Saturday, June 8, 2013

Mỹ biện hộ việc nghe lén điện thoại


 

 

Mỹ biện hộ việc nghe lén điện thoại

Cập nhật: 16:20 GMT - thứ sáu, 7 tháng 6, 2013
Ông Clapper nói các tường thuật về chương trình Prism có "một số điểm không chính xác"
Người đứng đầu ngành tình báo Hoa Kỳ, James Clapper, đã mạnh mẽ biện hộ cho các chương trình theo dõi điện thoại của chính phủ sau khi việc ghi âm các cuộc điện thoại và việc theo dõi các máy chủ internet bị tiết lộ.
Ông nói việc tiết lộ một tài liệu mật thuộc tòa án về việc thu thập các nội dung ghi âm điện thoại gây "tổn hại không thể sửa chữa".

Các bài liên quan

Chủ đề liên quan

Việc tiết lộ về chương trình theo dõi trên các máy chủ thuộc chín hãng internet là "đáng trách", ông nói.
Các hãng internet khước từ việc cho phép các điệp viên của chính phủ tiếp cận các máy chủ của mình.
Giám đốc cơ quan tình báo quốc gia Hoa Kỳ nói ông muốn đảm bảo với người dân Mỹ rằng cộng đồng tình báo cam kết tôn trọng quyền tự do cũng như quyền riêng tư cá nhân.
Vào cuối hôm thứ Năm, ông đã ra tuyên bố với những lời lẽ mạnh mẽ sau khi báo Guardian của Anh nói một lệnh mật của tòa án đã đòi hãng điện thoại Verizon phải trao các hồ sơ lại cho Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA) "hàng ngày".
Bài tường thuật được đưa ra sau những tiết lộ trên cả báo Washington Post và Guardian, nói rằng các cơ quan của Hoa Kỳ đã theo dõi trực tiếp từ các máy chủ của chín hãng internet để theo dõi người sử dụng trong một chương trình có tên Prism.
Các tường thuật về Prism nêu ra những câu hỏi mới về việc chính phủ Hoa Kỳ xâm phạm tới mức nào quyền riêng tư của các công dân khi bảo vệ an ninh quốc gia.
"Việc tiết lộ khi không được phép... có thể gây tổn hại dài lâu và không thể sửa chữa được "
Giám đốc tình báo Hoa Kỳ, James Clapper
NSA xác nhận đã âm thầm thu thập hàng triệu cuộc gọi điện thoại. Nhưng ông Clapper nói "việc tiết lộ khi không được phép... có thể gây tổn hại dài lâu và không thể sửa chữa được cho khả năng của chúng ta trong việc xác định và đối phó với nhiều mối nguy mà đất nước đang phải đương đầu".
Bài báo đã bỏ đi "thông tin then chốt" về việc sử dụng các thông tin thu được để "ngăn chặn các cuộc tấn công khủng bố và áp dụng một số các biện pháp bảo vệ quyền riêng tư và quyền tự do cá nhân".
Ông nói các tường thuật về Prism đã có "một số điểm không chính xác".

'Cổng hậu'

"Washington Post nêu tên chín công ty internet, gồm Microsoft, Yahoo, Google, Facebook...trong số bị theo dõi"
Trong khi thừa nhận chính quyền thu thập các cuộc liên lạc từ các hãng internet, ông nói chính sách áp dụng là chỉ nhằm vào các đối tượng "không phải người Mỹ".
Báo Washington Post nói tuy nhiên một lượng lớn các nội dung trao đổi của người Mỹ vẫn bị kiểm tra để lần theo dấu vết hoặc tìm hiểu thêm thông tin về các đối tượng bị để ý.
Các thông tin thu thập được từ Prism đã trở thành phần đóng góp quan trọng cho báo cáo hàng ngày lên Tổng thống và chiếm tới gần một phần bảy các báo cáo tình báo, tờ báo này nói thêm.
Washington Post nêu tên chín công ty internet, gồm Microsoft, Yahoo, Google, Facebook, PalTalk, AOL, Skype, YouTube và Apple.
Microsoft, trong một tuyên bố gửi cho BBC, nói hãng chỉ xem dữ liệu của khách hàng khi nhận yêu cầu có tính ràng buộc pháp lý và chỉ tuân thủ đối với một số tài khoản nhất định.
Về phần mình, Yahoo, Apple và Facebook nói họ không cho phép chính phủ tiếp cận trực tiếp tới các máy chủ của mình.
Trong một tuyên bố, Google nói: "Google không có một 'cổng hậu' để chính phủ tiếp cận các dữ liệu của người dùng cá nhân."

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin buổi sáng-20/11/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link