Wednesday, February 19, 2014

Luật sư bào chữa cho ông Lê Quốc Quân: ‘Bản án không bình thường’


Luật sư bào chữa cho ông Lê Quốc Quân: ‘Bản án không bình thường’

·         In

·         Ý kiến (9)

·         Chia sẻ:

Người ủng hộ luật sư Lê Quốc Quân cầm biểu ngữ bên ngoài tòa án ở Hà Nội, ngày 18/2/2014.

Người ủng hộ luật sư Lê Quốc Quân cầm biểu ngữ bên ngoài tòa án ở Hà Nội, ngày 18/2/2014.

·          

·          

·          

·        

Tin liên hệ

·         Dùng vn1975.info, vn3000.com, hoặc vn510.com để vào VOA hoặc Facebook nếu bị chặn

·         Tòa phúc thẩm Hà Nội y án luật sư Lê Quốc Quân

·         Bộ trưởng Văn hóa VN khước từ thỉnh nguyện thư của RSF

·         Nhiều ủng hộ cho luật sư nhân quyền Lê Quốc Quân trước phiên phúc thẩm

·         Luật sư Lê Quốc Quân ‘tuyệt thực’ trong khi Mỹ kêu gọi trả tự do

·         Nghe Nhân quyền Việt Nam bị chỉ trích tại kỳ Kiểm điểm UPR

·         Hình ảnh/Video Những điểm đáng lưu ý tại phiên báo cáo UPR của Việt Nam

·         Nghe Em trai luật sư Lê Quốc Quân tố cáo bị an ninh mật vụ hành hung

CỠ CHỮ 

VOA Tiếng Việt

18.02.2014

Tòa án phúc thẩm ở Hà Nội mới y án sơ thẩm là 30 tháng tù giam vì tội ‘trốn thuế’ đối với luật sư Lê Quốc Quân. Sau phiên xử, VOA Việt Ngữ đã nói chuyện với ông Hà Huy Sơn, một trong 4 luật sư tham gia bào chữa cho ông Quân, để tìm hiểu thêm về phiên tòa mà nhiều người ủng hộ nhà bất đồng chính kiến nói là ‘bất công’ và ‘có động cơ chính trị’ này.

VOA: Phiên tòa hôm nay diễn ra như thế nào, thưa ông?

Luật sư Hà Huy Sơn: Phiên tòa hôm nay thì các thủ tục tố tụng tại tòa diễn ra bình thường. Các luật sư cũng như bị cáo là ông Lê Quốc Quân đã trình bày quan điểm của mình. Nhưng mà kết quả cuối cùng thì hội đồng xét xử không chấp nhận các quan điểm của ông Lê Quốc Quân cũng như các luật sư và y án bản án sơ thẩm.

Tôi thấy lý lẽ của các luật sư trình bày rất có cơ sở. Nếu mà hội đồng xét xử phiên tòa phúc thẩm khách quan xem xét thì có thể bản án phúc thẩm sẽ khác với bản án sơ thẩm. Nhưng mà kết quả phiên tòa hôm nay thì tôi cảm thấy thất vọng.

VOA: Tại tòa, ông đã bào chữa ra sao cho thân chủ của mình?

Luật sư Hà Huy Sơn: Tôi cũng nêu lại các nội dung chính, những luận điểm mà tôi đã trình bày tại phiên sơ thẩm. Thứ nhất, đó là trách nhiệm hình sự đối với ông Lê Quốc Quân. Trong trường hợp này, doanh nghiệp của ông ấy trốn thuế. Cá nhân ông ấy chỉ là người giám đốc chịu trách nhiệm.

Trong pháp luật hình sự của Việt Nam, thì quy định nó không được rõ ràng trong trường hợp này. Nếu khách quan mà xem xét thì quy kết hoàn toàn trách nhiệm cho ông Quân thì nó không được công bằng. Vấn đề thiệt hại, chúng tôi cũng có nêu ra rằng mức thiệt hại không phải là 25% mà chỉ là 15% trên doanh thu mà giám định viên người ta cho rằng là trốn thuế, bởi vì trong số 25% thì đã có 10% doanh nghiệp người ta đã nộp thuế thu nhập cá nhân rồi thuế VAT rồi.

Thứ hai, tôi nêu ra rằng là doanh nghiệp của ông Quân làm giám đốc thì không được thực hiện cái quyền điều chỉnh báo cáo tài chính theo luật thuế thu nhập doanh nghiệp, tức là lập cái quỹ phát triển khoa học công nghệ 10% trên doanh thu của doanh nghiệp. Mà cái quỹ này thì 5 năm sau mới phải quyết toán. Tức là thực hiện quyền này theo luật thì doanh nghiệp của ông Quân phải đến năm 2013 mới phải quyết toán.

Nói ngắn gọn là doanh thu trốn thuế thì không như là cái biên bản của giám định viên tài chính đưa ra và nó phải giảm đi hơn 300 triệu, tức là 350 triệu số tôi làm tròn như vậy.  Và một số luận điểm khác cũng dựa trên pháp luật Việt Nam nhưng hội đồng xét xử người ta không xem xét tới.

VOA: Thưa ông, tin tức từ trong nước dẫn lời thẩm phán của phiên tòa nói rằng ông Quân không hối cải và có thái độ không tôn trọng tòa. Sự thể như thế nào, thưa ông?

Luật sư Hà Huy Sơn: Đúng. Điều này ông thẩm phán phiên tòa đã nói như vậy. Qua cái lời nói của ông thẩm phán nó cũng thể hiện một phần bản chất của bản án. Theo quan điểm của tôi thì vấn đề nhà nước pháp quyền hay vấn đề pháp lý thì nó phải dựa trên yếu tố khách quan, chứng cứ khách quan, chứ còn cái yếu tố chủ quan của đương sự hay của bị cáo thì nó không phải là cái quyết định căn bản đối với mức án.

So với các tội danh trốn thuế trong các vụ án khác và trong thực trạng xã hội Việt Nam thì tôi thấy rằng đây là một bản án không bình thường. Cá nhân tôi cho rằng nó không bình thường và nó cũng thể hiện việc chưa thực sự công bằng đối với ông Lê Quốc Quân.

VOA: Thưa ông, luật sư Quân đã nói gì trước tòa về việc tòa phúc thẩm y án mà tòa sơ thẩm đưa ra?

Luật sư Hà Huy Sơn: Tại tòa, ông Quân cho rằng ông bị oan và ông ấy là nạn nhân của môt động cơ khác.

 

 

Mỹ quan ngại về LS Lê Quốc Quân

Cập nhật: 03:19 GMT - thứ tư, 19 tháng 2, 2014

·         Facebook

·         Twitter

·         Google+

·         chia sẻ

·         Gửi cho bạn bè

·         In trang này

LS Lê Quốc Quân tại tòa ngày 19/2/2014

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ra thông cáo bày tỏ quan ngại về việc tòa phúc thẩm Hà Nội giữ nguyên bản án đối với luật sư Lê Quốc Quân.

Thứ Ba 18/2, tòa án Hà Nộ̣i quyết định giữ nguyên bản án 30 tháng tù của tòa sơ thẩm dành cho LS Quân vì tội Trốn thuế, theo Điều 161 Bộ Luật Hình sự.

Các bài liên quan

·         Y án cho luật sư Lê Quốc Quân

·         HRW kêu gọi xóa bản án với LS Quân

·         'Tôi sẵn sàng ngồi tù cho đến chết'

Chủ đề liên quan

·         Nhân quyền

·         Hoa Kỳ

Ngay sau đó, Văn phòng người phát ngôn Jen Psaki của Bộ Ngoại giao Mỹ tại Washington ra thông cáo viết: "Chúng tôi vô cùng quan ngại về quyết định của Chính phủ Việt Nam giữ nguyên mức án 30 tháng tù vì tội Trốn thuế đối với luật sư nhân quyền và blogger Lê Quốc Quân".

"Việc chính quyền Việt Nam sử dụng các điều luật thuế để bỏ tù những người chỉ trích chính phủ vì họ bày tỏ quan điểm chính trị một cách ôn hòa là điều gây lo ngại."

Bà Psaki cho rằng: "Việc kết án này tỏ ra không phù hợp với quyền tự do ngôn luận và những nghĩa vụ của Việt Nam theo Công ước Quốc tế về Các Quyền Dân sự và Chính trị cũng như các cam kết thể hiện trong Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế".

Thông cáo viết: "Chúng tôi kêu gọi chính phủ hãy thả các tù nhân lương tâm và cho phép mọi người Việt Nam bày tỏ quan điểm chính trị của họ một cách ôn hòa".

Tới nay ông Lê Quốc Quân chỉ còn cơ hội cuối cùng là kháng cáo giám đốc thẩm.

Tuyệt thực dài ngày

Sáng 18/2 luật sư Lê Quốc Quân xuất hiện trước tòa trong trang phục mùa đông sẫm màu. Trông ông hốc hác và gày gò hơn nhiều so với những bức hình chụp trước khi vào tù.

Gia đình ông cho hay ông đã tuyệt thực từ 2/2 để phản đối việc giám thị trại giam không cho ông tiếp cận Kinh Thánh và sách luật.

Ông Quân là tín đồ Công giáo.

Trên đường dẫn giải vào tòa, họ nói ông đã gục ngã nhưng được xốc lên đưa vào phòng xử.

Luật sư của ông thì cho hay sức khỏe của ông Lê Quốc Quân yếu, ông rất mệt tuy vẫn nghe và trả lời được.

Ông đã tuyên bố trước tòa: "Tôi là nạn nhân của một âm mưu chính trị. Tôi phản đối phiên tòa này".

Theo phán quyết của tòa, doanh nghiệp của ông còn phải bồi thường một khoản tiền phạt 1,29 tỷ đồng vì đã "trốn thuế".

Em trai ông, Lê Quốc Quyết, nói với BBC sau phiên tòa rằng quyết định của tòa án là "bất công" và "phi nhân đạo".

Phm Chí Dũng: Tù nhân lương tâm Vit Nam không bao gi tt hy vng

Nhà bình luận Phạm Chí Dũng.
Nhà bình luận Phạm Chí Dũng.
DR

Thy My

Hôm nay 18/02/2014, Hi cu tù nhân lương tâm Vit Nam đã chính thc ra tuyên b thành lp, vi 64 thành viên sáng lp và hai đng ch tch là bác sĩ Nguyn Đan Quế và linh mc Phan Văn Li. Như vy là cùng vi s phát trin ca phong trào xã hi dân s ti Vit Nam vi nhiu nhóm khác nhau như Mng lưới blogger, Hi bu bí tương thân, Ph n nhân quyn…nay đến lượt nhng nhà đu tranh tng b cm tù đã mnh dn đng lên thành lp hi.

Nhân dịp này RFI Việt ngữ đã trao đổi với nhà bình luận Phạm Chí Dũng, cũng là một thành viên của hội vì đã từng bị bắt giam sáu tháng trong năm 2012.
RFI : Thân chào nhà bình luận Phm Chí Dũng. Thưa anh trong tuyên b thành lp Hi cu tù nhân lương tâm thì mc tiêu đu tranh là vì mt nước Vit Nam không còn bt kỳ mt tù nhân lương tâm nào, và chế đ lao tù phi thc s nhân đo theo chun mc quc tế. So vi thc tế hin nay ti Vit Nam thì các mc tiêu được đt ra có phi là quá cao hay không ?
Nhà bình luận Phạm Chí Dũng - TP Hồ Chí Minh

18/02/2014
by Thụy My

More


Nhà bình lun Phm Chí Dũng: Với tư cách là một người bình luận độc lập, tôi cho đó là một mục tiêu viễn tưởng, trong cận cảnh ở Việt Nam. Tại vì muốn thực hiện mục tiêu đó, có lẽ là phải mất từ 15 tới 20 năm nữa. Nhưng chỉ có điều là riêng đối với các tù nhân lương tâm, và những người là cựu tù nhân lương tâm, thì không có gì dập tắt được hy vọng của họ.
Thực ra tôi chỉ là một thành viên của hội thôi, không có chức danh chủ chốt gì cả. Các đồng chủ tịch như thầy Thích Không Tánh, bác sĩ Nguyễn Đan Quế, linh mục Phan Văn Lợi mới là những người có tiếng nói then chốt nhất trong hội này. Còn với tư cách độc lập thì tôi lại nhận ra sự sắc nét trong ánh mắt của họ.
Đó là những người thực tâm có lòng đối với dân tộc, với dân sinh và dân chủ, dân quyền, dân khí cho Việt Nam. Điều quan trọng hơn hết : họ là những người đã kinh qua thử thách, đã trải qua những phòng biệt giam tăm tối. Và họ đã vượt hẳn qua lằn ranh của sợ hãi.
Chính vì thế trong họ hun đúc nên một bản lĩnh mà tôi cho rằng mục tiêu họ đặt ra – mặc dù thời gian đối với Việt Nam hãy còn rất xa vời – dân chủ, nhân quyền, không còn một tù nhân lương tâm nào cả, thật ra đó là mục tiêu dài hạn thôi. Nếu trong một hoàn cảnh, một phương án đặc biệt, một kịch bản đặc biệt mà Việt Nam có thể chuyển đổi mô hình như Myanmar ; thì tôi tin là chỉ trong vòng từ bốn tới năm năm có thể đạt được mục tiêu đó.
Cần nhắc lại rằng Myanmar vào đầu năm 2011 đã không một ai tin vào bài diễn văn bóng lộn của ông Thein Sein rằng chế độ đó có thể giải quyết một cách gọn ghẽ toàn bộ vấn đề các tù nhân lương tâm Nhưng đến tháng 6/2011 thì mọi chuyện bắt đầu thay đổi, từ việc giải chế bà Aung San Suu Kyi, đến những đợt phóng thích tù nhân vô tiền khoáng hậu. Đến năm 2013 ông Thein Sein đã hoàn thành lời hứa với Cộng đồng châu Âu và Hoa Kỳ là phóng thích toàn bộ các tù nhân lương tâm. Tôi nhớ có khoảng 300 tù nhân chính trị ở Myanmar đã được tự do hoàn toàn.
Còn Việt Nam tại cuộc Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát Nhân quyền (UPR) vào đầu tháng Hai vừa qua, thì một số tổ chức nhân quyền quốc tế và những nhà nước quan tâm đến vấn đề dân chủ nhân quyền ở Việt Nam đã đưa ra con số hiện nay còn từ 150 đến 200 tù nhân chính trị. Đó là chưa kể tù nhân lương tâm.
Mà tù nhân lương tâm thì theo định nghĩa của Tổ chức Ân xá Quốc tế, thì đó là những người chịu ngược đãi, chịu rủi ro. Họ đấu tranh vì quyền lợi dân sinh, chính trị, tư tưởng, và họ đã bị bắt. Ứng vào những điều kiện của Việt Nam trong số 64 thành viên của Hội cựu tù nhân lương tâm mới thành lập vào ngày 18/02/2014, thì đó là những người mà đã có một lệnh bắt, và đã thực sự bị bắt. Mặc dù có những người chưa thành án nhưng vẫn được coi là tù nhân lương tâm.
Và thực ra tù nhân lương tâm cũng không hẳn là những tù nhân hoạt động chính trị hoặc tôn giáo thuần túy, mà còn là những người có sự bức xúc về quyền lợi của họ trong đời sống dân sinh. Chẳng hạn như là dân oan đất đai, nạn nhân môi trường, đấu tranh cho vấn đề quyền lợi của người lao động.
Tôi nói ví dụ như chị Bùi Thị Minh Hằng, hay chị Đỗ Thị Minh Hạnh. Đó là những người đấu tranh đòi quyền lợi trước hết là cho bản thân họ, và sau đó cho quyền lợi của những người công nhân, nông dân xung quanh. Nhưng họ đã bị bắt giữ.
Vì thế mà vấn đề dân chủ nhân quyền không chỉ là một mục tiêu phổ quát rộng khắp đối với Hội cựu tù nhân lương tâm Việt Nam, mà còn cho thấy hàm chứa trong đó nội lực của những vấn đề dân sinh hết sức thiết thực. Cho nên những người dân oan, những nông dân, công nhân có thể nhìn vào hội này với một ánh mắt thân thiện, gần gũi và có thể nương nhờ, tựa cậy được với nhau trong một tình cảnh đồng cảm.
RFI Như vy tù nhân lương tâm Vit Nam không ch là nhng người bt đng chính kiến, mà tht ra còn là nn nhân ca mt nn pháp chế đy nhng điu lut mơ h, mt chế đ t tng bt công – như trong li gii thiu ca hi ?
Hoàn toàn đúng. Chẳng hạn chúng ta có thể thấy trong năm 2013 ít nhất người ta đã phát hiện ra tám cái chết ở trong đồn công an, thì có thể được tính như thế nào đây ? Tôi cho là khi họ không còn cơ hội để trở thành tù nhân lương tâm nữa, thì họ là những « nạn nhân lương tâm ». Và Hội cựu tù nhân lương tâm đồng thời sẽ đấu tranh cho họ luôn.
Một điều khiến tôi tin vào năng lực của Hội cựu tù nhân lương tâm mà tôi là thành viên : tôi nhắc lại, đó là những người đã kinh qua môi trường thử lửa và có thể kể cả máu lửa nữa. Đối với họ, đó là bản lĩnh. Quan trọng hơn hết, phương thức của họ không phải là dùng bạo lực vũ trang để lật đổ chính quyền, mà đây là phương thức ôn hòa, bất bạo động, tuyệt đối không đổ máu. Như Gandhi đã thực hiện qua cuộc đấu tranh về thuế muối đối với thực dân Anh vào đầu thế kỷ 20, qua đó đã quy tụ được hàng chục ngàn quần chúng đi theo ông.
Tôi cho Hội cựu tù nhân lương tâm Việt Nam chính là một trong những nhóm dân sự quan trọng, then chốt đầu tiên hình thành để tạo nền tảng cho xã hội dân sự ở Việt Nam.
RFI : Thưa anh nhưng mt khi đã b án tù, b đưa đi ci to ; khi được tr t do li thường b phân bit đi x na. Như vy làm thế nào các cu tù lương tâm có th giúp đ nhng người khác ?
Đó chính là một trong những mục tiêu và nhiệm vụ mà Hội cựu tù nhân lương tâm Việt Nam đặt ra. Có nghĩa là làm sao để những tù nhân lương tâm và kể cả những người tù bình thường khi họ trở về đời sống bình thường trong xã hội, tái hòa nhập cộng đồng thì họ không bị kỳ thị, không bị phân biệt. Đó là điều quan trọng nhất.
Theo tôi biết hiện nay ở Saigon cũng đang hình thành một quỹ cho những cựu tù nhân các loại, giúp ích cho họ để họ tái hòa nhập cộng đồng, làm sao cho đời sống của họ đỡ khó khăn hơn. Tôi cho là Hội cựu tù nhân lương tâm và những hội nhóm dân sự tù nhân bình thường hoàn toàn có thể kết hợp với nhau, để giúp cho các tù nhân đỡ bị dị biệt đối với đời sống.
Tất nhiên là sau một thời gian ba tới năm năm ở trong tù, người ta có một sự khác biệt về mặt tư tưởng và tâm hồn đối với xã hội. Có những người thậm chí còn bị hoang tưởng, có cuộc sống tâm tưởng không bình thường. Và họ luôn luôn mặc cảm tự ti, họ thấy người ta nhìn mình với một ánh mắt kỳ thị. Thực tế trong đời sống là như vậy, đặc biệt là đối với những tù nhân chính trị. Cho nên cần phải làm sao để ít nhất nếu không phải là môi trường nhân dân xung quanh, thì chính quyền cũng phải có sự tôn trọng nhất định đối với họ. Chứ không phải chỉ nhìn thấy họ là những người có quá khứ tù đày không tốt.
RFI : Còn riêng về phn anh, thì có l ch mi mt năm thôi mà đã có bao nhiêu nước chy qua cu. Đang t mt viên chc ca Đng, anh bng tr thành tù nhân, và bây gi là cu tù nhân lương tâm. Có mt cm giác là l khi thy tên anh trong danh sách này…
Bản thân tôi cũng có một cảm giác khá kỳ lạ về mình, trước khi bị bắt và sau khi nhận quyết định đình chỉ điều tra. Và thực sự chưa bao giờ tôi tưởng tượng là sẽ trở thành một tù nhân lương tâm ! Mặc dù trong tôi khái niệm lương tâm luôn luôn thường trực : lương tâm đối với bản thân tôi và lương tâm đối với những người khác.
Tôi cho là trường hợp của tôi cũng như rất nhiều trường hợp khác thôi. Khi mà họ ở trong hoàn cảnh tôi, hoặc tôi ở trong hoàn cảnh họ thì cũng hành động như nhau. Có điều là khi người ta hành động và hành động nhiều hơn nữa, chỉ sau đó người ta mới nhận thức được kết quả hành động của mình. Lúc đó có khi mới nhận ra được con đường của mình, còn trước đó thì khó mà nhận biết được.
Đó là tình trạng mù mờ mà tôi gọi là tình trạng phi lý tưởng của tôi - gần như bế tắc trước kia, trong thời gian mà tôi còn làm trong khu vực nhà nước. Lúc đó tôi nhìn vào vấn đề tham nhũng, vào vấn đề dân chủ, nhân quyền…tất cả những góp ý đều trôi sông đổ biển, và thấy không còn một tia hy vọng nào cả.
Nhưng sau đó, từ ngày đó đến nay, tôi lại cảm thấy có một chút hy vọng về con đường sắp tới cho riêng bản thân, con đường sắp tới cho dân tộc. Và chúng tôi đang bước theo một con đường ôn hòa bất bạo động. Một con đường được gọi là xã hội dân sự, mà thực chất đó là vấn đề làm sao để nâng cao quyền làm chủ của con người, của người dân, và phát huy mọi quyền con người. Những điều mà Nhà nước Việt Nam đã hứa quá nhiều, từ Công ước Chính trị và Dân sự năm 1982 cho đến nay nhưng mà gần như không làm được bao nhiêu.
Đó chính là con đường mà có lẽ cần phải nói là « Chúng ta hãy tự cu ly mình trước khi tri cu ». Người dân hãy tự giang tay ôm lấy nhau, trước khi người ta chìa bàn tay ra cho mình. Người ta đây là ai ? Là những thể chế. Thể chế cầm quyền này, và có thể là những thể chế tiếp nối. Nhưng bất kỳ thể chế nào, và dù với bất kỳ chính thể nào, người dân vẫn phải tự phát huy quyền làm chủ của mình, và tự đi bằng đôi chân của mình trước khi chờ người ta đưa cho mình một đôi nạng.
Đó là tâm cảm, nhận thức của tôi và cũng là sự thay đổi chính yếu của tôi trong suốt một năm vừa qua.
RFI Lúc nãy anh có nói rằng anh nhn thy nhng người cu tù rt bn lĩnh. Nếu vy thì đã chng t vic giam gi nhng người bt đng chính kiến ch phn tác dng mà thôi ?
Tôi cho là hoàn toàn phản tác dụng. Cứ đưa một ai đó vào trong tù, thường thường khi người đó ra sẽ được tăng cường sức phản kháng, đề kháng lên gấp đôi thậm chí gấp ba. Tôi nhìn thấy ngay bà Trần Thị Hài đã 68 tuổi rồi, xuất thân từ một nông dân đấu tranh cho vấn đề oan sai trong đất đai, tuyệt đối không có một động cơ chính trị nào hết, cũng hoàn toàn không có việc lật đổ chính quyền nào hết. Nhưng bằng câu thơ của bà : « Chín tháng tù như mt gic ng trưa », câu thơ quả cảm này tôi cho rằng có thể làm lay động phần lớn những người phụ nữ có lương tâm ở Việt Nam, thao thức với hiện tình của đất nước.
Vì bà Trần Thị Hài cũng như Bùi Thị Minh Hằng, có thể những người nào đó coi họ là không có chất trí tuệ cao lắm, nhưng phương pháp đấu tranh của họ xứng đáng đi tiên phong trong phong trào dân quyền và xã hội dân sự ở Việt Nam. Đó là những hình tượng sống động không chỉ đối với phụ nữ Việt Nam, mà còn đối với cả giới mày râu, và đặc biệt rất ấn tượng, có thể là một minh chứng hùng hồn cho những trí thức còn trùm chăn ở Việt Nam.
Tôi gặp những người như bác sĩ Nguyễn Đan Quế, hoặc anh Trương Minh Nguyệt ở Long An. Những người đó bị 20 năm tù giam – chỉ kém 7 năm so với ông Mandela thôi ! Hai mươi năm tù giam thì không thể tưởng tượng được, vì một ngày tù thì như người ta nói, đúng là bằng thiên thu tại ngoại. Một vài ngày tù đã kinh khủng như thế nào, vậy mà họ ở 20 năm, và có những anh như Trương Minh Nguyệt bị bắt giam tới ba lần !
Tôi nhìn thấy ở họ những gì ? Không phải là một sự hằn học đối với chế độ, mà ánh mắt vẫn còn mẫn cảm lắm. Rất tình cảm, và vẫn mong ngóng được làm một cái gì đó đóng góp cho xã hội. Thế thì tại sao không tạo điều kiện cho họ có thể làm việc cống hiến cho xã hội và cho người dân, mà lại xem họ như là những đối tượng phải luôn luôn quan tâm theo dõi, kiểm tra kiểm duyệt về tâm hồn, đời sống và sinh hoạt của họ ?
Làm như vậy thì có xứng đáng là một chính quyền bản lãnh hay không ? Mà tôi cho là ngược lại. Trong trường hợp này thì chính những cựu tù nhân lương tâm như vậy lại bản lãnh hơn hẳn chính quyền, và họ xứng đáng đứng lên bục danh dự của giới nhân quyền quốc tế tại Genève thay cho phái đoàn của Việt Nam.
RFI : Chỉ riêng s thành viên sáng lp ban đu đã là 64 người, và theo mt s đánh giá như trên anh va nói, thì ti Vit Nam có khong 150 đến 200 tù chính tr, như vy chng t tình hình nhân quyn ti Vit Nam là không my sáng sa ?
Tôi cho rằng đánh giá của quốc tế là hoàn toàn đúng. Vì con số 150 tới 200 tù nhân chính trị mà các tổ chức nhân quyền quốc tế và một số quốc gia như Hoa Kỳ, Úc, Canada, Thụy Điển cung cấp đối với Việt Nam, có lẽ còn chưa đầy đủ. Con số thực còn cao hơn nữa, và nếu tính theo khái niệm đầy đủ của Tổ chức Ân xá Quốc tế về tù nhân lương tâm, thì có lẽ con số tù nhân lương tâm ở Việt Nam còn cao hơn nếu tính cả số dân oan đất đai đã bị tù đày hoặc hiện nay đang bị giam cầm.
Tại vì số dân oan đất đai ở Việt Nam, theo tôi tính có lẽ khoảng ba tới bốn triệu người – nếu tính tất cả mọi hoàn cảnh, mọi đối tượng – tương đương với số lượng đảng viên của đảng cầm quyền Việt Nam hiện nay. Trong đó có một số trường hợp, tôi nhớ có một con số ở đâu đó đã thống kê là có 80 trường hợp dân oan đất đai, trong vòng ba tới năm năm gần đây đã bị đưa ra xử án, kết án lưu động hoặc bị tù đày.
Và cuộc Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát về Nhân quyền ở Genève vừa qua cũng cho thấy, so với cuộc Kiểm điểm hồi năm 2009, số quốc gia đặt câu hỏi tăng gần gấp đôi, và số lượng câu hỏi cũng vậy, cho thấy mối quan tâm đối với nhân quyền tại Việt Nam tăng lên hẳn. Cũng có nghĩa là đã gần như không có một chủ đề nhân quyền nào được Việt Nam thực hiện nghiêm túc trong bốn năm trước.
Và điều mà Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cho là Việt Nam đã thực hiện tới hơn 80% những yêu cầu của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, tôi cho là cần phải hiểu ngược lại. Có nghĩa là chưa đầy 20% được thực hiện, thậm chí còn thấp hơn nhiều.
Chúng ta cũng nhớ là vào kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát về Nhân quyền năm 2009, ông Phạm Bình Minh lúc đó là Bộ trưởng Ngoại giao. Đến kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát lần thứ hai mà Việt Nam tham gia, thì ông Phạm Bình Minh đã được nâng lên một cấp là Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao.
Tôi cho là cứ đà này, nếu Nhà nước Việt Nam không tiếp tục thực hiện nghiêm túc những yêu cầu của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, thì có lẽ nếu còn cơ hội để trình bày về nhân quyền trong cuộc Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát lần thứ ba vào năm 2018, thì ông Phạm Bình Minh lúc đó có thể trở thành một ủy viên Bộ Chính trị.
RFI : Xin rất cm ơn nhà bình lun Phm Chí Dũng Thành ph H Chí Minh đã nhn tr li phng vn liên quan đến Hi cu tù nhân lương tâm Vit Nam.



No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Lisa Pham Vlog -25/4/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link