Sunday, January 20, 2013

Dầu khí : vũ khí kinh tế chiến lược của Algeri


 

Thứ bảy 19 Tháng Giêng 2013

Dầu khí : vũ khí kinh tế chiến lược của Algeri


Khu vực khai thác dầu khí In Amenas

Khu vực khai thác dầu khí In Amenas

Thanh Hà


Không phải ngẫu nhiên cơ sở dầu khí In Amenas trở thành mục tiêu tấn công. 98 % kim ngạch xuất khẩu và 70 % thu nhập của Nhà nước Algeri tùy thuộc vào hai nguồn năng lượng kể trên. In Amenas là con gà đẻ trứng vàng cho phép Algeri thu về hàng năm gần 4 tỷ đô la.

Chuyên gia dầu khí, Francis Perrin-Paris
19/01/2013
More

In Amenas là một trong những cơ sở dầu khí chiến lược của Algeri : bắt đầu hoạt động từ năm 2006, cơ sở này sản xuất 9 tỷ mét khối khi đốt hàng năm, tương đương với 12 % sản lượng của toàn quốc và 18 % lượng khí đốt xuất khẩu của Algeri.

Trả lời đài RFI Pháp ngữ, chuyên gia về dầu hỏa Francis Perrin, giám đốc điều hành tạp chí Dầu hỏa và Khí đốt Ả Rập phân tích về tác động của vụ bắt giữ con tin vừa qua tại cơ sở dầu khí In Amenas đối với ngành công nghiệp dầu khí Algeri trong tương lai. Theo ông quân khủng bố đang đặt ra một thách thức lớn cho chính quyền Alger. Các công ty ngoại quốc sẽ xét lại chiến lược đầu tư ở quốc gia này. Chuyên gia Perrin nhắc lại :

« Trong quá khứ đã từng có những âm mưu tấn công nhắm vào các cơ sở dầu khí của Algeri, và những kế hoạch phá hoại đó đôi khi đã có những hậu quả tai hại. Chẳng hạn như vào năm 1994 công ty liên doanh Pháp Mỹ, Schlumberger đã bị tấn công. Nhiều nhân viên của hãng này đã thiệt mạng, trong đó có một kỹ sư người Pháp. Sau đó, một vài đường ống dẫn dầu, ống dẫn khí của Algeri cũng bị phá hoại. Đấy chính là điểm yếu của Algeri do các đường ống trải dài trên hàng trăm cây số, chính quyền không thể bảo đảm an ninh cho cả hệ thống đó. Nói cách khác, rất dễ tìm những sơ hở để tấn công vào các đường ống dấn dầu. Chỉ cần làm gián đoạn hệ thống phân phối, là cũng đủ để gây rối loạn cho cả hệ thống phân phối của Algeri.

Theo tôi quân khủng bố đã từng tìm cách tấn công vào các cơ sở dầu khí của Algeri chứ không phải là họ tha cho các cơ sở đó. Đương nhiên là Algeri đã nỗ lực để bảo đảm an ninh, đặc biệt là tại các vùng sa mạc. Ở sa mạc thì người ta cũng dễ phát hiện những kẻ có âm mưu phá hoại. Tôi nghĩ rằng việc bảo đảm an ninh cho các cơ sở đó tương đối là dễ nhưng vấn đề đặt ra là các địa điểm khai thác dầu quá rộng, quá lớn cho nên an ninh không thể được bảo đảm 100 % ».

Hậu quả In Amenas đối với ngành dầu khí Algeri ?

« Đương nhiên mọi người chờ đợi là các nhà đầu tư quốc tế sẽ thận trọng hơn đối với ngành công nghiệp dầu khí của Algeri, nhưng hãy còn quá sớm để đưa ra những kết luận. Các tập đoàn năng lượng ngoại quốc phải xét kỹ hơn về những yếu tố như mức độ rủi ro của Algeri.

Trong những năm 1990, Algerie bị coi là không mấy an toàn thế nhưng từ nhiều năm qua, nhiều dấu hiệu cho thấy Nhà nước Algeri và các lực lượng an ninh làm chủ được tình hình. Các nhóm Hồi giáo cực đoan bị suy yếu. Điều đó cũng đã đúng phần nào. Với vụ bắt giữ con tin tại In Amenas, dư luận có thể cho rằng chính quyền Algeri đã lơ là trước mối đe dọa khủng bố.

Chắc chắn một điều trong bối cảnh căng thẳng hiện nay trong khu vực, với các vụ bắt giữ con tin ở vùng Sahel, hay chiến tranh tại Mali, Alger nhẽ ra nên tăng cường an ninh. Có khả năng là trong những ngày vừa qua, chính quyền Algeri đã không đánh gia đúng mức tình hình. In Amenas ở cách không xa biên giới với Mali.

Tôi cho rằng nhiều đại gia dầu hỏa của thế giới sẽ xét lại các kế hoạch ở Algeri. Algeri có tiềm năng rất cao về dầu hỏa, và nhất là về khí đốt. Hơn nữa vào tuần sau chính phủ Algeri sẽ trình Quốc hội dự luật về dầu hỏa với mục tiêu thu hút các nhà đầu tư ngoại quốc để thăm dò, khai thác và sản xuất dầu khí, kể cả khí đá phiến ».

Vố đau đối với chính quyền Alger khi dầu khí là nguồn thu nhập chính của Nhà nước Algeri ?

« Đúng như vậy dầu hỏa chiếm đến từ 97 đến 98 % kim ngạch xuất khẩu của Algeri trong những năm gần đây. Như vậy là toàn bộ xuất khẩu của quốc gia này lệ thuộc vào các hoạt động khai thác, sản xuất và xuất khẩu vàng đen. Đây chính là một vấn đề hết sức nghiêm trọng đối với Algeri cũng như đối với nhiều quốc gia sản xuất và xuất khẩu dầu hỏa khác tại châu Phi : họ lệ thuộc quá nhiều vào một hai hai nguyên liệu.

Trong trường hợp của Algeri, toàn bộ nền kinh tế nước này sẽ sụp đổ nếu như chính quyền không còn có thể khai thác và xuất khẩu dầu hỏa, khí đốt. Hiện tại ngoại tệ có được nhờ xuất khẩu dầu hỏa được dùng đề tài trợ các khoản nhập khẩu của Algerie, từ lương thực thực phẩm đến thuốc men, từ quần áo đến các trang thiết bị công nghiệp …

Không có dầu khí, Algeri không thể nhập khẩu bất kỳ một thứ gì và cũng nhờ dầu hỏa mà Algeri phát triển được các ngành công nghiệp khác. Chính quyền Alger ý thức được điều đó và từ lâu nay đã đề cập đến chính sách « đa dạng hóa » ngành công nghiệp năng lượng- chẳng hạn như hướng tới việc phát triển năng lượng tái tạo và kể cả năng lượng hạt nhân. Alger ngoài ra cũng chủ trương dùng thu nhập từ dầu hỏa làm bàn đạp để phát triển những hoạt động kinh tế khác. Nhưng đấy mới chỉ là những kế hoạch trên giấy tờ và Algeri cần thực hiện những kế hoạch đó.Theo tôi đây là một chiến lược đúng đắn và nó đã được đề cập tới từ hàng chục năm nay ».

  

 

 

 

 
 dangnguoivietyeunguoiviet.org

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-20/12/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link