Sunday, June 16, 2013

Lòng Tin Chiến Lược


 

Lòng Tin Chiến Lược

 Lòng Tin Chiến Lược

(06/09/2013)

Tác giả : Trần Khải

Gấu trúc, hay panda, là một sinh vật hiếm hoi trên trần gian này. Do vậy, trong đời khó gặp gấu trúc. Phải có đại cơ duyên, bạn mới có thể gặp một con gấu trúc. Khó gặp y hệt như tìm cho ra cái gọi là “lòng tin chiến lược.”

Hiếm cũng y hệt như cái mà ông Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng gọi trong bài diễn văn ở Diễn đàn Đối thoại Shangri-La 2013 vào ngày 31/5 là “lòng tin chiến lược.” Hiếm là vì, đời thường chỉ có thể gặp “lòng tin chiến thuật” thôi – nghĩa là, lòng tin không có nghĩa trao trọn gói tới mức gọi là lòng tin chiến lược. Hiếm, rất hiếm, đời này tin nhau là khó, mà lại nâng tới mức “lòng tin chiến lược” còn khó ngàn lần hơn. Khó cũng y hệt như là tìm gặp gấu trúc.

Nói gấu trúc, vì gấu trúc có thể gặp ở địa cầu này, và đang trên đà tuyệt chủng. Nhưng không nói lòng tin chiến lược khó gặp như tìm gặp được một con rồng, đơn giản vì ai cũng biết không có cái gọi là con rồng, vì đó chỉ là huyền thoại.

Một bản phúc trình năm 2007 cho biết hiện có 239 con gấu trúc đang được nuôi ở Trung Quốc, và 27 con khác nuôi ở ngoài nước này.

Còn gấu trúc trong rừng được ước tính là khoảng 1,590 con đang lần khuất đâu đó ở núi cao rừng sâu, nghĩa là rất hiếm.

Hãy nhớ rằng, con rồng thường là một biểu tượng cho đất nước Trung Quốc, thì bây giờ cũng có khi gấu trúc được nhìn như hình ảnh biểu tượng cho nước này. Như hồi Thế Vận Bắc Kinh, biểu tượng gấu trúc được sử dụng như thế. Nhưng khi ông Dũng nói cần lòng tin chiến lược trong bài diễn văn “Xây dựng lòng tin chiến lược vì hòa bình, hợp tác, thịnh vượng của châu Á” thì, ông Dũng (và cả nhà cầm quyền Hà Nội) đang nhìn thấy “lòng tin chiến lược” này là con rồng hay là gấu trúc?

Nếu là rồng, thì chỉ là huyền thoại vô ích. Nếu là gấu trúc, thì đành lên tận rừng sâu niú cao mà tìm chăng?

Lúc đó, ông Dũng nói trong bài diễn văn: “...cần khẳng định rằng, cùng nhau xây dựng và củng cố lòng tin chiến lược vì hòa bình, hợp tác, thịnh vượng là lợi ích chung của tất cả chúng ta. Đối với Việt Nam chúng tôi, lòng tin chiến lược còn được hiểu trên hết là sự thực tâm và chân thành.”

Thế, Đức Đạt Lai Lạt Ma có “lòng tin chiến lược” vào Trung Quốc hay không?

Thử nhờ chuyện năm ngoái, khi Thủ Tướng Áo Quốc là Werner Faymann họp với Đức Đạt Lai Lạt Ma ở Vienna, Áo Quốc ngày 26-5-2012.

Có mặt Đức Hồng Y là để Bắc Kinh đừng giận, nên hiểu rằng đây là gặp gỡ tôn giáo.

Nhưng quân tử mười năm trả thù chưa muộn, nói kiểu phim Tàu, do vậy, tuần này, tức hơn một năm sau, Bắc Kinh đe dọa là sẽ thu hồi tất cả các gấu trúc đã cho một sở thú ở Vienna mượn nếu các lãnh đạo Áo Quốc còn gặp “sai lầm” lần nữa về chuyện tiếp đón Đức Đạt Lai Lạt Ma.

Lời hăm dọa này đăng trên mạng Phayul ngày 7 tháng 6-2013, nói rằng đó là bản tin từ báo "Die Presse" của nước Áo, tức là quốc gia Austria.

Đại Sứ TQ tại Vienna bày tỏ áp lực như thế, theo báo này.

Hồi tháng 5-2012, vị lãnh tụ tinh thần Tây Tạng, cũng là một Giải Nobel Hòa Bình, đã gặp Thủ Tướng Áo Werner Faymann và Phó Thủ Tướng kiêm Ngoại Trường Michael Spindelegger.

Chưa hết, gặp xong mà không chịu im lặng, Thủ Tướng Faymann kể rằng buổi họp với Đức Đạt Lai Lạt Ma là “một dấu hiệu chính trị minh bạch vì nhân quyền, bất bạo động và đối thoạị, và chống lại áp bức,” và lại bồi thêm rằng cá nhân ông ưa thích gặp các “khuôn mặt lớn” như Đức Đạt Lai Lạt Ma.

Hiển nhiên, nói thế, có nghĩa là Áo Quốc và bản thân Faymann trở thành “lòng tin chiến lược” cho Đức Đạt Lai Lạt Ma. Hiếm hoi, nhưng gặp được.

Lúc đó, Faymann còn bác bỏ những hăm dọa từ Bắc Kinh là quan hệ với Vienna có thể bị đe dọa nếu Đức Đạt Lai Lạt Ma thăm Áo Quốc: “Áo Quốc là một đất nước luôn luôn đứng về phía nhân quyền, và riêng tôi có trách nhiệm với nghị trình hoạt động của tôi.”

Sau buổi họp đó, phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao TQ là Hong Lei nói với các phóng viên rằng hành động của Áo Quốc là một “can thiệp nghiêm trọng vào nội bộ TQ, gây tổn thương cảm xúc của dân tôc TQ và gửi tín hiệu sai lầm cho các thế lực đòi độc lập Tây Tạng.”

Thế là bây giờ, TQ mới xuất độc chiêu gấu trúc. Hai con gấu trúc do TQ cho một sở thú ở Vienna mượn trong hợp đồng cho vay 10 năm, chính thức là đã hết hợp đồng vào tháng 3-2013, nhưng các viên chức sở thú cuối năm 2012 nói rằng 2 gấu trúc này sẽ được ở Áo thêm 10 năm nữa với hợp đồng với Hội Bảo Vệ Thú Hoang Dã TQ.

Eveline Dungl, người trách nhiệm gìn giữ gấu trúc ở sở thú này, nói với báo Austrian Times rằng: “Chúng tôi đã ký bản ghi nhớ về thời kỳ chuyểnt iếp. Cũng có một độngc ơ chính trị. Các cán bộ chỉ muốn ký hợp đồng khi có đáp ứng về không khí song phương hữu hảo, theo lời một nhà ngoại giao sử dụng ngôn ngữ như thế.”

Theo khảo sát của World Wildlife Fund, một trong những nơi cư trú tự nhiên cho gấu trúc là ở phía đông của đồng bằng Tây Tạng, bây giờ sáp nhập vào các tỉnh Sichuan (Tứ Xuyên) và Gansu (Giang Tô).

Tuyệt vời, gấu trúc từ núi rừng Tây Tạng, bỗng nhiên trở thành tài sản quốc gia Trung Quốc, và rồi được cho vay mượn khắp thế giới kèm với lời hù dọa, là cấm đủ thứ đối với Đức Đạt Lai Lạt Ma.

Hiếm là như thế, cho nên mới gọi các hợp đồng cho thuê gấu trúc là “lòng tin chiến lược,” một chữ nổ lốp bốp như pháo từ ông Dũng, nhưng nhìn hoài sẽ không thấy nổi, may ra bước vào sở thú Vienna mới thấy ở một góc hang.

Nhưng “lòng tin chiến lược” là gì?

Có phảỉ là lòng tin trái nghịch với “lòng tin chiến thuật”?

Có phảỉ là lòng tin mà người vợ đặt vào người chồng, luôn luôn tự nhủ rằng chiến lược là chuyện lâu dài như nghĩa trăm năm, bất kể có bị ông chồng nhậu say về đánh cho bầm mặt... và sẵn sàng tha thứ.

Y hệt như chuyện tàu ngư dân bị tàu Trung Quốc tông chìm liên tục... nhưng lòng tin chiến lược vẫn duy trì.

Vì đời này không thể thấy con rồng được, nhưng vẫn có thể thấy được gấu trúc. Đó gọi là lòng tin chiến lược.

Miễn là không đứng về phía nhân quyền. Như trường hợp nước Áo bị hù dọa.
 dangnguoivietyeunguoiviet.org

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Lisa Pham Vấn Đáp official-15/12/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link