Wednesday, June 19, 2013

VN bắt liên tiếp để đổi chiều quan hệ?


 

CSVN BT GIAM LIÊN TIP CÁC BLOGGER Đ ĐI CHIU QUAN H - CSVN NÓI :"ÔNG VŨ BÉO CHP HÀNH KÉM" - GS VŨ QUC THÚC: T VN ĐNG TRUNG LP CHO ĐT NƯỚC ĐN KH NĂNG THÀNH TU

Trân trng kính chuyn đ QUÝ V tham kho và ph biến rng rãi trong ln ngoài nước và cùng đng bào tiếp tc dũng cãm, tìm mi phương cách kh thi, dn thân tranh đu cho Nhân quyn, T do, Dân ch, Toàn vn lãnh th Vit Nam, đng thi liên tc :
- t
chc cu nguyn, tuyt thc, biu tình rm r khp thế gii k c trong nước,
- liên t
c vn đng, gi thnh nguyn thư cho công đng quc tế t cáo ti ác CSVN, vi phm trm trng nhân quyn, đàn áp dã man các tôn giáo, tham nhũng, bán nước, hi dân...
- tham gia,
ng h các v kin ti ác ty tri ca các Th lãnh và đng CSVN ra trước các Toà Án Hình S Quc Tế và Quc gia có thm quyn, đ khn trương kp thi can thip, bo v, bênh vc các nn nhân CSVN và đòi bo quyn CSVN tr t do cho tt c tù nhân tôn giáo, chính tr, dân oan b tà quyn CSVN khng b, đàn áp,bc đãi tu tin áp dng lut rng giam cm trong các lao tù hà khc CSVN, cho đến khi thành công m mãn.
Kính m
ến,
Bs LÊ Th
L

VN bắt liên tiếp để đổi chiều quan hệ?


Cập nhật: 13:55 GMT - thứ sáu, 14 tháng 6, 2013



Hai blogger Trương Duy Nhất và Phạm Viết Đào bị bắt cách nhau một tháng

Đánh giá các vụ bắt blogger tại Việt Nam, có ý kiến rằng phái 'thân Mỹ' trong nội bộ ban lãnh đạo Việt Nam đã bị qua mặt bởi phe phái muốn tìm kiếm ơn huệ từ Trung Quốc.

Các bài liên quan



Chủ đề liên quan



Bình về vụ bắt blogger mới nhất xảy ra tại Hà Nội hôm 13/6/2013, nhà quan sát tình hình Việt Nam từ Úc, Giáo sư Carl Thayer nói các vụ ngăn chặn ý kiến phê phán tham nhũng, kêu gọi dân chủ này cần được nhìn nhận trong bối cảnh quan hệ Việt – Trung.

Blogger Phạm Viết Đào bị bắt hôm qua, theo điều 258 Bộ Luật Hình sự trong vụ việc xảy ra chưa đầy một tháng sau khi công an Việt Nam bắt ông Trương Duy Nhất tại Đà Nẵng.

Nay, trả lời BBC, ông Carl Thayer giải thích bối cảnh chính trị của các vụ này:

"Người ta chỉ có thể kết luận là trước chuyến thăm Trung Quốc của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Việt Nam muốn bày tỏ hình ảnh rằng họ cứng rắn chống lại ‘âm mưu’ của các nhân vật vận động cho Diễn biến Hòa bình và cố gắng làm cho quan hệ của họ với Trung Quốc qua ý thức hệ xã hội chủ nghĩa chung của hai bên thêm mặn nồng,"

"Điều đang xảy ra là trong Đảng sau đợt phê và tự phê, và cuộc bỏ phiếu tín nhiệm trong Quốc hội vừa qua đưa tới chỗ các bộ trưởng cảm thấy họ đang “lâm chiến”, theo Giáo sư Carl Thayer.

“Họ bị phê phán theo cách họ không làm sao kiểm soát được và tìm cách đe dọa những người khác thông qua việc trấn áp các blogger nhưng cách làm này không hiệu quả vì sự phê phán trên mạng đã lan quá rộng.”

Cùng lúc, ông cũng cho rằng phái muốn hướng về phía Hoa Kỳ nay “đã bị qua mặt” (overtaken) và thế chủ động nay thuộc về phái muốn tìm kiếm ơn huệ từ Trung Quốc.

Theo ông Thayer, các vụ bắt blogger này cần được nhìn nhận trong bối cảnh quan hệ Việt – Trung và Hoa Kỳ.

Riêng về Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Giáo sư Thayer bình luận:

“Tôi đã từng nói một cách mỉa mai rằng lời hứa duy nhất Thủ tướng Dũng đã thực hiện được chính là chuyện trấn áp blogger.”

"Các đối thủ của ông Dũng cũng đồng ý với ông rằng để nhiều blogger phê phán tham nhũng, phê phán sự bất lực trong quản trị của chính phủ và kêu gọi hãy đứng lên đối mặt với Trung Quốc theo cách các blogger muốn, sẽ chỉ khiến chính quyền rơi vào vị thế khó khăn."

Bực giận lan rộng


Từ Hà Nội, hôm 14/6/2013, hãng tin AP của Hoa Kỳ bình luận:

“Vụ bắt ông Phạm Viết Đào, 61 tuổi, cho thấy mức độ lo ngại trong Đảng Cộng sản về mối đe dọa từ các cuộc vận động trên mạng Internet. Cho tới vài năm trước, Đảng có toàn quyền kiểm soát thông tin trong nước. Nay, nhiều blog, trang Facebook tự lập ra đã đăng tải tin tức chua cay về sự kém cỏi, về đấu đá nội bộ, và các tin bài này đã đến với hàng triệu người, khiến sự bực giận lan ra trước vị thế nắm quyền lâu của Đảng.

Chỉ trong năm 2013, theo AP, có 46 cây bút hoặc nhà hoạt động dân chủ bị bắt, xử tù hoặc giam cầm, nhiều hơn cả số người bị bắt vì vi phạm luật an ninh quốc gia trong cả năm 2012.

AP cũng nói dù các chính phủ nước ngoài, gồm cả Hoa Kỳ đã phê phán những vụ trấn áp, kêu gọi thả các nhà vận động nhưng cũng không có phương tiện để gây áp lực với chính quyền Việt Nam.

Giáo sư Thayer cũng nói về làn sóng bắt bớ này:

"Chính quyền Việt Nam ngày càng trở nên tồi tệ trong việc trấn áp các cây viết trên mạng. Chỉ trong năm qua đã có 46 người bị bắt, bất chấp kêu gọi từ Hoa Kỳ và EU là Hà Nội cần cải thiện tình hình."

Cùng thời gian, cộng đồng mạng tại Việt Nam cũng có một số bình luận đáng chú ý về vụ bắt các ông Phạm Viết Đào và Trương Duy Nhất.


Trung Quốc có nhiều ví dụ dùng bộ máy an ninh ngăn chặn vận động đòi dân quyền

Bài ký tên Bấm Đàm Mai Đạo đăng trên trang blog Nguyễn Tường Thuỵ hôm nay 14/6 nêu ra sự khác biệt, theo nhận định riêng của tác giả về hai người:

"Trong khi ông Nhất bị dư luận nghi ngờ là liên quan trực tiếp với ai đó, khi biết trước tin với xác suất đúng 100% so với tin chính thức về ông Nguyễn Bá Thanh và ông Vương Đình Huệ thất cử trong kỳ bầu vào Bộ Chính Trị, thì ông Phạm Viết Đào được coi là không hề dính líu trực tiếp về nhân vật cấp cao nào..."

Bài viết cho rằng ông Phạm Viết Đào, cựu thanh tra Bộ Văn Hóa, "cũng như không làm việc cho bất cứ ai với những bài viết trên trang nhà qua phong cách nhàn nhã như giọt café tí tách để bàn chuyện 'văn chương thế sự' như ông tự nhận khi tạo trang blog cá nhân".

"Ông Phạm Viết Đào, người đã làm việc nhiều năm với nhiều vị trí khác nhau trong guồng máy chính quyền nhưng vẫn thuộc về lãnh vực tinh thần - thứ mà bản thân ông cũng như tất cả người cộng sản hiểu rõ - khó quản lý nhất và hầu như chưa bao giờ "quản" được. Có lẽ ông Đào cũng không lạ lẫm gì với 'phong thái' 'bắt người định tội' của chính thể này.

Còn trên trang blog Tễu của tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện, người từng tham gia các cuộc vận động chống Trung Quốc tại Việt Nam thì thông báo tối 13/6 giờ Việt Nam rằng trang blog http://phamvietdao4.blogspot.com/ không còn truy cập được nữa.

Vào ngày 9/7 tới, dự kiến tòa án ở Hà Nội sẽ đưa luật sư bất đồng chính kiến Lê Quốc Quân sẽ ra tòa vì tội Trốn thuế vào, sau hơn sáu tháng tạm giam.

Còn cây bút, Bấm Hồ Hải thì viết trên Facebook hôm 14/6 về hai ông Trương Duy Nhất và Phạm Viết Đào rằng "nếu viết để chửi cụ thể bất kỳ một lãnh đạo nào ở nước Việt khi luật pháp còn mơ hồ, thì chuyện bị bắt theo điều luật 258 là chuyện rất bình thường".

"Và thậm chí với 3 điều luật 79, 88 và 258 mơ hồ chính quyền có thể bắt hết tất cả dân Việt bất kỳ lúc nào muốn bắt, mà không cần viết gì cả."


Công an nói ông Vũ 'béo, chấp hành kém'

Cập nhật: 11:46 GMT - chủ nhật, 16 tháng 6, 2013


Ông Cù Huy Hà Vũ trên truyền hình an ninh

Công an đưa ra hình ảnh để chứng minh ông Vũ "béo khỏe"

Công an Việt Nam bác bỏ các thông tin lề trái về sức khỏe của Tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ và nói ông 'béo khỏe' nhưng 'chấp hành kém'.

Chương trình truyền hình của lực lượng công an hôm 15/6 có phóng sự với những hình ảnh dường như được quay lén để chứng minh ông Hà Vũ "còn khỏe mạnh hơn cả người bình thường."

Các bài liên quan



Chủ đề liên quan



Hình ảnh quay từ sau lưng khi ông Vũ đang nói chuyện với bác sỹ và giám thị Trại giam số 5 ở Thanh Hoa cho thấy ông ở trong trạng thái thể lực và tinh thần tốt.

Tuy nhiên không rõ những thước phim này được quay từ khi nào.

Bà Nguyễn Thị Dương Hà, vợ ông Hà Vũ, nói bà rất "phẫn nộ" khi xem chương trình và nói rằng thay vì trả lời tố cáo của ông Hà Vũ về chuyện giám thị trại nói công khai rằng đã "thay mặt nhà nước Việt Nam trừng phạt" ông thì Trại giam số 5 đã có những phát biểu đánh lạc hướng dư luận trên truyền hình.

Mở bằng chương trình nghe nhìn khác

Truyền hình công an cũng chiếu cảnh buồng giam của ông Hà Vũ với TV, sách, "xí bệt" và dẫn lời phạm nhân ở cùng phòng Nguyễn Đình Dặm nói:

"Trong sinh hoạt cuộc sống thì không có điều gì anh Vũ kêu ca vì tất cả mọi cái sinh hoạt đều thoải mái, được tạo điều kiện đun nấu, bếp dầu cán bộ tạo điều kiện cho mua dầu và bếp dầu đun nấu. Thức ăn khô gia đình gửi vào thì chúng tôi chế biến, có cá khô, tôm.

"Cơm trại cũng thoải mái, không bao giờ ăn hết."

Trang tin VnExpress cũng có những hình ảnh về ông Hà Vũ ở trong tù và có cảnh Bấm quay trực diện ông Vũ thay vì chỉ có cảnh quay từ đằng sau như truyền hình an ninh.

Có vẻ video của VnExpress và hình ảnh trong chương trình của truyền hình an ninh là từ cùng một nguồn.

Trang tin của báo Bấm Thanh Niên cũng đăng lại tin của VTV1 phản bác các thông tin về ông Hà Vũ.

Trong khi đó bà Nguyễn Thị Dương Hà, vợ của ông Vũ, đã được Bộ Công an cho phép gặp ông hôm 15/6.

Bà và những người quen biết ông Vũ nói ông tuyệt thực từ 20 ngày qua và "sức khỏe ông Hà Vũ sa sút trầm trọng," điều mà Công an Việt Nam nói là "hoàn toàn sai sự thật".

"Trong quá trình chấp hành án tù, Vũ xếp loại kém. Vì vậy, chúng tôi đề xuất không cho Vũ gặp riêng vợ và gặp 24 giờ."

Đại tá Lê Duy Sáu

Đại tá Lê Duy Sáu, một trong các lãnh đạo của Trại giam số 5 nói với truyền hình an ninh rằng ông Vũ đã nhiều lần phản đối các hành động của trại giam, điều mà vị đại tá coi là "chống đối, cản trở trong quá trình chấp hành án":

"...Toàn bộ việc là anh ấy phản bác lại sự quan tâm, nhân đạo của Đảng, nhà nước, đặc biệt là sự thực thi nhiệm vụ giao chúng tôi tạo điều kiện."

Ông Sáu cũng được trang tin Bấm VnExpress dẫn lời nói "[h]iện sức khỏe Vũ bình thường, không có vấn đề gì đặc biệt. Vũ rất béo, nặng khoảng 90 kg."

Nhưng ông Sáu thừa nhận ông Vũ đã "không ăn cơm trại" từ ngày 27/5 và nói thêm.

"Việc Vũ từ chối ăn đồ của trại, chúng tôi thấy rất vô lý.

"Anh ta nói tuyệt thực là để phản đối cán bộ trực trại mở cửa buồng giam vào buổi sáng, gây gió lùa thẳng vào người, có thể làm anh ta chết. Việc này là hoàn toàn hoang tưởng."

Vị đại tá cũng nói ông Vũ muốn được gặp riêng vợ 24 giờ nhưng điều này chỉ dành cho những phạm nhân cải tạo "khá, tốt trở lên" và "lập công trong cải tạo".

Ông Sáu bình luận về ông Hà Vũ: "Trong quá trình chấp hành án tù, Vũ xếp loại kém. Vì vậy, chúng tôi đề xuất không cho Vũ gặp riêng vợ và gặp 24 giờ."

'Nguy kịch'


Phản ứng về các hình ảnh và bình luận mới nhất của Bộ Công an, nhiều người dùng Facebook và blogger bày tỏ sự hoài nghi.

Anh Chí viết: "Hôm qua mấy anh chị em xin vào gặp anh Vũ mà trại 5 Thanh Hóa không cho vào.

"Đến đứng trước cổng chụp cái ảnh họ còn sợ không cho chụp. Vậy mà họ dựng chuyện đưa lên TV nói láo như vẹm.

"Hôm qua mấy anh chị em xin vào gặp anh Vũ mà trại 5 Thanh Hóa không cho vào. Đến đứng trước cổng chụp cái ảnh họ còn sợ không cho chụp. Vậy mà họ dựng chuyện đưa lên TV nói láo như vẹm."

Anh Chí trên Facebook

"Nếu đúng như những lời họ nói thì tại sao họ lại không để cho một phái đoàn của tổ chức nhân đạo quốc tế đến thăm thực trạng nhà tù nơi giam giữ anh Vũ.

"Nếu tốt đẹp như như họ nói thì họ càng được các tổ chức quốc tế lăng xê chứ sao phải cấm cản.

"Thân hình gầy ốm sau 20 ngày tuyệt thực và vết bỏng trên người anh ấy chắc đâu dễ phù phép như lời họ nói được."

Trong khi đó một người dùng Facebook khác, ông Phạm Thành, người nói ông đã từng ở Trại giam số 5 hồi thập niên 90, được dẫn lời nói:

"Những hình ảnh trên clip không có xảo thuật. Đời sống tù kiểu này là đơì sống của tù vua. Anh em miền Nam suốt từ 1976 đến 2005 không ai có thể hình dung được một buồng tù kiểu như thế này."

Bình luận về clip trong đó ông Hà Vũ đang ở trần nói chuyện trong trại, ông Thành nói:

"Ông Vũ không biết mình bị quay đàng sau và phát ngôn rất hùng dũng. Âm giọng và cánh tay vung kiểu đó không thể là âm giọng và thái độ của ngườì đã nhịn ăn, dù chỉ là nhịn ăn ba ngày."

Mặc dù vậy bản thân cán bộ Trại số 5 khẳng định ông Vũ đã "không ăn cơm trại" từ hôm 27/5 và Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh đã bày tỏ lo ngại về khả năng sức khỏe "nguy kịch" của ông Vũ trong thư gửi Tổng bí thư và Chủ tịch nước hôm 13/6.

Bà Dương Hà, người vào thăm ông Vũ hôm 25/6, nói sức khỏe của chồng "rất sa sút" và ông sẽ vẫn tuyệt thực cho tới khi đơn tố cáo được trả lời theo đúng quy định của pháp luật.


From: MY LOAN <tmyloan@gmail.Com>
Sent: Sunday, June 9, 2013 5:36:37 PM
Subject: [HOATUDO] GS.LÊ ĐÌNH THÔNG :GS VŨ QUỐC THÚC: TỪ VẬN ĐỘNG TRUNG LẬP CHO ĐẤT NƯỚC ĐẾN KHẢ NĂNG THÀNH TỰU


 

GS VŨ QUỐC THÚC: TỪ VẬN ĐỘNG TRUNG LẬP

CHO ĐẤT NƯỚC ĐẾN KHẢ NĂNG THÀNH TỰU

GS.LÊ ĐÌNH THÔNG

 

Sách Luận ngữ cũng như bài thơ Khúc giang của Đỗ Phủ chỉ nói đến thất thập. Trường hợp GS Vũ Quốc Thúc là một ngoại lệ. Tuy đã ngoài 90, GS Vũ Quốc Thúc là kẻ sĩ dấn thân, Kinh luân khởi tâm thượng, Vũ trụ chi gian giai phận sự (Việc chính trị đã định sẵn trong lòng; Việc đời coi là phận sự của mình). Cũng vì Nhà nước (chưa) yên (nên) sĩ (chưa) được thung dung.

Vì chưa được thung dung, ông trải tấm lòng qua gần hai ngàn trang sách Thời Đại Của Tôi. (Tập I: Nhìn Lại 100 Năm Lịch sử. Tập II: Đời Tôi Trải Qua Các Thời Biến), Người Việt xuất bản (2010). Tác phẩm này vừa được dịch sang tiếng Anh chờ được ấn hành. Tập sách nặng về số trang cho thấy tác giả nặng lòng với nước non nhà. Tập hồi ký là một sử liệu hiếm quý, nhưng còn là thời biến, theo quan niệm biến dịch của đông phương: cùng tắc biến, biến tắc thông, thông tắc cửu. Hiện tình đất nước đã đến nông nổi này, kẻ sĩ cũng cần suy nghĩ đến cách thức đổi thay.

Trong tập II: Đời Tôi Trải Qua Các Thời Biến, GS Vũ Quốc Thúc viết như sau:

‘‘Vận động cho Việt Nam được hưởng quy chế trung lập theo quốc tế công pháp:

Từ năm 2006 đến nay, mặc dù tuổi đã cao và sức khỏe ngày càng yếu kém, tôi vẫn không ngần ngại dấn thân vào một công cuộc vận động vừa có tính cách ngoại giao, vừa có tính cách chính trị, và nếu cuộc vận động này thành công sẽ có một ảnh hưởng quyết định đối với tương lai của dân tộc ta. Đó là cuộc vận động để nước Việt Nam được hưởng quy chế trung lập giống như các nước Áo và Thụy Sĩ ở Âu Châu. Theo quy định trung lập dựa trên quốc tế công pháp, những nước vừa kể không tham gia bất cứ một cuộc xung đột quốc tế nào, không đồng minh với một nước nào để chống một nước khác, và như thế, có thể dành tất cả tài nguyên, nhân lực, vật lực vào công cuộc phát triển đất nước, bảo đảm hạnh phúc cho toàn thể nhân dân trong nhiều thế hệ.’’ (tr. 679)

Ta thử đối chiếu quan điểm trên đây của GS Vũ Quốc Thúc với diễn văn của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đọc ngày 31/05/2013 trước Diễn đàn Shangri-La lần thứ XII tại Singapore:

‘‘Việt Nam kiên định nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa; là bạn, là đối tác tin cậy của tất cả các quốc gia và là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế. Việt Nam không ngừng nỗ lực làm sâu sắc thêm và xây dựng quan hệ đối tác chiến lược, đối tác hợp tác cùng có lợi với các quốc gia. Chúng tôi mong muốn thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với tất cả các nước thành viên thường trực Hội đồng Bảo an LHQ một khi nguyên tắc độc lập chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, tôn trọng lẫn nhau, hợp tác bình đẳng cùng có lợi được cam kết và nghiêm túc thực hiện. Chính sách quốc phòng của Việt Nam là hòa bình và tự vệ. Việt Nam không là đồng minh quân sự của nước nào và không để nước ngoài nào đặt căn cứ quân sự trên lãnh thổ Việt Nam. Việt Nam không liên minh với nước này để chống lại nước khác.’’

(Vietnam consistently persists with a foreign policy of independence, self-reliance, multilateralisation and diversification of external relations, being a friend and reliable partner to all nations, and a responsible member of the international community. Vietnam wishes, and has spared no efforts to build and deepen, strategic partnerships and mutually beneficial cooperative partnerships with other countries. It is also our desire to establish strategic partnerships with all the permanent members of the UN Security Council once the principles of independence, sovereignty, non-interference in the internal affairs of each other, mutual respect, equal and mutually beneficial cooperation are committed to and seriously implemented. Vietnam’s defence policy is that of peace and self-defence. Vietnam will not be a military ally to any country and will not allow any country to set up military bases on Vietnamese territory. Vietnam will not ally itself with any country to counter another.’’)

Tuy ngôn ngữ ngoại giao hai mặt (art du double langage) nhắm vào mặt đối ngoại (dimension extérieure), nhưng nội dung phát biểu của ông Dũng không khác ý kiến của GS Thúc. Chúng tôi nói đến ngôn ngữ ngoại giao là muốn nói đến lời bình luận ngày 04/06/2013 của Việt Nam về diễn văn của trung tướng Thích Kiến Quốc (Qi Jianguo), phó Tổng tham trưởng Quân đội Trung Hoa : ‘‘Đối với những người đã chứng kiến sự tham gia của đoàn Trung Quốc tại sự kiện Đối thoại Shangri-La trong những năm gần đây có thể nhận thấy sự đơn độc và khác biệt trong những lý lẽ của Trung Quốc về ngoại giao quốc phòng. Ông xuất hiện giống với những người tiền nhiệm trong các cuộc Đối thoại trước đây : vẫn ngoan cố khẳng định những điều trái với luật pháp quốc tế. Bài phát biểu nói vì hòa bình nhưng hành động thực tế thì hoàn toàn ngược lại.’’

GS Vũ Quốc Thúc nói đến quy chế trung lập của nước Áo (Immerwährende Neutralität Österreichs) trong đạo luật về trung lập (Neutralitätsgesetz), được Hội đồng Quốc gia Áo thông qua ngày 26/10/1055.  

Cũng như thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói đến các nước thành viên thường trực Hội đồng Bảo an LHQ, quy chế trung lập của nước này được bốn nước đồng minh cùng ký trong Hiệp định Nhà nước (Staatsvertrag) ngày 15/05/1955 tại Vienna. Nhờ vậy mà lãnh thổ nước Áo không bị chia làm hai như nước Đức. Từ năm 1965, ngày Hội đồng Quốc gia Áo chấp thuận đạo luật về trung lập trở thành ngày quốc khánh (Nationalfeiertag). Thiết nghĩ sau này, tiền lệ này cũng có thể áp dụng tại Việt Nam.

Quy chế trung lập của Áo đảo bảm việc tôn trọng Nhà nước Pháp quyền (État de droit) và nhân quyền. Quy chế này đồng thời đảm bảo chế độ dân chủ đa nguyên. Các chính đảng tại Áo tập họp thành Hội đồng trọng tài (Nationalrat), gồm SPÖ,  ÖVP, FPÖ và BZÖ.

Để tiến tới quy chế trung lập, Việt Nam cần tôn trọng Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền mà Việt Nam là nước thành viên, nhất là các điều khoản sau đây :

Ðiều 19:

Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận và bày tỏ quan điểm. Quyền này bao gồm sự tự do quan điểm mà không bị xen vào quấy rầy và được tự do tìm kiếm, thu nhận và quảng bá tin tức và tư tưởng qua mọi phương tiện truyền thông bất kể biên giới.

Ðiều 20:

- Mọi người đều có quyền tự do hội họp và lập hội, một cách ôn hòa.

- Không một ai có thể bị cưỡng bách gia nhập vào một đoàn thể.

Ðiều 21:

- Mọi người đều có quyền tham gia vào việc điều hành xứ sở của mình, một cách trực tiếp hay qua các đại biểu được tuyển chọn một cách tự do.

- Mọi người đều có quyền đón nhận những dịch vụ công cộng của quốc gia một cách bình đẳng.

- Ý muốn của người dân phải là nền tảng của quyền lực chính quyền. Ý muốn này phải được thể hiện qua các cuộc bầu cử định kỳ và thực sự, bằng phiếu kín, qua phương thức phổ thông và bình đẳng đầu phiếu, hay các phương thức tương đương của bầu cử tự do.

Ðiều 22:

Vì là thành viên của xã hội, mỗi người đều có quyền an ninh xã hội, qua các cố gắng của quốc gia và hợp tác quốc tế, dựa theo phương cách tổ chức và tài nguyên của mỗi nước. Quyền này được đặt trên căn bản của sự thụ hưởng những quyền về kinh tế, xã hội và văn hóa, cần thiết cho nhân phẩm và sự phát triển tự do của mỗi cá nhân.

Ngoài ra, Việt Nam còn có nghĩa vụ tôn trọng Công ước Quốc tế về những quyền dân sự và chính trị, nhất là các điều 19 và kế tiếp :

Điều 19:

- Mọi người đều có quyền giữ vững quan niệm mà không bị ai can thiệp.

- Mọi người đều có quyền tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền tự do tìm kiếm, tiếp nhận, và phổ biến mọi tin tức và ý kiến bằng truyền khẩu, bút tự hay ấn phẩm, dưới hình thức nghệ thuật, hay bằng mọi phương tiện truyền thông khác, không kể biên giới quốc gia.

- Việc hành sử quyền tự do phát biểu quan điểm (ghi ở khoản 2 nói trên) đòi hỏi đương sự phải có những bổn phận và trách nhiệm đặc biệt. Quyền này chỉ có thể bị giới hạn bởi pháp luật vì nhu cầu:

a) Tôn trọng những quyền tự do và thanh danh của người khác.

b) Bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khỏe công cộng hay đạo lý.

Tôn trọng các nguyên tắc trên đây, Việt Nam cần xúc tiến thành lập xã hội dân sự (κοινωνία πολιτικέ) theo thuật ngữ của Aristote. Liên hiệp Âu châu đã định nghĩa xã hội dân sự là tập họp các đối tác xã hội : tổ chức nghiệp đoàn (mà Việt Nam gọi là công đoàn) và hiệp hội chủ nhân, các tổ chức phi chính phủ (ONG), các tổ chức nghề nghiệp, bác ái v.v. giúp người dân tham gia vào sinh hoạt xã hội. Ngân hàng Thế giới cho rằng các tổ chức của xã hội dân sự (organisations de la société civile (OSC) có vai trò hàng đầu trong viện trợ phát triển. Như vậy, việc tiến hành thành lập xã hội dân sự tại Việt Nam còn góp phần vào việc phát triển kinh tế của đất nước.

Kết luận :

Trong khuôn khổ Diễn đàn Shangri-La lần thứ XII, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel tuyên bố ngân sách quốc phòng của Mỹ chiếm 60% ngân sách quốc phòng thế giới. Gần 60% chiến hạm và 60% máy bay của Hoa Kỳ hoạt động tại khu vực Thái Bình Dương. Các cuộc tập trận giữa Mỹ và các quân đội trong khu vực tiếp tục được triển khai. Lời tuyên bố này là đảm bảo cho Việt Nam, nếu đất nước này quyết tâm chọn lựa việc thực hiện mô hình trung lập của nước Áo, giúp nước ta sớm thoát khỏi áp lực quân sự và chính sách bá quyền của Trung Hoa.

Paris, ngày 9 tháng 6 năm 2013

GS.Lê Đình Thông

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin buổi sáng-12/11/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link