Monday, June 3, 2013

Thổ Nhĩ Kỳ: dân muốn Thủ tướng từ chức


 

Thổ Nhĩ Kỳ: dân muốn Thủ tướng từ chức

Cập nhật: 13:34 GMT - chủ nhật, 2 tháng 6, 2013
Biểu tình ở Thổ Nhĩ Kỳ sang ngày thứ ba
Người biểu tình ở Thổ Nhĩ Kỳ không lùi bước dù bị cảnh sát bắt giữ.
Hàng trăm người biểu tình tái chiếm một quảng trường trung tâm ở Istanbul sau hai ngày diễn ra các cuộc biểu tình bạo động với chừng 1.000 người bị bắt giữ.
Tình hình nhìn chung có dấu hiệu bình yên hơn sau khi diễn ra các cuộc đụng độ quyết liệt giữa những người phản đối và cảnh sát ở cả Istanbul và thủ đô Ankara.

Các bài liên quan

Chủ đề liên quan

Các quan chức nói 26 cảnh sát và 53 dân thường đã bị thương, một trường hợp trong tình trạng trầm trọng.
Những người biểu tình hôm thứ Sáu đã phản đối một dự án tái xây dựng một công viên gần Quảng trường Taksim của Istanbul, nhưng diễn biến sau đó mở rộng thành một hành động chống chính phủ sau khi cảnh sát có phản ứng cứng rắn.
Cuộc biểu tình đã trở thành một trong những cuộc nổi dậy và phản đối chống chính phủ mạnh mẽ nhất vài năm trở lại đây.
Phóng viên James Reynolds của BBC ở Istanbul cho biết rất nhiều người dân đang chán ghét chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ.
Họ tin rằng chính phủ muốn lấy đi một số quyền tự do cá nhân của họ.

‘Chính phủ từ chức'

"Câu trả lời duy nhất bây giờ là chính phủ này phải sụp đổ. Chúng tôi quá chán ghét sự đàn áp của chính phủ áp này, chúng liên tục gây áp lực lên chúng tôi..."
Người biểu tình
Đã nổ ra một số cuộc đụng độ riêng biệt xung quanh các đường phố của Istanbul từ đêm bắt sang buổi sớm ngày Chủ nhật.
Nhưng không khí vào lúc bình minh đã yên tĩnh hơn và khá yên bình, sau khi những người biểu tình tụ tập quanh những đám cháy hoặc những chiếc xe hơi bị đốt.
Phóng viên BBC nói rằng cơn mưa kéo dài đã làm thuyên giảm biểu tình, và nhiều người trong số những người phản đối đã quay về nhà để tạm nghỉ ngơi.
Tuy nhiên, phóng viên của chúng tôi nói rằng điều này không ngăn cản việc có các cuộc đụng độ tiếp tục sau đó trong ngày.
Đã có các kêu cuộc gọi trên truyền thông xã hội về các cuộc biểu tình mới.
Hàng trăm người vẫy cờ ngay sau đó đã quay trở lại quảng trường, một số hô vang "Chính phủ, từ chức!"
Một người biểu tình, Akin, nói với hãng tin Reuters:
"Chúng tôi sẽ ở lại cho đến cùng. Chúng tôi sẽ không rời đi.
Thủ tướng Recep Tayyip Erdogan
Thủ tướng Recep Tayyip Erdogan (thường phục) bị cho là có khuynh hướng độc đoán
“Câu trả lời duy nhất bây giờ là chính phủ này phải sụp đổ.
“Chúng tôi quá chán ghét sự đàn áp của chính phủ áp này, chúng liên tục gây áp lực lên chúng tôi...."

'Thừa nhận sai lầm'

Thủ tướng Recep Tayyip Erdogan thừa nhận hôm thứ Bảy rằng "đã có một số sai lầm, cực đoan trong phản ứng của cảnh sát", nhưng ông cũng cáo buộc đối thủ của mình lợi dụng sự tức giận trong vụ công viên Gezi để làm vấn đề thêm căng thẳng.
Thị trưởng Istanbul Kadir Topbas đã cố gắng giảm bớt căng thẳng, ông nói với một đài truyền hình địa phương rằng "chúng tôi đã học được bài học của mình".
Ông nói đã lấy làm tiếc vì "không thông báo cho người dân đủ" về dự án phát triển Công viên Gezi.
Cùng lúc, các chủ cửa hàng và nhân viên vệ sinh ở thành phố đã bắt đầu các nỗ lực dọn dẹp, xóa bỏ các hình sơn vẽ, viết graffiti trên các bức tường và cửa sổ.
Bộ trưởng Nội vụ Muammer Guler cho hay 90 cuộc biểu tình đã diễn ra ở 48 thành phố sau khi các cuộc phản đối gia tăng cấp độ.
"Việc đàn áp quá nặng tay các cuộc biểu tình hoàn toàn ôn hòa ở Taksim thực sự là điều đáng hổ thẹn"
Giám đốc Ân xá Quốc tế tại châu Âu
Ông cho biết một số những người bị bắt đã được thả nhưng những người khác sẽ được đưa ra xét xử.
Ông Guler nói một trong những thường dân bị thương đang được điều trị tại một đơn vị chăm sóc đặc biệt ở một bệnh viện thuộc Istanbul.

'Điều đáng hổ thẹn'

Tổ chức Ân xá Quốc tế tuyên bố hai người đã thiệt mạng và hơn 1.000 người bị thương, mặc dù hiện chưa thể xác nhận các con số.
Giám đốc châu Âu của Tổ chức này, John Dalhuisen nói:
"Việc đàn áp quá nặng tay các cuộc biểu tình hoàn toàn ôn hòa ở Taksim thực sự là điều đáng hổ thẹn."
Mỹ cũng bày tỏ lo ngại về cách thức chính quyền xử lý các cuộc biểu tình ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Thủ tướng Recep Tayyip Erdogan lên nắm quyền từ năm 2002, và dự kiến sẽ chạy đua vào ghế tổng thống vào năm 2014.
Một số ý kiến ở Thổ Nhĩ Kỳ phàn nàn rằng chính phủ của ông ngày càng trở nên độc đoán.
Đảng cầm quyền AK của ông có nguồn gốc chính trị Hồi giáo, nhưng ông nói rằng ông cam kết với một nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ thế tục.

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-21/1/2025

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link