Tuesday, January 22, 2013

TƯỞNG NIỆM CÁC CHIẾN SĨ HẢI QUÂN VNCH (*) ĐÃ HY SINH TẠI HOÀNG SA (19-1-1974)



Quân đ
i Trung Quc kêu gi các binh sĩ chun b sn sàng cho các tình hung chiến tranh thc th trong năm nay.

T
Manila Standard Today ngày 16/1 cho hay B Tng tham mưu Quân đi gii phóng nhân dân Trung Quc tuyên b lc lượng Trung Quc trong năm nay chuyn trng tâm tp trung sang Nht Bn thay vì Philippines gia lúc tranh chp Trung-Nht v ch quyn qun đo không người Điếu Ngư Đài mà Nht gi là Senkaku bin Hoa Đông đang gia tăng.

Nh
t báo Quân đi Gii phóng Nhân dân Trung Quc trích loan báo ca  B Tng tham mưu khng đnh mc tiêu ca quân đi Trung Quc trong năm 2013 là tăng cường kh năng chiến đu và chiến thng trong mt cuc chiến có th xy ra, trong khi năm ngoái cơ quan này ch nhn mnh đến các cuc đào to quân s chung và phi hp gia các lc lượng.

T
Bưu đin Hoa Nam Bui sáng nói tuyên b ca B Tng tham mưu năm nay nhn mnh đến nhu cu cp thiết v kh năng tác chiến thc th trong tt c các hot đng hun luyn ca quân đi Trung Quc qua vic nhc đi nhc li nhiu ln cm t chiến đu trong các cuc chiến.

Trong khi đó, Tân Hoa xã loan tin tàu H
i Tun 21 ca Trung Quc ngày 15/1 đã sn sàng ti thành ph Tam Sa đ tiến hành công tác tun tra Bin Đông.

Tam Sa đ
ược Bc Kinh thành lp tháng 7 năm ngoái đ qun lý hành chính các qun đo và vùng bin lân cn Bin Đông bao gm Trường Sa-Hoàng Sa mà Vit Nam cũng có tuyên b ch quyn.

Con tàu dài trên 93 mét đ
ược trang b bãi đáp trc thăng có th đi xa trên 7400 cây s mà không cn tiếp liu nm dưới s qun lý ca Cc An toàn Hàng hi tnh Hi Nam.

Ng
ười đng đu Cc An toàn Hàng hi ca Hi Nam nói trước nay lc lượng hành pháp Hi Nam ch hot đng các vùng duyên hi, chưa bao gi ra khơi xa và tàu Hi Tun 21 s m màn cho s hin din ca tàu tun tra hi dương ln trên Bin Đông.

Tàu H
i Tun 21 được Trung Quc điu đng ra Bin Đông sau khi quy đnh mi ca tnh Hi Nam bt đu có hiu lc t đu năm nay, cho phép cnh sát bin ca h lên lc soát, tch thu, và trc xut tàu bè nước ngoài trên Bin Đông b Bc Kinh cho là xâm nhp lãnh hi bt hp pháp trong khi Trung Quc dành ch quyn hu như toàn b Bin Đông.

Ngu
n: Manila Standard Today, Zeenews, China.org.cn

 

----- Forwarded Message -----
From: Yen Nghi <
To: Yen Nghi <
Sent: Sunday, January 20, 2013 8:49 PM
Subject: Fwd: Tin TH

 

TƯỞNG NIỆM CÁC CHIẾN SĨ HẢI QUÂN VNCH (*) ĐÃ HY SINH TẠI HOÀNG SA (19-1-1974)


 


 

Ngay từ thời thượng cổ , người Hán đã kính nể dân Việt vì ‘ họ tuy ở núi mà rất thạo thủy tánh, láy thuyền làm xe, lấy chèo làm ngựa. Ðến thì như gió thoảng, đi thì khó đuổi theo. Tính tình khinh bạc, hiếu chiến, không bao giờ sợ chết và luôn luôn quật khởi với kẻ thù ‘.Bởi vậy suốt dòng lịch sử, Hải quân Việt đã ba lần oanh liệt chiến thắng quân Tàu trên Bạch Ðằng Giang và sông Như Nguyệt cũng như nhiều đia danh khác như Sông Lô, Hội An, Rạch Gầm, Vàm Cỏ.. Cho nên trong Trận Hải Chiến Hoàng Sa vào ngày 19-1-1974 với Trung Cộng, dù bị Hoa Kỳ phản bội và bán đứng nhưng Hải quân VNCH đã anh dũng chiến đấu với giặc Tàu một cách oanh liệt tới giờ phút cuối cùng được lệnh rời bỏ phòng tuyến mới chịu lui quân.


Tháng 7-1954, ngay khi chữ ký trên văn bản ngưng bắn tại Genève chưa ráo mực, thì Hồ Chí Minh đã nghĩ ngay tới chuyện chiếm miền Nam. Do ý đồ trên, Hồ đã gài lại một số lớn cán binh bộ đội nằm vùng khắp lãnh thổ VNCH, khi có lệnh tập kết. Ðể chuyển quân cũng như tiếp tế, Hồ mở con đường chiến lược Trường Sơn trên bộ, xuyên qua lãnh thổ Lào và Kampuchia . Về mặt biển, Hồ thành lập đường 559B giao cho Ðồng văn Cống chỉ huy. Để được an toàn, đầu tiên là phải nhổ tuyệt hai tiền đồn của QLVNCH trấn đóng trên quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa, đất đai thuộc lãnh thổ từ lâu đời của dân tộc Ðại Việt, đã được tổ tiên bảo toàn từ thời Hậu Lê, Cá vị Chúa Nguyễn Nam Hà, Nhà Tây Sơn và Nhà Nguyễn.. nằm trong Ðông Hải.

Theo bản tin của UPI-AFB ngày 23-9-1958, được báo chí của Trung Cộng lẫn Việt Cộng đăng tải. Những tài liệu này, hiện vẫn được lưu trữ tại các thư viện quốc tế như Luân Ðôn, Paris, Hoa Thịnh Ðón, Bắc Kinh... kể cả Hà Nội. Nhờ đó, ta mới biết được, vào ngày 14-9-1958, Phạm Văn Ðồng lúc đó là thủ tướng,theo lệnh của chủ tịch nước và đảng VC là Hồ Chí Minh, đả cam kết với Chu Ân Lai, thủ tướng Trung Cộng, bằng văn kiện xác quyết như sau ‘ Chính phủ VNDCCH, tôn trọng quyết định, lãnh hải 12 hải lý cũng như hai quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa, là Tây Sa-Nam Sa, của Trung Cộng’. Ngày 22-9-1958, Ðại sứ VC tại Bắc Kinh là Nguyễn Khang, dâng văn kiện xác nhận điều trên, do Phạm Văn Ðồng ký, lên Thiên Triều.

1-QUẦN ÐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA CỦA VN :

Về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, theo chính sử cũng như những tài liệu của ngoại quốc như Ðại Nam thực lục, Ðại Nam nhất thống chí của Quốc Sử quán triều Nguyễn, Hoàng Việt địa dư chí thời vua Minh Mạng, Quảng Ngãi tỉnh trí của các Tuần Vũ Nguyễn Bá Trác và Nguyễn Ðình Chi, Quảng Ngãi nhất thống chí của Lê Ngại.đều đề cập tới và xác nhận đó lãnh thổ lâu đời của Ðại Việt. Với các tác phẩm ngoại quốc, có nhiều thiên ký sự của các giáo sĩ Thiên Chúa trên tàu Amphitrite, viết năm 1701, của Ðô Ðốc Pháp tên là D’Estaing viết năm 1768 rằng :’ Sự giao thông giữa đất liền và các đảo Paracel (Hoàng Sa) rất nguy hiểm, khó khăn nhưng Người Ðại Việt chỉ dùng các thuyền nhỏ, lại có thể đi lại dễ dàng.’ Nhưng quan trọng nhất, là tác phẩm viết về Hoàng Sa của Ðổ Bá tự Công Ðạo, viết năm Chính Hòa thứ 7 (1686), trong đó có bản đồ Bãi Cát Vàng :’ Ðảo phỏng chừng 600 dặm chiều dài và 20 dặm bề ngang. Vị trí nằm giữa cửa Ðại Chiêm và Quyết Mông. Hằng năm vào cuối mùa đông, các chúa Nguyễn Ðàng Trong, cho Hải Ðội Hoàng Sa gồm 18 chiến thuyền đến nơi tuần trú.’ Năm 1776, trong tác phẩm ‘ Phủ Biên tạp lục’, Lê Quý Ðôn đã viết một cách rõ ràng :’ Trước đây, các Chúa Nguyễn đã đặt Ðội Hoàng Sa 70 suất, tuyển lính tại Xã An Vĩnh, cắt phiên mỗi năm vào tháng 2 ra đi, mang theo lương thực 6 tháng. Dùng loại thuyền câu nhỏ, gồm 5 chiếc, mất 3 ngày 3 đêm, từ đất liền tới đảo.’

Hoàng Sa và Trường Sa thuộc lãnh thổ của VN ngay khi người Việt từ đàng ngoài tới định cư tại Phủ Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi vào khoảng thế kỷ thứ XV sau tây lịch. Hai quần đảo trên nằm ngoài khơi Ðông Hải : Hoàng Sa ở phía bắc và Trường Sa nằm về cực nam gần Côn Ðảo.

* QUẦN ÐẢO HOÀNG SA:

Nằm giữa hai kinh tuyến đông 111-112 độ và vĩ tuyến bắc 15 độ 45 ố 17 độ 05. Ðây là một chuổi đảo gồm 120 hòn lớn nhỏ nhưng qui tụ thành bốn nhóm chính. Muốn tới đảo, nếu khởi hành từ Ðà Nẳng, bằng tau của Hải quân phải mất 10 giờ (chừng 170 hải lý), theo hướng 083. Bốn nhóm đảo chính là :

- NHÓM NGUYỆT THIỀM (CROISSANT):

gồm các đảo Cam Tuyền hay Hửu Nhật (Robert), hình tròn, diện tích om2032, là đảo san hô nên có nhiều phốt phát. Toàn đảo chỉ có chim hải âu trú ngụ , tuyệt nhiên không có bóng người. Ðảo Quang Hòa Ðông (Duncan), diện tích 0 km2 48, phía đông đảo là rừng cây phốt phát và nhàn nhàn, phía tây toàn san hô là mơi trú ngụ của chim hải âu. Ðảo Quang Hòa Tây (Palon Island) , hình tròn, diện tích 0km241, trên đảo toàn cây nhàn nhàn và phốt phát , đảo toàn san hô chỉ có chim ở. Ðảo Dung Mộng (Drummond) hình bầu dục, diện tích 0km241, toàn đảo chỉ có nhàn nhàn và phốt phát. Giữa đảo có một vùng đất rộng, thời Ðệ 1 Cộng Hòa trước tháng 11-1963, Tiểu Ðoàn 1 Thủy Quân Lục Chiến trấn đóng tại đây để bảo vệ lãnh thổ. Hiện trên đảo vẫn cò hai ngôi mộ lính VNCH và 3 ngôi mộ cổ khác với mộ bia viết bằng chử Hán.

Trong số này quan trong nhất vẫn là đảo Hoàng Sa (Pattle) có hình chữ nhật, chu vi 2100m, diện tích 0km230. Ðảo nay đã được khai phá từ lâu đời, nên có nhiều công trình kiến trúc như Ðồn quân trú phòng, Sở khí tượng, Hải đăng và cầu tàu để các chiếm hạm Hải quân/VNCH cập bến. Trên đảo có một ngôi miếu cổ thờ Bà Chúa Ðảo và do một Trung đội Ðịa Phương Quân thuộc Tiểu Khu Quảng Nam trấn đóng.

Ðảo Vỉnh Lạc hay Quang Ảnh (Money) nằm biệt lập không thuộc nhóm đảo Nguyệt Thiềm, hình bầu dục, diện tích 0, 50 km2. Trên đảo toàn nhàn nhàn, phốt phát và một loại cây cao trên 5m, có trái như mít. Toàn đảo không có người ở.

Ðảo Linh Côn (Lincoln) cũng năm biệt lập và đã bị Ðài Loan cưởng chiếm vào tháng 12-1946 khi Trung Hoa Dân Quốc, được lệnh LHQ tới đảo giải giới quân Nhật đang trú đóng trên đảo.

- NHÓM TUYÊN ÐỨC (AMPHITRITE):

Cũng bị Ðài Loan chiếm năm 1946, nằm về phía bắc đảo Hoàng Sa, gồm 16 đảo nhỏ , trong số này quan trong nhất có đảo Phú Lâm (Woody Island) , dài 3700m, rộng 2800m. Trên đảo có nhiều cây ăn trái như dừa, được Nhật Bổn khai thác phốt phát từ thời Pháp thuộc. Năm 1950, Trung Cộng đánh đuổi Tưởng Giới Thạch chạy ra đảo Ðài Loan, chiếm lục địa và luôn các hải đảo của VN, xây phi trường, làm đường xá, lập căn cứ quân sự. Ðây là nơi giặc Tàu phát xuất, tấn công chiếm các đảo của VN sau này.

* QUẦN ÐẢO TRƯỜNG SA:

Gồm chín đảo lớn nhỏ, nằm giữa hải phận của cac nước VN, Phi Luật Tân, Srawak(Brunei) Trong số này đảo lớn nhất là Trường Sa (Sparley) , dài 700m, ngang 200m, nằm ở kinh tuyến 114 độ 25 và vĩ tuyến 19 độ 10 bắc. Ðảo cấu tạo bởi san hô, có nhiều hải âu trú ngụ, đẻ trứng rất to. Trên đó có nhiều loại cây ăn trái vùng nhiệt đới như dừa, bàng, mù u, nhàn nhàn, rau sam.

* TRUNG CỘNG CƯỚP CHIẾM HOÀNG SA *

Thật sự người Tàu chỉ chú ý tới hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của VN từ đầu thế kỷ XX vì dầu hỏa, khí đốt và vị trí chiến lược của hai đảo trên. Sự tranh dành cướp chiếm bắt đầu từ thời VN bị thực dân Pháp đô hộ, vì mất chủ quyền nên không vòm binh lực để bảo vệ lãnh thổ riêng của mình.

- 1907 Tổng đốc Quảng Châu đòi chủ quyền trên đảo Hoàng Sa.
- 1909 Hải quân Nhà Thanh tới Hoàng Sa hai lần, cắm cờ trên đảo và bắn 21 phát đạn đại bác để thị oai.
-Ngày 30-4-1921 chính quyền Quảng Ðông, ký văn thư số 831 tự động sáp nhập quần đảo Hoàng Sa của VN vào đảo Hải Nam nhưng đã bị Triều đình Huế phản đối dữ dội vào năm 1923.
- Năm 1933 , Pháp vì bị báo chí trong nước phản đối dữ dội, nên đã đem hải quân ra đánh đuổi quân Tàu, chiếm lại quần đảo Hoàng Sa, lập đồn binh, cầu tàu, đài khí tượng trên hai đảo chính Hoàng Sa, Trường Sa.
- Tháng 12/1946 Ðài Loan lợi dụng việc giải giới Nhật, đã chiếm đảo Phú Lâm trong nhóm Tuyên Ðức trong quần đao Hoàng Sa. Ðảo này lại lọt vào Trung Cộng khi Mao Trạch Ðông chiếm lục địa Trung Hoa.
- Ngày 4/12/1950 Chu Ân Lai lớn tiếng đòi hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của VN.
- Năm 1956 Trung Cộng lén lút chiếm thêm đảo Linh Côn trong quần đảo Hoàng Sa, đang thuộc chủ quyền VNCH.
- Ngày 21/12/1959 Hải quân VNCH với sự trợ chiến của Tiểu đoàn 1 Thủy Chiến Lục Chiến , đã đánh Tàu Cộng , chiếm lại các đảo Cam Tuyền, Duy Mộng, Quang Hòa trong nhóm Nguyệt Thiềm, bắt giữ 84 tù binh và 5 thuyền binh nguy trang tàu đánh cá. Ngày 27/2/1959 Trung Cộng sau khi thua trận, đã ra thông cáo mạt sát Chính phủ VNCH xâm phạm chủ quyền của Tàu, vì chính Hô Chí Minh cũng như Pham văn Ðồng đã chính thức xác nhận bằng văn kiện, là hai quần đảo trên qua tên Tây Sa, Nam Sa là lãnh thổ của Trung Hoa. Tuy nhiên để giữ hòa khí giữa hai nước, Tổng Thống Ngô Ðình Diệm đã thả hết số tù binh trên về nước.

Từ ngày 4-9-1958, Trung Cộng vẽ bản đồ mới và tuyên bố lãnh hải của mình là 12 hải lý. Bản tuyên cáo này chỉ có Bắc Hàn công nhận đầu tiên. Tại Bắc Việt, Hồ Chí Minh họp đảng để nhất trí và ban lệnh cho Phạm Văn Ðồng , ký nghị định công nhận ngày 14-9-1958. Ngày 9-1-1974, Kissinger tới Bắc Kinh mật đàm với Mao Trạch Ðông, được cho coi văn kiện mà Phạm Văn Ðồng đã ký xác nhận , hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của VNCH, chính là hai đảo Tây Sa-Nam Sa của Tàu. Theo văn kiện và tuyên cáo lãnh hải 12 hải lý, thì chính VNCH đã chiếm đất của Trung Cộng, từ năm 1958, do VC làm chứng và xác nhận. Ðược cơ hội vàng ròng, tên cáo già Kissinger tương kế tựu kế, nhân danh Nixon, bật đèn xanh, cho Mao đánh VNCH, đề thu hồi lãnh thổ.

Tính đến năm 1974, khi xảy ra trận hải chiến Hoàng Sa, Hải quân VNCH rất hùng hậu với quân số trên 40.000 người (sĩ quan, hạ sĩ quan, binh sĩ) , phân thành 5 vùng duyên hải và 2 vùng sông ngòi. Hải quân có một hạm đội gồm 83 chiến ham đủ loại. Ðể bảo vệ các sông ngòi, kênh rạch ở Nam phần, Hải quân đã thành lập 4 Lực lượng dặc nhiệm hành quân lưu động, gồm LL tuần thám 212, LL thủy bộ 211, LL trung ương 214 và LL đặc nhiệm 99. Ngoài ra còn Lực lượng Duyên phòng 213, Liên đoàn Tuần giang, 28 Duyên đoàn, 20 Giang đoàn xung phong, 3 Trung tâm Huấn Luyện Hải quân và nhiều căn cứ yểm trợ khắp nơi. Khi xảy ra cuộc hải chiến, Ðề đốc Trần Văn Chơn là tư lệnh Hải quân. Tóm lại Hải quân VNCH rất hùng mạnh trong vùng Ðông Nam Á.

Sau khi đạt được thắng lợi ngoại giao với Hoa Kỳ qua cặp Nixon-Kissinger, đồng thời với sự đồng lỏa của Việt Cộng, nên giặc Tàu quyết tâm chiếm cho bằng được hai quần đảo ngoài Ðông Hải của VNCH. Dã tâm càng lớn từ năm 1973, sau khi được tin các hảng dầu thăm dò cho biết vùng này có trử lượng rất lớn về dầu khí. Lúc đó VNCH cũng đã bắt đầu ký nhiều hợp đồng, cho phép các hảng dầu tới hai vùng đảo trên khai thác.Thế là ngày 11-1-1974, Trung Cộng lại tuyên bố chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa. Ngày 19-1-1974, bất thần Trung Công tấn công Hoàng Sa , gây nên trận hải chiến, tuy ngắn ngủi nhưng đẫm máu. Trung Cộng dù chiếm được đảo nhưng thiệt hại gấp 3 lần VNCH.

Quần đảo Hoàng Sa thời Ðệ I Cộng Hòa (1955-1963) thuộc tỉnh Quảng Nam. Cũng trong thời kỳ này, chính phủ đã ban hành sắc lệnh số 134/NV ban hành năm 1956, sáp nhập quần đảo Trường Sa, vào tỉnh Phước Tuy. Nghị định số 241/BNV ban hành ngày 14-12-1960, do chính Tổng thống Diệm bổ nhiệm Nguyễn Bá Thước làm Phái viên hành chánh Hoàng Sa. Lại phối trí Tiểu đoàn 1 TQLC trú đóng khắp các đảo, để bảo vệ lãnh thổ VNCH.

2- HẢI CHIẾN HOÀNG SA GIỮA HẢI QUÂN VNCH VÀ TRUNG CỘNG:

Như thường lệ, vào ngày 18-1-1974 gần tới Tết Âm Lịch Nhâm Dần. Lúc đó Tuần Dương Hạm HQ.16 Lý Thường Kiệt, khởi hành từ Ðà Nẳng với công tác chuyển vận Ðơn vị Ðịa Phương Quân của Tiểu khu Quảng Nam , ra Hoàng Sa hoán đổi định kỳ. Trong chuyến công tác trên, còn có một Phái đoàn khảo sát điạ chất , gồm 7 sĩ quan công binh và hải quân. Ngoài ra còn có một người Mỹ tên Gerald Kosh, là nhân viên tùng sự tại Tòa Lãnh sự Hoa Kỳ Vùng I Chiến thuật. Trước khi vào đảo đổi quân, tàu HQ.16 đã vòng các đảo để kiểm soát, nên đã phát hiện được nhiều tàu chiến của Trung Cộng sơn màu xanh ô liu, ngụy trang như các tàu đánh cá, trang bị toàn vũ khí nặng. Trong lúc đó còn có nhiều tàu chiến khác đang di chuyển từ đảo Phú Lâm, tiến về các đảo Quang Hòa, Duy Mộng và Hoàng Sa.Do tình hình quá khẩn cấp, nên HQ.16 đã báo về Bộ Tư Lệnh Hải Quân Vùng 1 Chiến thuật, nên được tăng cường thêm các Chiến hạm như Khu trục hạm Trần Khánh Dư, Tuần dương hạm Trần Bình Trọng và Hộ tống hạm Nhật Tảo. Tuy nhiên tất cả đã được lệnh Trung ương, chỉ phòng thủ không được tấn công trước khi địch chưa khai hỏa.

Theo sử liệu, trong trận hải chiến này, lực lượng hải quân của Trung Cộng rất hùng hậu vì đã chuẩn bị trước. Thành phần tham chiến gồm : Hộ tống hạm 271 Kronstadt, Ðại Tá Vương Kỳ Uy là hạm trưởng, tử thương. Hộ tống hạm 274 Kronstadt, Hạm trưởng là Ðại Tá Quan Ðức. Ðây cũng là Soái hạm, chỉ huy trận chiến, gồm Tư lệnh là Ðô Ðốc Phương Quang Kính, cũng là Phó tư lệnh của Hạm Ðội Nam Hải. Sau trận đánh, toàn bộ chỉ huy của Trung Cộng trên Soái Hạm này, gồm 2 Ðề Ðốc, 4 Ðại Tá, 6 Trung Tá, 2 Thiếu tá và 7 Sĩ Quan Cấp uý, đều bị trúng đạn đại bác tử thương. Trục lôi hạm 389, hạm trưởng là Trung Tá Triệu Quát tử thương. Trục lôi hạm 396, Hạm trưởng là Ðại Tá Diệp Mạnh Hải, tử thương. Phi Tiễn Ðỉnh 133 Komar, có hỏa tiễn địa điạ Styx, Hạm trưởng là Thiếu tá Tôn Quân Anh. Phi tiễn đỉnh 137 Komar, có hỏa tiễn địa địa Styx, Hạm trưởng là Thiếu Tá Mạc Quang Ðại. Phi tiễn đỉnh 139 Komar có hỏa tiên, Hạm trưởng là Thiếu tá Phạm Quy. Phi tiễn đỉnh 145 Komar có hỏa tiễn, Hạm trưởng là Thiếu Ta Ngụy Như và 6 Hải Vận Hạm chở quân chiến đấu. Ngoài ra còn một lực lượng trừ bị gồm 2 Tuần Dương Hạm, 4 Pháo Hạm, 4 Khu trục Hạm , trang bị hỏa tiễn Kiangjiang, 2 Phi đội Mig 19 và 2 phi đội Mig 21, do tư lệnh Hạm Ðội Nam Hải, tổng chỉ huy.

Bên VNCH, lực lượng tham chiến gồm Khu Trục Hạm HQ4 Trần Khánh Dư, Hạm Trưởng Trung Tá HQ.Vũ Hữu San. Tuần Dương Hạm HQ5 Trần Bình Trọng , Hạm trưởng Trung Ta HQ Phạm Trọng Quỳnh. Hộ Tống Hạm Nhật Tảo HQ10, Hạm Trưởng Trung Tá HQ.Ngụy Văn Thà. Trong khi giao chiến, HQ10 bị trúng đạn, toàn thể thủy thủ xuống xuồng nhỏ, thì Hạm Trưởng ở lại tuấn quốc với chiến hạm. Tuần Dương Hạm HQ16, Hạm Trưởng là HQ.Trung Tá Lê Văn Thư. Về lực lượng trừ bị,, có Tuần Dương Hạm HQ6 Trần Quốc Toản, Hộ Tống Hạm HQ11 Chí Linh và Phi Ðoàn F5-A37, nhưng vì ở cách xa chiến trường, nên khi chưa tới nơi, thì chiến cuộc đã tàn... Kết quả, phía VNCH, các chiến hạm 4,5 và 16 bị hư hại nặng nhưng chạy được về Ðà Nẳng sửa chữa và tiếp tục hoạt động sau đó. Chỉ có Chiến Hạm HQ10 bị chìm, Hạm trưởng Ngụy Văn Thà, bị thương nhưng quyết ở lại chết với tàu. Về phía Trung Cộng, Tư Lệnh Mặt Trận, Bộ Tham Mưu và 4 Hạm Trưởng tử thương. Hộ Tống Hạm 274 bị chìm, Hộ Tống Hạm 271 và 2 Trục lôi hạm 389-396 bị hư nặng và phá hủy cùng với 4 ngư thuyền bị bắn chìm

Có một điều bi thảm mà hiện nay ai cũng biết, là hầu hết các Chiến hạm mà Hoa Kỳ đã viện trợ cho Hải Quân VNCH, đều được hạ thủy năm 1940 loại phế thải được tân trạng. Bốn Chiến hạm tham chiến năm 1974 được coi là tối tân nhất , vì HQ4 hạ thủy năm 1943, HQ5 hạ thủy năm 1944, HQ10 hạ thủy năm 1942 và HQ16 hạ thủy năm 1942. Riêng các vũ khí trên tàu, các loại súng liên thanh đều được gở bỏ , khi cho VNCH. Nhưng dù quân lực Miền Nam ít, chiến hạm vừa cũ kỹ lại nhỏ, vũ khí trang bị, chỉ có đại bác nhưng vì Các Sĩ Quan Hải Quân VNCH đều được huấn luyện như Âu Mỹ, rất thiện chiến và tài giỏi. Cho nên đã tác xạ rất chính xác, làm nhiều tàu giặc cũng như Hạm trưởng tử thương. Tệ nhất là người Mỹ, lúc đó vẫn còn là đồng minh của QLVNCH, vẫn đang có hiệp ước hỗ tương chiến đấu và bảo vệ cho nhau. Vậy mà khi cuộc chiến xảy ra, Hạm Ðội 7 Hoa Kỳ đang tuần hành gần đó, chẳng những đã không lên tiếng, không can thiệp mà ngay thủy thủ VNCH bị chìm tàu,, cũng không thèm cứu vét, theo đúng luật hàng hải quốc tế.

Theo các nhân chứng đã tham dự cuộc hải chiến kể lại, thì lúc đó các chiến hạm của Hải quân/VNCH , đã chống trả với giặc rất dũng mãnh, nên chỉ trong mấy phút đầu, đã có nhiều tàu chiến của Trung Cộng đã bị bắn chìm. Về phía VNCH, Tuần dương hạm Lý Thường Kiệt HO.16, bị bắn trúng bánh lái và sườn tàu, được HQ.11 dìu về Ðà Nẳng. Trên chiến trường lửa máu, chỉ còn HQ.10 và Hộ tống hạm Nhật Tảo, vùng vẩy chiến đấu vời hằng chục chiến hạm của Trung Cộng, được Không quân từ các căn cứ trên dảo Hải Nam tới yểm trợ.

Cuối cùng Hộ tống hạm Nhật Tảo đã bị bắn cháy và chìm giữa biển Ðông. Hạm trưởng chiến hạm này là Trung Tá HQ.Ngụy Văn Thà,tốt nghiệp khóa 12 sĩ quan hải quan Nha Trang, sinh năm 1943 tại Trảng Bàng, Tây Ninh. Khi tàu lâm nạn, với tư cách là chỉ huy trưởng, Trung Tá Thà đã ra lệnh cho Hạm Phó là Thiếu Tá HQ. Nguyễn Thành Trí, sinh năm 1941 tại Sa Ðéc, Tốt nghiệp khóa 17 sĩ quan hải quân/Nha Trang, hướng dẫn số quân nhân còn sống sót, trong tổng số 80 người trên tàu, dùng bè cao su về đất liền. Riêng Ông ở lại chết với tàu.

Trên biển, Thiếu tá Trí vì bị thương nặng nên đã chết trên bè, trước khi các quân nhân còn lại, được thương thuyền Skopionella của Hòa Lan, trên đường từ Hồng Kông đi Tân Gia Ba, cứu sống vào đúng đêm giao thừa Tết âm lịch Nhâm Dần (1974). Sau đó 22 quân nhân này được một chiến hạm cũa Hải Ðội 1 Duyên Phòng, đón về đất liền. Còn 16 Biệt Hải của Tuần Dương Hạm Lý Thường Kiệt, có lệnh giữ đảo Vĩnh Lạc, sau khi Hòang Sa thất thủ, đã dùng bè cao su vượt biển về đất liền. Lênh đênh nhiều ngày trên sóng nước, nắng mưa gió lạnh, cuối cùng cũng được một Tàu đánh cá cứu thoát đưa về điều trị tại Quân Y Viện Qui Nhơn, 2 người chết vì đói lạnh, số còn lại may mắn thoát được tử thần.

Cuộc hải chiến chấm dứt, các chiến hạm của VNCH đều rút lui, vì Hoàng Sa đã thất thủ. Bấy giờ giặc Tàu mới bắt đâu thu dọn chiến trường và xua quân chiếm đóng tất cả các đảo. Về phía VNCH còn kẹt lại trên đảo, gồm Trung đội DQP.Quảng Nam, các quân nhân Hải quân, 7 Sĩ quan công binh trong toán khảo sát địa chất, 4 nhân viên sở khí tượng và 1 người Mỹ làm việc ở Tòa lãnh sự Hoa Kỳ thuộc Quân đoàn 1. Tổng cộng là 42 người, đều bị giặc bắt làm tù binh, giải về thành phố Quảng Châu và giam trong một trại tù, cạnh dòng sông Sa Giang. Ðây cũng chính là nơi mà hơn mấy chục năm về trước, anh hùng Phạm Hồng Thái đã gieo mình tự vẫn, để không bị sa vào tay giặc Pháp, sau khi ném bom ám sát hụt Merlin, toàn quyền Ðông Dương đang có mặt tại Hồng Kông vào năm 1924.

Lúc đó đúng 8 giờ sáng ngày mồng một tết nguyên đán, thời gian hạnh phúc nhất của các dân tộc Á Ðông vui xuân theo âm lịch, trong đó có VNCH. Riêng 42 tù binh VN liên tục bị bọn an ninh Trung Cộng , tra vấn, bắt buộc phải nhận tội là đã chiếm đóng bất hợp pháp lãnh thổ của Tàu. Nhưng rồi không biết vì sao, Ðặng Tiểu Bình ra lệnh phóng thích tất cả, đưa tới Hồng Kông để mọi người hồi hương.

Lịch sử lại tái diển, ngày 14-3-1988, Trung Cộng lại nổ súng vào Hải quân Việt Cộng, tại quần đảo Trường Sa. Trong cuộc hải chiến ngắn ngủi này, vì VC chỉ phản ứng có lệ, nên tài liệu cho biết phía Trung Cộng , không có ai bị tử thương cũng như tàu chìm. Ngược lại, bên VC có nhiều tàu chiến bị chìm, gồm : Chiến Hạm Thượng Hải của Tàu viện trợ , 1 Tuần Dương Hạm củ của VNCH để lại, 1 Hải Vận Hạm của Nga Sô viện trợ và trên 300 lính Hải quân bị thương vong.

Thương biết bao những anh hùng vị quốc, trong đó có những chiến sĩ Hải quân/VNCH năm nào, đã anh dũng chống giặc Tàu xâm lăng, như tổ tiên ta đã bao đời banh thây đổ máu để có ‘ Nam quốc sơn hà, nam đế cư ‘ nhưng ngày nay đã bị CSVN hũy diệt gần như tận tuyệt từ đất liền ra tới biển đảo !

Viết từ Xóm Cồn Hạ Uy Di
Đêm 19-1-2013
MƯỜNG GIANG

Thông Tin Đức Quốc 19.01.2013


(*) Danh sách được cập nhật bởi BBT/TTĐQ:

1. HQ.Th/Tá: Ngụy Văn Thà
2. HQ.Đ/Úy: Nguyễn Thành Trí
3. ThS.1/TP: Châu
4. TS /QK: Nguyễn Văn Tuấn
5. TS /GL: Vương Thương
6. TS /TP: Võ Văn Nam
7. TS /VCh: Phan Ngọc Đa
8. ThS ĐT: Trần VănThọ
9. TT ĐT: Thanh
10. HQ.Tr/Úy: Vũ Văn Bang
11. HQ.Tr/Úy: Phạm Văn Đồng
12. HQ.Tr/Úy: Huỳnh Duy Thạch
13. HQ.Tr/Úy: Ngô Chí Thành
14. HQ.Tr/Úy: Vũ Đình Huân
15. THS.1/CK: Phan Tân Liêng
16. THS.1/ĐK: Võ Thế Kiệt
17. THS. /VC: Hoàng Ngọc Lê
18. TRS.1/VT: Phan Tiến Chung
19. TRS. /TP: Huỳnh Kim Sang
20. TRS. /TX: Lê Anh Dũng
21. TRS. /ĐK: Lai Viết Luận
22. TRS. /VC: Ngô Tấn Sơn
23. TRS. /GL: Ngô Văn Ơn
24. TRS. /TP: Nguyễn Thành Trong
25. TRS. /TP: Nguyễn Vinh Xuân
26. TRS. /CK: Phạm Văn Quý
27. TRS. /CK: Nguyễn Tấn Sĩ
28. TRS. /CK: Trần Văn Ba
29. TRS. /ĐT: Nguyễn Quang Xuân
30. TRS. /BT: Trần Văn Đàm
31. HS.1 /VC: Lê Văn Tây
32. HS.1 /VC: Lương Thành Thu
33. HS.1 /TP: Nguyễn Quang Mén
34. HS.1 /VC: Ngô Sáu
35. HS.1 /CK: Đinh Hoàng Mai
36. HS.1 /CK: Trần Văn Mông
37. HS.1 /DV: Trần Văn Định
38. HS /VC: Trương Hồng Đào
39. HS /VC: Huỳnh Công Trứ
40. HS /GL: Nguyễn Xuân Cường
41. HS /GL: Nguyễn Văn Hoàng
42. HS /TP: Phan Văn Hùng
43. HS /TP: Nguyễn Văn Thân
44. HS /TP: Nguyễn Văn Lợi
45. HS /CK: Trần Văn Bây
46. HS /CK: Nguyễn Văn Đông
47. HS /PT: Trần Văn Thêm
48. HS /CK: Phạm Văn Ba
49. HS /DK: Nguyễn Ngọc Hoà
50. HS /DK: Trần Văn Cường
51. HS./PT: Nguyễn Văn Phương
52. HS /PT: Phan Văn Thép
53. TT.1 /TP: Nguyễn Văn Nghĩa
54. TT.1 /TP: Nguyễn Văn Đức
55. TT.1 /TP: Thi Văn Sinh
56. TT.1 /TP: Lý Phùng Quý
57. TT.1 /VT: Phạm Văn Thu
58. TT.1./PT: Nguyễn Hữu Phương
59. TT.1 /TX: Phạm Văn Lèo
60. TT.1 /CK: Dương VănLợi
61. TT.1 /CK: Châu Tuỳ Tuấn
62. TT.1 /DT: Đinh Văn Thục

HQ. 4:
HQ Th/Úy: Nguyễn Phúc Xá, Tr. Khẩu 20
HS1/VC: Bùi Quốc Danh, Xạ Thủ
Biệt-Hải: Nguyễn Văn Vượng
Xung Phong Tiếp Đạn

HQ.:
HQ Tr/Úy: Nguyễn Văn Đồng
ThS/ĐT: Nguyễn Phú Hào
TS1TP: Nguyễn Đình Quang

HQ.16:
TS/ĐK: Xuân
HS/QK: Nguyễn Văn Duyên

Người-Nhái:
Tr/Úy NN: LêVăn Đơn
Tr. Toán HS/NN: Đỗ Văn Long
TS/NN: Đinh Hữu Từ

 

 

 

Thư gửi Bà Quả Phụ Ngụy Văn Thà


Các bài liên hệ



Hà Nội, ngày 18 tháng 1 năm 2013

THƯ GỬI BÀ HUỲNH THỊ SINH

Kính gửi: Bà quả phụ Huỳnh Thị Sinh, vợ cố Trung tá Ngụy Văn Thà;

Thưa Bà;

Chúng tôi những người con nước Việt, trong những ngày này, lòng đang hướng về Hoàng Sa và Trường Sa thân yêu của Tổ quốc xin gửi đến Bà cùng gia đình lời thăm hỏi ân cần và lời chúc an lành, hạnh phúc!

Cách đây 39 năm, ngày 19/1/1974, trong một cuộc chiến không cân sức với quân xâm lược Trung Cộng để bảo vệ Hoàng Sa, Trung tá Ngụy Văn Thà, Hạm trưởng Chiến hạm Nhật Tảo HQ-10 đã tử trận cùng 73 đồng đội của Ông. Từ đó, toàn bộ quần đảo Hoàng Sa đã rơi vào tay quân xâm lược.

Chúng tôi vô cùng xúc động trước sự hy sinh anh dũng của Ông nhà. Ông đã hiến thân vì Tổ quốc - một sự hy sinh vẻ vang nhất, hơn bất cứ một sự hy sinh nào. Sự hy sinh ấy là một tấm gương cho các thế hệ sau noi theo trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc của người Việt Nam.

Thưa Bà;

Chúng tôi rất vui vì những năm gần đây, sự kiện Hoàng Sa được nhắc lại và lần đầu tiên, nhiều người mới biết đến. Các giá trị dần dần được trả lại đúng bản chất của nó.

Ngày 24/7/2011, một cuộc biểu tình tại Hà Nội đã tôn vinh Ông nhà cùng những chiến sĩ đã ngã xuống Hoàng Sa và những chiến sĩ đã ngã xuống Trường Sa 14 năm sau đó.

Ngày 27/7/2011, Lễ tưởng niệm chiến sĩ Việt Nam hy sinh trong các cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc đã được tổ chức tại Sài Gòn mà bà là nhân vật được mời dự. Buổi lễ đã tri ân tất cả các chiến sĩ hy sinh trong các cuộc chiến chống xâm lược tại biên giới phía Bắc, biên giới Tây Nam, tại Hoàng Sa và Trường Sa.

Những người đã ngã xuống vì Tổ Quốc đều chung trong người dòng máu Lạc Hồng, không có lý do nào để phân biệt người của chế độ này hay chế độ khác.

Chúng tôi tin rằng sớm muộn rồi Tổ Quốc sẽ vinh danh xứng đáng Ông nhà cùng đồng đội của Ông đã ngã xuống trong cuộc Hải chiến Hoàng Sa.

Trung tá Ngụy Văn Thà và nhiều đồng đội của Ông còn nằm lại nơi biển cả. Nhưng dù sao, Ông và đồng đội vẫn được nằm trong lòng Đất Mẹ, dù nơi ấy đang bị kẻ thù chiếm đóng.

Trong ngày giỗ của Ông, chúng tôi sẽ hướng về Biển Đông cầu mong cho linh hồn Ông cùng đồng đội được siêu thoát, để bày tỏ lòng tri ân những người đã ngã xuống trong cuộc Hải chiến Hoàng Sa.

Dù đảo không giữ nổi nhưng dân tộc ta, đời này và các đời sau sẽ tìm mọi cách lấy lại quần đảo Hoàng Sa, thu hồi về với đất Mẹ thân yêu.

Thưa Bà;

Chúng tôi được biết sau khi Ông nhà mất đi, dù tuổi đời còn rất trẻ, bà đã ở vậy nuôi ba con gái, cuộc sống của Bà hiện còn nhiều khó khăn. Lại nghe nói căn nhà chung cư nơi Bà ở đã phá đi làm lại, không biết bây giờ thế nào. Nhưng dù sao, chúng tôi luôn mong Bà sống thanh thản. Bà hãy tự hào vì Bà là vợ của một người anh hùng.

Ký lá thư này là những người yêu Tổ Quốc Việt Nam, yêu đồng bào Việt Nam đến cháy bỏng, trong đó có cả những người lính từng là những người khác chiến tuyến với Ông nhà lúc sinh thời. Nhưng tất cả những người lính chỉ đơn thuần làm nghĩa vụ công dân trong chế độ mà họ sống, dù bên này hay bên kia trong giai đoạn đau thương của lịch sử dân tộc không bao giờ có lỗi và giờ đây, khi ngộ ra, họ không coi những người ở bên kia chiến tuyến là kẻ thù.

Kính chúc Bà sang năm mới bình an, có nhiều sức khỏe để làm những việc hữu ích phụng sự cho Tổ quốc Việt Nam.

Chúng tôi nhờ Bà chuyển lời thăm hỏi, lời chúc mừng năm mới đến ba con gái của Bà, do sự hiến thân cao cả của Ông nhà mà sớm mồ côi cha.

Xin cùng Bà hô lên một câu khẩu hiệu mà chúng tôi

từng hô trên đường phố Hà Nội trong ngày 24/7/2011:

NGỤY VĂN THÀ BẤT DIỆT!

 

Kính thư

Chúng tôi đồng ký tên:
1. Nghiêm Ngọc Trai
2. Nguyễn Tường Thụy
3. Phan Trọng Khang
4. Phạm Thị Lân
5. Nguyễn Thị Dương Hà
6. Hoàng Cường – Hà Nội
7. Hoàng Hà – Thanh Xuân – Hà Nội
8. Văn Dũng – Việt Trì – Phú Thọ
9. Ngô Duy Quyền – Hà Nội
10. Trương Văn Dũng – Hà Nội
11. Nguyễn Lân Thắng – Hà Nội
12. Lê Thị Bích Vượng – Hà Nội
13. Lã Việt Dũng – Hà Nội
14. Nguyễn Thành Tiến – Hải Phòng
15. Đặng Bích Phượng – Hà Nội
16. Nguyễn Xuân Diện – Hà Nội
17. Phạm Quỳnh Hương – Hà Nội
18. Nguyễn Thúy Hạnh – Hà Nội

Cùng các vị có tên sau đã hiệp ý cùng chúng tôi, ký tên qua thư điện tử

Trần Vinh
Hoàng Mai - Hà Nội
Huỳnh Công Thuận
Tp HCM
Lê Hồng Hà
Washington - Hoa Kỳ
Ngô Hoàng Hưng
Gò Vấp - Tp HCM
Anna Nguyễn
Illinois - Hoa Kỳ
Nguyễn Văn Phúc
Tây Sơn - Bình Định
Vũ Ngọc Thắng
An Dương - Hải Phòng
Nguyễn Thanh Hưng
Cầu Giấy - Hà Nội
Trần Hoàng Tuấn
Gò Vấp - Tp HCM
Lê Chí Thành
Thanh Xuân - Hà Nội
Nguyễn Văn Thuận
Hoàng Mai - Hà Nội
Trần Thị Nga
Phủ Lý - Hà Nam
Nguyễn Trường Sơn
Thanh Xuân - Hà Nội
Paul Đỗ Trí
Lâm Đồng
Vũ Đình Quý
Kiến Xương - Thái Bình
Lê Thị Thu Trà
Hai Bà Trưng - Hà Nội
Nguyễn Trọng Thu
Windsor - Canada
Nguyễn Thế Anh
Từ Liêm - Hà Nội
Nguyễn Công Chính
Tp HCM
Nguyễn Tiến Dũng
Vinh - Nghệ An
Trần Phong
California - Hoa Kỳ
Trần Helen
California - Hoa Kỳ
Trần Cindy
California - Hoa Kỳ
Trần Christine
California - Hoa Kỳ
Trương Quốc Dũng
Tân Bình - Tp HCM
Nguyễn Quang Duy
Melbourne - Australia
Phạm Anh Tuấn
Pleiku - Gia Lai
Phạm Duy Hiển
Vũng Tàu - Bà Rịa - Vũng Tàu
Đặng Đinh Tấn Trương
Tp HCM
Phan Anh Khoa
Phú Vang - Thừa Thiên Huế
Nguyễn Ngọc Yến
Hoàng Mai - Hà Nội
Nguyễn Duy Anh
Hai Bà Trưng - Hà Nội
Huỳnh Nguyễn Đạo
Bangkok - Thái Lan
Nguyễn Đức Sắc
Tây Hồ - Hà Nội
Hồ Đặng Vũ Thi
Gò Vấp - Tp HCM
Bùi Thị Quyên
Tân Phú - Tp HCM
Nguyễn Văn Diễn
Việt Yên - Bắc Giang

 

Việc lấy chữ ký không phổ biến rộng và chốt danh sách sau đó chưa đến 1 ngày. Sau khi thư gửi đi còn một số quý vị tiếp tục ký qua email gồm:

JB Nguyễn Hữu Vinh, Hà Nội
Lê Mạnh Ninh, kiểm toán, Hà Nội
Nguyễn Vũ Nhân, kỹ sư, Sài Gòn
Phạm văn Thành, Pháp
Bùi Quang Thắng, nguyên Cán bộ Đoàn, Ba Đình, Hà Nội
Vũ Quốc Ngữ, thạc sỹ, nhà báo. Thanh Trì, Hà Nội.

19/1/2013

Lá thư đã được gửi qua đường bưu điện phát chuyển nhanh và dự kiến hôm nay sẽ tới tay bà quả phụ Ngụy Văn Thà.

Nguồn: http://nguyentuongthuy2012.wordpress.com/2013/01/19/thu-gui-ba-huynh-thi-sinh-vo-co-trung-ta-nguy-van-tha/#more-4337

 

 

 

 

Đã quên nỗi nhục mất Hoàng Sa chưa?


NGUYỄN TƯỜNG THỤY

.

Chuyện xưa: Câu Tiễn là vua nước Việt. Khi Ngô vương Phù Sai chuẩn bị tấn công nước Việt, Câu Tiễn mang quân chủ động đánh trước. Vì xem thường binh lực của nước Ngô mà Câu Tiễn bị thua to ở Phù Tiêu, đem tàn quân trốn tránh ở núi Cối Kê.

Phù Sai đem quân bao vây Cối Kê, Câu Tiễn buộc phải xin hàng. Ông bị đưa về nước Ngô làm con tin. Ông dùng khổ nhục kế, tỏ ra một lòng một dạ với Ngô Vương kể cả phải nếm phân chẩn bệnh cho Phù Sai, nên Phù Sai cho là ông đã mất hết ý chí bèn tha cho về. Thời gian ở  nước Ngô cũng như khi được thả về nước, Câu Tiễn phải chịu rất nhiều nhục nhã và lao khổ để nuôi chí báo thù. Ông bỏ giường, lấy gai lót lên nền nhà để nằm. Quả mật luôn luôn treo ở gần, thỉnh thoảng lại nếm một ít như để nhắc lại nỗi tủi nhục, khổ đau. Mỗi lần như thế là một lần Câu Tiễn tự hỏi: “Đã quên nỗi nhục ở Cối Kê chưa?”

Sau, Câu Tiễn lấy được nước Ngô, Phù Sai tự vẫn.

Chuyện nay: Ngày 19/1/1974, sau 3 ngày hai bên triển khai thế trận và trong một trận giao tranh chừng 30 phút, quần đảo Hoàng Sa đã rơi vào tay quân xâm lược Trung Cộng. Trước đó Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam và đang do Việt Nam cộng hòa quản lý.

Trong cuộc hải chiến ấy, 74 chiến sĩ quân đội Việt Nam cộng hòa dã tử trận. Một số người lênh đênh trên biển sau mới được tàu chở dầu Hòa Lan hoặc ngư dân cứu vớt. Có người chết trên biển vì bị thương và kiệt sức. Có người được vớt lên nhưng sau đó không qua khỏi.

39 năm qua, người ta phân tích, đi tìm nguyên nhân của việc mất Hoàng Sa. Không thể đổ cho những người lính chiến đấu không dũng cảm. Cũng khó mà chỉ đổ cho phương tiện chiến đấu thiếu hay lạc hậu. Người ta phân tích nguyên nhân sâu xa của nó mà thuyết phục nhất có lẽ là bởi công hàm của ông Phạm Văn Đồng năm 1956. Nhưng không chỉ vì mỗi cái công hàm ấy mà vì chính sách ngoại giao của Việt Nam dân chủ cộng hòa.

 


BBT/TTĐQ: Công Hàm bán nước Phạm Văn Đống

Mất Hoàng Sa là nỗi đau không thể nào nguôi trong tâm khảm mỗi người Việt Nam chân chính. Mỗi năm, cứ đến ngày 19/1, lòng chúng ta lại quặn thắt hơn lúc nào hết. Nỗi hận này không bao giờ được quên.

Thiết nghĩ, mỗi người Việt Nam, trước hết là các nhà lãnh đạo đất nước cũng nên học người xưa, thỉnh thoảng nên tự vấn: “Đã quên nỗi nhục mất Hoàng Sa chưa?”

19/1/2013

NTT

http://nguyentuongthuy2012.wordpress.com/2013/01/19/da-quen-noi-nhuc-o-hoang-sa-chua/                                                        http://www.thongtinducquoc.de/

 

 

 

Phiên tòa xử tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân bị hoãn




 

VRNs (19.01.2013) – Sài Gòn – Luật sư Nguyễn Văn Đài cho biết phiên tòa ngày 22.01 tới tại Sài Gòn xét xử tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân bị trì hoãn. Ông nói: “ngày hôm nay giảng viên Phạm Minh Hoàng được gọi lên tòa án và thông báo là phiên tòa ngày 22 tới bị hoãn”. Giảng viên Phạm Minh Hoàng sẽ tham gia phiên tòa với tư cách là nhân chứng. Cũng trong ngày hôm nay luật sư Nguyễn Thị Ánh Hương, người tham gia bào chữa chính thức cho tiến sĩ Quân, đến tòa án Sài Gòn thì cũng được thông báo về phiên tòa ngày 22.01 tới bị hoãn.

Một thông tin khác cho biết có một viên chức cao cấp Hoa Kỳ, vừa từ Mỹ bay đến Hà Nội để làm việc liên quan đến việc bắt giam tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân.

Luật sư Đài còn cho biết nhận định của ông từ lúc bắt tiến sĩ Quân tại phi trường Tân Sơn Nhất là không thể chấp nhận, kể cả việc chuyển từ tội khủng bố sang tội hoạt động nhầm lật đổ chính quyền nhân dân khi an ninh không tìm ra được bằng chứng nào về khủng bố.

Theo bản cáo trạng thì tiến sĩ Quân chỉ gặp và đào tạo vài thanh niên Việt Nam tại Thái và mới gặp vài sinh viên khác tại Hà Nội mà thôi.

Được biết tiến sĩ Quân đã có thời gian dài hoạt động tại Việt Nam, có cả tham gia nhiều cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội, và đi từ Nam ra Bắc trong chuyến về lần đầu nhưng không bị phát hiện.

Nhân sự kiện hoãn xử này, luật sư Nguyễn Văn Đài đã trả lời phỏng vấn VRNs. Trong cuộc phỏng vấn, luật sư Đài cho biết chính quyền tại Việt Nam là của 3 triệu đảng viên cộng sản chứ không phải của nhân dân, vì chỉ có một đảng cộng sản độc tôn cai trị và việc cầm quyền cũng chưa hề hỏi ý kiến của toàn dân.

Mời quý vị theo dõi cuộc phỏng vấn này. http://www.chuacuuthe.com/?p=45645

Chúc bình an

Thomas Việt, VRNs

 

 

 

 

Nhìn lại hai trận đánh lớn trên biển Đông

Lê Mai



Các bài liên hệ



Theo thiển nghĩ của tôi, bất cứ trận đánh nào có ý nghĩa bảo vệ chủ quyền đất nước, dù xét về quy mô tác chiến, lực lượng tham chiến hay vũ khí sử dụng hạn chế, vẫn phải được coi là trận đánh lớn. Trên ý nghĩa đó, hai trận hải chiến Hoàng Sa ngày 19.1.1974 và Trường Sa ngày 14.3.1988 giữa VN và TQ là hai trận đánh lớn trên biển Đông.

Mà trận đánh lớn thực sự, bởi ngay từ đầu, lãnh đạo cao nhất của hai bên đã nắm rất vững tình hình và trực tiếp hoặc gián tiếp chỉ huy trận đánh Hoàng Sa. Hiển nhiên, trận hải chiến Hoàng Sa không phải là một sự xung đột cục bộ ngẫu nhiên mà là một trận đánh mang tầm vóc quốc gia, đã được TQ trù tính kỹ.

Về phía VNCH, trong các ngày 16 và 17.1.1974, Tổng thống Thiệu lúc này đang đi kinh lý miền Trung đã được báo cáo toàn bộ tình hình Hoàng Sa và sự khiêu khích của TQ. Tổng thống trực tiếp viết: “Chỉ thị cho Tư lệnh Hải quân Vùng Một: Tìm cách ôn hòa mời các chiến hạm Trung Quốc ra khỏi lãnh hải Việt Nam. Nếu họ không thi hành thì được nổ súng cảnh cáo trước mũi các chiến hạm này. Nếu họ ngoan cố thì toàn quyền sử dụng vũ khí để bảo vệ sự vẹn toàn lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa”. Những người trực tiếp chỉ huy trận đánh từ Đà Nẵng là Đề đốc Lâm Ngươn Tánh và tướng Hồ Văn Kỳ Thoại.

Phản ứng của Tổng thống Thiệu rất nhanh chóng, quả đoán, chỉ thị phát ra rất rõ ràng, thái độ rất kiên quyết vì “sự vẹn toàn lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa”. Nói gì thì nói, đó là phẩm chất cần có của một người đang nắm trong tay quyền chỉ huy quân đội. Làm sao chúng ta có thể hiểu nổi khi chủ quyền quốc gia bị đe dọa mà quân đội lại tự trói tay mình, tuyên bố không can dự, đứng ngoài các tranh chấp trên biển, cho đó là tranh chấp dân sự nên không tham gia?

Cùng lúc đó, tại Trung Nam Hải, Mao Trạch Đông đang thẩm duyệt báo cáo khẩn cấp của Chu Ân Lai và Diệp Kiếm Anh về hoạt động của hải quân VNCH tại khu vực Hoàng Sa. Mao nhanh chóng phê chuẩn: “Trận này không thể không đánh”. (Năm 1979, Đặng cũng lại nói về cuộc xâm lược VN: “Trận này không thể không đánh”). Diệp Kiếm Anh liền triệu tập Đặng Tiểu Bình, bắt tay vào việc bố trí hành động quân sự nhằm đánh chiếm Hoàng Sa của VN.

Đặng Tiểu Bình là người vốn có uy vọng rất cao trong quân đội TQ, trực tiếp chỉ huy trận đánh Hoàng Sa – trận hải chiến trên biển đầu tiên với nước ngoài của TQ. Ông ta là người có nhiều ân oán đối với VN và lịch sử sẽ không quên các vết nhơ này trong sự nghiệp của ông ta.

Đặng vừa được khôi phục công tác sau mấy năm đi lao động cải tạo ở Giang Tây. Cuối năm 1973, Mao Trạch Đông triệu tập cuộc họp Bộ Chính trị tại phòng đọc sách của mình. Mao phán:

- Nay tôi mời đến một quân sư, tên là Đặng Tiểu Bình. Ông này có nhiều người sợ, nhưng làm việc tương đối quả đoán. Ra một thông báo làm Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên quân ủy. Tôi nghĩ phải thêm một Bí thư trưởng cho Bộ Chính trị, song ông không cần cái danh hiệu đó mà Tổng tham mưu trưởng kia. Tôi xin tặng ông hai câu: trong nhu có cương, trong bông có kim, bên ngoài hòa khí một chút mà bên trong là cả một công ty gang thép.

Bối cảnh của trận đánh là bấy giờ, Hiệp định Pari mới được ký kết gần một năm. Hoa Kỳ với chiến lược toàn cầu mới: rút ra khỏi Nam VN, hòa hoãn với LX, đột phá quan hệ với TQ, khai thác sự đối đầu Xô – Trung. Dĩ nhiên VNCH không còn là ưu tiên trong chiến lược của họ nữa. Viện trợ sút giảm và Tổng thống Thiệu đã phải kêu gọi quân đội “đánh theo kiểu con nhà nghèo”. Thêm nữa, Hoa Kỳ đã đi đêm với TQ, bỏ mặc Hoàng Sa cho TQ tấn công. Điều này đã được lịch sử chứng minh. Hoàng Sa – một vị trí ở phía Đông VN có giá trị rất lớn về quân sự, kinh tế không nằm ngoài dã tâm của TQ.

Như vậy, có thể thấy, âm mưu đen tối chiếm toàn bộ Hoàng Sa của TQ đã nung nấu từ rất lâu, chỉ chờ thời cơ là họ ra tay hành động. Chỉ cần nhìn vào sự bố trí lực lượng sau đây của Quân ủy Trung ương TQ là rõ:

- Cử tàu 396, 389 của đại đội tàu quét mìn số 10 thuộc căn cứ Quảng Châu và tàu 271, 274 đại đội săn tàu ngầm số 73 căn cứ Du Lâm trong 2 ngày 17, 18 phải có mặt ở vùng biển phụ cận cụm đảo Vĩnh Lạc, Hoàng Sa để làm nhiệm vụ tuần tra.

- Lệnh cho quân khu Nam Hải cử 4 trung đội vào đóng trên 3 đảo Tấn Khanh, Tham Hàng, Quảng Kim.

- Căn cứ Quảng Châu cử tàu 281, 282 của đại đội săn tàu ngầm số 74 vào gần cụm đảo Vĩnh Lạc làm nhiệm vụ cơ động.

- Đặt sở chỉ huy trên biển trên tàu 271 thuộc đại đội săn tàu ngầm số 73.

- Để phối hợp hành động của hải quân, Quân khu Quảng Châu lệnh cho Trung đoàn 22 không quân thuộc Hạm đội Nam Hải cử 2 phi đội máy bay chiến đấu, bay trinh sát tuần tra trên bầu trời cụm đảo Vĩnh Lạc, đồng thời yêu cầu không quân thuộc quân khu Quảng Châu cử một bộ phận làm nhiệm vụ sẵn sàng chi viện.

Do không đủ thông tin, một số tài liệu cho rằng lực lượng hải quân VNCH mạnh hơn, vì có tàu to hơn? Thực ra, hải quân VNCH chỉ có hai tuần dương hạm Trần Bình Trọng và Lý Thường Kiệt, khu trục hạm Trần Khánh Dư và hộ tống hạm Nhật Tảo. Còn TQ đã giương bẫy chờ sẵn, cộng thêm so sánh lực lượng hoàn toàn có lợi cho phía TQ.

Nhưng sự quyết tâm, lòng dũng cảm của hải quân VNCH làm cho quân TQ cũng phải nể phục. Sau đây là mô tả của Sa Lực Mân Lực – tác giả TQ:

“Sáng sớm ngày 18.1, tàu Trần Khánh Dư và Trần Bình Trọng của Nam VN trong mấy ngày qua vẫn lởn vởn ở vùng biển gần đảo Cam Tuyền, lại đến gần tàu cá (?) số 407 của TQ, dùng loa gào thét, buộc tàu cá TQ phải ra khỏi vùng biển này. “Không đi, coi chừng chúng tao sẽ tiêu diệt cả tàu lẫn người bây giờ” – viên sỹ quan Nam VN đe dọa. Trong khi đe dọa không có kết quả, cáu tiết, tàu Trần Khánh Dư chạy hết tốc lực, lao thẳng vào tàu cá 407, phá hủy buồng lái của tàu”.

“Sáng sớm ngày 19.1, sau một ngày “thi gan” với hải quân TQ, hải quân Nam VN quyết tâm lợi dụng tàu chiến hòng nuốt chửng các tàu tuần tiễu có trang bị kém hơn của hải quân TQ (?), tiến tới chiếm cả cụm đảo Vĩnh Lạc”.

“Hai tàu Lý Thường Kiệt và Sóng Gầm (có lẽ chỉ hộ tống hạm Nhật Tảo) giàn sẵn thế trận từ vùng biển phía bắc đảo Quảng Kim tiếp cận biên đội tàu hải quân TQ. Còn hai tàu Trần Khánh Dư và Trần Bình Trọng thì từ phía Nam tiếp cận hai đảo Tham Hàng và Quảng Kim”.

“Tàu Lý Thường Kiệt giương cao nòng pháo, lao thẳng vào biên đội hải quân TQ. Ỷ vào thế có lớp vỏ thép dày, tàu Lý Thường Kiệt không những không thay đổi hướng đi, ngược lại còn dùng mũi tàu húc thẳng vào tàu 396, làm hỏng cột đài chỉ huy, lan can mạn trái và máy quét mìn”.

“Tàu Lý Thường Kiệt ngang nhiên đi giữa 2 tàu hải quân TQ, lao về phía đảo Tham Hàng, Quảng Kim, sau đó thả 4 xuồng cao su, chở hơn 40 tên sỹ quan binh sỹ Nam VN đổ bộ lên đảo ngay trước mặt tàu chiến TQ”.

“Sau khi chiếm lĩnh vị trí có lợi ở vòng ngoài, cả 4 tàu chiến hải quân Nam VN bỗng nhiên đồng loạt nổ súng vào 4 tàu chiến của biên đội hải quân TQ. Dưới làn pháo dày đặc của tàu địch, tàu chiến của hải quân TQ liên tiếp bị trúng đạn, một số nhân viên bị thương”.

Ngay trong ngày 19.1.1974, Bộ trưởng Ngoại giao VNCH đã ra tuyên cáo về những hành động gây hấn của Trung Cộng trong khu vực đảo Hoàng Sa:

“Lực lượng Hải quân Trung Cộng gồm 11 chiến đỉnh thuộc nhiều loại và trọng lượng khác nhau, kể cả một tàu loại Komar có trang bị hỏa tiễn.

Để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ và nền an ninh quốc gia trước cuộc xâm lăng quân sự này, các lực lượng Hải quân VNCH trấn đóng trong khu vực này đã ra lệnh cho bọn xâm nhập phải rời khỏi khu vực.

Thay vì tuân lệnh, các tàu Trung Cộng, kể từ 18.1.1974, lại có những hành động khiêu khích như đâm thẳng vào các chiến đỉnh VN”.

“Cuộc giao tranh hiện còn tiếp diễn và đang gây thiệt hại về nhân mạng và vật chất cho cả đôi bên”.

“Làm ngơ để cho Trung Cộng tự do tiến hành cuộc xâm lấn trắng trợn này là khuyến khích kẻ gây hấn tiếp tục theo đuổi chánh sách bành trướng của chúng và sự kiện này đe dọa sự sống còn của những nước nhỏ đặc biệt là những nước ở Á Châu”.

Không có chứng cớ cho thấy phản ứng của Bắc VN. Tướng Võ Nguyên Giáp nhận được tin mất Hoàng Sa trong khi đang chữa bệnh ở nước ngoài.


Di ảnh một số anh hùng vị quốc vong thân bảo vệ Hoàng sa. (Nguồn: hoangsa74.tripod.com)

Kết thúc trận đánh, phía VNCH có 74 thủy thủ hy sinh, các tàu Trần Khánh Dư, Trần Bình Trọng, Lý Thường Kiệt bị thương nặng, còn hộ tống hạm Nhật Tảo thì bị bắn chìm vào hồi 14h52 phút. Phía TQ có hai hộ tống hạm bị bắn chìm, hai trục lôi hạm bị bắn hỏng, một đô đốc, sáu đại tá và hàng chục sỹ quan cấp tá, cấp úy khác tử trận, 67 lính bị thương. TQ thừa dịp mở cuộc đổ bộ, giành lại 3 hòn đảo từ tay quân đội Nam VN. Từ đây, toàn bộ quần đảo Hoàng Sa rơi vào tay TQ

Có thể thấy, khi trận hải chiến Hoàng Sa nổ ra, Nam VN phải đối phó cùng một lúc từ hai mặt trận: phía Đông và phía Bắc. Nam VN không thể tăng thêm lực lượng đánh trả cũng như không thể tập trung lực lượng tái chiếm Hoàng Sa, từ đó dẫn đến việc toàn bộ Hoàng Sa mất vào tay TQ.

Mười bốn năm sau, ngày 14.3.1988, lại diễn ra một trận hải chiến ở Trường Sa, cũng giữa VN và TQ, được gọi là cuộc chiến tranh 28 phút trên biển, đã làm cả thế giới quan tâm, theo dõi, kết thúc bằng việc TQ lại giành thêm một số đảo nữa ở Trường Sa, sau khi đã chiếm trọn Hoàng Sa.

Sau năm 1975, tổng quân số của hải quân VN có khoảng 50 ngàn người, biên chế gồm một hạm đội, một lữ thủy quân lục chiến, một lữ tàu pháo, 10 trung đoàn chiến đấu. Trang bị có khoảng 100 chiếc hạm tàu chiến đấu, gồm tàu khu trục, tàu hộ vệ, tàu quét mìn, tàu đổ bộ chở tăng, tàu ngư lôi, tàu tên lửa và tàu săn ngầm. Nhìn chung, lực lượng và trang bị của hải quân VN lúc bấy giờ không lấy gì làm mạnh lắm.

Trong trận hải chiến Trường Sa, VN chỉ có 3 tàu chở vật liệu ra đảo. Cũng như trận Hoàng Sa, so sánh lực lượng cho thấy sự hơn hẳn của TQ và TQ còn dành luôn ưu thế bất ngờ trong trận đánh.

Ta hãy xem Sa Lực Mân Lực huyênh hoang nhưng đã để lộ sự bố trí và lực lượng của TQ:

“Trước tình thế khẩn cấp, bộ đội hải quân ta lập tức xuất kích, hướng thắng về phía tàu địch xông tới, đội tàu quân ta với 3 tàu hộ vệ làm chủ lực, đã tỏ rõ sức mạnh chiến đấu của quân đội ta. Những chiến hạm kiểu mới được trang bị tên lửa biển đối biển, pháo tự hành 100 ly hợp đồng tác chiến với tàu ngầm và các loại hạm tàu kiểu mới khác, hình thành lưới lửa dày đặc, khiến quân VN lâm vào thế trận bị động chịu đòn. Tàu đổ bộ 505 của Hải quân VN đang tấn công vào đảo vội vã ứng chiến, còn hai tàu vận tải 604, 605 cũng tổ chức bắn trả, vừa đánh vừa tìm cách rút lui. Trong tiếng pháo đùng đùng, tàu vận tải 604 của Hải quân VN bị bắn chìm tại chỗ, tàu đổ bộ 505 bị bắn trọng thương và chìm trên đường về, còn tàu vận tải 605 bị mắc cạn”.


Thuyền trưởng Vũ Huy Lễ (đứng giữa hàng đầu) và thuỷ thủ tàu HQ-505 (ảnh: hoangsa.org).

Kết thúc trận đánh, phía VN có 64 thủy thủ hy sinh.

Thủ đoạn quen thuộc của TQ vẫn là khiêu khích, lập luận của họ vẫn là đổi trắng thay đen, biến không thành có một cách trơ trẽn. Họ chặn không cho tàu của Hội chữ thập đỏ đến cứu các thủy thủ VN, đã thế lại nói ngược là TQ “với tinh thần nhân đạo, còn tiến hành cứu giúp số người rơi xuống biển của phía VN”. Sau trận đánh, TQ còn ngang ngược trao công hàm phản đối đến sứ quán VN tại TQ, đòi “nhà cầm quyền VN phải chấm dứt ngay những cuộc khiêu khích vũ trang đối với TQ ở vùng biển quần đảo Nam Sa và rút khỏi các đảo đá đã xâm chiếm và vùng biển phụ cận của TQ” – sự trơ trẽn đã vượt quá giới hạn.

Mười bốn năm trước, họ đổ lỗi cho VNCH, mười bốn năm sau, họ lại đổ lỗi cho CHXHCNVN.

Mười bốn năm trước, Hoa Kỳ làm ngơ để TQ đánh chiếm Hoàng Sa; mười bốn năm sau, LX cũng làm ngơ, không hề có một hành động nào giúp VN, dù hải quân LX đang ở Cam Ranh, dù Hiệp ước hữu nghị và hợp tác giữa hai bên có hiệu lực tới 25 năm. Thậm chí, lúc đầu LX còn không ủng hộ tuyên bố chủ quyền của VN tại Trường Sa, vì vấn đề rút quân của VN tại Cambodia.

Đối với VN, bài học về độc lập, tự chủ bao giờ cũng đầy tính thời sự.

Nhìn lại hai trận đánh lớn trên biển Đông làm chúng ta nhớ lại sự quyết tâm, lòng dũng cảm và sự hy sinh vô bờ bến của những người lính VN; cũng chính là nhìn lại vị thế của VN đặt trong tổng thể mối quan hệ với các nước lớn; nhìn lại lịch sử quan hệ Việt – Trung, những âm mưu đen tối, sâu hiểm, lâu dài của TQ đối với VN. Lịch sử dạy chúng ta – không chỉ qua hai trận đánh lớn trên biển Đông, làm sao có thể tin được TQ, làm sao có thể làm bạn với TQ?

Một điều không khỏi làm chúng ta day dứt là kết quả hai trận đánh lớn trên biển Đông không như mong muốn và ý định của chúng ta. Phải chăng, trên biển, sức mạnh của TQ là tuyệt đối? Lịch sử các trận hải chiến giữa VN và TQ, phần thắng luôn nghiêng về VN, nhưng đó là khi ta nhử cho chúng vào gần bờ hoặc vào sâu trong các cửa sông, còn ngoài khơi xa thì sao? Tác chiến trên biển phải có khả năng tấn công, phòng thủ ba chiều trên không, mặt biển và đáy biển. Cần làm gì để giành phần thắng – vấn đề của các nhà chiến lược quân sự VN.

Đối với chúng ta, trên tất cả, đó là sức mạnh của lòng dân. Dựa vào dân, có dân là có tất cả –. Có được lòng dân, dù lãnh thổ tạm thời bị mất nhưng nhất định sẽ lấy lại được. Ngược lại, nếu đánh mất lòng dân thì lãnh thổ đang có sợ rằng rồi cũng sẽ bị mất – bất cứ nước nào cũng vậy. Lịch sử hơn một lần răn đe chúng ta. Nhìn lại hai trận đánh lớn trên biển Đông càng làm chúng ta hiểu sâu sắc thêm bài học lịch sử đó.

Nguồn: http://lemaiblog.wordpress.com/2013/01/15/nhin-lai-hai-tran-lon-danh-tren-bien-dong-1/                                                              http://www.viettan.org/Nhin-lai-hai-tran-danh-lon-tren.html

 

 

 

 

 


 

 

 

Ba tàu hải giám Trung Quốc lại xâm nhập lãnh hải Senkaku/Điếu Ngư


 

Tàu hải giám TQ gần đảo Uotsuri thuộc quần đảo có tranh chấp chủ quyền với Nhật, Senkaku/Điếu Ngư. Ảnh chụp ngày 17/01/2013

Reuters

Đức Tâm RFI


Theo thông báo của lực lượng tuần duyên Nhật Bản, ngày 19/01/2013, ba tàu hải giám của Trung Quốc đã xâm nhập vào vùng lãnh hải thuộc quần đảo Senkaku hiện do Nhật Bản quản lý, nhưng Trung Quốc tuyên bố có chủ quyền và gọi là quần đảo Điếu Ngư.


Các tàu của Trung Quốc đã xâm nhập vào khu vực này lúc 9h, giờ địa phương và gần bốn tiếng đồng hồ sau đó mới ra khỏi nơi đây.

Vụ xâm nhập gần đây nhất là vào ngày 07/01/2013. Một ngày sau đó, chính phủ Nhật Bản đã triệu đại sứ Trung Quốc tại Tokyo lên để phản đối.

Hôm 16/01/2013, tân thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã công du Việt Nam, chuyến xuất ngoại đầu tiên kể từ khi ông nhậm chức. Theo giới phân tích, chuyến đi này nhằm thể hiện quyết tâm của Tokyo tăng cường quan hệ với các nước trong khu vực, đối phó với ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc.

Ngày 18/01/2013, trong cuộc gặp với Ngoại trưởng Nhật Bản tại Washington, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cũng đã khẳng định sự ủng hộ của Hoa Kỳ đối với Nhật Bản và nhấn mạnh là vùng quần đảo Senkaku/Điếu Ngư nằm trong phạm vi điều chỉnh của hiệp ước an ninh Mỹ-Nhật.

Từ nhiều tháng qua, đặc biệt là sau khi Tokyo quốc hữu hóa một số hòn đảo thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, hồi tháng 9/2012 Trung Quốc liên tục điều tàu ngư chính và hải giám đến khu vực này. Thậm chí gần đây, máy bay Trung Quốc còn xâm phạm không phận quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.

Tình hình trở nên căng thẳng hơn trong những tuần qua. Tân chính phủ Nhật Bản loại trừ mọi khả năng đàm phán về chủ quyền đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư và đang nghiên cứu việc đưa một số thiết bị quân sự đến gần khu vực. Trong khi đó, Bắc Kinh tuyên bố có kế hoạch thực hiện nghiên cứu địa hình Senkaku/Điếu Ngư trong khuôn khổ chương trình lập bản đồ « các đảo và bãi đá thuộc lãnh thổ Trung Quốc ».


 

 

 

 

 

Mỹ phản đối hành động đơn phương trong vụ tranh chấp Trung-Nhật



Phát biểu tại cuộc họp báo chung hôm thứ sáu với Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida đang đi thăm Washington, bà Clinton kêu gọi Nhật Bản và Trung Quốc giải quyết vụ tranh chấp lãnh thổ một cách hòa bình. Nhưng bà cũng gián tiếp cảnh cáo Trung Quốc chớ có bất kỳ hành động đơn phương nào để phương hại tới quyền kiểm soát của Nhật đối với quần đảo này (1/18/2013).

Tin liên hệ



19.01.2013

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton tuyên bố Hoa Kỳ phản đối bất kỳ hành động đơn phương nào trên các hòn đảo có tranh chấp ở Biển Đông Trung Hoa.

Phát biểu tại cuộc họp báo chung hôm thứ sáu với Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida đang đi thăm Washington, bà Clinton kêu gọi Nhật Bản và Trung Quốc giải quyết vụ tranh chấp lãnh thổ một cách hòa bình. Nhưng bà cũng gián tiếp cảnh cáo Trung Quốc chớ có bất kỳ hành động đơn phương nào để phương hại tới quyền kiểm soát của Nhật đối với quần đảo này.

Ngoại trưởng Kishida hoan nghênh sự ủng hộ của bà Clinton và nói thêm rằng Nhật Bản muốn có những mối quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc.

Căng thẳng vì quần đảo Nhật Bản gọi là Senkaku và Trung Quốc gọi là Điếu Ngư đã tăng mạnh trong vài tháng qua. Bắc Kinh và Tokyo giờ đây đã bắt đầu thực hiện những phi vụ trinh sát trên không phận của vùng biển có tranh chấp.

Chuyến đi của ông Kishida đến Washington là chuyến công du đầu tiên của một giới chức cấp cao của Nhật kể từ khi phe bảo thủ Nhật Bản quay lại nắm quyền sau cuộc bầu cử hồi tháng trước. Ngoại trưởng Clinton loan báo rằng Thủ tướng Shinzo Abe đã được mời đến thăm Washington vào tháng hai.

 


 

 

 

2 comments:

  1. Trận hải chiến Hoàng-Sa, năm 1974, ai cũng biết là trận chiến giử nước hào hùng của Hải Quân, QLVNCH. Tất cả quân nhân Hải Quân tham dự trận chiến này đều đáng được vinh danh và tưỡng niệm.
    Trận hải chiến Trường Sa năm 1988 thì trái lại. Đây không phải là một trận chiến. Tội nghiệp các bộ đội của vncs. Họ có đánh đấm gì đâu.Họ đã được lệnh không được nổ súng và thật sự họ không được trang bị súng. Họ chĩ là những bia thịt cho bọn TC.
    Tội nghiệp họ thì cũng đúng, nhưng thật ra những người bộ đội HQ này quá ngu.
    Các bác vào google rồi tìm Vòng Tròn Bất Tử hay trận chiến Trường Sa năm 1988 xem cho biết.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Cám ơn Bác... VC dùng trẻ em làm bia thịt đỡ đạn cho họ...Thật là nhục....



      http://www1.vietinfo.eu/chuyen-muc-bien-dong/video-hai-chien-truong-sa-1988--vong-tron-b%E1%BA%A5t-tu.html

      Delete

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-25/1/2025

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link