Thursday, June 20, 2013

Từ Vụ Tiết Lộ Của Snowden


 

Từ Vụ Tiết Lộ Của Snowden

(06/15/2013)

Tác giả : Vi Anh

Edward Snowden một ngưòi làm việc cho một công ty thầu tư cung ứng dịch vụ tin học cho cơ quan An Ninh Quốc Gia Mỹ NSA tiết lộ cho báo Guardian của Anh, rằng NSA đã thu thập số lượng khổng lồ thông tin của các cuộc điện thoại và liên lạc internet của người Mỹ từ các công ty của Hoa Kỳ.Tại nơi lẩn trốn ở Hồng Kông y còn tố NSA của Hoa Kỳ đã xâm nhập hệ thống điện toán ở Hồng Kông và Trung Quốc từ hai đại học.

Và y nói sẽ ở lại Hồng Kông để đấu tranh chống lại nỗ lực dẫn độ ông về Hoa Kỳ, vì tội tiết lộ bí mật quốc gia.

Loại tiết lộ này là loại rất nhậy cảm trong xã hội Mỹ. Công luận Mỹ sôi nổi. Người thì bực bội việc chánh quyền Mỹ xâm phạm sự riêng tư, và tự do Internet, người thì khen Snowden là “người thổi còi” báo động, người lại cho y là kẻ phản bội.

Chánh quyền Mỹ phải giải trình cho công luận và Quốc Hội. Giơi chức trách nhiệm của ngành tình báo giải thích. Rằng tình báo Mỹ không nghe lén các cuộc trò chuyện qua điện thoại của người Mỹ. Rằng chương trình theo dõi liên lạc qua internet, bí danh là Prism, chỉ nhằm vào những người không phải công dân Mỹ ở nước ngoài. Khác với những người làm việc cho ngành an ninh khác khi tiết lộ bí mật thì giữ bí mật nguồn tin, Snowden lại yêu cầu báo Guardian công khai y là người đã tiết lộ.

Và trước khi đào tẩu sang Hồng Kông nay thuộc Trung Cộng, y còn sao chép, ăn cắp tài liệu mật của chi nhánh NSA ở Hawaii mới đi Hồng Kông mướn hotel ở vài ngày rồi lặn mất.

Nga lại đổ dầu vào đống lửa xì căn đan này của Mỹ. Phát ngôn viên ngoại giao của Nga lên tiếng sẵn sàng cho Snowden tỵ nạn chánh trị.

Từ vụ tai tiếng tiết lộ này người công dân chánh trực có hai suy nghĩ về sự riêng tư và tự do cá nhân trong bối cảnh an ninh quốc gia và trạt tự công cộng của xã hội Mỹ.

Một, không có thứ tự do, riêng tư nào vô giới hạn. Tự do phô trương cái đẹp của con người ngoài công cộng mà lạm dụng khoe những thứ mà xã hội gọi là tục tĩu làm người khác bị xúc phạm là công xúc tu sĩ. Vô rạp hát đông người mà lạm dụng tự do phát biểu, hô hoán lên cháy nhà, đám đông chạy dẫm đạp lên nhau chết, bị thương không phải là tự do ngôn luận mà là tội phạm, đã có án lệ khá lâu rồi của Tối Cao Pháp Viện Mỹ. Huống hồ an ninh quốc gia là một nhu cầu cao của toàn xã hội nhiều khi đòi hỏi phải hạn chế tự do, sư riêng tư của công dân ít nhiều. Tiết lộ bí mật quốc gia là một tội phạm.

Trong chế độ pháp quyền của các nước tự do, dân chủ tiền tiến, hiến pháp và luật pháp do đại diện dân làm ra hầu hết đều có một số giói hạn, luật trừ của tự do và riêng tư.

Cụ thể như sau cuộc khủng bố 911, Bộ Tư Pháp có đệ trình và Quốc Hội thông qua luật Patriot Act cho phép Hành Pháp có một số biện pháp như soi rọi hành lý, hành khách, cấm không mang lên máy bay một số dụng cụ nguy hiểm để chống khủng bố.

Luật này cũng cho phép một số giới chức hay cơ quan nào đó theo dõi một số người khả nghi nào đó.

Nói tóm lại những gì Snowden tiết lộ chánh quyên theo dõi công dân, nếu chánh quyền có làm thì việc làm đó có căn bản pháp lý.

Hai, vì quá trọng tự do và dân chủ, cơ quan an ninh Mỹ để quá nhiều sơ hở. Thử tưởng tượng một quân nhân cấp thấp như Bradley Manning mà có thể sao chép cả chục ngàn tài liệu thuộc loại bí mật ngoại giao của Mỹ cho Wikileaks phổ biến gây nhiều khó khăn cho ngành ngoại giao Mỹ. Vì thế toà án quân sự đang xét xử y..

Còn Snowden 29 tuổi chỉ là một chuyên viên phụ tá kỹ thuật - nói rõ - không phải là nhân viên chánh thức mà là một nhân viên họp đồng của hai nhà thầu tư nhân nhân Dell và Booz Allen Hamilton được thầu cung ứng dịch vụ cho NSA mà lại lấy và “biết quá nhiều” và phổ biến gây chấn động như vậy. Y còn công khai nói từ Hồng Kông, từ một “hộp thư điện tử” y có thể đọc thông tin bất cứ của ai kể cả thư của Tổng thống Mỹ.

Nhưng Tướng Keith Alexander giám đốc NSA ra điều trần hữu thệ tại Thượng viện, trả lời chất vấn của TNS Susan Collines đã khẳng định rằng “không có phương cách nào thực hiện việc đó”. Vị tướng tình báo này cho y là người nói dối khi cho rằng Mỹ có phương tiện tinh vi theo dõi thông tin mà không cần xâm nhập theo kiểu tin tặc.

Ba, tình báo Mỹ phát triễn quá nhanh, quá rộng lớn nên vượt khả năng kiểm soát nội bộ. Tướng an ninh tình báo này xác quyết chương trình PRISM rất cần thiết cho chính sách chống khủng bố, ngăn chận, phá vỡ hàng chục vụ như phá vỡ âm mưu khủng bố của al-Qaeda vào năm 2009 trong hệ thống xe điện ngầm tại New York do một thanh niên Afghanistan tên Najibullah Zazi chuẩn bị thực hiện.

Và Ông cho biết thêm là “sẽ điều tra kỹ lưỡng” tại sao một nhân viên cấp thấp và ít có bằng cấp và kinh nghiệm như Edward Snowden lại có thể “tiếp cận” được những thông tin “tối quan trọng”của ngành tình báo. Nhận định này phù hợp với dự trù một số thượng nghị sĩ là phải tìm biện pháp rò rỉ. Bộ Tư Pháp theo sát hành tung tại đào của Snowen.

Rõ ràng ngành tình báo Mỹ đã phát triển quá nhanh, quá mạnh và quá rộng đã đến lúc đến mức công tác kiểm soát nội bộ không thể theo kịp.

Bốn, nhưng không thể làm khác được vì tin báo là sự sống còn của đất nước, đầu nguồn an ninh, an toàn cho xã hội Mỹ. Lực lượng quân sự, bán quân sự dù chuyên môn, dù tinh nhuệ thế mấy mà không có tình báo thì cũng không thể làm tròn nhiệm vụ bảo quốc an dân được.

Không phải Mỹ phát triển tình báo quốc nội không đâu mà hải ngoại nữa. Không phải Mỹ bị tai tiếng trong nước không đâu mà bị ở ngoại quốc nữa. Bị cả đối thủ Trung Cộng kể cả với đồng minh Liên Âu phản đối.

Nhơn vụ tai tiếng Snowden này, báo Le Monde của Pháp nhắc lại năm 2000, châu Âu khám phá “NSA sử dụng một mạng lưới của Anh quốc để theo dõi mạng lưới viễn thông trong một kế hoạch mang tên Echelon, nhằm thu thập các thông tin kinh tế, thương mại, công nghệ và chính trị.

Anh cũng thế, theo báo Le Monde vào thời điểm đó, Anh quốc đã lợi dụng mối quan hệ đặc biệt với Hoa Kỳ để dọ thám các đối thủ châu Âu.”Nhưng là đồng minh, Liên Âu phản ứng dè dặt và xây dựng trong vòng kín đáo ngoại giao và tình báo thôi.

Vì an ninh chung của thế giới trong cuộc chiến chống khủng bố, Liên Âu sẵn sàng chuyển giao cho Mỹ một số lượng dữ liệu quan trọng. Qua những tài liệu này “Mỹ đã bí mật thâm nhập vào kho dữ liệu Swift chuyên bảo mật các hoạt động giao dịch tài chính cho các ngân hàng trên toàn thế giới”.

Chuyện đổ bể, Liên Âu và Mỹ thương lượng sẽ cùng nhau đánh giá tính chính đáng khi truy nhập số tài liệu nào đó. Trong số tài liệu được truy nhập có danh sách những hành khách máy bay.

Cuộc thương lượng rất khó khăn và lâu dài mất 9 năm và 4 thoả ước mãi đến tháng 04/2012 mới xong mà Mỹ vẫn làm. Làm vì an ninh cho nhân dân và chánh quyền Mỹ./.( Vi Anh)



 

 

 

 

 

 
 dangnguoivietyeunguoiviet.org

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-18/1/2025

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link