LỰC LƯỢNG PHÒNG VỆ
NHẬT BẢN
(Japan Ground Self-Defense
Force):
Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản được
tổ chức thành 5 Quân khu Phòng vệ Quốc gia:
Bản đồ phân chia quân khu của
Nhật Bản
- Quân khu miền Bắc (Northern Army), BTL đặt tại
Sapporo, Hokkaido
- Quân khu miền Đông Bắc (North Eastern Army) BTL đặt
tại Sendai, Miyagi
- Quân khu miền Đông (Eastern Army) BTL đặt tại
Nerima, Tokyo
- Quân khu miền Trung (Central Army) BTL đặt tại
Itami, Hyogo
- Quần khu miền Tây (Western Army) BTL đặt tại
Kumamoto, Kumamoto
Gồm có 156.000 binh sĩ chiến đấu
tinh nhuệ, chia làm 8 sư đoàn bộ binh tác chiến, 1 sư đoàn thủy quân lục
chiến, 1 lữ đoàn nhảy dù, 1 lữ đoàn trực thăng vận, một số lữ đoàn độc lập
và khoảng 15.000 quân trong các ngành yểm trợ như: truyền tin, công binh,
khí tài điện tử, quân nhu, quân y, tiếp vận, v.v… Mỗi sư đoàn trung bình có
7.000 đến 9.000 quân, mỗi lữ đoàn có từ 3.000 đến 4.000 quân.
Vũ khí cá nhân cho bộ binh có các loại Howa Type 89 có trên 110.500 khẩu,
Howa Type 64 có 230.000 khẩu, súng máy Sumitomo MINIMI có khoảng 4.250
khẩu, tất cả đều sử dụng đạn 5.56 mm. Đại liên Sumitomo M2 cở 12.7 mm và
nhiều các loại súng khác.
Súng trường Howa Type 89
Lực lượng Tank:
Tank Type-10
Tank Type-90
Gồm các loại: Hạng nhẹ hiện đại như: Type-74 (561 chiếc) trang bị pháo 105
mm nòng xoắn, 1 đại liên 7.62 mm, nặng 38 tấn; Type-90 (341 chiếc) trang bị
pháo 120 mm, nặng 50 tấn, 1 phòng không 12.7 mm; Type-10 (26 chiếc) tối tân
nhất, Nhật Bản có kế hoạch thay toàn bộ lực lượng Tank bằng loại Type-10,
là loại Tank hàng đầu thế giới tương tự như T-90 của Nga, M1A1/A2 của Mỹ hay
Leopard-2A của Đức. Trang bị pháo 120 mm và một súng phòng không 12.7 mm,
nặng 50 tấn. Hệ thống điều khiển hỏa lực tối tân, máy tính đường đạn kỷ
thuật số, máy đo Laser, hệ thống chỉ thị mục tiêu và quan sát ảnh nhiệt tự
động cho pháo thủ và chỉ huy, hệ thống nạp đạn tự động, tổ lái giảm xuống
còn 3 người. Do Mitsubishi Heavy Industries chế tạo.
Thiết giáp:
Xe chiến đấu bộ binh Type-89
Thiết giáp đổ bộ của TQLC
Type-96
Thiết giáp chiến đấu bộ binh
Type 89 có khoảng 70 chiếc. Type 82 và Type 87 có 350 chiếc. Các loại thiết
giáp chở quân lội nước Type 73 và Type 96 có khoảng 700 chiếc. Đông đảo
nhất là loại xe chiến đấu hạng nhẹ Komatsu có hơn 2.000 chiếc. Tất cả đều
là thiết giáp hiện đại.
Pháo binh:
Pháo tự hành 203 mm Type-M110
Pháo tự hành 155 mm Type-99
Pháo tự hành 155 mm FH-70, điều khiển tự động, tầm bắn 30 km, có 480 khẩu.
Pháo tự hành 155 mm Type 75 có 140 khẩu. Type 99 có 99 khẩu, tầm bắn 24 km,
nặng 40 tấn, vừa xuất xưởng đầu năm 2012. Pháo tự hành 203 mm M110 số lượng
không rỏ, nặng 38 tấn, tầm bắn 25 km.
Có nhiều súng cối 81 mm, 107 mm, 120 mm, đại bác không giật 106 mm gắn trên
xe thiết giáp.
Hỏa tiển phóng loạt:
Hệ thống pháo phản lực M270 MLRS
M270 MLRS, dàn phóng 12 hỏa tiển đặt trên xe thiết giáp, tầm bắn 42 km, có
khoảng 100 xe.
Pháo phòng không:
Pháo phòng không Oerlikon 35 mm
Type-87
Pháo phòng không tự hành Oerlikon 35 mm nòng kép Type 87, tốc độ bắn cực
nhanh, điều khiển hỏa lực tự động bằng Radar, đặt trên xe thiết giáp nặng
44 tấn. Do Mitsubishi Heavy Industries vừa xuất xưởng 52 chiếc hồi đầu năm
2012. Pháo phòng không tự hành M51 cở 75 mm và M42 cở 40 mm, số lượng không
rỏ.
Hỏa tiển phòng thủ bờ biển:
Hỏa tiển phòng thủ bờ biển
Type-88
Hỏa tiển Type 88, đặt trên xe với dàn 6 ống phóng hỏa tiển có đầu đạn 270
kg, tầm bắn 200 km.
Hỏa tiển phòng không:
Hỏa tiển phòng không MIM-14 Nike
Hercules
Hỏa tiển phòng không tầm ngắn
Type 93 dàn phóng với 8 tên lửa đặt trên xe bánh lốp do Toshiba Heavy
Industries chế tạo. Hỏa tiển Nike-J là loại hỏa tiển Patriot PAC-2 của Hoa
Kỳ do Nhật Bản sản xuất. MIM-3 Nike Ajax và MIM-14 Nike Hercules rất hiện
đại. MIM-14 Nike có đầu đạn 270 kg, tốc độ siêu thanh Mach 3.65, tầm cao 46
km, tầm xa 140 km. Ngoài ra Nhật Bản sở hữu nhiều hỏa tiển do Hoa Kỳ cung
cấp kể cả loại Tomahowk cũng như hệ thống đánh chặn hỏa tiển Aegis tân tiến
nhất. Theo số liệu được công bố của Hiệp hội Kỷ sư thông tin và truyền
thông điện tử Nhật Bản (IEICE) Radar MIMO có tên đầy đủ Null Steerring
Bistatic MIMO Radar, có khả năng chống nhiễu cực mạnh và độ phân giải rất
cao có thể phát hiện tất cả phi cơ tàng hình hiện đại nhất thế hệ thứ 5 của
Trung Quốc như loại tiêm kích J-20 hoặc Su T-50 của Nga.
KHÔNG LỰC PHÒNG VỆ NHẬT BẢN (Japan Air Selft-Defence Force)
Không lực Phòng vệ được chia làm 4 vùng:
- Northern Air Defence Force, đặt căn cứ tại Misawa,
Aomori.
- Central Air Defence Force, đặt căn cứ tại Iruma,
Saitama.
- Western Air Defence Force, đặt căn cứ tại Kasuga,
Fukuoka.
- SouthWestern Composite Air Division, đặt căn cứ tại
Naha, Okinawa.
Gồm có 45,000 quân, với 805 phi
cơ đều được sản xuất tại Nhật theo hợp đồng chuyển giao công nghệ của Hoa Kỳ:
Máy bay tiêm kích Mitsubishi F-2A (62 chiếc) đạt tốc độ Mach-2 (là loại
F-16 của Hoa Kỳ), chiến đấu cơ F-4EJ Phantom II (91 chiếc), F-15J (165
chiếc) là loại F-15E của Hoa Kỳ. Máy bay cảnh báo sớm E-767 (4 chiếc), E-2C
Hawkeye (13 chiếc).
Máy bay tiêm kích Mitsubishi
F-2A
Trực thăng gồm các loại
Mitsubishi UH-60J (45 chiếc), CH-47J là loại Chinook của Hoa Kỳ (15 chiếc),
KV-107. Trực thăng tấn công Cobra AH-1 (90 chiếc), AH-64 DJP Apache (11
chiếc). Một số trực thăng trinh sát và tấn công hạng nhẹ do Nhật Bản tự chế
tạo Kawasaki OH-1 (38 chiếc). Trực thăng thám sát OH-6D (193 chiếc). Trực
thăng vận tải UH-1H (130 chiếc). Máy bay huấn luyện có 70 chiếc các loại:
F-15 DJ, T-7, T-400 và T-4. Máy bay vận tải có: Kawasaki C-1A, KC-767J và
Hercules C-130H.
Trực thăng trinh sát và tấn công
Kawasaki OH-1
Nhật Bản mua của Hoa Kỳ 42 chiến
đấu cơ F-35 Lightning II A/B. Loại F-35B cất và hạ cánh thẳng đứng có thể
trang bị cho 4 tàu đổ bộ trực thăng cải tiến từ các tuần dương hạm. Máy bay
Kawasaki C-2 có khoảng 50 chiếc là loại tấn công mặt đất và ném bom chiến
thuật.
Máy bay tiêm kích tàng hình
ATD-X
Nhật Bản hoàn tất việc thử
nghiệm và đưa vào sản xuất máy bay tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 4.5
Mitsubishi ATD-X, và loại tiêm kích tàng hình F-X tương đương F-35 của Hoa
Kỳ. Nhật Bản dự trù sẽ bắt đầu thay dần các máy bay củ lổi thời bằng các
loại mới ATD-X và F-X cho Không lực Phòng vệ kể từ năm nay 2012. Với các
máy bay hiện đại này khả năng của Không Lực Phòng Vệ Nhật Bản tăng lên đáng
kể.
Các chuyên gia công nghiệp quốc phòng Nhật Bản dự đoán họ có thể hoàn thành
trái bom nguyên tử chỉ trong vòng một năm nếu chính phủ cho phép.
HẢI LỰC PHÒNG VỆ NHẬT BẢN (Japanese Maritime Self-Defence Force)
Trước sự bành trướng của Hải
quân TQ đe dọa nền an ninh Nhật Bản nên nước này chuyển hướng chiến lược từ
“phòng thủ” sang thế “phản ứng răn đe”. Nhật Bản có nền kỷ nghệ đóng tàu
đứng hàng thứ nhất trên thế giới, chiếm 50% hợp đồng hàng năm. Các công
nghệ điện tử, vũ khí cũng là một trong những nước đứng hàng đầu thế giới
nên việc phát triển Hải Lực Phòng Vệ Nhật Bản (JMSDF) dễ dàng, nhanh chóng.
Hải quân Nhật vừa thiết lập căn cứ tại đảo Tinian thuộc lãnh thổ của Hoa Kỳ
ở Tây Thái Bình Dương, Nhật cũng có thỏa hiệp với Philippines để tàu chiến
nước này có thể quá cảnh tại đây, điều này cho thấy hải quân Nhật vươn rộng
tầm hoạt động ra Thái Bình Dương.
JMSDF có 43.000 quân, chia làm 5 vùng hải quân (Regional District)
.
Khu trục hạm:
Khu trục hạm Kongo
Gồm 44 khu trục hạm và khu trục
hạm hỏa tiển, hiện đại nhất là loại Kongo và Kirishima, 10 hộ tống hạm hỏa
tiển. Khu trục hạm Kongo trọng tải 7.250-9.485 tấn (lớn hơn nguyên bản khu
trục hạm Arleigh Burke của Hoa Kỳ).Trang bị 1 hải pháo đa năng 127 mm, 2 pháo
cao tốc Vulcan-Phalanx 6 nòng, 8 hỏa tiển chống hạm RGM-84 Harpoon, 90 hỏa
tiển phòng không SM-2 hoặc SM-3 Block 1A, hỏa tiển chống ngầm ASROC, 2 dàn
phóng ngư lôi 325 mm và có sân đáp cho 2 trực thăng chống ngầm. Chiến hạm
của Nhật Bản đều còn mới chưa tới 10 tuổi, những chiếc gần đây được trang
bị hệ thống chống hỏa tiển Aegis và sử dụng Radar AN/SPY-1 chung hệ thống
với hải quân Hoa Kỳ. Trong một cuộc tập trận mới đây Khu trục hạm Kongo và
Kirishima phối hợp đánh chặn thành công mục tiêu giả định là hỏa tiển đạn
đạo trên bầu khí quyển.
Tàu ngầm:
Tàu ngầm Oyashio
Tàu ngầm loại Oyashio có 22
chiếc. Là loại tàu ngầm hiện đại có lượng giản nước 1750 -3.000 tấn, tốc độ
26 hải lý/giờ, hoạt động 90 ngày đêm. Trang bị 6 ống phóng ngư lôi 533 mm,
hỏa tiển chống hạm Harpoon.
Tàu đổ bộ:
Tàu đổ bộ trực thăng Oosumi
4 Tuần dương hạm được cải tiến
thành tàu đổ bộ trực thăng, là hàng không mẫu hạm loại nhỏ ngoài chuyên
dùng cho trực thăng còn có thể sử dụng cho máy bay tiêm kích hiện đại F-35B
như các chiếc Oosumi là niềm tự hào của hải quân Nhật. Tàu đổ bộ Oosumi
trọng tải 13.000 tấn, mang theo 2 trực thăng CH-47J, 3 tàu đổ bộ đệm khí,
10 xe tank Type-90 và 330 thủy quân lục chiến trang bị đầy đủ. Tương tự như
Hàng không mẫu hạm cở nhỏ ISE DDH-183, trọng tải 14.000 tấn, dành cho các
chiến đấu cơ F-35B có khả năng cất cánh và hạ cánh thẳng đứng. Hải quân
Nhật còn có 25 tàu đổ bộ các loại khác là phương tiện đổ bộ cho sư đoàn
Thủy quân lục chiến.
Tàu sân bay ISE DDH-183
Nhật Bản trên đường phát triển
tàu tuần dương cở lớn 20.000 tấn, có thể chở máy bay đi biển xa là tiêu
biểu cho hải quân hiện đại Nhật Bản trong tương lai.
Phi cơ hải quân có 330 chiếc gồm 80 chiếc trinh sát chống ngầm P-3C, trực
thăng chống ngầm SH-60J, SH-60K có 110 chiếc và 70 máy bay huấn luyện
MD-500MD, MD-500ME.
LỰC LƯỢNG TUẦN DUYÊN NHẬT BẢN (Japan Coast Guard)
Lực lượng tuần duyên Nhật Bản
bao gồm lực lượng cứu hộ trên biển (Maritime Sefety Agency) có khoảng
12.000 người. Quản lý vùng lãnh hải và đặc quyền kinh tế rộng khoảng
4.470.000 km2 biển. Chia làm 11 khu vực (Regional Coast Guard)
Bản đồ khu vực Tuần duyên của
Nhật Bản
1st Regional Coast Guard (RCG),
Otaru, Hokkaido
2 nt RCG, Siogama, Miyagi
3 rd RCG, Yokohama
4 th RCG, Nagoya
5 th RCG, Kobe
6 th RCG, Hiroshima
7 th RCG, Kitakyushu
8 th RCG, Maizuru, Tokyo
9 th RCH, Niigata
10 th RCG, Kogoshima
11 th RCG, Naha, Okinawa (chịu trách nhiệm quần đảo Senkaku).
Tàu tuần tra Nhật Bản (Japan
Coast Guard)
Tàu tuần tra đại dương cở lớn
1.000 tấn trở lên có 121 chiếc, tàu tuần tra ven biển có 234 chiếc, tàu kéo
và cứu nạn 63 chiếc. Phi cơ tuần tra biển có 27 chiếc, trực thăng tuần tra
biển có 46 chiếc một số là loại Eurocopter AS-322 Super Puma.
Trực thăng tuần tra biển AS-322
Super Puma
Quần đảo Senkaku
(Điếu Ngư) trong chuổi đảo thứ nhất, nằm giửa Nhật Bản và Đài Loan, nơi có
nhiều hải sản và dầu khí dưới đáy biển, nó còn là vị trí chiến lược án ngử
tuyến hàng hải quan trọng trên biển Hoa Đông, có thể dùng làm trạm quan sát
và kiểm soát nên cả TQ lẫn Nhật Bản đều muốn chiếm giử. Quan hệ TQ và Nhật
Bản mấy ngày qua vô cùng căng thẳng, nhiều người lo ngại không biết Nhật
Bản có đủ khả năng chống trả không bị hải quân TQ áp đão khi chiến tranh
xảy ra giửa hai cường quốc châu Á? Các chuyên gia quân sự đánh giá cao Lực
lượng Phòng vệ biển của Nhật Bản. Tuy số lượng kém hơn TQ, nhưng tính năng
ưu việt của các chiến hạm có thể bù đấp vào khoảng trống này, và một khi
xảy ra chiến tranh thì TQ kém thế hơn vì hải quân TQ phải trải rộng, nếu
tập trung lại thì để lộ ra nhiều mặt yếu rất nguy hiểm tại các vùng biển
khác. Nhật Bản còn có liên minh quân sự với Hoa Kỳ nếu TQ có hành động xâm
lược vào lãnh thổ Nhật thì Hoa Kỳ sẽ can thiệp. Mới đây Hoa Kỳ thiết lập hệ
thống “lá chắn” để đối phó với hỏa tiển đường đạn: Một tại Nhật Bản và một
tại Phillipines để bảo đảm an ninh cho các đồng minh khu vực. Đó cũng là
một phần trong chiến lược tái cân bằng lực lượng của Hoa Kỳ ở châu Á và Tây
Thái Bình Dương.
|
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment