới lảnh đạo là bất mãn to lớn có thể sùng sục sôi lên thành thù địch chống
chánh phủ . Bài báo này cảnh báo là bất bình đẳng “ nuôi dưỡng những cảm giác
tiêu cực chống lại kẻ giàu có- sung túc” và “ chuông báo động đang kêu rền” .
Báo tiếp tục : “ Bắc Bình không nên và cũng không thể làm ngơ vụ này”.
Thất nghiệp và bất bình đẳng này sản xuất ra lọai bất ổn, chính Bắc Bình
lo sợ như vậy. Theo các con số của chánh phủ “ sự việc xảy ra to lớn”- định
nghĩa là các phản đối bất hợp pháp 5 người hay hơn nữa đã làm gián đọan trật tự
công cọng – đã tăng từ 120 000 vụ năm 2008 lên đến trên 180 000 vụ năm 2010
. Ở nổi lọan năm 2009 tại Thập Châu ( ? )
- Shishou tỉnh Hồ Bắc – Hubei, 70 000 dân chúng
đối đầu với cảnh sát trong một sự vụ mà Hàn lâm viện Khoa học Xã Hội Tàu, một
cơ quan nghiên cứu chánh sách chiến lược thuộc chánh phủ, xem đó là “một nổi
lọan đường phố nghiêm trọng nhất” kể từ năm 1949. Các nhà khoa học xã hội
viện nay đã biện cứ là tăng gia hình tội dữ dội và rối lọan dân sự năm 2009
phản ảnh thất nghiệp nông thôn lớn hơn nữa và là thành quả tăng trưởng của một
dân gian ăn không ngồi rồi va bị đẩy ra ngọai vi.
Năm 2010, Quách Bình Thanh ( ? ) – Guo Binsheng chánh biên tập
viên chánh của Cơ quan báo chí chánh thức Thanh
Hoa – Xin Hua cũng cảnh báo là Trung Quốc đã lạc vào một thời kỳ “ xung đột xã hội chưa
giải quyết” và nhiệm vụ làm ổn định …. sẽ rất khó khăn” . Đối diện bất ổn gia
tăng, và nhu cầu tránh khỏi một khủng hoảng tính chất hợp pháp, khiến Bắc Bình
không còn lựa chọn nào khác hơn là thoa dịu một giới cán bộ tinh thần dân tộc (
quốc gia) chủ nghĩa cứng rắn, muốn phóng lên một hình ảnh Trung Quốc kiên cường
trên thế giới.
Rạng Đông Hồng
Đảng Cọng Sản Tàu từ lâu đã đề xướng chủ
nghĩa dân tộc, quốc gia- nationalism đễ giữ vững tính chất hợp pháp của mình, nhưng suốt
nhiều thập niên mới đây phát triễn kinh tế mau lẹ, dân gian Tàu tụ điểm
nhiều vào tiến triễn kinh tế hơn là chánh trị. Tuy nhiên khi khủng hoảng
tài chánh tòan cầu đánh mạnh năm 2008, Bắc Bình không còn có thể chỉ trông cậy
đơn giản vào thành công kinh tế. Trong lúc đó, chủ nghĩa quốc gia đã dâng cao.
Ngay cả khi những nhà làm chánh sách chóp bu của đảng cũng đã thông suốt những
yếu kém nước nhà, tuy vậy nhiều dân Tàu vẫn tin tưởng là khủng hỏang tài chánh
tòan cầu đã ra dấu hiệu là Trung Quốc đã lên cao đến cực điểm vị thế một cường
quốc.
Các năm 2008 và 2009, khi Hoa Kỳ rơi vào tình trạng khủng hỏang, kinh tế
Trung Quốc tăng trưởng 10% . Và lảnh đạo Tàu đề cao các thành công của PLA, gồm
các sứ mệnh chống đạo tặc – antipiracy
missions, chương trình không gian và tiên tiến về máy bay quân sự , gợi ý cho dân
gian Tàu là Trung Quốc đang đuổi kịp Hoa Kỳ và như vậy cần phải chấp nhận một
chánh sách ngọai giao kiên cường hơn. Tháng giêng 2010, sau khi Hoa Kỳ tuyên bố
bán võ khí cho Đài Loan, các nhà lảnh đạo dư luận Tàu và các kẻ sử dụng tiếng
nói Internet mỗi ngày mỗi nhiều hơn, biện cứ cho những trừng phạt chống lại các
công ty quốc phòng Hoa Kỳ, đã tham dự các thương thảo bán võ khí này.
Rồi đến tháng chín 2010, tranh chấp giữa Bắc Bình và Tokyo về vụ bắt giữ
thuyền trưởng tàu đánh cá, trở thành một đề tài được truy cập nhiều nhất ở
Internet Trung Quốc, một dấu hiệu cho thấy công chúng Tàu đã nổi giận đến dường
nào về vấn đề này. Ở báo chí chánh thức, Phong
Triệu Quí( ? ) – Feng Zhaokui, một chánh chuyên viên về Nhật Bổn của viện Hàn lâm
Khoa học Xã Hội biện cứ là “ nay đã hết thời đại Trung Quốc có thể bị đối xử
tàn tệ theo ý kiến ngọai quốc rồi !” Dù cho chánh quyền cố gắng dẹp yên, kêu
gọi phản đối vẫn luân chuyễn trên Internet, gây ra nhiều biểu tình, không những
trước cửa tòa đại sứ Nhật mà còn ở dinh thự bộ Ngọai Giao Tàu nữa.
Khi tình cảm quốc gia vươn lên và các vấn đề kinh tế, chánh trị khuấy đục
đất nước, các nhà lảnh đạo Trung Quốc lo âu cho vị thế công cộng của đảng và lo
sợ bất ổn nhân dân đã thích nghi cùng các nhà quốc gia Tàu với chánh sách ngọai
giao và hùng biện cứng rắn. Thành quả là một tư thế không nhân nhượng các năm
2009- 2010, không những đã tha hóa các lân bang Trung Quốc mà còn nhiều quốc
gia khác trên thế giới. Ngọai giao mới mẽ này đánh chuông báo nguy khắp Đông Á
về Trung Quốc vươn dậy, khiến Hoa Kỳ đã phải nhảy vào hầu giải quyết giữ gìn các
cân quyền lực trong vùng.
Tham dự chấm dứt
Vài khía cạnh chiến lược của tổng thống Obama ở Á Châu xây đắp trên các
chánh sách các chánh quyền Mỹ trước đó. Hoa Thịnh Đốn đã cung cấp thêm tài
nguyên cho vùng kể từ năm 1997, khi Hoa kỳ trước hết chuyễn một tàu ngầm từ Âu
Châu về Guam. Rồi thì các chánh quyền Clinton và George W. Bush dàn trải mọi
lọai võ khí hải quân và không quân đến Guam và Nhật Bổn , cộng tác với
Singapore thiết lập cơ sở cho hàng không mẩu haạm ở Căn cứ Hải Quân Changi,
củng cố cọng tác quốc phòng với Nhật và Phi Luật Tân. Chánh quyền Bush chuyễn
thêm một hàng không mẩu hạm khác cho chiến trường Thái Bình Dương. Năm 2005,
Ngũ Giác Đài tuyên bố là đưa 60% tàu ngầm Hoa Kỳ vào Á Châu. Suốt các chiến
tranh I Rắc và A Phú Hãn, tài trợ quân sự cho chiến trường Thái Bình Dương vẫn
ở mức cao.
Những chánh sách này làm thành một trả lời hửu hiệu cho việc Trung Quốc
vươn dậy. Nhưng sau các lập trường không nhân nhượng của Trung Quốc năm 2009 và
năm 2010, Hoa Thịnh Đốn phải đối diện với một vấn đề tín nhiệm : các đồng minh
Đông Á nêu câu hỏi là liệu Hoa Kỳ, sa lầy trong một khủng hỏang kinh tế tệ hại
nhất kể từ thời Suy Thóai Lớn – Great
Depression, có thể nào đấu tranh với một Trung Quốc tuồng như tự tín và đủ khả năng
hơn không ? Phần lớn nhằm thoa dịu bớt những lo sợ này, Hoa Kỳ chuẩn bị chứng
minh rắng Hoa Kỳ có thể duy trì các cân sức mạnh trong vùng.
Chánh sách đóng chốt của chánh quyền Obama gồm tăng gấp đôi những cố gắng
chánh quyền tiền nhiệm. Hoa Thịnh Đốn nới rộng các thao diễn hải quân chung với
Nhật để sửa sọan cho việc bảo vệ các đảo tranh chấp, đạt những thỏa hiệp mới bán
võ khí cho Phi Luật Tân và gần đây nhất , vào tháng tư năm 2012, thỏa thuận đưa
Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ đến Úc Châu. Chánh quyền Obama cũng tái lập hợp tác
phòng vệ với Inđônêxia và Tân Tây Lan. Những chánh sách thận trọng này đã tái
đảm bảo, làm an tâm các đồng minh Mỹ cam kết của Hoa Thịnh Đốn cho ổn định
trong vùng.
Thế nhưng chánh quyền cũng đã đảo ngược chánh sách Hoa Thịnh Đốn lâu dài tham dự- engagement với Trung Quốc, quay đầu trở lại về
những sáng kiến đắt tiền, nghĩa là lực lượng quá chênh lệch cho mối đe dọa từ
Trung Quốc. Còn về những tranh chấp về Trường
Sa – Spratley Islands ( Tàu gọi là Nam Sa ) ở Biển Đông ( Mỹ khác với Úc ? còn
gọi là Nam Hải Tàu- South China Sea ), các chánh
quyền quá khứ đã đủ khả năng ngăn ngừa các nước mạnh trong vùng phải tiến lên
xâm lăng, bằng cách làm minh bạch nói rằng quyền lợi Hoa Kỳ muốn duy trì tự
do giao thông. Tuy nhiên, ngọai trưởng Hillary Clinton đã nhét trực tiếp
Hoa Kỳ vào những tranh chấp phức tạp trên phương diện pháp lý. Tháng bảy năm
2010 ở Hà Nội, sau những thảo luận sâu rộng với mọi bên đòi chủ quyền các đảo
Trường Sa ngọai trừ Trung Quốc, Clinton tuyên bố là Hoa Kỳ hổ trợ quan điểm đàm
phán của Phi Luật Tân và Việt Nam. Quyết định làm bối rối ( theo quan điểm
của Ross ) là vì những đảo này không có mấy giá trị kinh tế, không giàu tài
nguyên khoáng sản và chúng có tầm quan trọng chiến lược bé nhỏ, vì chúng quá bé
để họat động quân sự .
Hoa Kỳ cùng đã, không cần thiết, thách thức Bắc Bình bằng cách cũng cố
hiện diện quân sự ở lục địa Đông Á. Nhìn nhận là lực lượng Hàn Quốc- Nam Hàn ít
đòi hỏi Hoa Kỳ hổ trợ hơn hầu xử lý mối đe dọa từ Bắc Hàn, chánh quyền Bush rút
về 40 % quân lính Hoa Kỳ ở Hàn Quốc, chấm dứt dàn trải quân đội từ Hán Thành- Seoul đến vùng phi quân sự chia đôi Nam và Bắc Hàn, và
giảm kích thước cũng như mức thường xuyên thao diễn quân sự Hoa Kỳ – Nam Hàn. Chánh
quyền Obama đã đảo ngược khuynh hướng này.
Trong ba năm qua, Hoa Kỳ đã thực
hiện những thao diễn quân sự chung lớn nhất với Hàn Quốc kể từ Chiến Tranh Triều Tiên- Korean War và tăng gia hiện
diện quân đội ở Nam Hàn. Hoa Kỳ và Hàn Quốc cũng đã đạt nhiều thỏa thuận quốc
phòng mới, và đầu năm 2012, Ngũ Giác Đài tuyên bố dự tính nâng cấp khả năng
quân sự Hoa Kỳ ở bán đảo Triều Tiên, mặc dù sự kiện là khả năng quân sự Nam Hàn
đã cải thiện rộng rãi tương đối với khả năng của chế độ Bắc Hàn, mỗi ngày mỗi lọan
chức năng.
Cùng lúc Hoa Kỳ cũng đã cũng cố sự hiện diện ở Đông Dương. Kể từ đầu thập
niên 1990, các chánh quyền Hoa Kỳ kế tiếp nhau đã cự tuyệt mong muốn của Việt
Nam thắt chặt phòng vệ-quốc phòng đáng kể hơn. Hoa Thịnh Đốn đã hiểu rỏ rằng
nếu muốn có liên hệ hợp tác với Bắc Bình, Hoa Kỳ phải cần nhìn nhận là Trung
Quốc có một cá cược quyền lợi chiến lược trong vùng lớn hơn Hoa Kỳ nhiều.
Nhưng
năm 2010, bà Clinton và bộ trưởng quốc phòng lúc đó la Robert Gates cả hai đều
viếng thăm Hà Nội ( Clinton hai lần) Bộ trưởng ngọai giao Hoa Kỳ kêu gọi cộng
tác chiến lược Hoa Kỳ – Việt Nam, và cuối năm 2010 lần đầu tiên sau chấm dứt
Chiến Tranh Việt Nam ( lần thứ hai , lần thứ nhất 1945- 54 là với Pháp ) Hoa Kỳ
đã thực hiện huấn luyện chung hải quân cùng Việt Nam. Từ đó, hải quân Hoa Kỳ đã
thao diễn hàng năm cùng hải quân Việt Nam và năm 2011, hai quốc gia kỳ một một bản ghi nhớ hiểu biết -memorandum of understanding về cộng tác phòng vệ – defense cooperation. Trong lúc đó,
Hoa Kỳ cũng củng cố hợp tác với Cam Bốt và năm 2010 , Cam Bốt đã gia nhập “
Cộng tác để Sẳn sàng ở Mặt biển và Huấn luyện” do Hoa Kỳ dẫn đạo, một lọat thao
diễn hải quân song phương hàng năm trong vùng. Năm 2010, bà Clinton dứt khóat
cảnh báo Nam Vang – Pnom Penh đừng trở thành
quá phụ thuộc Trung Quốc .
Cuối cùng , chánh quyền Ohama ( nhiệm kỳ I ) đã đề xướng một liên minh
biển ở Nam Hải ( Biển Đông Viêt Nam ). Hầu bổ sung các mối thắt chặc giữa Phi
Luật Tân và Việt Nam, Nhật Bổn ký kết những minh ước với hai quốc gia này, mở
rộng cộng tác quốc phòng cùng nhau và trao đổi quân sự. Năm 2012, quân sự Úc
Châu, Nhật Bổn và Hàn Quốc lần đầu tiên tham gia các thao diễn quân sự hàng năm
của Hoa Kỳ và Phi Luật Tân tên gọi là Balikatan, có nghĩa là vai kề vai.
An ủi chống lại máy móc
Các nhà lảnh đạo Trung Quốc, lẽ dĩ nhiên, không bằng lòng về những thỏa
hiệp, minh ước vừa kể. Nhưng những bước này thật sự rất cần thiết cho nền an
ninh Hoa Kỳ, đã xảy ra xa biên cương Trung Quốc và do những chánh sách các
chánh quyền tiền nhiệm Hoa Kỳ xây đắp lên. Khi Hoa Thịnh Đốn xen trực tiếp vào
các tranh chấp chủ quyền Trung Quốc và tăng gia hiện diện ở biên giới Trung
Quốc, Bắc Bình nhìn thấy chánh sách Hoa Kỳ xa hẳn đường lối quá khứ này , rất
là vô cớ, bành trướng và đe dọa. Như chờ đợi từ một uy quyền quốc gia đang
phải đối đầu với môi trường suy thóai chiến lược, Trung Quốc đẩy lui mạnh chống
lại thế đóng chốt, tung ra những chánh sách cụ thể thay vì là những từ chương
năng nổ gây hấn Trung Quốc sử dụng trong quá khứ.
Một thành quả là Trung Quốc đã bỏ mọi cố gắng sử dụng đòn bẩy của mình
trên Bắc Hàn hầu nước này bỏ chương trình hạt nhân. Từ năm 2011, Bắc Bình đã
đại thể tăng viện trợ thực phẩm cho Bình
Nhưỡng – Pyongyang , nhập khẩu nhiều hơn tài nguyên khóang sản Bắc Hàn và
đầu tư đáng kể vào hầm mỏ, hạ tầng cơ sở và công nghệ chế tạo Bắc Hàn. Trung
Quốc cũng đã rút lui hổ trợ đàm phán sáu phe về chương trình hạt nhân Bắc Hàn,
khiến Hoa Kỳ đã phải thảo luận song phương với Bắc Hàn. Trong khi Bắc Hàn
tiếp tục phát triễn khả năng võ khí hạt nhân.
PLA cũng đặt áp lực trên các lân bang Trung Quốc đã tăng cường hợp tác
phòng vệ- quốc phòng với Hoa Kỳ. Mùa xuân năm 2011, căng thẳng giữa Hà Nội và
Bắc Bình leo thang, khi tàu tuần dương Trung Quốc quấy rối tàu nghiên cứu động
chấn ở vùng biển tranh chấp và nhiều sĩ quan Tàu đề nghị dùng vỏ lực chống lại
hải quân Việt Nam.
Tương tự như vậy, Trung Quốc chạm trán ở biển đầu năm 2012
cùng Phi Luật Tân về bải cát Scarborough Shoal tranh chấp, gợi ý là Trung Quốc
sẽ đẩy mạnh chống lại các nước trông cậy vào Hoa Kỳ giúp đở họ trong các tranh
chấp chủ quyền. Trung Quốc phái đến những tàu tuần tra sẳn sàng chiến đấu để
bảo vể chủ quyền mình về các bải cát này và sau khi Phi Luật Tân rút lui các
tàu chiến,Trung Quốc thiết lập một sự hiện diện thường trực ở đây. Và cũng
trong năm 2012, các hảng dầu lữa Trung Quốc tuyên bố những dự tính chưa bao giờ
thấy, đào các giếng dầu trong các biển tranh chấp – các quốc gia khác đã hoạt
động tích cực nơi đây từ lâu – và PLA hình thành một đơn vị quân sự đồn trú, có
nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lảnh thổ Trung Quốc ở Nam Hải. Từ đó, Trung Quốc luôn
luôn cũng cố tích cực sự hiện diện của mình khắp các đảo và vùng biển tranh
chấp.
Như các sự cố này gợi ý theo Ross là ngõng trục chánh quyền Obama đã
không góp phần nào vào ổn định Á Châu. Trái lại : đã làm cho vùng này thêm căng
thẳng và dễ xung đột nhau hơn . Các máy bay và tàu quân sự này
tràn đầy không phận và biển cả trong vùng. Hoa Kỳ bị lôi cuốn vào nguy hiểm
liên quan đến tình trạng thù địch trên các đảo không có gì là chiến lược và
biên tế kinh tế ( cho Hoa Kỳ ).
Ngõng trục –Đóng chốt lại càng phức tạp thêm vì một môi trường chủ nghĩa
dân tộc – quốc gia , không chỉ ở Trung Quốc mà còn ở Nhật Bổn , Phi Luật Tân và
Việt Nam. Hãy xem cái gì đã xảy ra tháng chín 2012, khi cảm xúc
chống Trung Quốc ở Nhật đã làm áp lực Tokyo mua đảo dây chuyền, cả hai nước đều
cho là của mình ( Trung Quốc gọi là các đảo Điếu Ngư- Điao yu và Nhật gọi là các đảo Lưu Kiều ? – Senkaku
).
Sau khi thống đốc Tokyo là Shintaro Ishihara , một nhà họat động ra mặt chống
Trung Quốc, tỏ vẽ muốn mua các đảo này , một việc chắc chắn sẽ gây hấn với Bắc
Bình, Chánh phủ Nhật mua ngay chúng, thay vì chận đứng cuộc mua bán. Tương tự
Trường Sa, những đảo này không có gì mấy về chiến lược và trị giá kinh tể cả. Tuy
vậy , chuyễn động Nhật này thách thức Trung Quốc về chủ quyền các đảo và gây ra
biểu tình chống Nhật khắp Trung Quốc, làm ra những phá họai ngu xuẩn doanh
nghiệp Nhật và tài sản chánh phủ. Phản đối kịch liệt tinh thần dân tộc – quốc
gia này đưa Bắc Bình tới leo thang căng thẳng với Nhật. Ít nhất là 14 tàu tuần
dương Trung Quốc kéo theo hàng trăm tàu đánh cá tới các đảo, sau khi chúng tiến
vào các biển lảnh hải tranh chấp.
Trong lúc đó, Trung Quốc thách thức quyền lợi Hoa Kỳ ngòai Á Châu, vứt bỏ
hợp tác hai nước đã cố gìn giữ nhiều năm qua, dẫn tới chánh sách đóng chốt,
ngõng trục. Từ 2006 đến 2010, Trung Quốc bỏ phiếu năm lần các nghị quyết hội
đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc trừng phạt Ba Tư –
Iran và
năm 2012, Bắc Bình đe dọa phủ quyết trừng phạt Iran xuất khẩu dầu lữa. Sau
khi Hoa Kỳ , các nước Âu Châu và Nhật Bổn độc lập thỏa thuận trừng phạt Iran
xuất khẩu dầu lữa tháng giêng 2012, Bắc Bình đạt thỏa hiệp với Tehran mua dầu
lữa Iran. Hơn nữa, Bắc Bình đã chận đứng các cố gắng Hoa Thịnh Đốn làm ngưng
đổ máu ở Syria- Xi Ri, cản trở sáng
kiến Hoa Kỳ ở Liên Hiệp Quốc và ủng hộ Mạc Tư
Khoa –Moscow hổ trợ lảnh đạo Syria.
Họat động Hoa Kỳ tăng gia ở ngọai vi Trung Quốc khiến cho Trung Quốc kết
luận rằng Hoa kỳ đã rời bỏ chiến lược tham dự-
strategic engagement , nền tảng chánh sách Hoa Kỳ đối với Trung Quốc kể từ
chấm dứt Chiến tranh Lạnh. Ngược lại các chánh quyền tiền nhiệm, chánh quyền
Obama đã gạt bỏ các quyền lợi an ninh hợp pháp của Trung Quốc ở các vùng biên
cương, gồm luôn cả những vùng không khẩn thiết cho an ninh Hoa Kỳ. Bằng cách đe
dọa và thách thức các tuyên bố chủ quyền Trung Quốc trên các lảnh thổ tượng
trưng, Hoa Thịnh Đốn đã khuyến khích các nhà lảnh đạo Trung Quốc tin tưởng là
chỉ có cách chấp nhận những chánh sách thù địch là nâng cao được khả năng Trung
Quốc bảo đảm an ninh cho mình. Chính vậy nên mới thành một khôi hài lớn của
chánh sách đóng chốt: một chiến lược làm ra để chận đứng một Trung Quốc đang
vươn dậy, đã làm phát lữa tính hiếu chiến Trung Quốc và làm tai hại đến lòng
tin vậy Tàu vào hợp tác.
Đóng chốt đã làm thiệt hại quyền lợi an ninh Hoa Kỳ rồi đó và phí tổn chỉ
có thể tăng gia. Nếu Hoa Thịnh Đốn tiếp tục đường lối hiện hửu này, kháng cự
Tàu đến các chánh sách Hoa Kỳ tất nhiên phải gia tăng, ngăn cản hợp tác song
phương những vấn đề cực trọng, từ thương mãi đến ổn định kinh tế tòan cầu.
Nổ bùng chiến cuộc trong vùng có thể xảy ra thật sự, khi Trung Quốc cố đẩy lui hiện
diện Hoa Kỳ gia tăng ở biên giới mình và các mối căng thẳng chủ nghĩa dân tộc giữa
Trung Quốc và các nước chung sức cho an ninh Hoa Kỳ trên những đảo tranh chấp
không có nghĩa gì cho Hoa Kỳ cả thảy.( nhưng lại quan trọng cho các quốc gia
nhỏ liên can như Phi Luật Tân và Việt Nam…) .
Ross kết luận : Hoa Kỳ có thể
trả lời ngọai giao cứng rắn của Trung Quốc với những chánh sách vừa giữ vững
trật tự cho vùng, vừa tối thiểu cơ hội xung đột Hoa Kỳ – Trung Quốc. Trong
những năm tới, Hoa Thịnh Đốn phải tạo dựng lại hình dáng chánh sách Á Châu hầu
phục hồi nhất trí các chánh quyền trước: là tăng gia hiện diện Hoa Kỳ ở lục địa
Đông Á không khẩn thiết gì cả cho an ninh Hoa Kỳ và Hoa Kỳ phải tránh vướng rối
vào các tuyên bố chủ quyền phức tạp trong vùng. Vì lý do Hải Quân Hoa Kỳ vẫn
sẽ ngự trị trên các biển Á Châu, Hoa kỳ có thể làm an tâm các đồng minh về ý
chí cương quyết chống lại Trung Quốc làm mất cân bằng , trong khi bình thản rút
khỏi các tranh chấp biển và giảm bớt sự hiện diện của mình ở các biên cương
Trung Quốc. Khi Trung Quốc vươn dậy, một chánh sách kiềm chế, hơn là gây hoang
mang, sẽ phụng sự an ninh quốc gia Hoa Kỳ tốt đẹp hơn .
( Irvine, Nam Ca Li – Hoa Kỳ, ngày 17 tháng 11 năm 2012 )
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment