Thursday, June 6, 2013

Hối Lộ Tham Nhũng Ngập VN


 



Hối Lộ Tham Nhũng Ngập VN

(06/03/2013)

Tác giả : Vi Anh

Hối lộ, tham nhũng tràn ngập VN. Không phải chỉ trong nhà cầm quyền CSVN mà còn lây lan vào cơ quan ngoại giao của Mỹ ở VN nữa.

Tin đài phát thanh VOA, tiếng nói chánh thức của Hoa kỳ, ngày = 26.05.2013 loan tải “Một nhà ngoại giao Mỹ bị truy tố vì bán visa tại Việt Nam”. Đó là Ô. Michael Sestak, 42 tuổi, đã bán mỗi visa vào Mỹ cho người Việt Nam với giá từ 50.000 đến 70.000 Mỹ Kim. Ông dùng tiền này mua nhà đất tại Thái Lan. Số visa được bán chưa biết bao nhiêu, nhưng theo cáo trạng dài 28 trang giấy, Ông Sestak đã nhận “nhiều triệu Mỹ Kim hối lộ” ở Việt Nam. Ông đã dùng nhiều mánh khóe để chuyển tiền ra khỏi Việt Nam, và sau đó dùng tiền này để mua bất động sản tại Phuket và Bangkok ở Thái Lan.

Nhưng Ông không “hạ cánh an toàn” – nói theo kiểu Thủ Tướng CS Võ văn Kiệt - như một số cán bộ đảng viên CS có chức có quyền.Trái lại viên chức lãnh sự này của Mỹ bị chánh quyền Mỹ, sắp sửa đưa ra công lý và công luận trừng trị.

Theo hãng tin McClatchy cho biết Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ sợ mang tiếng có ý giấu diếm “để xứ lý nội bộ” nhưng không được với pháp luật và báo chí Mỹ. Công lực Mỹ đã mở cuộc điều tra cách nay 10 tháng và kết thúc tuần trước, sau khi một người Việt Nam vào tháng 7 năm ngoái, tố giác với chính phủ Hoa Kỳ rằng, chỉ riêng một ngôi làng ở miền Trung Việt Nam, đã có từ 50 đến 70 người đi định cư ở Hoa Kỳ bằng cách hối lộ để có visa.

Báo News & Observer của Mỹ cho biết theo cuộc điều tra từ ngày 1.5.2012 đến ngày 6.9.2012, tòa lãnh sự nhận 31.386 hồ sơ xin cấp thị thực và từ chối 35,1%. Trong cùng thời gian, Sestak giải quyết 5.489 hồ sơ và chỉ từ chối 8,2% số đó. Tỷ lệ từ chối thị thực của Sestak giảm xuống còn 3,8% trong tháng 8, không lâu trước khi ông rời khỏi tòa lãnh sự.

Sestak bắt đầu làm việc cho Tổng Lãnh sự Mỹ tại TP.SG từ tháng 8.2010 cho đến tháng 9.2012. Vào thời điểm này Ông nghỉ đi để chuẩn bị tái ngũ vào phục vụ trong hải quân. Ông Sestak phụ trách bộ phận giải quyết thị thực và theo lời ông Dinits, ông Sestak “có tiếng” là hào phóng và châm chước trong các hồ sơ thị thực.

Ông Sestak, 42 tuổi, bị bắt tại Nam California cách đây khoảng một tuần. Cơ quan điều tra vin lịnh Toà bắt giữ có yêu cầu Toà không cho đương sự đóng tiền thế chân tại ngoại hầu tra vì đương sự có khả năng bỏ trốn. Văn phòng Chưởng lý Mỹ ở Washington và luật sư của ông Sestak đều từ chối trả lời báo News & Observer.

Còn tình trạng hối lộ tham nhũng trong guồng máy công quyền của Đảng Nhà Nước CS còn phổ biến, trầm kha, đã trở thành quốc nạn, hết thuốc chữa rồi. Đây không phải là thông tin, nghị luận của ngưới Việt mà CSVN gọi là “nặng quá khứ nên quá khích" với CS hay là “lực lượng thù địch”. Trái lại đây là sưu khảo của cơ quan thường trú của Liên Hiệp Quốc với những con số lạnh lùng, vô tư tự nó nói lên quốc nạn này của VN một cuộc khảo sát mới được công bố với sự hỗ trợ của Liên Hiệp Quốc, có tên gọi Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI).

Tin Đài VOA của Mỹ, kết quả thăm dò 14,000 người do Trung Tâm Nghiên Cứu Hỗ Trợ Phát Triển Cộng Đồng của LHQ ở Hà nội, cho biết tệ trạng hối lộ tham nhũng đã trở thành quá thường như cơm bữa ở VN, với tên gọi hàng ngày là "lót tay" hay "bôi trơn". Nó trở thành quá bình thường trong những ngành nghề được trọng vọng như y tế, giáo dục, khiến không ai ngạc nhiên khi phải đưa phong bì "bồi dưỡng" cho giáo sư chủ nhiệm, cho bác sĩ trị bịnh cho người nhà.

Trả lời VOA Việt Ngữ, ông Đặng Ngọc Dinh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Hỗ trợ Phát triển Cộng đồng (CECODES), nói: “Thí dụ như khi vào bệnh viện, thì họ coi chuyện phải đưa phong bì cho bác sĩ, mà người ta dùng từ rất hay là bồi dưỡng bác sĩ hoặc là khi họ đến một cơ quan để làm giấy chứng nhận, đặc biệt là chứng nhận sử dụng đất hay xin phép xây dựng, thì họ dùng từ rất hay là bôi trơn, tức là bôi cho nó trơn đi thì bộ máy mới làm được. Hiện tượng đó rất nhiều.”

“Số người đồng tình với việc phải hối lộ mới được chăm sóc y tế và xin được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũng tăng với tỉ lệ tương đương, từ 31% lên 42% đối với chăm sóc y tế và từ 21% lên 32% đối với chứng nhận quyền sử dụng đất.”

Theo PAPI 2012, người dân không muốn tố cáo các vụ tham nhũng do cái giá phải trả của việc tố giác quá lớn, hoặc do người dân chưa tin tưởng vào hệ thống pháp luật phòng, chống tham nhũng nên họ chấp nhận đưa hối lộ để lách những thủ tục hành chính rườm rà.

“Ông Jairo Acuđa Alfaro, cố vấn chính sách về cải cách hành chính công và chống tham nhũng của Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam, nói với VOA Việt Ngữ rằng tình trạng hối lộ, tham nhũng ảnh hưởng nhiều nhất tới người nghèo.

44% số người được hỏi cho biết đồng tình với nhận định là phải hối lộ mới xin được việc làm trong các cơ quan nhà nước.

Khuyến cáo của cơ quan LHQ này là nhà cầm quyên CSVN phải để các cơ quan chống tham nhũng cần phải được hoạt động một cách độc lập.

Một khuyến cáo không bao giờ CS thực hiện vì trái với bản chất của chủ nghĩa, chế độ cai trị của CS. Đó là Đảng CS độc tài đảng trị toàn diện. Điều 4 Hiến Pháp của VNCS đã qui định như thế lâu rồi. Câu hỏi giản dị nhứt đặt ra, ai hưởng của hoạnh tài hối lộ, tham nhũng này, và ai lãnh đủ mọi tai hoạ này? Người dân Việt già trẻ bé lớn đều biết hưởng trọn là cán bộ đảng viên vì có chức có quyền mới sâu dân mọt nước được và lãnh đủ là người dân thấp cổ bé miệng. /. ( Vi Anh)



  

 

 

 

 
 dangnguoivietyeunguoiviet.org

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-3/11/2024

Popular Posts

Popular Posts

My Link