Monday, February 17, 2014

Việt Nam giúp Campuchia thoát khỏi chế độ Khmer Đỏ hay xâm lược Campuchia?


Việt Nam giúp Campuchia thoát khỏi chế độ Khmer Đỏ hay xâm lược Campuchia?

Nhân dịp kỷ niệm 33 năm ngày giải phóng đất nước Campuchia thoát khỏi chế độ Khmer Đỏ, giới lãnh đạo của đảng Nhân dân Campuchia đang cầm quyền khẳng định Việt Nam đóng vai trò hết sức quan trọng trong công cuộc lật đổ chế độ Khmer Đỏ.
Quốc Việt, thông tín viên RFA
2012-01-08
 
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
vqviet01072012.mp3Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
cambodia-celebration-305.jpg
Hình ảnh hoạt động mừng ngày chiến thắng 7/1 trên đường lộ của thành viên thuộc đảng Nhân dân Campuchia (CPP).
Photo by Quốc Việt/RFA
Liệu người dân và các nhà quan sát sự kiện xứ Chùa Tháp có suy nghĩ ra sao về vấn đề? Từ Campuchia, thông tín viên Quốc Việt có bài tường trình sau đây.

Góp phần xóa bỏ Khmer Đỏ

Kỷ niệm 33 năm ngày giải phóng đất nước (7/1/1979 - 7/1/2012), đảng Nhân dân Campuchia đang cầm quyền đã tổ chức hàng năm nhằm nhắc lại những kỷ niệm đấu tranh chống chế độ Khmer Đỏ, do quân đội nhân dân Việt Nam góp phần xóa bỏ chế độ vừa nói, và cảm ơn Việt Nam trong công cuộc góp phần xây dựng xứ Chùa Tháp.
Phát biểu trong đợt kỷ niệm 33 năm tại trụ sở Trung Ương ở Phnom Penh, Chủ tịch Thượng nghị viện, kiêm Chủ tịch đảng Nhân dân Campuchia là ông Chea Sim cho biết ngày 7/1/1979 là ngày xóa bỏ chế độ Polpot, giải phóng đất nước và nhân dân. Người dân sống sót đến hôm nay là do quân đội nhân dân Việt Nam giúp đỡ. Ông Chea Sim nhấn mạnh khi đất nước Campuchia rơi vào thảm họa diệt chủng dưới chế độ Pol Pot từ năm 1975 - 1979, đội ngũ cán bộ ưu tú, trung kiên của đảng Nhân dân Campuchia đã thành lập Mặt trận đoàn kết Dân tộc cứu nước Campuchia vào cuối năm 1978 để tập hợp lực lượng quần chúng đứng lên đấu tranh, giành được đại thắng lịch sử 7/1/1979, lật đổ chế độ Khmer Đỏ.
Chính phủ Campuchia ghi nhớ mãi sự giúp đỡ và sự hy sinh của các anh hùng, thanh thiếu niên yêu nước đã góp phần xây dựng đất nước để xứ Chùa Tháp tồn tại và phát triển đến bây giờ, đặc biệt là những quân tình nguyện Việt Nam mà giới lãnh đạo hiện nay cho rằng mãi ghi nhớ công lao to lớn của Việt Nam vì đã giúp Campuchia hồi sinh từ chế độ Khmer Đỏ.
Thủ tướng Campuchia Hun Sen. AFP/Tang Chhin Sothy.
Thủ tướng Campuchia Hun Sen. AFP/Tang Chhin Sothy.
Kể từ khi chế độ Khmer Đỏ sụp đổ, đất nước Campuchia đã và đang phát triển không ngừng về tất cả mọi lĩnh vực. Trong năm 2011, Campuchia đã đạt được nhiều thành tựu mới trong công cuộc xây dựng đất nước. Nền kinh tế nước này đã thoát khỏi nạn khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2010, đã nâng tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) lên 6%. Đầu tháng 12/2011, tổng sản phẩm quốc nội của nước này lên 7%, còn lạm phát vẫn còn ổn định ở mức 5% trong năm 2011. Dự báo tổng sản phẩm quốc nội nước này đạt 7,5% nhờ tốc độ mở rộng khả quan của lĩnh vực du lịch, xuất khẩu may mặc và xây dựng; đặc biệt Campuchia đã giảm tỷ lệ đói nghèo xuống 26% và có thể giảm xuống còn 19,5% vào năm 2015.
Ông Chea Sim cho biết thêm, “33 năm vừa qua, Campuchia đã gặp phải và đứng trước nhiều thách thức to lớn, trong đó cũng có nguy cơ quay trở lại chế độ Khmer Đỏ, tuy nhiên chính phủ đã nỗ lực hết mình để hồi sinh và phát triển đất nước, đấu tranh và đứng lên bảo vệ chủ quyền dân tộc nhằm mục đích xây dựng một xã hội văn minh, hòa bình, an ninh. Đặc biệt là đấu tranh chống sự xâm lấn của Thái Lan. Hiện, chính phủ đang thúc đẩy tiến độ cắm mốc biên giới giữa Campuchia – Việt Nam và Lào. Ngoài ra, chính phủ còn tăng cường hợp tác phát triển khu vực tam giác ngày càng mạnh mẽ hơn.”
Tuy nhiên Thủ tướng Hun Sen đã có phản ứng gay gắt trước những người nói quân tình nguyện Việt Nam xâm lược Campuchia khi qua giúp nước này thoát khỏi chế độ Khmer Đỏ. Ông Hun Sen giải thích rằng hoạt động của quân tình nguyện của Việt Nam tại đây là vì có sự yêu cầu của nhân dân địa phương. Chính nhân dân và quân đội Việt Nam đã giúp giải phóng khỏi chế độ Polpot và ngăn cản sự quay trở lại của chế độ nói trên. Thời gian Việt Nam rút quân khỏi Campuchia đã trôi qua hơn 20 năm, chính vì vậy chính phủ của ông càng không thể chấp nhận được cách nói xuyên tạc là Việt Nam có ý đồ xâm lược Campuchia.
Thủ tướng Hun Sen phát biểu trong đợt kỷ niệm 33 năm ngày giải phóng đất nước khỏi chế độ Khmer Đỏ không có gì vui hơn khi Campuchia được giải phóng khỏi chế độ này. Campuchia từng đứng trước cái chết và rồi được hồi sinh nhờ quân tình nguyện Việt Nam và phong trào đấu tranh của Mặt trận Đoàn kết cứu nước Campuchia.
Ông còn cho biết Campuchia ngày càng phát triển, thủ đô ngày càng sầm uất, cho nên phương tiện giao thông ngày càng nhiều. Từ một thành phố không người, sau ngày 7/1, thủ đô Phnom Penh đã dần hồi sinh và phát triển không ngừng. Hiện nay, thủ đô Phnom Penh có trên 230 ngàn xe ô tô, hơn 900 ngàn xe máy, cho nên đã xảy ra ùn tắc tại những điểm giao lộ, cần phải có biện pháp giải quyết.

Mưu đồ sát nhập lãnh thổ?

campuchia-vn250.jpg
Công an biên phòng Việt Nam ngăn chặn không cho DB Sam Rainsy đến xem xét cột mốc biên giới tạm số 103, ở xóm Rong, huyện Mê mót, tỉnh Kampong Cham hôm 14/12/2010. Photo by Quốc Việt, RFA
Tính đến năm 2012, chính phủ Campuchia đã tổ chức kỷ niệm 33 năm mà phong trào đấu tranh của Mặt trận Đoàn kết cứu nước Campuchia của đảng Nhân dân đang cầm quyền dưới sự giúp đỡ của quân tình nguyện Việt Nam hơn 10 ngàn người để lật đổ chế độ Khmer Đỏ. Dưới hình thức đưa quân tình nguyện sang giải phóng xứ Chùa Tháp, các nhà phân tích và theo dõi tình hình chính trị xã hội xứ này cho rằng có hai lý do chính:
- Thứ nhất, vì Khmer Đỏ đã có mối quan hệ mật thiết với Trung Quốc mặc dù trước đó Việt Nam vẫn là nước có mối liên kết đặc biệt với chế độ Khmer Đỏ. Điều này, khiến Việt Nam sợ Khmer Đỏ giải phóng miền Nam của Việt Nam nơi mà có rất nhiều người dân tộc Khmer bản địa sinh sống.
- Thứ hai, Việt Nam giúp Campuchia là để đạt được những mưu đồ sáp nhập lãnh thổ và quản lý xứ này.
Trong giai đoạn năm 1960 – 1979, Việt Nam đã sử dụng đủ mưu kế để phá hoại cuộc cách mạng Campuchia và sự phát triển của đất nước này. Việt Nam còn xúi dục, kích động, chia rẽ, lôi kéo nhân dân và quân đội cách mạng Campuchia để nảy sinh sự bất đồng, gây rối loạn, phá hoại chính sách phát triển nước này, đây là lời khai báo trước phiên tòa của cựu Chủ tịch quốc hội Khmer Đỏ là ông Nuon Chea.
Việt Nam cũng không nằm trong trường hợp ngoại lệ, khi lực lượng nước này bắt đầu tấn công vào Campuchia, và đóng quân mọi nơi kể từ Trung Ương đến địa phương… mà không rút quân sau cuộc chiến kết thúc. 
Tiến sĩ Sok Touch
Theo lời khai báo của Nuon Chea hồi ngày 13/12/2011 cho đến giờ này vẫn còn hàng ngàn quân tình nguyện Việt Nam có mặt ở đây, bên cạnh đó còn có hàng triệu người Việt nhập cư bất hợp pháp. Việc các tình báo viên Việt Nam có mặt ở xứ này là để phá hoại chính sách chính trị, kinh tế, độc lập, hòa bình, công lý và theo dõi cộng đồng người Khmer Krom.
Tiến sĩ Sok Touch, nhà phân tích chính trị độc lập, chuyên gia nghiên cứu và tham gia quan sát sự kiện này đưa ra nhận định rằng Việt Nam chưa bao giờ nghĩ rằng họ sẽ rút quân khỏi Campuchia vì việc rút quân sẽ ảnh hưởng đến tình hình kinh tế, chính trị, và có thể nói dẫn đến rối loạn xã hội và bất an. Thứ hai, Việt Nam muốn tuyên truyền học thuyết của Liên Xô tại xứ Chùa Tháp. Theo ông thì ông chỉ thấy có tài liệu mà Việt Nam cương quyết phải giữ quân đội tại đây chứ không có tài liệu nào minh chứng chính phủ Việt Nam muốn rút quân sau khi cuộc chiến ở xứ này kết thúc. Ông nói:
“Bất cứ quân tình nguyện của nước nào đến giúp giải phóng thì phải rút quân sau khi cuộc chiến đã kết thúc. Việt Nam cũng không nằm trong trường hợp ngoại lệ, khi lực lượng nước này bắt đầu tấn công vào Campuchia, và đóng quân mọi nơi kể từ Trung Ương đến địa phương… mà không rút quân sau cuộc chiến kết thúc. Do đó, muốn hay không Việt Nam vẫn là nước có ý đồ lâm xược.”

Hợp tác phát triển

expo-pnompenh-250.jpg
Một gian hàng VN tại Hội chợ triển lãm hàng hóa Việt Nam tại Phnom Penh ngày 15 tháng 7. Photo by Quốc Việt/RFA.
Ông Nguyễn Nam, người Campuchia gốc Việt, đã nhiều năm sinh sống và theo dõi tình hình chính trị xã hội Campuchia bày tỏ rằng nếu không có nhân dân và quân đội Việt Nam thì đất nước này không có dân đông và phát triển như hôm nay, phần lớn người dân bản xứ có tình cảm thuận lợi đối với người dân và chính quyền Việt Nam. Tuy nhiên, những hận thù giữa người Khmer và người Việt vẫn có khi tình hình người Việt sinh sống ở Campuchia quá đông, đã lấn át công ăn việc làm và mua bán của người địa phương; cộng thêm sự lôi kéo tinh thần dân tộc và chỉ trích ông Hun Sen là tay sai của Việt Nam do phía đảng phái chính trị đối lập muốn kiếm phiếu. Ông nói:
“Theo tôi sau khi miền Nam giải phóng hoàn toàn thì lúc đó người dân cũng nghèo khổ lắm nên họ chạy qua đây (Campuchia), để tìm cuộc sống dễ hơn như chúng tôi vậy đó. Tôi thấy thời điểm đó nếu Việt Nam không nhúng tay vào vấn đề đất nước Campuchia thì người dân sống rất là khốn khổ. Tại vì thời điểm đó rất là khó có người sống sót như tôi đã từng đi nhiều tỉnh này tỉnh kia. Đời sống người dân tiến triển như mọi năm do sự hợp tác giữa nhà nước Việt Nam – Campuchia. Nếu không có Việt Nam qua đây giải phóng đất nước Campuchia thì nước này sẽ không còn đông người mười mấy triệu dân như ngày hôm nay đâu.”
Nhân dịp đảng Nhân dân Campuchia tổ chức kỷ niệm 33 năm ngày chiến thắng 7/1, đã có hàng ngàn tờ truyền đơn được rải tại thủ đô Phnom Penh, tỉnh Kampong Speu, tỉnh Banteay Meanchey, tỉnh Battambang, Pailin, và tỉnh Pursat với nội dung chống lãnh đạo đảng Nhân dân Campuchia đang cầm quyền và cáo buộc rằng ngày 7/1 là ngày Việt Nam sát hại dân Campuchia lần hai.

Việt Nam có ý đồ kiểm soát Campuchia và Lào?

Ngày 22/11/2011, tòa án xét xử Khmer Đỏ tiếp tục phiên tòa xét xử ba thủ lĩnh cao cấp của chế độ Khmer Đỏ.
Quốc Việt, Thông tín viên RFA, Phnom Penh 
2011-11-22
 
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
vn-ambit-to-contrl-campu-laosPhần âm thanh Tải xuống âm thanh
Bị cáo Nuon Chea, nguyên chủ tich quốc hội và nhân vật chủ chốt số 2 của Khmer đỏ trước tòa.  Phnom Penh ngày 22 tháng 11, 2011.
Bị cáo Nuon Chea, nguyên chủ tich quốc hội và nhân vật chủ chốt số 2 của Khmer đỏ trước tòa. Phnom Penh ngày 22 tháng 11, 2011.
AFP

Các công tố viên khẳng định các lãnh đạo cao cấp dưới chế độ Khmer Đỏ đã làm giảm tiến độ phát triển Campuchia. Từ Campuchia, thông tín viên Quốc Việt có bài tường trình sau đây.

Ngăn cản sự phát triển của quốc gia, và chống lại nhân loại

Đồng công tố viên quốc tế Andrew Cayley khẳng định tại phiên tòa ngày 22/11/2011 rằng chính ba lãnh đạo cao cấp của chế độ Khmer Đỏ gồm Nuon Chea, Khieu Samphan và Ieng Sary đã ra lệnh thực hiện các vụ giết người dã man, sát hại từ 1,7 triệu đến 2,2 triệu người trong khoảng thời gian 3 năm 8 tháng và 20 ngày. Động thái này đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển nhân tài của đất nước khiến tiến độ phát triển Campuchia chậm trễ đến nay.
Nguyên nhân được đồng công tố viên quốc tế cho rằng vì các bị cáo là những người cướp đi thời gian và sát hại người xứ Chùa Tháp. Họ làm mất đi tất cả sự phát triển đất nước và sự thịng vượng. Bên cạnh đó, họ đã để lại những dấu ấn không thể quên được như hành động hủy hoại cả cuộc sống người dân thông qua đánh đập, ngược đãi, sát hại hoặc chết đói, và đàn áp tôn giáo…v.v.
Chánh án Nil Nonn cáo buộc phạm tội ác diệt chủng, chống lại nhân loại, đàn áp tôn giáo cũng như vi phạm nghiêm trọng Công ước Geneva 12/8/1948. Tuy nhiên, tòa án quyết định trả tự do cho bà Ieng Thirith vì lý do bị bệnh mất trí nhớ.
Đồng công tố viên quốc tế Andrew Cayley nói rằng bất cứ người nào ở Campuchia đều đau đớn hoặc bị mất đi thành viên của mình dưới chế đố Khmer Đỏ. Điều này tòa án quyết định cáo buộc ba bị cáo nhằm tìm lại công bằng cho các nguyên đơn dân sự và các nạn nhân. 
Bị cáo Ieng Sary, nguyên bộ trưởng Ngoại giao Khmer đỏ. AFP
Bị cáo Ieng Sary, nguyên bộ trưởng Ngoại giao Khmer đỏ. AFP
Bị cáo Nuon Chea, nguyên chủ tich quốc hội và nhân vật chủ chốt số 2; Khieu Samphan, nguyên là người đứng đầu nhà nước; Ieng Sary, nguyên bộ trưởng Ngoại giao và bà Ieng Thirith, cựu bộ trưởng đặc trách các vấn đề xã hội dưới thời Khmer Đỏ đã bị Chánh án Nil Nonn cáo buộc phạm tội ác diệt chủng, chống lại nhân loại, đàn áp tôn giáo cũng như vi phạm nghiêm trọng Công ước Geneva 12/8/1948. Tuy nhiên, tòa án quyết định trả tự do cho bà Ieng Thirith vì lý do bị bệnh mất trí nhớ.

Mưu đồ xâm lược của Việt Nam?

Bị cáo Nuon Chea khai báo trước tòa rằng ông sẽ hợp tác và khai báo trước tòa bất cứ những gì ông biết nhằm góp phần xây dựng một lịch sử thật sự chứ không phải lịch sử chính trị. Ông nghĩ rằng tòa án này đã có sự bất công đối với ông từ khi phiên xử bắt đầu bởi vì chỉ điều tra một số vấn đề đã xảy ra, đối với nguyên nhân và sự thật xảy tra trước năm 1975 và sau năm 1979 thì tòa không điều tra hoặc xem xét.
Bị cáo Nuon Chea nói trước phiên tòa, tất cả người dân Campuchia mọi thế hệ đều sẵn sàng và hi sinh xương máu  để giữ gìn đất nước tồn tại, đặc biệt là để thoát khỏi sự xâm lược, kiểm soát và diệt chủng từ CHXHCN Việt Nam và các nước láng giềng. Ông nói rằng trong giai đoạn năm 1960 – 1979 Việt Nam đã sử dụng đủ mưu kế để phá hoại cuộc cách mạng Campuchia và sự phát triển Campuchia Dân chủ. 
Việt Nam có học thuyết làm chủ một nước nhỏ, dân số ít, yếu kém; xem thường một nước nhỏ và dân ít; VN đi theo học thuyết xâm lược, xâm chiếm đất đai, diệt chủng; VN ham muốn quyền lực và quyền lợi kinh tế; VN tổ chức Liên minh Đông Dương nhưng phải nằm dưới sự quản lý của Việt Nam
Nuon Chea
Song đó, Việt Nam còn xúi dục, kích động, chia rẻ, lôi kéo nhân dân và quân đội cách mạng Campuchia để nảy sinh sự bất đồng, gây rối loạn, phá hoại chính sách phát triển Campuchia.
Nuon Chea giải thích những yếu tố khiến Việt Nam có ý đồ kiểm sóat, quản lý Campuchia và Lào,
“Việt Nam có học thuyết làm chủ một nước nhỏ, dân số ít, yếu kém; xem thường một nước nhỏ và dân ít; Việt Nam đi theo học thuyết xâm lược, xâm chiếm đất đai, diệt chủng; Việt Nam ham muốn quyền lực và quyền lợi kinh tế; Việt Nam tổ chức Liên minh Đông Dương nhưng phải nằm dưới sự quản lý của Việt Nam thông qua láng giềng hữu nghị.
Ngoài ra, còn có ý đồ nắm quyền trong khối ASEAN. Những yếu tố này đã khiến Việt Nam phải đóng vai trò quan trọng làm rối loạn tại Campuchia, Campuchia Dân chủ từ năm 1975 đến tháng 4 năm 1979. Campuchia yêu cầu Việt Nam chấm dứt tư tưởng làm chủ và nên cùng sống chung hòa bình…”

Được biết, phiên xử vụ án 002 sẽ kéo dài tới ngày 24/11. Ước tính, đến cuối năm nay, tòa án đã sử dụng chi phí khoảng 150 triệu USD. Người dân lo ngại nếu cứ kéo dài quá trình xét xử thì các lãnh đạo cao cấp Khmer Đỏ có thể không đủ sức khỏe hầu tòa trong khi người dân cho rằng việc quyết định trả tự do một cựu thủ lĩnh Khmer Đỏ là một quyết định sai lầm.



No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-25/1/2025

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link