Thursday, June 20, 2013

Cộng sản Việt Nam bán biển Đông bằng ‘đoàn tàu không số’


Cộng sản Việt Nam bán biển Đông bằng ‘đoàn tàu không số’



Mối liên hệ công hàm Phạm Văn Đồng và đoàn tàu không số.

Từ trước đến nay, chúng ta đã đưa ra nhiều thảo luận về chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa bằng các luật biển quốc tế, và mối quan hệ song phương Việt – Trung. Từ đây cũng có rất nhiều ý kiến, đề tài khác nhau quanh vấn đề trên được đưa ra. Tuy nhiên, hầu như chưa có, hoặc rất ít những nghiên cứu đào sâu về mối liên hệ giữa công hàm Phạm Văn Đồng năm 1958 và việc thành lập đoàn tàu không số năm 1961, hay còn gọi là ‘đường mòn Hồ Chí Minh trên biển’.

Tôi đã dành nhiều ngày, đọc một số tài liệu, bài báo về tính lịch sử của ‘đoàn tàu không số’, hay còn gọi là ‘ đường mòn Hồ Chí Minh trên biển’. Sau khi so sánh với một số luận điểm của chính quyền cộng sản Hà Nội bênh vực về công hàm Phạm Văn Đồng, tôi nhận thấy rằng: 2 thập niên 1950 – 1969 là giai đoạn có thể nói sự gắn kết rất chặt chẽ về mối quan hệ tình đồng chí và anh em của 2 đảng cộng sản Trung Quốc và cộng sản Việt Nam, đối với Hồ Chí Minh.

Cũng cần nhắc lại nạn đói năm 1944 – 1945 bùng phát ở miền Bắc Việt Nam, sức ảnh hưởng của nạn đói vẫn kéo dài đến nhiều năm sau đó tại miền bắc Việt Nam. Tiếp theo đó, dưới hình thức mang danh nghĩa cao đẹp là cải cách ruộng đất 1953 – 1956 {1}, cộng sản Hà Nội đã đấu tố và xử tội các địa chủ, tá điền,..v.v…. để cộng sản Việt Nam tiến hành giành lấy tài sản, đất đai của các địa chủ, tá điền phân phát cho bần nông, cố nông. Trong đó có âm mưu chiếm đoạt tài sản có giá trị và vàng bạc của giới giàu có, thượng lưu để cộng sản dùng vào mục đích mua sắm trang thiết bị quân sự và vũ khí từ Trung Quốc, từ đó tiến hành những cuộc cách mạng xuống miền Nam.

Nạn đói là vậy, cải cách là vậy, ngoài chiến dịch Hồ Chí Minh trên dãy Trường Sơn, thì việc khí tài và quân dụng để Hồ Chí Minh trang bị cho chiến dịch ‘đoàn tàu không số’ được lấy từ đâu.? Đó là thông qua các hiệp ước giữa Hồ Chí Minh và thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai về vấn đề chủ quyền biển Đông. Sau nhiều năm thảo luận để cộng sản Trung Quốc hổ trợ cho Hồ Chí Minh về khí tài quân sự, và tàu biển cho phía cộng sản Việt Nam thực hiện ‘đoàn tàu không số’. Ngày 4 tháng 9 năm 1958 chính phủ Trung Quốc ra tuyên bố về lãnh hải 12 hải lý:

“Lãnh hải của nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa rộng 12 hải lý. Quy định này áp dụng cho toàn bộ lãnh thổ nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa, bao gồm Trung Quốc đại lục cùng với duyên hải của các hải đảo, với Đài Loan cùng các hòn đảo xung quanh cách đại lục bằng hải phận quốc tế, những hòn đảo của khu vực Bành Hồ, quần đảo Đông Sa, quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa), quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa (Trường Sa) và những gì thuộc về những hải đảo của Trung Quốc”

Để được Trung Quốc hổ trợ, đảng cộng sản Việt Nam đã xác nhận tuyên bố chủ quyền của chính phủ Trung Quốc đối với Tây Sa và Nam Sa bằng công hàm do thủ tướng Phạm Văn Đồng ký ngày 14 tháng 9 năm 1958:

“Chúng tôi xin trân trọng báo tin để Ðồng chí Tổng lý rõ :
Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày ngày 4 tháng 9 năm 1958, của Chính phủ nước Cộng Hòa Nhân dân Trung Hoa, quyết định về hải phận của Trung Quốc.

Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc, trong mọi quan hệ với nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trên mặt bể”

Sau khi Phạm Văn Đồng ký công hàm làm cơ sở giao kết về mặt quốc tế giữa cộng sản Việt Nam và Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc đã tiến hành một số hổ trợ cho cộng sản Việt Nam bằng việc:

“Theo thượng tá cộng sản Ngô Nhật Dương: Tháng 7 năm 1959, tiểu đoàn 603 vận tải quân sự ven biển trực thuộc Đoàn 559 chính thức được thành lập. Sau khi ổn định tổ chức, nghiên cứu tình hình, tiểu đoàn chọn cảng cá Thanh Khê (khu vực cửa sông Gianh-Quảng Bình), sắm lưới, chuẩn bị mọi mặt cho chuyến vận chuyển đường biển đầu tiên. Để giữ bí mật tiểu đoàn hoạt động dưới danh nghĩa “Tập đoàn đánh cá sông Gianh.”. Do tầm quan trọng của tuyến vận tải này, trong phiên họp ngày 31 tháng 1 năm 1961, Quân ủy Trung ương đã xác định “tuyến vận chuyển chi viện đường biển chủ yếu là chuyên chở vũ khí do Quân ủy Trung ương phụ trách.”. Ngày 23 tháng 10 năm 1961, đoàn 759 chính thức được thành lập tại hầm tránh bom của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, khi Đại tướng về Đồ Sơn chỉ đạo thực hiện Nghị quyết 15 của Bộ Chính trị về giải phóng Miền Nam, chỉ đạo thành lập Đoàn tàu không số.”

tau ko so 1

tau ko so 2

tau ko so 3

tau ko so 4

tau ko so 5

Theo một số tài liệu và hình ảnh được lưu giữ, đoàn tàu không số trên biển của cộng sản Việt Nam có tối thiểu là 5 loại tàu sắt bị hải quân Việt Nam Cộng Hòa chụp hình được:

Kể từ sau những chuyến hải trình của đoàn tàu không số đầu tiên thành công, lẫn thất bại, từ năm 1960 – 1968, Hồ Chí Minh đã nhiều lần qua lại với chính phủ Trung Quốc, ăn nhậu với Chu Ân Lai, tắm biển nghỉ hè với Mao Trạch Đông, đón tiếp Đặng Tiểu Bình, Lưu Thiếu Kỳ,..v.v….

0

Việt nam đang lâm vào chiến tranh, loạn lạc, hàng trăm ngàn người Huế bị thảm sát năm 1968, hàng triệu người dân bị cộng sản giết chết, khủng bố. Hàng triệu dân đói khổ, thế nhưng Hồ Chí Minh vẫn thường xuyên đi về giữa Việt Nam và Trung Quốc để ăn nhậu và nghỉ hè như một bậc vương giả giàu có.

Tư liệu: Hồ Chí Minh và những chuyến đi Trung Quốc năm 1960http://ditichhochiminhphuchutich.gov.vn/ContentDetail.aspx?id=442

Dưới đây là những lời thú nhận của những con người đã từng đóng quân tại cảng của Trung Quốc, thực thi trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc, sau công hàm Phạm Văn Đồng. Nhận viện trợ đóng tàu và cung cấp lương thực từ phía Trung Quốc:

“Trong số hàng trăm thủy thủ Đoàn tàu không số, có nhiều người dù ít hay nhiều đã từng sống, huấn luyện, làm việc tại Hậu Thủy hay Tam Á, Hải Nam (Trung Quốc)

Sau những gì đã chứng kiến, nhiều cựu chiến binh trong Đoàn tàu không số khi xưa đã khẳng định, sự giúp đỡ của Trung Quốc là rất quý báu. Trong chuyến đi gặp gỡ các cựu chiến binh Đoàn tàu không số cuối thu 2011, phóng viên Báo Quân đội nhân dân may mắn khi gặp được một trong số những người đầu tiên đến cảng Hậu Thủy để tiếp nhận sự bàn giao từ phía Trung Quốc. Đó là ông Đỗ Xuân Tâm, vị trí máy 1, Tàu 187, Đoàn tàu không số. “Năm 1964, tàu tôi đi tiền trạm, cùng đi có ông Trần Phong khi đó là trợ lý hàng hải, sang Hậu Thủy với nhiệm vụ tiếp nhận cảng để sử dụng từ phía Trung Quốc”. Ông Tâm nhớ rất rõ: “Sáng 1-5-1964, khi thức giấc, tôi nhìn thấy tàu bạn lừng lững. Tàu của bạn cẩu cho mình ba bốn bao lớn, trong đó chứa toàn bánh bao, dưa hấu, bánh, kẹo. Bạn nói, hôm nay là ngày 1-5, Ngày Quốc tế Lao động, mời các bạn Việt Nam liên hoan để chúc mừng Ngày Quốc tế Lao động. Cả tàu khi ấy có 16 người, chúng tôi nghĩ, ăn thế này, cả tháng cũng không hết”.

Ông Hồ Văn Kiêm, nguyên là thủy thủ Đoàn tàu không số, sau này là Lữ đoàn trưởng Đoàn 125 (Đoàn tàu không số), người cũng có 7 năm sống tại cảng Hậu Thủy (Trung Quốc) đã khẳng định: “Đánh giá về sự chi viện của Đảng, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc đối với Đoàn tàu không số và Đường Hồ Chí Minh trên biển, cũng như đối với cách mạng Việt Nam, tôi cho rằng, đó là sự giúp đỡ chân thành, có trách nhiệm, có hiệu quả”. Nhớ lại những năm tháng sống cùng các đồng chí Trung Quốc, ông Kiêm kể: “Ngoài những lúc ở Trung Quốc neo đậu huấn luyện, chúng tôi vẫn tổ chức các chuyến chuyển hàng vào miền Nam. Tôi không nhớ rõ đã đi, về bao nhiêu chuyến xuất phát từ Trung Quốc. Nhưng những kỷ niệm về Trung Quốc vẫn còn nguyên vẹn. Các đồng chí Trung Quốc rất nhiệt tình và cẩn thận trong công việc. Trong từng kiện hàng, từng hành động, đến từng bữa ăn, chúng tôi vẫn cảm nhận rõ sự trân trọng, ưu ái của phía bạn (Trung Quốc). Nhìn những thùng hàng hóa, vũ khí trang bị được bọc kỹ càng bằng nhiều lớp vải, sau đó nhúng sáp rất dày, đóng và bảo quản cẩn thận. Lúc đầu, tàu neo tại vịnh Hạ Long. Song, thời gian này giặc Mỹ đã leo thang đánh phá miền Bắc rất mạnh. Hằng ngày tàu vẫn phủ lưới ngụy trang, chặt lá cây che. Được một thời gian, không quân của ta vẫn phát hiện ra tàu. Cấp trên quyết định đưa tiểu đoàn của ông Kiêm sang Trung Quốc để neo đậu, tránh máy bay Mỹ, chờ thực hiện nhiệm vụ. Tháng 6-1966, ông Kiêm cùng các đồng chí khác trong tiểu đoàn đưa tàu sang neo ở cảng Hậu Thủy (Trung Quốc), làm các nhiệm vụ chuẩn bị để vào chiến trường “B”.

Trong một ký ức gần như vẫn nguyên vẹn về những ngày tháng ở Trung Quốc, một cựu chiến binh khác của Đoàn tàu không số, ông Đào Hồng Tuyển, hiện là Phó chủ tịch thường trực Hội truyền thống Đường Hồ Chí Minh trên biển tự hào cho biết: “Tôi có thể tự hào là một trong những thủy thủ trẻ tuổi nhất của Đoàn tàu không số. Tôi bắt đầu tham gia Hải quân từ lúc 15 tuổi. Năm 1970, sau khi vào Hải quân, tôi được biên chế về đơn vị tàu hai đáy. Loại tàu hai đáy này được đưa từ miền Nam. Sau khi thành lập đơn vị tàu hai đáy, đơn vị chúng tôi thường xuyên neo tại cảng Tam Á, Hải Nam (Trung Quốc)”.

Chia sẻ với phóng viên Báo Quân đội nhân dân, ông Trần Văn Hữu, Chủ tịch Hội truyền thống Đường Hồ Chí Minh trên biển đã kể về cái “duyên” gắn bó với Đoàn tàu không số và đất nước Trung Quốc. Ông Hữu cho biết, năm 1964 ông được Quân chủng Hải quân tuyển. Lúc đó ông đã là đảng viên. Khi vào hải quân, ông được chọn vào Đoàn 125. Tuy nhiên, để có vinh dự đi “B”, vài chục người được chọn phải hội tụ đủ điều kiện về sức khỏe. Đến năm 1963-1964, do yêu cầu của tình hình phát triển, chúng ta có thêm nhiều tàu mới. Tháng 10-1964 tôi bắt đầu xuống tàu đi “B”. Chuyến đi diễn ra trong vòng gần hai tuần. Thời kỳ đầu tôi đi, xuất phát từ bến K15, đi thẳng vào miền Nam. Tuy nhiên sau đó, tình hình trở nên căng thẳng hơn, do địch bủa vây cộng với bão gió, biển động khiến một số tàu của ta bị lạc. Nhiều lần như vậy chúng tôi phải ghé vào các cảng của Trung Quốc nhờ bạn giúp đỡ. Bạn cung cấp thực phẩm, nước uống, thuốc men, xăng dầu, quân y. Sự giúp đỡ của phía Trung Quốc có ý nghĩa rất lớn trong việc giúp chúng tôi hoàn thành nhiệm vụ những thời gian đầu” ông Hữu kể. Ông Hữu cho biết thêm, ông đã từng ghé qua khá nhiều cảng của Trung Quốc như Hải Khẩu, Di Linh, Tam Á… Trong số các cảng đã ghé qua, cảng ông ở lại lâu nhất là cảng Hậu Thủy. Cảng Hậu Thủy, còn gọi theo phiên hiệu quân sự là cảng A2.

Trong những câu chuyện mà ông Hữu và những thủy thủ khác kể, tất cả họ không bao giờ quên sự giúp đỡ chí tình của phía Trung Quốc. Khi tàu ta gặp sự cố hỏng hóc, bạn giúp ta toàn bộ về kỹ thuật sửa chữa. Từ việc đơn giản nhất là việc cạo hà, gõ gỉ vỏ tàu, hai bên tổ chức những buổi làm việc chung rất vui và đoàn kết. Ngoài ra, bạn còn giúp ta đóng các con tàu chi viện cho miền Nam. Phía Trung Quốc giúp ta đóng khá nhiều tàu từ 50 đến 70 tấn cho tới 400-500 tấn. Các con tàu mà phía Trung Quốc đóng giúp ta đều theo thiết kế của phía Việt Nam.

Trong mạch chuyện về các con tàu, ông Hữu cho biết thêm, sau này bạn còn giúp ta đóng một số tàu chở hàng cao tốc, chạy khá nhanh trên biển, khả năng cơ động cao, linh hoạt, có thể luồn lách ở những vùng nước nông. Chiến thuật sử dụng các tàu vận tải quân sự cao tốc là đến thật nhanh, thả hàng thật nhanh, rồi nhanh chóng rút ra ngoài khơi, tránh sự theo dõi của kẻ địch, đồng thời không để lại dấu vết gì. Ngoài việc đóng mới các con tàu, phía Trung Quốc còn giúp ta cải dạng các con tàu. Từ tàu vận tải bạn cải dạng thành tàu dầu, hoặc cải dạng sang các hình thức tàu đánh cá. Nhiều tàu đã được cải dạng y hệt như tàu đánh cá với đầy đủ các loại ngư cụ, thiết bị phụ trợ cho việc đánh cá.

“Bạn chu đáo với mình lắm. Bạn bảo đảm lương thực, thực phẩm, tổ chức căng-tin phục vụ các nhu yếu phẩm. Những ngày thứ bảy, chủ nhật bạn đưa hàng hóa nhu yếu phẩm vào phục vụ từng cán bộ, thủy thủ của các tàu. Khi đi nhận tàu ở xưởng đóng tàu Trạm Giang, trong lúc rảnh rỗi, bạn dẫn chúng tôi vào các bách hóa tổng hợp để mua thêm một số nhu yếu phẩm. Điều chúng tôi đặc biệt ấn tượng không phải là các loại hàng hóa mà là sự trật tự của những hàng dài người dân sẵn sàng dạt ra hai bên, nhường vị trí mua hàng cho chúng tôi khi được thông báo: Đây là cán bộ Việt Nam sang công tác”.

Thời gian trôi qua đã lâu nhưng đối với ông Lưu Lanh, một cựu chiến binh Đoàn tàu không số, ấn tượng sâu sắc với sự chu đáo, tận tụy của các bác sĩ, y tá Trung Quốc ở Bệnh viện Hải quân, Hải Khẩu vẫn còn nguyên. “Ngoài chế độ thăm khám cẩn thận, việc ăn uống cũng bảo đảm rất tốt. Thậm chí, bộ đội Việt Nam còn có phần được ưu tiên hơn chính Hải quân Trung Quốc”, ông Lanh kể.

Thời gian đã qua đi, nhưng những thủy thủ Tàu không số đã từng sống, từng gắn bó với đất nước và con người Trung Quốc đều trân trọng và khắc ghi sự giúp đỡ chí tình, chân thành và hiệu quả của Đảng, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc trong những tháng năm chúng ta tiến hành cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. “Chúng tôi thực sự rất muốn có một chuyến đi cảm ơn nhân dân Trung Quốc, Đảng Cộng sản Trung Quốc, cụ thể hơn là địa bàn đơn vị và nhân dân vùng chúng tôi đóng quân”, ông Tuyển nói.”

Những điều trên cho ta thấy rằng, với việc du hí Trung Quốc của Hồ Chí Minh những năm 1960, thêm việc thành lập ‘đoàn tàu không số’ dưới sự trợ giúp của Trung Quốc, thì công hàm của Phạm Văn Đồng đích thực là một công hàm dâng biển, bán nước của cộng sản Việt Nam dành cho Trung Quốc. Nhân dân và dân tộc Việt nam ngoài đảng cộng sản cần phải mạnh mẽ đứng lên tố cáo tội ác của cộng sản đã vì lợi ích riêng, vì sự tồn tại của đảng cộng sản mà bán rẻ lãnh thổ, lãnh hải của cha ông đã để lại. Một tội ác không thể nào dung thứ.!


ĐẤT NƯỚC CÓ BAO GIỜ BUỒN THẾ NÀY CHĂNG ?



Thơ Trần Mạnh Hảo

Đêm trường ma giáo mặt trời đỏ
Những dòng sông là đất nước thở dài
Chó sủa trăng nhà ai ?
Không phải vầng trăng đất nước

Tôi ngồi ngót bảy mươi năm
Chờ một lời nói thật
Bầy sói tru ý thức hệ lang băm
Người nông dân bị cướp đất phải hát bài dân chủ
Đêm đêm thạch sùng tắc lưỡi bỏ đi

Đất nước đang treo trên sợi chỉ mành
Sợi chỉ mành 16 chữ vàng và dối lừa 4 tốt
Có kẻ rước giặc lên bàn thờ
Xì sụp lạy khấn tàn nhang chủ nghĩa
Những giáo điều làm cơm nguội bơ vơ

Xin cứ tự do bán lương tâm cho chó
Vãi linh hồn vào thùng rác nhân dân
Mối mọt ăn rào rào lòng rường cột
Ôi thương thay giẻ rách cũng tâm thần
Anh sẩm bạc đầu dẫn đường dân tộc
Đám gà què bàn hiến pháp cối xay

Đất nước có bao giờ buồn như hôm nay
Những thiên đường vỡ chợ
Những học thuyết đứng đường
Hoàn lương tượng đài
Hoàn lương chân lý
Nghị quyết còn trinh bạch cũng hoàn lương

Không ai đuổi cũng giật mình bỏ chạy
Nhốt hết mây trời vào hiến pháp tự do
Mơ được đứng bên lề đường
Nói một câu gan ruột
Đất nước buồn
Đất nước bị ruồi bu

Đất nước bị cầm tù trong ngực trái
Chưa kịp nghĩ một điều gì
Sao đã toát mồ hôi ?
Có nơi nào buồn hơn đất nước tôi ?

Lý tưởng của loài dơi là muỗi
Dơi bay đêm cho đất nước đỡ buồn
Không ai tin vào hoa hồng nữa
Không ai tin vào dơi nữa
Dơi trở về làm chuột khoét quê hương

Sài gòn 24-4-2013

 

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Lisa Pham Vấn Đáp official-15/12/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link