Tưởng Niệm Anh Hùng Tử Sĩ Hoàng Sa
(01/22/2013)
Tác
giả : Vi
Anh
Ngày
19-1 đồng bào và báo chí trong ngoài nước đều có tổ chức tưởng niệm anh hùng tử
sĩ của Việt Nam Cộng Hoà tử chiến chống Trung Cộng bảo vệ Hoàng sa của VN.
Theo dõi thời sự, người viết bài nầy cảm thấy rất ngậm ngùi và cảm kích. Ngậm ngùi nhớ lại các đây hơn sáu mươi mấy năm người viết bài này đang học lớp Nhứt tiểu học nhìn thầy Mã sanh Long ứa nước mắt nhắc lại câu “Thà làm quỷ nước Nam chớ không làm vương đất Bắc” của ÔngTrần bình Trọng khi giảng bài về lòng yêu nước. Nay người học trò tiểu học ấy đã bảy mươi mấy tuổi đời, ở cách xa quê nhà VN nửa vòng trái đất, ứa nước mắt khi đọc lại câu nói sau đây của những thương bịnh binh VNCH đang nằm trong khoang tàu nói với nhau khi nhận được lịnh sẵn sàng tác chiến của hạm trưởng: “Dù sao đánh nhau với Trung Quốc nếu có chết cũng vinh quang hơn”.
Lại càng cảm động hơn, lời nói đầy cảm kích ấy là của quân nhân Việt Nam Cộng Hoà mà được báo Tuổi Trẻ là tờ báo của Thành Đoàn của Đảng Nhà Nước CSVN, nhiều dộc giả nhứt ở VN, từ năm 2009 đã bắt đầu trang trọng trích dẫn câu này, với đầy đủ tên họ của 74 tử sĩ trong một loạt bài “Hoàng Sa - tường trình 35 năm sau”, tường thuật chi tiết về sự kiện 19 tháng 1 năm 1974. Trong lời “Lời Tòa soạn” báo Tuổi Trẻ giới thiệu loạt bài này: “(Tuổi Trẻ )- Hơn 35 năm trước, những người con đất Việt đã nhận lệnh vượt trùng dương ra quần đảo Hoàng Sa canh giữ biển trời Tổ quốc. Họ tự hào ra đi trong tâm thế của người Việt ra canh giữ đảo biển của người Việt! Bây giờ nhắc lại, mắt họ rưng rưng, tim họ nghẹn lại khi Hoàng Sa vẫn còn trong tay nước ngoài.Từ số báo này, Tuổi Trẻ đăng tải hồi ức của những người từng canh giữ biển trời Hoàng Sa 35 năm trước. Thời gian dài trôi qua, nhưng những gì tận mắt họ chứng kiến, những gì họ trực tiếp tham gia không thể phai mờ trong tâm trí.”
Có lẽ đây là loạt bài đầu tiên trên làng báo của Đảng Nhà Nước CS Hà nội. Sự thật vẫn là sự thật, Thượng Đế cũng không thay đổi được. 35 năm sau chính báo Tuổi Trẻ của Đảng Nhà Nước CS cũng phải nhìn nhận Quân Đội VNCH đã vì dân chiến đấu vì nước hy sinh. Dù lúc bấy giờ bất hạnh cho nước VN có một một đồng minh bất nghĩa đã bỏ rơi VN, VN thân cô thế cô nhưng quyết một tấc đất cũng không nhường cho giặc như lời của Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu kiêm Tư lịnh tối cao quân lực VNCH bay ra bộ tư lịnh hành quân xem xét kế hoạch và chỉ thị.
Và năm nay 2013, nhơn ngày 19/01 kỷ niệm 39 năm trận hải chiến bảo vệ lãnh thổ, báo chí và đồng bào trong ngoài nước vẫn tiếp tục vinh danh chiến sĩ VNCH bảo vệ Hoàng Sa. Nhật báo Thanh Niên của Đảng Nhà Nước CSVN dành một bài báo dài với nhiều chi tiết để nhắc lại trận chiến lịch sử chống Trung Quốc xâm lăng. Báo Thanh Niên ca ngơi lòng dũng cảm, chí vì dân chiến đấu, vì nược hy sinh của Hải Quân Việt Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa chống TC xâm lăng biễn dảo của Tổ Quốc VN.
Và các trang «dân báo» và «blog» tường thuật các sinh hoạt ghi dấu sự kiện được xem là «mối hận dân tộc».
Còn dồng bào và nhứty là thanh niên ở Hà Nội tổ chức thắp nến tưởng niệm, tri ơn cố trung tá Ngụy Văn Thà và 74 tử sĩ đã anh dũng hy sinh bảo vệ Hoàng Sa trước quân thù TC vào ngày 19/1/1974.
Ở hải ngoại đây là một cơ hội trọng đại, các đoàn thể quân dân cán chính Việt Nam Cộng Hoà và báo chí hải ngoại đều có tổ chức và bài vở tưởng niệm anh hùng tư sĩ Hoàng sa.
Hầu hết các nước, các dân tộc trên thế giới bây giờ có niềm tin như một đạo lý phổ quát, rằng chủ quyền quốc gia, bờ cõi đất nước, giang sơn gấm vóc của một quốc gia dân tộc là thiêng liêng. Không ai có quyền thương lượng, tương nhượng. Lấy máu xương ra gìn giữ là việc phải làm, một hy sinh cao cả nhứt.
Phản quốc là một đại trọng tội. Nên việc Đàng Nhà Nước CSVN CS Hà nội nhu nhược, như thông đồng, thần phục quân Tàu, mặc thị, bất động như nhượng đất, dâng biển, dâng đảo cho CS Bắc Kinh đã làm cho chính Đảng Nhà Nước phân hoá. Tướng lãnh hưu và tại chức chống đối. Trí thức trẻ già chống đối. Dân chúng oán hận.
Người dân Việt không sử dụng đươc trên truyền thông trong luồn của Đảng Nhà Nước CS, là “báo đài”, để nói lên thế nước lòng dân trong cơn nguy biến của giặc Tàu gây ra, thì dùng blog chánh trị để chống.
Nhà cầm quyển CS lãnh chỉ thị của TC là “định hướng dư luận”. CSVN bắt người yêu nước này, thì người kia đứng lên kế tục. Nhiều nhà báo yêu nước tìm đủ mọi cách viết lách. “Tản mạn với Đảo Xa” của Trung Bảo trên báo Du lịch, “Hoàng Sa - tường trình 35 năm sau” trên báo Tuổi Trẻ; báo Tuổi Trẻ và Thanh Niên, đồng loạt đăng bài 'Trung Quốc yêu sách 80% diện tích biển Đông : Không chấp nhận đường lưỡi bò' của tác giả Quốc Pháp, là thí dụ điện hình.
Còn người dân trong nước dù bị kềm kẹp cũng tìm cách tưởng niễm anh hùng tử sĩ chống TC xâm lược. Như thanh niên Hànội thắp nến thả đèn cầu nguyện cho 74 tử sĩ VN Cộng Hoà ở Hà nội.
Tưởng nhớ vào ngày 19 tháng 1 này hằng năm, 74 anh hùng tử sĩ đã tử chiến vơi Trung Cộng ở Hoàng sa. Bốn chiến hạm HQ 4, HQ 5, HQ 10 và HQ 16 đã tấn công, đâm thẳng thẳng vào các chiến hạm của TC như phi cơ Thần Phong của Nhựt. Hạm Trưởng Hải Qưan Trung tá Ngụy Văn Thà, chỉ huy chung chết theo tàu theo truyền thống của Hải Quân.
Để kết thúc, xin phép trích một thư cả mấy chuc người ký, ở Bắc, ở Trung, ở Nam, và ở hải ngoại; đa số là ngươi trong nước gởi phu nhân Cố Hạm Trưởng Hải Qưan Trung tá Ngụy Văn Thà: “Thưa Bà; Chúng tôi những người con nước Việt, trong những ngày này, lòng đang hướng về Hoàng Sa và Trường Sa thân yêu của Tổ quốc xin gửi đến Bà cùng gia đình lời thăm hỏi ân cần và lời chúc an lành, hạnh phúc! Cách đây 39 năm, ngày 19/1/1974, trong một cuộc chiến không cân sức với quân xâm lược Trung Cộng để bảo vệ Hoàng Sa, Trung tá Ngụy Văn Thà, Hạm trưởng Chiến hạm Nhật Tảo HQ-10 đã tử trận cùng 73 đồng đội của Ông. Từ đó, toàn bộ quần đảo Hoàng Sa đã rơi vào tay quân xâm lược.Chúng tôi vô cùng xúc động trước sự hy sinh anh dũng của Ông nhà. Ông đã hiến thân vì Tổ quốc - một sự hy sinh vẻ vang nhất, hơn bất cứ một sự hy sinh nào. Sự hy sinh ấy là một tấm gương cho các thế hệ sau noi theo trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc của người Việt Nam.
“Thưa Bà;
“Chúng tôi rất vui vì những năm gần đây, sự kiện Hoàng Sa được nhắc lại và lần đầu tiên, nhiều người mới biết đến. Các giá trị dần dần được trả lại đúng bản chất của nó.Ngày 24/7/2011, một cuộc biểu tình tại Hà Nội đã tôn vinh Ông nhà cùng những chiến sĩ đã ngã xuống Hoàng Sa và những chiến sĩ đã ngã xuống Trường Sa 14 năm sau đó.Ngày 27/7/2011, Lễ tưởng niệm chiến sĩ Việt Nam hy sinh trong các cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc đã được tổ chức tại Sài Gòn mà bà là nhân vật được mời dự. Buổi lễ đã tri ân tất cả các chiến sĩ hy sinh trong các cuộc chiến chống xâm lược tại biên giới phía Bắc, biên giới Tây Nam, tại Hoàng Sa và Trường Sa…”
Theo dõi thời sự, người viết bài nầy cảm thấy rất ngậm ngùi và cảm kích. Ngậm ngùi nhớ lại các đây hơn sáu mươi mấy năm người viết bài này đang học lớp Nhứt tiểu học nhìn thầy Mã sanh Long ứa nước mắt nhắc lại câu “Thà làm quỷ nước Nam chớ không làm vương đất Bắc” của ÔngTrần bình Trọng khi giảng bài về lòng yêu nước. Nay người học trò tiểu học ấy đã bảy mươi mấy tuổi đời, ở cách xa quê nhà VN nửa vòng trái đất, ứa nước mắt khi đọc lại câu nói sau đây của những thương bịnh binh VNCH đang nằm trong khoang tàu nói với nhau khi nhận được lịnh sẵn sàng tác chiến của hạm trưởng: “Dù sao đánh nhau với Trung Quốc nếu có chết cũng vinh quang hơn”.
Lại càng cảm động hơn, lời nói đầy cảm kích ấy là của quân nhân Việt Nam Cộng Hoà mà được báo Tuổi Trẻ là tờ báo của Thành Đoàn của Đảng Nhà Nước CSVN, nhiều dộc giả nhứt ở VN, từ năm 2009 đã bắt đầu trang trọng trích dẫn câu này, với đầy đủ tên họ của 74 tử sĩ trong một loạt bài “Hoàng Sa - tường trình 35 năm sau”, tường thuật chi tiết về sự kiện 19 tháng 1 năm 1974. Trong lời “Lời Tòa soạn” báo Tuổi Trẻ giới thiệu loạt bài này: “(Tuổi Trẻ )- Hơn 35 năm trước, những người con đất Việt đã nhận lệnh vượt trùng dương ra quần đảo Hoàng Sa canh giữ biển trời Tổ quốc. Họ tự hào ra đi trong tâm thế của người Việt ra canh giữ đảo biển của người Việt! Bây giờ nhắc lại, mắt họ rưng rưng, tim họ nghẹn lại khi Hoàng Sa vẫn còn trong tay nước ngoài.Từ số báo này, Tuổi Trẻ đăng tải hồi ức của những người từng canh giữ biển trời Hoàng Sa 35 năm trước. Thời gian dài trôi qua, nhưng những gì tận mắt họ chứng kiến, những gì họ trực tiếp tham gia không thể phai mờ trong tâm trí.”
Có lẽ đây là loạt bài đầu tiên trên làng báo của Đảng Nhà Nước CS Hà nội. Sự thật vẫn là sự thật, Thượng Đế cũng không thay đổi được. 35 năm sau chính báo Tuổi Trẻ của Đảng Nhà Nước CS cũng phải nhìn nhận Quân Đội VNCH đã vì dân chiến đấu vì nước hy sinh. Dù lúc bấy giờ bất hạnh cho nước VN có một một đồng minh bất nghĩa đã bỏ rơi VN, VN thân cô thế cô nhưng quyết một tấc đất cũng không nhường cho giặc như lời của Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu kiêm Tư lịnh tối cao quân lực VNCH bay ra bộ tư lịnh hành quân xem xét kế hoạch và chỉ thị.
Và năm nay 2013, nhơn ngày 19/01 kỷ niệm 39 năm trận hải chiến bảo vệ lãnh thổ, báo chí và đồng bào trong ngoài nước vẫn tiếp tục vinh danh chiến sĩ VNCH bảo vệ Hoàng Sa. Nhật báo Thanh Niên của Đảng Nhà Nước CSVN dành một bài báo dài với nhiều chi tiết để nhắc lại trận chiến lịch sử chống Trung Quốc xâm lăng. Báo Thanh Niên ca ngơi lòng dũng cảm, chí vì dân chiến đấu, vì nược hy sinh của Hải Quân Việt Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa chống TC xâm lăng biễn dảo của Tổ Quốc VN.
Và các trang «dân báo» và «blog» tường thuật các sinh hoạt ghi dấu sự kiện được xem là «mối hận dân tộc».
Còn dồng bào và nhứty là thanh niên ở Hà Nội tổ chức thắp nến tưởng niệm, tri ơn cố trung tá Ngụy Văn Thà và 74 tử sĩ đã anh dũng hy sinh bảo vệ Hoàng Sa trước quân thù TC vào ngày 19/1/1974.
Ở hải ngoại đây là một cơ hội trọng đại, các đoàn thể quân dân cán chính Việt Nam Cộng Hoà và báo chí hải ngoại đều có tổ chức và bài vở tưởng niệm anh hùng tư sĩ Hoàng sa.
Hầu hết các nước, các dân tộc trên thế giới bây giờ có niềm tin như một đạo lý phổ quát, rằng chủ quyền quốc gia, bờ cõi đất nước, giang sơn gấm vóc của một quốc gia dân tộc là thiêng liêng. Không ai có quyền thương lượng, tương nhượng. Lấy máu xương ra gìn giữ là việc phải làm, một hy sinh cao cả nhứt.
Phản quốc là một đại trọng tội. Nên việc Đàng Nhà Nước CSVN CS Hà nội nhu nhược, như thông đồng, thần phục quân Tàu, mặc thị, bất động như nhượng đất, dâng biển, dâng đảo cho CS Bắc Kinh đã làm cho chính Đảng Nhà Nước phân hoá. Tướng lãnh hưu và tại chức chống đối. Trí thức trẻ già chống đối. Dân chúng oán hận.
Người dân Việt không sử dụng đươc trên truyền thông trong luồn của Đảng Nhà Nước CS, là “báo đài”, để nói lên thế nước lòng dân trong cơn nguy biến của giặc Tàu gây ra, thì dùng blog chánh trị để chống.
Nhà cầm quyển CS lãnh chỉ thị của TC là “định hướng dư luận”. CSVN bắt người yêu nước này, thì người kia đứng lên kế tục. Nhiều nhà báo yêu nước tìm đủ mọi cách viết lách. “Tản mạn với Đảo Xa” của Trung Bảo trên báo Du lịch, “Hoàng Sa - tường trình 35 năm sau” trên báo Tuổi Trẻ; báo Tuổi Trẻ và Thanh Niên, đồng loạt đăng bài 'Trung Quốc yêu sách 80% diện tích biển Đông : Không chấp nhận đường lưỡi bò' của tác giả Quốc Pháp, là thí dụ điện hình.
Còn người dân trong nước dù bị kềm kẹp cũng tìm cách tưởng niễm anh hùng tử sĩ chống TC xâm lược. Như thanh niên Hànội thắp nến thả đèn cầu nguyện cho 74 tử sĩ VN Cộng Hoà ở Hà nội.
Tưởng nhớ vào ngày 19 tháng 1 này hằng năm, 74 anh hùng tử sĩ đã tử chiến vơi Trung Cộng ở Hoàng sa. Bốn chiến hạm HQ 4, HQ 5, HQ 10 và HQ 16 đã tấn công, đâm thẳng thẳng vào các chiến hạm của TC như phi cơ Thần Phong của Nhựt. Hạm Trưởng Hải Qưan Trung tá Ngụy Văn Thà, chỉ huy chung chết theo tàu theo truyền thống của Hải Quân.
Để kết thúc, xin phép trích một thư cả mấy chuc người ký, ở Bắc, ở Trung, ở Nam, và ở hải ngoại; đa số là ngươi trong nước gởi phu nhân Cố Hạm Trưởng Hải Qưan Trung tá Ngụy Văn Thà: “Thưa Bà; Chúng tôi những người con nước Việt, trong những ngày này, lòng đang hướng về Hoàng Sa và Trường Sa thân yêu của Tổ quốc xin gửi đến Bà cùng gia đình lời thăm hỏi ân cần và lời chúc an lành, hạnh phúc! Cách đây 39 năm, ngày 19/1/1974, trong một cuộc chiến không cân sức với quân xâm lược Trung Cộng để bảo vệ Hoàng Sa, Trung tá Ngụy Văn Thà, Hạm trưởng Chiến hạm Nhật Tảo HQ-10 đã tử trận cùng 73 đồng đội của Ông. Từ đó, toàn bộ quần đảo Hoàng Sa đã rơi vào tay quân xâm lược.Chúng tôi vô cùng xúc động trước sự hy sinh anh dũng của Ông nhà. Ông đã hiến thân vì Tổ quốc - một sự hy sinh vẻ vang nhất, hơn bất cứ một sự hy sinh nào. Sự hy sinh ấy là một tấm gương cho các thế hệ sau noi theo trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc của người Việt Nam.
“Thưa Bà;
“Chúng tôi rất vui vì những năm gần đây, sự kiện Hoàng Sa được nhắc lại và lần đầu tiên, nhiều người mới biết đến. Các giá trị dần dần được trả lại đúng bản chất của nó.Ngày 24/7/2011, một cuộc biểu tình tại Hà Nội đã tôn vinh Ông nhà cùng những chiến sĩ đã ngã xuống Hoàng Sa và những chiến sĩ đã ngã xuống Trường Sa 14 năm sau đó.Ngày 27/7/2011, Lễ tưởng niệm chiến sĩ Việt Nam hy sinh trong các cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc đã được tổ chức tại Sài Gòn mà bà là nhân vật được mời dự. Buổi lễ đã tri ân tất cả các chiến sĩ hy sinh trong các cuộc chiến chống xâm lược tại biên giới phía Bắc, biên giới Tây Nam, tại Hoàng Sa và Trường Sa…”
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment