Hà
Nội xử dụng côn đồ hỗ trợ công an đánh phá người yêu nước.
Đảng CSVN bán nước cho xâm lược Tàu khựa để duy trì điều 4 HP.
VN bị chỉ trích mạnh về nhân quyền
Cập nhật: 10:47
GMT - thứ tư, 5 tháng 6, 2013
Người
biểu tình chống Trung Quốc bị cảnh sát mặc thường phục tấn công
hôm 2/6
Hạ
viện Hoa Kỳ hôm thứ Ba 4/6 đã nghe điều trần tình trạng nhân quyền
ở Việt Nam, trong đó đề cập nhiều tới các vi phạm.
Đây là
phiên điều trần thứ hai liên tiếp trong chưa đầy một tháng về chủ
đề này sau phiên họp tương tự hồi tháng Tư.
Các bài liên quan
Chủ đề liên quan
Phiên
điều trần kéo dài hai ngày diễn ra dưới sự điều khiển của dân
biểu Chris Smith, ủy viên của Ủy ban Đối ngoại Hạ viện và là chủ
tịch Tiểu ban châu Phi, Y tế, Nhân quyền toàn cầu và Các tổ chức
quốc tế trực thuộc ủy ban này.
Tôn giáo và đất đai
Trong
phát biểu mở đầu phiên điều trần, dân biểu Smith đã nêu bật tình
trạng đàn áp tôn giáo và cưỡng chế đất đai của người dân Việt
Nam hiện nay.
Vị dân
biểu này gọi Việt Nam là ‘nước vi phạm quyền tự do tôn giáo tồi
tệ nhất trên thế giới’.
Quốc
gia Đông Nam Á này từng năm trong danh sách ‘Các nước cần quan tâm
đặc biệt’, tức CPC, về tự do tôn giáo. Tuy nhiên đến năm 2006, Bộ
Ngoại giao Hoa Kỳ đã đưa Việt Nam ra khỏi danh sách cho đến nay.
Báo
cáo mới nhất về tự do tôn giáo thế giới của Bộ Ngoại giao Hoa
Kỳ hôm 20/5 cũng không đề nghị đưa Việt Nam vào lại CPC.
"Có vẻ như Bộ
Ngoại giao đã để cho những toan tính chính trị lấn át thực tế
và sự bạo tàn trong vấn đề đàn áp tôn giáo của Chính phủ Việt
Nam."
Chris
Smith, ủy viên Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ
Ông
Smith kêu gọi Chính phủ Hoa Kỳ làm theo kiến nghị của Ủy ban Tự
do Tôn giáo của nước này hồi năm ngoái, tức là đưa Việt Nam trở
lại vào CPC với lý do Hà Nội ‘kiểm soát mọi nhóm tôn giáo, hạn
chế và trừng phạt gắt gao những hoạt động tín ngưỡng độc lập’.
“Có vẻ
như Bộ Ngoại giao đã để cho những toan tính chính trị lấn át
thực tế,” ông nói và lên án nhận xét của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ
về tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam là ‘che dấu khiếm
khuyết’.
Dân
biểu Smith dẫn chứng bằng các trường hợp của Hòa thượng Thích
Quảng Độ, Đức Tăng thống của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống
nhất, và Linh mục Nguyễn Văn Lý đang bị giam cầm cũng như vụ đàn
áp giáo dân ở giáo xứ Cồn Dầu, Đà Nẵng.
Ông
cũng đặc biệt nhấn mạnh tình trạng cưỡng chế thu hồi đất đai.
“Chính
phủ đã cướp đoạt phi pháp tài sản của các hộ dân... và nếu chủ
sở hữu hợp pháp... chống cự thì các lực lượng an ninh sẽ được
huy động để trấn áp,” ông nói.
Các
nghị sỹ Hoa Kỳ cũng nghe một số nhân chứng điều trần về những vi
phạm nhân quyền ở Việt Nam.
Đòi bồi thường
Người
dân Dương Nội, ngoại thành Hà Nội, biểu tình phản đối cưỡng
chiếm đất đai
Ông
Joseph Cao, cựu dân biểu, kêu gọi Quốc hội Hoa Kỳ bảo vệ quyền
lợi của những người Mỹ gốc Việt có tài sản đất đai bị chính
quyền Việt Nam tịch thu ‘bất hợp pháp’ sau khi họ bỏ lại tất cả
để trốn chạy ‘sự tàn ác’ của chế độ cộng sản.
Holly
Ngo, một thuyền nhân vượt biên hồi năm 1978 và hiện đã định cư tại
tiểu bang California, kể tại phiên điều trần về câu chuyện gia đình
ông bị chính quyền tịch thu tài sản. Ông nói rằng đây không chỉ
là vấn đề của riêng gia đình ông mà của rất nhiều người Mỹ gốc
Việt.
Ông kể
rằng nhà cửa đất đai của ông, tính theo thời giá hiện nay là
800.000 Mỹ kim, đã bị chính quyền quốc hữu hóa vì không có ai ở.
Ngoài
ra, gần 2,4 kg vàng, trị giá gần 136.000 Mỹ kim vào thời điểm
hiện nay, cũng bị chính quyền buộc gia đình ông phải ký gửi tại
nhà băng quốc doanh hồi năm 1977 và không hề được trả lại.
"Đó là hình
ảnh Việt Nam ngày nay: một chính quyền tàn ác và đàn áp có hệ
thống các quyền tự do biểu đạt, tự do lập hội và tập hợp hòa
bình và trấn áp những người dám thách thức chính quyền hay dám
kêu gọi dân chủ."
John
Sifton, HRW
Tiến
sỹ Nguyễn Đình Thắng, giám đốc điều hành của tổ chức giúp
thuyền nhân Việt Boat People SOS, ước tính rằng trong vòng 38 năm qua
Chính phủ Việt Nam đã tịch thu đất đai, nhà cửa và các tài sản
khác của người Mỹ gốc Việt với tổng trị giá trong khoảng từ 50
đến 100 tỷ Mỹ kim.
Ông cho
biết là nhiều Việt kiều đã về Việt Nam để đòi lại tài sản
nhưng chỉ rất ít trong số họ thành công sau khi đã lót tay rất
nhiều tiền cho các cán bộ có quyền hành.
Ông
Thắng yêu cầu Chính phủ Mỹ gây áp lực buộc Việt Nam bồi thường
tài sản của những người Mỹ gốc Việt đã bị tịch thu và đưa điều
kiện này trong quá trình đàm phán Hiệp ước Đối tác Xuyên Thái Bình
Dương TPP.
Ông cho
rằng đây là ‘lợi ích quốc gia’ của Mỹ vì có liên quan đến hàng
trăm ngàn công dân Mỹ với thiệt hại lên đến hàng chục tỷ Mỹ kim.
‘Ngày càng tệ’
Tổ
chức Theo dõi nhân quyền HRW cũng cử đại diện đến phiên điều trần
để mô tả tình trạng vi phạm nhân quyền ở Việt Nam.
Đại
diện HRW John Sifton lưu ý rằng ‘tình hình đang ngày càng tồi tệ
ở Việt Nam’ vì ‘chỉ trong vòng có vài tháng đầu năm 2013 mà số
người bị kết tội trong các phiên tòa chính trị nhiều hơn cả năm
ngoái’.
Chính
phủ Việt Nam đang gia tăng đàn áp những người chống đối
Theo số
liệu mà HRW đưa ra thì trong năm 2012 có ít nhất 40 người bị bỏ
tù vì chống đối chế độ. Tuy nhiên, chỉ trong vòng 5 tháng đầu năm
nay đã có hơn 50 người bị đưa ra xét xử trong các phiên tòa chính
trị.
Ông
Sifton đưa ra là dẫn chứng là phiên tòa xử Nguyễn Phương Uyên và
Đinh Nguyên Kha, vụ bắt giữ blogger Trương Duy Nhất, vụ bỏ tù 8
người Thượng theo đạo Hà Mòn, việc chính quyền tìm cách giải
tán các buổi ‘dã ngoại nhân quyền’ hồi đầu tháng Năm và vụ đàn
áp những người biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội hôm Chủ
nhật 2/6.
Ngoài
ra ông cũng nêu lên các hành vi vi phạm nhân quyền khác của chính
quyền Việt Nam như thu hồi đất tùy tiện, cấm các tổ chức công
đoàn không có phép, các phiên tòa ‘trình diễn’, nạn bạo hành của
công an đối với những người bị giam cầm và việc cưỡng bức cai
nghiện và cưỡng bức lao động đối với những người nghiện ma túy.
“Đó là
hình ảnh Việt Nam ngày nay: một chính quyền tàn ác và đàn áp
có hệ thống các quyền tự do biểu đạt, tự do lập hội và tập
hợp hòa bình và trấn áp những người dám thách thức chính quyền
hay dám kêu gọi dân chủ,” ông phát biểu trước các nghị sỹ Mỹ.
"Đã đến lúc
Chính phủ Hoa Kỳ nên nhìn nhận mọi việc theo đúng những gì đang
xảy ra."
John
Sifton, HRW
“Đã
từng có hy vọng rằng việc đưa ra đối thoại chiến lược quân sự và
đàm phán tự do thương mại với Việt Nam có thể khuyến khích đất
nước này thay đổi,” ông nói.
“Giờ
đây dường như hy vọng này đã được đặt không đúng chỗ. Nhà cầm
quyền Việt Nam không hề thả lỏng nắm đấm của họ.”
“Đã
đến lúc Chính phủ Hoa Kỳ nên nhìn nhận mọi việc theo đúng những
gì đang xảy ra,” ông kêu gọi.
Nghị
sỹ Chris Smith cho biết ông đã đề xuất trở lại Dự luật nhân quyền
Việt Nam có tên là H.R. 1897. Dự luật này đang chờ được Ủy ban
Đối ngoại Hạ viện xem xét.
Dự
luật này đề xuất chính quyền Hoa Kỳ chỉ tăng viện trợ phi nhân
đạo cho Việt Nam hơn mức của năm tài chính 2012 chỉ khi nào Tổng
thống Barack Obama xác nhận rằng chính quyền Việt Nam đã có những
tiến bộ đáng kể trong việc thực thi dân chủ và thúc đẩy nhân
quyền.
Tuy
nhiên các đề xuất tương tự đã nhiều lần bị chặn lại ở Thượng
viện.
|
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment