Thursday, June 6, 2013

’Đâu đó‘ là nơi nào?


Thân chuyển tài liệu Thủ tướng CHXHCN VN - Ô. Nguyễn Tấn Dũng tại Singapore, về tình hình ĐNA trước Biển Đông. Mời nghe để nhận định.


 

Lúa 9

 >>>>>>>>>>>>>




 
 

Chút Thiển Nghĩ Về Bài " Vui Buồn Tại Đối Thoại Shangri-La lần thứ 12”

Lâu lắm mới đọc được một bài chiến lược thú vị và có phần nào tầm vóc; xin cám ơn tác giả Đào Văn Bình. 


http://chinhnghiaquocgia.blogspot.com/2013/06/vui-buon-tai-oi-thoai-shangri-la-lan.html



Xin góp ý với  quý độc giả và TG Đào Văn Bình.

Tại sao Ban Tổ Chức lại sắp xếp cho T/T Nguyễn Tấn Dũng phát biểu đầu tiên trong hội nghị?

Thiển nghĩ, VN là địa điểm chiến lược nóng nhất trong vùng, vừa sát biên giới với TRC vừa có hải cảng chiến lược quân sự Cam Ranh. Ngoài ra các nước tự do muốn hiểu thêm về chính sách đu dây của CSVN, vừa có vẻ thiên TRC vừa có vẻ cần thế lực HK nhưng lo ngại vì chính sách nhân quyền, ... ,của chính sách HK.

Thiển nghĩ, những lời phát biểu của T/T Nguyễn Tấn Dũng là tia sáng hé lộ, CSVN đang thiên về ai rồi. CSVN có thể có những cao thủ cố vấn chiến lược, căn cứ vào phần phát biểu của ông Nguyễn Tấn Dũng. Tuy nhiên cũng chưa nêu rõ biện pháp đối phó với nạn Đại Hán về kinh tế, chính trị. TRC thừa hiểu khả năng hạn chế của mình về phương diện quân sự trước thế giới tự do, nếu họ đồng tâm hiệp lực để vô hiệu hoá khả năng quân sự còn thiếu kỹ thuật của TRC. Vì vậy TRC chỉ chơi trò hù doạ hay gây rối hạn chế trong chiến dịch thăm dò phản ứng của VN, HK và các nước liên hệ đến vấn đề BĐ tại thời điểm nầy mà thôi. Ngoài ra, những vụ xung đột hạn chế trong vùng chỉ là trò tuyên truyền của TRC, vừa hù doạ vừa đánh lạc hướng các nước đang tranh chấp với TRC mà thôi.

Đây là câu hỏi chiến lược:

Phải chăng chiến lược xung đột hạn chế tại BĐ chỉ là diện còn chiến lược bành trướng kinh tế của TRC tại Trung Đông và Châu Phi là điểm của chính sách Đại Hán?

Các nước liên hệ quá nặng về kinh tế với TRC phải quan tâm như thế nào về phương diện dài hạn?

Làm sao hoá giải được quyền lực kinh tế, chính trị và quân sự của TRC?

Thiển nghĩ,
các nhà chiến lược của các nước liên hệ phải có đường lối dài hạn phát triển kinh tế, hiện đại hoá quân sự, xây dựng một tinh thần đoàn kết trong vùng để có 'leverage' đối với TRC.

Thiển nghĩ, các nhà chiến lược và kinh tế gia cần phối hợp để biết cách sử dụng kế hoạch giao thương với TRC, rồi tự mình phát triển nền kinh tế sản xuất với chủ đích giảm bớt  quyền lực kinh tế của đối phương theo thời gian. Làm được như vậy thì TRC không còn nắm được cán dao về vấn đề giao thương. Nhờ thế các nước trong Khối Liên Minh có đủ khả năng phát triển kỹ nghệ quân sự và hiện đại hoá quân đội.

HK biết rõ điều nầy nhưng cũng khó thi hành bởi vì tâm lý con người là chỉ thích cái lợi vật chất trước mắt mà quên đi vấn đề an ninh quốc quốc lâm nguy về lâu về dài.  Kế hoạch " Made in America"  của Obama Administration là một thí dụ.

Nạn Đại Hán sẽ bị vô hiệu hoá nếu các nước biết đoàn kết thành một Liên Minh, để có đủ leverage bằng hay hơn TRC; cách duy trì hoà bình trên thế giới.

Trân trọng,

Trần Văn Thưởng ( 05/06/2013)




----- Weitergeleitete Message -----
Von:
hongan duong <>
Gesendet: 3:53 Donnerstag, 6.Juni 2013
Betreff: VN tai Shangri-La dialogue

 

Kính chuyển bài „Đâu đó là nơi nào“ nhận định về bài diễn thuyết cũa Nguyễn Tấn Dũng tại hội nghị Shangri-La dialogue ở Singapore chứng tỏ thái độ „hèn với giặc, ác với dân“ của chế độ CSVN.

Ngoài ra cũng mời ACE coi thêm trong link

http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=mk5OZy0QqSg                                                                                                                                                                 ;        để thấy đươc tính chất yếu kém, thấp hèn của thủ tướng Viet Nam vô học, vưa không hiểu và nói được tiếng Anh, vừa thiếu tự tin, vừa lúng túng khi trả lòi các câu hỏi của khán giả, phải dùng các câu trả lời đã viết sẵn, không đối thoại được với ông chủ tịch cuộc họp báo. Một điều kỳ lạ nữa là thay vì đeo máy nghe thông dịch trên đầu thì Nguyễn Tấn Dũng luôn luôn đeo máy nghe ngược chiều, hướng xuống phía dưới. ACE có ai giải thích được, xin cho biết.

HA

Forum VN 21

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

’Đâu đó‘ là nơi nào?




cid:image001.jpg@01CE6249.75F6B440Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng  phát biểu trong phiên họp khai mạc cho cuộc họp Shangri-La bàn về an ninh khu vực Đông Nam Á.

x

 





Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã phát biểu trong phiên họp khai mạc cho cuộc họp Shangri-La bàn về an ninh khu vực Đông Nam Á.

Tối 31 tháng 5, tại Singapore, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phát biểu trong phiên họp khai mạc cho cuộc họp Shangri-La bàn về an ninh khu vực Đông Nam Á.

Đọc kỹ bài phát biểu của ông Nguyễn Tấn Dũng, có thể thấy Bộ Chính trị đảng CS Việt Nam không những đã bỏ ngoài tai những lời khuyên thức thời của những trí thức dân tộc và bỏ qua một cơ hội hiếm có, mà còn phơi bày ra trước cả khu vực Đông Nam Á và trước thế giới một lập trường cực kỳ bạc nhược đáng hổ thẹn.

Bài diễn văn mở đầu bằng một đoạn nói đến tình hình đang diễn ra phức tạp ở vùng biển Đông. Diễn giả chỉ dành vẻn vẹn có một câu để nói bóng gió đến những hành động của Trung Quốc lấn chiếm xâm phạm vùng biển chủ quyền của Việt Nam trong suốt mấy năm qua: «Đâu đó đã có những biểu hiện đề cao sức mạnh đơn phương, những đòi hỏi phi lý, những hành động  trái với luật pháp quốc tế, mang tính áp đặt và chính trị cường quyền».

Không có một chữ nào về Trường Sa, Hoàng Sa, không một lời nào về bản đồ lưỡi bò, không một câu nào về những hành động cụ thể của phía Trung Quốc ngăn cản, bắt bớ, đánh đập, giết hại ngư dân ta trong vùng bỉển của ta. Cũng không có một lời nào nêu đích danh nhà cầm quyền Trung Quốc, tàu hải giám Trung Quốc.

«Đâu đó» là nơi nào, lúc nào?
 Tất cả chỉ là nói xa xôi, ám chỉ kín đáo, ai muốn hiểu ra sao thì hiểu.

Thủ tướng Việt Nam cũng không mảy may đề cập đến khả năng đưa vấn đề Trung Quốc cậy thế nước lớn xâm lấn chủ quyền lãnh hải của Việt Nam ra trước Liên Hiệp Quốc, trước Tòa án Quốc tế về Luật Biển, như Philippines đã làm.

Một sơ hở chiến lược, một điều rất dại dột nữa là trong bài phát biểu, thủ tướng VN đã đưa ra lời cam kết là «VN sẽ không là đồng minh quân sự của nước nào, không để nước nào đặt căn cứ quân sự trên lãnh thổ VN và sẽ không liên minh với nước này để chống nước khác». Thế là tự mình trói tay mình trước nguy cơ ngoại xâm nghiêm trọng có thật, tự ngăn cản việc tự do  liên minh với các nước bạn bè tin cậy. Chúng ta còn nhớ luật sư Cù Huy Hà Vũ từng nói liên minh quân sự với Hoa Kỳ là mệnh lệnh của thời đại khi phải chống hiểm họa Trung Quốc; Trung tướng Đặng Quốc Bảo cũng vừa kêu gọi VN nên liên minh với Ấn Độ, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Indonesia…, một nhu cầu cấp bách, chứng tỏ sự trưởng thành về chính trị.

Ngay sau buổi nói chuyện, các nhà báo quốc tế đã đặt một số câu hỏi cho thủ tướng Việt Nam. Đáng chú ý là câu hỏi của nữ thiếu tướng Trung Quốc Yao Yun Zhu, giám đốc Trung tâm Quan hệ Quốc phòng Trung Quốc - Hoa Kỳ thuộc Học viện Kỹ thuật Quân sự Trung Quốc.  Bà này hỏi vặn: «Ngài vừa nói đến việc từng có nước có những hành động vi phạm luật quốc tế trong vùng biển Đông, vậy ngài có thể nói ví dụ, đó là nước nào, vi phạm luật quốc tế nào?».

Thay vì phải nắm ngay cơ hội này để kể ra một loạt hành động xâm lấn, cưỡng chiếm biển, đảo, giết hại ngư dân…của phía Trung Quốc, người đứng đầu chính phủ VN đã trả lời một cách rất…ngoại giao, lịch sự, nhũn nhặn rằng, «điều xảy ra gần đây, chúng ta ai cũng đã biết, xin miễn cho tôi kể ra đây». Vẫn là thái độ nhút nhát, nể sợ, nhu nhược.

Những biểu ngữ được trưng lên trong các cuộc đấu tranh của bà con ta ở Hà Nội, Sài Gòn tố cáo chính quyền «Hèn với giặc, ác với dân» quả là không sai. Vậy mà trên mạng Đảng Cộng  sản vẫn có bài tâng bốc, nói lấy được rằng thủ tướng VN, vẫn một mực giữ lễ, lịch sự, giữ mối xã giao thân thiện, trong khi tình hình quan hệ 2 nước diễn biến phức tạp, có lúc căng thẳng.

Trong cả bài diễn văn dài với nhan đề là «Xây dựng niềm tin chiến lược vì hòa bình và hợp tác», ông Dũng đã nhắc đi nhắc lại cụm từ «niềm tin chiến lược» đến 17 lần, nhưng lại không đả động gì đến mưu đồ và hành động xâm lược của Trung Quốc trong khu vực. Thế thì người ta có thể nêu câu hỏi: Làm sao có thể gửi niềm tin chiến lược ở những kẻ nuôi «giấc mộng Trung Quốc» do chính Tập Cận Bình, tổng bí thư kiêm chủ tịch nước đề xướng, trong đó có giấc mơ bành trướng xuống phương Nam, ngang ngược coi cả vùng biển Đông rộng lớn là vùng quyền lợi then chốt của họ?

Sau khi đọc diễn văn, ông Dũng đã trở về Hà Nội ngay để dự họp Quốc hội. Không rõ ông sẽ trình bày ra sao với các đại biểu và công luận về bài diễn văn tránh né bành trướng, thực tế là cực kỳ nhún nhường với kẻ xâm lược, chỉ tổ làm cho chúng hung hăng hơn nữa.

Ở các nước dân chủ thật sự, chỉ riêng việc có thái độ bạc nhược với kẻ xâm lược như trên là thừa đủ để Quốc hội ra quyết định bãi miễn người đứng đầu chính phủ.

Ngay sau khi Thủ tướng Dũng phát biểu, từ Bắc Kinh người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định tàu chiến của họ vẫn đi tuần tra trong vùng biển Đông được coi là trong vùng lãnh hải của Trung Quốc. Rõ ràng họ đang được thể, thấy rõ nhà cầm quyền Việt Nam co vòi để họ lấn tới. B
.T.

 

 

 

 

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin buổi sáng22/4/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link