Friday, June 7, 2013

LIÊN ÂU LÀM TQ SỢ HÃI VIỄN TƯỢNG BẢO HỘ MẬU DỊCH


 

LIÊN ÂU LÀM TQ SỢ HÃI

VIỄN TƯỢNG BẢO HỘ MẬU DỊCH

 

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

Geneva, 29.05.2012. Cập nhật 06.06.2013


 

Cập nhật 06.06.2013:

Cũng thời kỳ cuối tháng 5 đầu tháng 6 này của năm ngoái 2012, Liên Au làm cho Trung quốc hoảng sợ trước con ma Bảo Hộ Mậu Dịch. Năm nay, Liên Âu quyết định tăng thuế nhập cảng cho Tấm Pin Thu Điện Mặt Trời sản xuất từ Trung quốc và Trung quốc tuyên bố liền sau đó chiến tranh quan thuế bằng đánh thuế cao cho Rượu nhập cảng từ Liên Au. Có thể nói cuộc chiến tranh quan thuế bùng nổ.

Chúng tôi cho cập nhật bài viết ngày 29.05.2012 để bắt đầu cho những phân tích tiếp theo về cuộc chiến tranh quan thuế này.

 

Nội dung bài này là tóm tắt những trả lời Phỏng vấn của chúng tôi cho Phóng viên Đài RFI ngày 29.05.2012. Chúng tôi theo sát những CÂU HỎI mà Phóng viên Đài RFI đặt ra. Trung quốc phản ứng liền và tỏ ra rất sợ hãi một viễn tượng Bảo Hộ Mậu Dịch. Ơû phần cuối bài tóm tắt, chúng tôi viết thêm thông tin về thái độ của những Công ty Liên Aâu muốn bỏ Trung quốc để chuyển sang nước khác. Như vậy, Kinh tế Trung quốc đang tụt giốc, thì nay với Quyết định của Nghị Viện Liên Aâu, đà tụt giốc càng xuống nhanh hơn.

 

Tóm tắt trả lời Phỏng vấn của Đài RFI

 

CÂU HỎI 1: Vì những lý do sâu xa nào mà nghị viện châu Âu ra nghị quyết bảo vệ thị trường chống cạnh tranh  của Trung Quốc?

TRẢ LỜI: Quốc Hội Liên Âu am tường về chế độ Cộng sản và những mưu mô can thiệp của Nhà Nước vào Kinh tế hơn là Quốc Hội Hoa kỳ vì một số đông Dân Biểu Liên Âu thoát thân từ gốc chế độ CS Đông Âu. Họ không lầm về những mưu mô của bàn tay Nhà nước vào Kinh tế. Ngay Chủ tịch Liên Âu cũng đã từng tuyên bố Kinh tế Trung quốc chưa phải là nền Kinh tế Thị trường tự do thực sự. Biết như vậy, nhưng Liên Âu vẫn yên lặng cho đến nay vì hy vọng ở Thị trường lớn Trung quốc như bán Máy Bay, Máy móc cao và xây những nhà máy Điện nguyên tử… Họ biết tỏ tường rằng không thể có sự cạnh tranh thương mại và kinh tế tương xứng đồng đều giữa hai nền Kinh tế vì Liên Âu chủ trương Kinh tế Thị trường thực sự và Trung quốc vẫn chủ trương Kinh tế có sự độc đoán của Nhà nước Cộng sản. Nhưng cho đến nay, ngày 23.05.2012, Quốc Hội Liên Au mới lấy biểu quyết mạnh yêu cầu các Chính quyền các nước thuộc Liên Âu đưa ra những biện pháp ngăn chặn sự cạnh tranh thương mại, kinh tế không đồng đều giữa hai khối và đòi hỏi hàng hóa Trung quốc phải tuân thủ những mẫu mực theo đúng khuôn mẫu Liên Âu.

Như vậy cái lý do sâu xa, không được nói ra minh nhiên, để đưa ra những đòi hỏi này đối với Trung quốc là trong ý hướng:

*        thứ nhất: ngăn chặn sự tràn lan của hàng hóa Trung quốc tại Liên Âu làm hụt cán cân thương mại giữa hai khối tới 170 tỷ Euro mỗi năm;

*        thứ hai: che chở sự sản xuất quốc nội tại mỗi quốc gia để cứu thất nghiệp tại Liên Au;

*        thứ ba: nếu muốn những chương trình phát động Kinh tế nâng cao độ phát triển như TT.Hollande đang nhấn mạnh, thì nhất thiết phải làm hai điều trên đây.

 

CÂU HỎI 2: Một số biện pháp mà nghị viện đưa ra?

TRẢ LỜI: Để thực hiện ý hướng theo lý do sâu xa vừa nêu trên, Nghị Viện Liên Au đưa ra những biện pháp sau đây:

*        Biện pháp thứ nhất: Liên Au phải đưa ra những biện chống lại việc Cạnh tranh thương mại “bất chính “ của Trung quốc, nghĩa là đôi bên phải áp dụng nguyên tắc tương xứng cạnh tranh để có sự đối tác đồng đều. Bản tin AFP ngày 23.05.2012 từ Strasbourg viết:

“Ils demandent à la Commission d'appliquer le "principe de réciprocité" pour "rétablir une concurrence équitable et garantir une meilleure application des mêmes règles pour tous". Dénonçant la "concurrence déloyale des entreprises chinoises" sur leur sol, "notamment grâce à des aides d'Etat déguisées", le Parlement "demande à la Commission d'élaborer rapidement un instrument européen, si possible en 2012, pour assurer la réciprocité dans le domaine de l'ouverture des marchés publics". (Những Nghị viên yêu cầu Uûy Ban áp dụng “nguyên tắc tương xứng “ để “tái lập cạnh tranh đồng đều và bảo đảm việc áp dụng đúng đắn những quy luật chung cho mọi người. Tố cáo “việc cạnh tranh bất chính của những xí nghiệp Trung quốc tại chính lãnh thổ Trung quốc, “nhất là nhờ những hỗ trợ trá hình của nhà nước “, Quốc Hội yêu cầu Uûy Ban thực hiện nhanh chóng một văn kiện Aâu châu, nếu có thể trong năm 2012, để bảo đảm sự tương xứng trong lãnh vực mở những thị trường công cộng.”

*        Biện pháp thứ hai: Đòi hỏi những hàng hóa Trung quốc, khi nhập vào Liên Âu, phải theo những mẫu mực ấn định của Liên Âu. Theo thống kê mới nhất công bố trong tuần vừa rồi, thì 58% hàng hóa Trung quốc lưu hành tại Liên Âu không theo đúng mẫu mực đã ấn định. Bản Tin AFP ngày 23.05.2012 từ Strasbourg viết:

“Le Parlement va plus loin en "exigeant” que tous les biens en circulation sur le marché intérieur respectent strictement les règles et normes européennes". (Quốc Hội còn đi xa hơn nữa là “đòi hỏi tất cả các hàng hóa lưu hành ở Thị trường  nội địa Liên Au phải tuân thủ nghiêm ngặt những mẫu mực ấn định của Aâu châu.)

*        Biện pháp thứ ba: Việc Trung quốc độc đoán ấn định tỷ giá đồng Nhân Dân tệ thấp hơn sánh với tỷ giá thị trường sánh với đồng Euro cũng là biện pháp của Trung quốc làm mất sự cạnh tranh tương xứng giữa hai khối. Bản Tin AFP ngày 23.05.2012 từ Strasbourg viết:

“Evoquant les problèmes posés par la "sous-évaluation et la non-convertibilité alléguées du yuan", les députés "invitent la Commission à démontrer comment le régime de taux de change fixe porte atteinte à la compétitivité de l'Union, puis à prévoir des actions prioritaires appropriés". (Nói đến những vấn đề đặt ra do việc hạ thấp xuống và việc không hoán chuyển của đồng tiền Yuan, những Nghị viên kêu gọi Uûy Ban chứng minh cho thấy làm thế nào chế độ tỷ giá cố định vi phạm đến tính cạnh tranh  của Liên Aâu và đồng thời dự liệu những hành động cho phù hợp.)

Ba biện pháp trên đây được phép đưa ra trong khuôn khổ Tổ chức Mậu dịch Thế giới, nhưng đó là những Biện pháp thuộc loại “không giá biểu“ (Mesures protectionnistes non-tarifaires) không được kể vào những Ký kết Quan thuế (Droits de Douanes internationalement contractés) quốc tế.

 

CÂU HỎI 3: Phản ứng của Bắc Kinh qua tuyên bố của phát ngôn viên bộ ngoại giao Hồng Lỗi như thế nào? Có đứng vững không?

TRẢ LỜI: Ông Hồng Lỗi, Phát ngôn viên của Bộ ngoại giao Trung quốc, để phản ứng lại qua cuộc Họp báo thường nhật tại Bắc Kinh, đã hai lần nhắc ra chữ Bảo Hộ Thương mại. Nhưng Ông không dám tố cáo chắc nịch rằng Nghị Viện Liên Âu chủ trương Bảo Hộ Thương mại, mà ông chỉ ước ao rằng Liên Âu đừng “đi theo hướng Bảo Hộ Thương Mại“. Bản Tin AFP ngày 24.05.2012 từ Bắc Kinh viết về lời tuyên bố và sợ hãi Bảo Hộ Mậu dịch của ông Hồng Lỗi, phát ngôn viên của Bộ ngoại giao TQ:

"Nous espérons que l'UE va traiter cette question de manière raisonnable et ne pas recourir au protectionnisme" (Chúng tôi hy vọng rằng Liên Au sẽ ứng xử về vấn đề này một cách hữu lý và đừng đi vào con đường Bảo Hộ Mâu Dịch)

Trên thực tế, thì Trung quốc, từ bản chất của chủ trương Kinh tế và Tiền tệ do Nhà nước độc đoán quyết định, đã thi hành trong những năm trường việc Cạnh tranh không đồng đều giữa hai khối, đã không tuân thủ nhữnng mẫu mực hàng hóa và dùng độc đoán tỷ gia đồng Nhân Dân tệ một đàng nâng đỡ cạnh tranh của hàng xuất cảng, đồng thời ngan cản nhập cảng hàng nước ngoài.

Dù ngầm ý của Nghị Viện Liên Âu là Bảo Hộ Thương Mại đi nữa, thì Nghị Viện chỉ đưa ra những Biện pháp không giá biểu (Mesures non-tarifaires) được phép trong khuôn khổ Tổ chức Mậu dịch Thế giới và ngăn chặn những vi phạm từ phía Trung quốc. Bắc Kinh không thể phản kháng hay khiếu nại Liên Âu về những biện pháp này.

 

CÂU HỎI 4: Hệ quả? TQ bị thiệt hại, giảm tỷ số tăng trưởng, nhưng họ sẽ làm sao? Dồn hàng dõm qua VN?

TRẢ LỜI: Xuất cảng của Trung quốc đã liên tục giảm xuống trong thời gian Khủng hoảng của Liên Au vì giới Tiêu thụ giảm hẳn Mãi lực. Chính Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã chỉ còn ao ước rằng độ Phát triển Kinh tế của Trung quốc năm 2012 chỉ còn 7%. Những biện pháp mà Nghị Viện Liên Âu mới quyết định sẽ làm cho độ Phát triển này giảm xuống hơn nữa. Xuất cảng Trung quốc sang Liên Âu sẽ thụt xuống hẳn. Thụt xuất cảng có nghĩa là giảm Sản xuất và Xí nghiệp đóng cửa để Thất nghiệp tại Trung quốc tăng, tạo hỗn loạn Xã hội và Chính trị. Nếu Nhà nước vẫn nâng đỡ Xí nghiệp và giữ mức độ Sản xuất, thì hàng hóa trở thành quá nhiều và tồn đọng tại Trung quốc.

Cái hậu quả sẽ tác hại lên Kinh tế Việt Nam. Hàng Trung quốc tồn đọng sẽ đổ xuống Việt Nam để nhờ tái xuất cảng và giết chết Kinh tế Việt Nam. Bạn vàng Trung quốc sẽ chồng chất lên Việt Nam những hàng tồn đọng, hư thối và độc hại vậy.

 

Nhiều doanh nghiệp Châu Âu

muốn rút khỏi Trung Quốc

 

Cùng ngày với Phỏng vấn của Đài RFI, 29.05.2012, theo những câu hỏi trên đây, thì chúng tôi nhận được Bản Tin của Phóng viên Trọng Thành dựa trên Tin của AFP nói về những Doanh nghiệp Aâu châu muốn rút khỏi Trung quốc. Những Doanh nghiệp có thể nhận ra những khó khăn sau đây:

*        Họ thấy rõ những gian lận cạnh tranh bất chính tại lãnh thổ Trung quốc

*        Họ lo sợ rằng với thái độ ngăn chặn của Liên Au và Quốc tế đối với những hàng sản xuất tại Trung quốc, họ sẽ bị đánh thuế cao hơn khi đem những hàng ấy về Liên Au hay đi những nước khác, cho dù họ có thể lợi dụng được một chút giá nhân công rẻ tại nơi sản xuất.

*        Dân chúng Liên Au và những nước khác, vì nạn thất nghiệp tăng quá cao, có thể tẩy chay những hàng hóa của họ sản xuất từ Trung quốc .

 

Bản Tin của Phóng viên Trọng Thành viết như sau:

“Hôm nay 29/05/2012, AFP loan tin, 22% doanh nghiệp Châu Âu tại Trung Quốc muốn rút khỏi quốc gia này, vì giá nhân công cao và hệ thống pháp luật bất ổn.

Điều tra của Phòng Thương mại Châu Âu ở Trung Quốc đối với 557 doanh nghiệp thành viên đưa ra nhận định : « Trung Quốc là một thị trường mang tính chiến lược, ngày càng trở nên quan trọng đối với các doanh nghiệp Châu Âu, nhưng lại có một tỷ lệ lớn doanh nghiệp Châu Âu muốn tái định hướng đầu tư và rời khỏi Trung Quốc, nơi giá cả ngày càng đắt đỏ », để chuyển sang các quốc gia đang trỗi dậy khác.

Theo điều tra trên, ba nỗi lo ngại lớn nhất của các doanh nghiệp Châu Âu tại Trung Quốc là tốc độ phát triển chậm lại (nỗi lo của 65% doanh nghiệp), giá nhân công tăng (63%) và kinh tế thế giới suy giảm (62%). Riêng về giá nhân công, 59% doanh nghiệp được hỏi tỏ ra bi quan về tương lai trước mắt, tỉ lệ này lên đến 75% đối với các doanh nghiệp tại vùng châu thổ sông Châu Giang (khu vực Quảng Đông - Hồng Kông - Macao).

Ông Davide Cucino, Trưởng Phòng Thương mại Châu Âu ở Trung Quốc, phàn nàn là, có rất ít tiến bộ trong lĩnh vực pháp lý, liên quan đến các doanh nghiệp. Theo lãnh đạo phòng thương mại Châu Âu, trong bối cảnh giá nhân công tăng cao, thì hy vọng được đặt vào môi trường pháp lý sẽ được cải thiện để mang lại công bằng cho cạnh tranh. Tuy nhiên, cho đến nay, có tới 50% doanh nghiệp Châu Âu tại Trung Quốc bị lỡ cơ hội, vì các rào cản pháp lý bất công.

Để tiếp tục tồn tại tại Trung Quốc, 52% trong số các doanh nghiệp được điều tra dự kiến sẽ đầu tư vào các khu vực mới, đặc biệt là các vùng sâu trong nội địa, nơi mức lương trả cho nhân công thấp hơn và nơi mà các doanh nghiệp nước ngoài được khuyến khích. Nhưng trong số 78% doanh nghiệp có thái độ lạc quan về các hoạt động của công ty trong hai năm tới ở Trung Quốc, thì chỉ có 36% tin tưởng là họ sẽ gặp được các điều kiện thuận lợi.”

 

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

Geneva, 29.05.2012. Cập nhật 06.06.2013

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin buổi sáng-20/11/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link