Báo Trung Cộng Nứt Bể
(01/21/2013)
Tác
giả : Vi
Anh
Tuần
báo Phương Nam Chu Mạt tại tỉnh Quảng Đông đã liều mình xé rào chống lại chế độ
kiểm duyệt của Đảng Nhà Nước Trung Cộng. Hiện tượng đầu tiên và hiếm hoi này
cho thấy đây là bọt biển dấu chỉ của làn sóng ngầm làm báo chí của Đảng, vì
Đảng, do Đảng CS của Trung Quốc không nứt rạng thì cũng nứt bể.
Tổng hợp các nguồn tin độc lập của các thông tấn quốc tế cho thấy tuần báo Phương Nam bước đầu đã thắng lợi sau hai ngày lãng công, đình bản phản đối một cán bộ tuyên huấn của tỉnh ủy Quảng Đông rút một bài bình luận của tờ báo cổ võ cho tư tưởng pháp trị dựa vào hiến pháp, tựa đề «giấc mơ nhà nước pháp quyền » bằng một bài ca tụng Đảng CS cũ rích, chán phèo trong số báo đầu năm 2013. Thoả thuận không thấy công bố nhưng hiện tại người ta thấy ban biên tập đi làm lại, báo ra lại.
Không biết nội dung thoả thuận mật hay kín ra sao, nhưng trên hình thức, rõ rệt Đảng CS Trung Quốc đã lùi một bước để lắng dịu tình hình trong thời gian chuyển quyền là thời gian “quần chúng nhân dân” hy vọng và vận động cho thay đổi. TC cố gắng khu trú hoá hiện tượng hiếm hoi này không cho nó lan toả ra thành phong trào. Nhường một chút để được cái lớn hơn. Vì theo truyến thông quốc tế cho biết người dân Trung Quốc, nhưt là thành phần ưu tú, trí thức, nghệ sĩ và công dân TQ trên mạng đã cực lực ủng bộ báo Phương Nam, đang thành phong trào chống kiểm duyệt báo chí. Dân chúng, những nhà trí thức, những người dân chánh trực biểu tình bên ngoài hoan hô tờ báo và đòi cất chức cán bộ đảng viên tuyên huấn đã rút bài của báo và thay bài của đảng vào. Có tin công an cảnh sát địa phương, cánh tay của Đảng vẫn không trấn áp, chỉ can thiệp ra giữ an ninh khi một số người binh Đảng xuất hiện chống biểu tình. Một số báo và nhiều bloggers và báo điện tử, nhiều nhà trí thức khắp nước nhiệt liệt ủng hộ hành động dũng cảm của báo Phương Nam. Báo chí, thông tấn xã Tây Âu, Bắc Mỹ thông tin nghị luận rất nhiều. Nhứt định trung ương Đảng Nhà Nước ở Bắc Kinh đuợc báo cáo tường tận.
Bí Thư Tỉnh Ủy Quảng Đông đã đích thân kín đáo dàn xếp. Người cán bộ của Ban Tuyên Huấn của Đảng đã rút bài của báo thay bài của Đảng vào bị ngưng chức. Dù không thấy nội dung của cuộc dàn xếp, nhưng sau hai ngày lãng công của ban biên tập, biểu tình của dân chúng, những nhà báo của Phương Nam đi làm lại và báo Phương Nam ra lại.
Đảng CS đã thành công trong việc làm lắng dịu tình hình và khu trú hoá vụ việc không cho nó lan toả thành phong trào ra nhiều nơi. TC đã làm mờ đi hy vọng đổi thay của dân chúng và báo chí một cách êm đềm mà không làm mất mặt Ông Tập Cận Bình khi lên cầm quyền cách đây chưa đầy hai tháng đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc tôn trọng Hiến pháp, trên hình thức và danh nghĩa có qui định bảo đảm các quyền tự do ngôn luận và tự do xuất bản.
Xử chìm xuồng, làm im tại chỗ vụ đình công, lãng công của nhà báo và biểu tình của dân chúng chống kiểm duyệt như vậy là giúp cho ông Tập Cận Bình không giữ lới hứa mà không mang tiếng nói mà không làm, tiếng xấu đồn xa và đồn mau.
Ngoài một vài nhượng bộ nhỏ trước mắt không kỷ luật ban biên tập, không cần trấn áp cuộc biểu tình, Đảng CS được một cái lớn hơn là tiếp tục giữ vững đường lối của Đảng CS, là chận đứng phong trào phản kháng, và liên tục kiểm duyệt báo chí, sữ dụng báo chí làm phương tiện tuyên truyền cho Đảng.
Nhưng dưới cái nhìn của dân chúng phản ảnh trên truyền thông ngoài luồn trên mạng, việc xé rào của các nhà báo Phương Nam dù sao cũng là một hiện tượng tốt. Dù không tin Đảng Nhà Nước đổi mới báo chí; dù đây có thể là chiến thuật của CS, Đảng lùi một bước để tiến hai ba bước. Nhưng đây là một sự kiện, một sự thật, một thời sự hiếm hoi, cả ban biên tập, nguyên một tờ báo lớn ở Miền Nam Trung Quốc chống chế độ kiểm duyệt của Đảng CS. Mà Đảng CS không làm được gì. Dân chúng yên tâm, hết sợ và tin người ta làm được mình làm được trong việc giành lại tự do, dân chủ, nhân quyền cho mình mà CS đã tước đoạt.
Tuần báo Phương Nam Phương Chu Mạt, dù là một tờ báo toà soạn ở thủ phủ Quảng Châu, của tỉnh Quảng Đông, ở Miền Nam Trung Hoa. Nhưng đó là là một tờ báo lớn, độc giả rất đông và có uy tín khắp nước, nhiều nhà trí thức khắp nước ủng hộ. Như tờ Tuổi Trẻ của Đảng bộ và Thành Đoàn báo quán ở Saigon mà phát hành khắp nước.
Trong bầu không khí ngột ngạt, nóng bức, căng thẳng của chế độ kiểm duyệt của Đảng CS, Đảng CS làm chủ, làm cha báo chí gần nửa thế kỷ ở Trung Quốc, báo Phương Nam xé rào một có tính toán -- quả thật là một điều hiếm có, một hiện tượng lớn và đầu tiên.
Trên phương diện thời cơ, khá thuận lợi. Đây là lúc Đảng CS chuyển giao quyền hành giữa hai thế hệ. Người bàn giao lẫn nhận giao ai cũng muốn ổn định, tức không có một biến cố gì lớn xảy ra, không muốn chọc giận dân chúng.
Còn báo chí và dân chúng thì hy vọng đây là cơ hội có thể chuyển biến chính trị. Trong chánh trị mình không làm thì người khác sẽ làm nhưng làm ngược lại và hại quyền lợi của mình. Nên báo chí TQ không chờ Ô Tập Cận Bình ban ơn bố đức vì chánh trị không bao giờ xin mà được, chờ mà có, phải đấu tranh mới đựợc. Báo chí hành động trước, đưa Ô. Tập cận Bình vào thế phải nhượng bộ để có bầu không khí yên lặng khi chuyển quyền. Tâm lý chánh trị cho thấy thời điểm chưa nhận bàn giao nhà nước, chưa nắm được guống máy cai trị dân, các nhà chánh trị thường tỏ ra thân dân. Để tránh cho sự việc khỏi bị bùng nổ lớn, nhà cầm quyền thả lỏng tạm thời để thắt chặt lại sau.
Trên phương tinh thần tranh đấu cá nhân, phải nói đây là một hành động rất dũng cảm của những nhà báo, cả ban biên tập, ban quản tri và phát hành của toàn bộ tờ báo Phương Nam. Anh chị em báo chí nói chung dám lấy chén cơm manh áo của gia đình mình, tương lai nghề nghiệp của mình ra làm vật thí nghiệm. Vì người làm báo trong chế độ CS là cán bộ, đảng viên, công nhân viên ăn lương của nhà nước và tờ báo là của đảng, vì đảng, do đảng.
Trên phương diện truyền thông đại chúng, cũng phải nói những nhà báo này rất tin tưởng độc giả và “quần chúng nhân dân” là đối tượng báo chí phục vụ. Tin nơi nhận định chánh trực của độc giả và lương tri của “quần chúng nhân dân” sẽ ủng hộ mình và mong muốn có tự do báo chí, tự do ngôn luận.
Trên phương diện tình hình thời đại, tiến bộ khoa học kỹ thuật của thời đại Tin Học, kỹ thuật số đang biến Trái Đất thành xóm nhà và các nước những láng giềng, báo chí không thể để bị nhốt trong nhà tù lớn là chế độ CS được nữa. Lương tâm Con Người mang danh là người, lương tâm chức nghiệp của người làm báo không cho phép nhà báo được dân chúng coi là người nắm đệ tứ quyền trong cao trào dân chủ bị CS hủ hoá thành kẻ “an phận thủ thường,” Đảng đặt đâu ngồi đó, Đảng bảo sao làm vậy, Đảng bảo nói gì thí nói nấy nữa.
Đã đến lúc báo chỉ trong chế dộ CS phải vùng lên, nổi dậy, bung ra. Kinh tế đã chuyển sang kinh tế thị trường. Dân dễ thở hơn. Lịnh của Đảng dần mất hiệu lực cưỡng hành, cán bộ, đảng viên ở địa phương vì quyền lợi riêng biến lịnh thành “lạc”. “Quần chúng nhân dân” nếu không làm ngơ lịnh đảng được thì mua chuộc làm ngược lại.
Báo Le Figaro của Pháp nhận định «Làn gió tự do báo chí thổi từ phía Nam đến Bắc Kinh không hề bị suy yếu». Nó phát huy và lan rộng như làn sóng “chuyển hệ tư duy” CS sang kinh tế thị trường. Như ở Việt Nam, các nhà theo dõi thới cuộc nhận thấy “tư duy” đó biến thành thái độ và hành động xuất phát từ Miền Nam Việt Nam – đúng ra là từ Đồng Bằng Sông Cửu Long, Miền Tây Nam Việt lan rộng ra Hà nội, khiến mấy đời Thủ Tướng đều là người Nam từ miển Nam “Bắc tiến” ra nắm guồng máy của chế độ ở Hà nội. Liệu làn gió tự do báo chí xuất phát từ Quảng Đông ở Miển Nam Trung Quốc có lan ra Miền Bắc, Bắc Kinh – làm bể nền báo chí của TC hay không?
Tổng hợp các nguồn tin độc lập của các thông tấn quốc tế cho thấy tuần báo Phương Nam bước đầu đã thắng lợi sau hai ngày lãng công, đình bản phản đối một cán bộ tuyên huấn của tỉnh ủy Quảng Đông rút một bài bình luận của tờ báo cổ võ cho tư tưởng pháp trị dựa vào hiến pháp, tựa đề «giấc mơ nhà nước pháp quyền » bằng một bài ca tụng Đảng CS cũ rích, chán phèo trong số báo đầu năm 2013. Thoả thuận không thấy công bố nhưng hiện tại người ta thấy ban biên tập đi làm lại, báo ra lại.
Không biết nội dung thoả thuận mật hay kín ra sao, nhưng trên hình thức, rõ rệt Đảng CS Trung Quốc đã lùi một bước để lắng dịu tình hình trong thời gian chuyển quyền là thời gian “quần chúng nhân dân” hy vọng và vận động cho thay đổi. TC cố gắng khu trú hoá hiện tượng hiếm hoi này không cho nó lan toả ra thành phong trào. Nhường một chút để được cái lớn hơn. Vì theo truyến thông quốc tế cho biết người dân Trung Quốc, nhưt là thành phần ưu tú, trí thức, nghệ sĩ và công dân TQ trên mạng đã cực lực ủng bộ báo Phương Nam, đang thành phong trào chống kiểm duyệt báo chí. Dân chúng, những nhà trí thức, những người dân chánh trực biểu tình bên ngoài hoan hô tờ báo và đòi cất chức cán bộ đảng viên tuyên huấn đã rút bài của báo và thay bài của đảng vào. Có tin công an cảnh sát địa phương, cánh tay của Đảng vẫn không trấn áp, chỉ can thiệp ra giữ an ninh khi một số người binh Đảng xuất hiện chống biểu tình. Một số báo và nhiều bloggers và báo điện tử, nhiều nhà trí thức khắp nước nhiệt liệt ủng hộ hành động dũng cảm của báo Phương Nam. Báo chí, thông tấn xã Tây Âu, Bắc Mỹ thông tin nghị luận rất nhiều. Nhứt định trung ương Đảng Nhà Nước ở Bắc Kinh đuợc báo cáo tường tận.
Bí Thư Tỉnh Ủy Quảng Đông đã đích thân kín đáo dàn xếp. Người cán bộ của Ban Tuyên Huấn của Đảng đã rút bài của báo thay bài của Đảng vào bị ngưng chức. Dù không thấy nội dung của cuộc dàn xếp, nhưng sau hai ngày lãng công của ban biên tập, biểu tình của dân chúng, những nhà báo của Phương Nam đi làm lại và báo Phương Nam ra lại.
Đảng CS đã thành công trong việc làm lắng dịu tình hình và khu trú hoá vụ việc không cho nó lan toả thành phong trào ra nhiều nơi. TC đã làm mờ đi hy vọng đổi thay của dân chúng và báo chí một cách êm đềm mà không làm mất mặt Ông Tập Cận Bình khi lên cầm quyền cách đây chưa đầy hai tháng đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc tôn trọng Hiến pháp, trên hình thức và danh nghĩa có qui định bảo đảm các quyền tự do ngôn luận và tự do xuất bản.
Xử chìm xuồng, làm im tại chỗ vụ đình công, lãng công của nhà báo và biểu tình của dân chúng chống kiểm duyệt như vậy là giúp cho ông Tập Cận Bình không giữ lới hứa mà không mang tiếng nói mà không làm, tiếng xấu đồn xa và đồn mau.
Ngoài một vài nhượng bộ nhỏ trước mắt không kỷ luật ban biên tập, không cần trấn áp cuộc biểu tình, Đảng CS được một cái lớn hơn là tiếp tục giữ vững đường lối của Đảng CS, là chận đứng phong trào phản kháng, và liên tục kiểm duyệt báo chí, sữ dụng báo chí làm phương tiện tuyên truyền cho Đảng.
Nhưng dưới cái nhìn của dân chúng phản ảnh trên truyền thông ngoài luồn trên mạng, việc xé rào của các nhà báo Phương Nam dù sao cũng là một hiện tượng tốt. Dù không tin Đảng Nhà Nước đổi mới báo chí; dù đây có thể là chiến thuật của CS, Đảng lùi một bước để tiến hai ba bước. Nhưng đây là một sự kiện, một sự thật, một thời sự hiếm hoi, cả ban biên tập, nguyên một tờ báo lớn ở Miền Nam Trung Quốc chống chế độ kiểm duyệt của Đảng CS. Mà Đảng CS không làm được gì. Dân chúng yên tâm, hết sợ và tin người ta làm được mình làm được trong việc giành lại tự do, dân chủ, nhân quyền cho mình mà CS đã tước đoạt.
Tuần báo Phương Nam Phương Chu Mạt, dù là một tờ báo toà soạn ở thủ phủ Quảng Châu, của tỉnh Quảng Đông, ở Miền Nam Trung Hoa. Nhưng đó là là một tờ báo lớn, độc giả rất đông và có uy tín khắp nước, nhiều nhà trí thức khắp nước ủng hộ. Như tờ Tuổi Trẻ của Đảng bộ và Thành Đoàn báo quán ở Saigon mà phát hành khắp nước.
Trong bầu không khí ngột ngạt, nóng bức, căng thẳng của chế độ kiểm duyệt của Đảng CS, Đảng CS làm chủ, làm cha báo chí gần nửa thế kỷ ở Trung Quốc, báo Phương Nam xé rào một có tính toán -- quả thật là một điều hiếm có, một hiện tượng lớn và đầu tiên.
Trên phương diện thời cơ, khá thuận lợi. Đây là lúc Đảng CS chuyển giao quyền hành giữa hai thế hệ. Người bàn giao lẫn nhận giao ai cũng muốn ổn định, tức không có một biến cố gì lớn xảy ra, không muốn chọc giận dân chúng.
Còn báo chí và dân chúng thì hy vọng đây là cơ hội có thể chuyển biến chính trị. Trong chánh trị mình không làm thì người khác sẽ làm nhưng làm ngược lại và hại quyền lợi của mình. Nên báo chí TQ không chờ Ô Tập Cận Bình ban ơn bố đức vì chánh trị không bao giờ xin mà được, chờ mà có, phải đấu tranh mới đựợc. Báo chí hành động trước, đưa Ô. Tập cận Bình vào thế phải nhượng bộ để có bầu không khí yên lặng khi chuyển quyền. Tâm lý chánh trị cho thấy thời điểm chưa nhận bàn giao nhà nước, chưa nắm được guống máy cai trị dân, các nhà chánh trị thường tỏ ra thân dân. Để tránh cho sự việc khỏi bị bùng nổ lớn, nhà cầm quyền thả lỏng tạm thời để thắt chặt lại sau.
Trên phương tinh thần tranh đấu cá nhân, phải nói đây là một hành động rất dũng cảm của những nhà báo, cả ban biên tập, ban quản tri và phát hành của toàn bộ tờ báo Phương Nam. Anh chị em báo chí nói chung dám lấy chén cơm manh áo của gia đình mình, tương lai nghề nghiệp của mình ra làm vật thí nghiệm. Vì người làm báo trong chế độ CS là cán bộ, đảng viên, công nhân viên ăn lương của nhà nước và tờ báo là của đảng, vì đảng, do đảng.
Trên phương diện truyền thông đại chúng, cũng phải nói những nhà báo này rất tin tưởng độc giả và “quần chúng nhân dân” là đối tượng báo chí phục vụ. Tin nơi nhận định chánh trực của độc giả và lương tri của “quần chúng nhân dân” sẽ ủng hộ mình và mong muốn có tự do báo chí, tự do ngôn luận.
Trên phương diện tình hình thời đại, tiến bộ khoa học kỹ thuật của thời đại Tin Học, kỹ thuật số đang biến Trái Đất thành xóm nhà và các nước những láng giềng, báo chí không thể để bị nhốt trong nhà tù lớn là chế độ CS được nữa. Lương tâm Con Người mang danh là người, lương tâm chức nghiệp của người làm báo không cho phép nhà báo được dân chúng coi là người nắm đệ tứ quyền trong cao trào dân chủ bị CS hủ hoá thành kẻ “an phận thủ thường,” Đảng đặt đâu ngồi đó, Đảng bảo sao làm vậy, Đảng bảo nói gì thí nói nấy nữa.
Đã đến lúc báo chỉ trong chế dộ CS phải vùng lên, nổi dậy, bung ra. Kinh tế đã chuyển sang kinh tế thị trường. Dân dễ thở hơn. Lịnh của Đảng dần mất hiệu lực cưỡng hành, cán bộ, đảng viên ở địa phương vì quyền lợi riêng biến lịnh thành “lạc”. “Quần chúng nhân dân” nếu không làm ngơ lịnh đảng được thì mua chuộc làm ngược lại.
Báo Le Figaro của Pháp nhận định «Làn gió tự do báo chí thổi từ phía Nam đến Bắc Kinh không hề bị suy yếu». Nó phát huy và lan rộng như làn sóng “chuyển hệ tư duy” CS sang kinh tế thị trường. Như ở Việt Nam, các nhà theo dõi thới cuộc nhận thấy “tư duy” đó biến thành thái độ và hành động xuất phát từ Miền Nam Việt Nam – đúng ra là từ Đồng Bằng Sông Cửu Long, Miền Tây Nam Việt lan rộng ra Hà nội, khiến mấy đời Thủ Tướng đều là người Nam từ miển Nam “Bắc tiến” ra nắm guồng máy của chế độ ở Hà nội. Liệu làn gió tự do báo chí xuất phát từ Quảng Đông ở Miển Nam Trung Quốc có lan ra Miền Bắc, Bắc Kinh – làm bể nền báo chí của TC hay không?
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment