Về 2 cuốn
sách: “9 lần xuất quân lớn của Trung Quốc” và “Sự thật về những lần xuất quân
của Trung Quốc và quan hệ Việt – Trung”
Dư lợn viên CSVN hùng hồn
trong cơn say men lú của Tàu
http://www.youtube.com/watch?v=HKlf9q3VHec&list=UU6IOjTkqgxQoDp2QbDaL25w
Có một thứ “sử sách” của chính quyền cộng sản Việt Nam nhưng in
ra rồi để … cất, mặc dù nó vô cùng quan trọng. Đó là cuốn “Sự thật về những lần
xuất quân của Trung Quốc và quan hệ Việt – Trung”.
5 năm trước, khi còn
sống, Nhà văn Đà Linh – Nguyễn Đức Hùng, Phó giám đốc kiêm Tổng biên tập Nhà
xuất bản Đà Nẵng đã cho biết lai lịch cuốn sách này như sau:
Tháng 2 – 1992, Nhà xuất bản Văn nghệ Tứ Xuyên, Trung Quốc xuất
bản cuốn sách “9 lần xuất quân lớn của Trung Quốc”, trong đó xuyên tạc
nhiều sự kiện liên quan tới các cuộc chiến tranh xâm lấn lãnh thổ của Việt Nam,
trong đó có trận cưỡng chiếm Hoàng Sa trong tay VNCH năm 1974, chiếm Gạc Ma (Trường
Sa) của VN 1988 và cuộc Chiến tranh Biên giới Viêt-Trung 1979.
Bộ Quốc phòng VN
đã cho dịch và in cuốn sách này, sử dụng trong nội bộ.
Mấy năm sau, có một chỉ thị từ cấp cao của VN cho tổ chức viết
những bài phản bác cuốn sách trên để in thành sách và công bố. Theo Nhà văn Đà
Linh, việc này được TBT Lê Khả Phiêu khi đó trực tiếp chỉ đạo. Thế nhưng, không
hiểu vì lý do gì, sau khi in ra (3.700 cuốn, xong và nộp lưu chiểu tháng
3-1996), thì có chỉ thị nộp lại toàn bộ, không phát hành nữa.
Ngay Nhà văn Đà
Linh cũng chỉ có bản photocopy cuốn sách.
Cho tới hôm nay, cuốn sách này vẫn chưa bao giờ được chính thức
phát hành, tuy nhiên tìm trong hiệu sách cũ thì vẫn có.
Về phía TQ, giữa lúc hai nước đang tiến hành hàng loạt những
chuyến viếng thăm cao cấp qua lại nhằm bình thường hóa quan hệ sau cuộc chiến
1979 và nhiểu xung đột vũ trang những năm sau đó, thế nhưng, họ vẫn bất chấp,
công nhiên cho xuất bản cuốn sách bịa đặt trắng trợn.
Còn phía VN thì ngược lại, đã bị động đối phó bằng một cuốn sách
mà nội dung kém hẳn của TQ về tính tuyên truyền, thế mà cuối cùng vẫn không dám
công bố.
Phải chăng khi đó tình báo TQ biết được kế hoạch in sách, rồi ĐCSTQ đã
gây sức ép dẫn đến việc TBT Lê Khả Phiêu phải chấp nhận nhân nhượng hèn hạ,
bẳng cách tự làm rồi tự “xếp xó” như nói ở trên?
III
MỘT KHÚC QUANH TRONG QUAN HỆ VIỆT – TRUNG
Ngày 17 tháng 2 năm 1979 , đánh dấu một thời kỳ đen tối trong
lịch sử quan hệ Việt Nam – Trung Quốc. Đó là sự kiện Trung Quốc sử dụng lực lượng
lớn quân đội có pháo binh, xe tăng yểm trợ tiến công Việt Nam trên toàn tuyến
biên giới Việt – Trung. Cuộc chiến quy mô lớn diễn ra hơn một tháng, thực sự là
một lần “xuất quân lớn“ của quân đội Trung Quốc vào Việt Nam. Chiến tranh đã
làm cho mối quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai nước bị tổn thương nghiêm
trọng. Sách báo phương Tây gọi sự kiện này là “Anh em đỏ chiến tranh với nhau”
.
Còn ở Trung Quốc, những năm gần đây đã xuất bản một số cuốn sách thì lại cho
rằng cuộc tiến công tháng 2 năm 1979 của quân đội Trung Quốc là “Cuộc chiến
phản kích tự vệ” nhằm “trừng phạt nặng nề quân Việt Nam”, “dạy cho chúng một
bài học” vì Việt nam “thực hiện chủ nghĩa bá quyền khu vực”, “xâm lược
Cam-pu-chia”,… Và “cuộc chiến phòng ngự tự vệ” nhằm “thu hồi vùng núi Lão Sơn”.
Đối với nhân dân Việt Nam và nhân dân Trung Quốc thì cuộc chiến
tranh là một sự thực đau lòng. Vì thế, để nhìn về tương lai không thể không xem
xét đúng đắn sự kiện, làm rõ vì sao chiến tranh lại xảy ra?
Năm 1975, sau khi giành được thắng lợi hoàn toàn trong cuộc
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, nhân dân Việt Nam luôn mong muốn được xây dựng
đất nước trong hòa bình, song đã phải đối phó với cuộc chiến tranh trên biên
giới Tây-Nam do nhà cầm quyền “Cam-pu-chia dân chủ” gây ra.
Cuối năm 1978, đầu năm 1979, sau khi kiên quyết giáng trả hành
động xâm lấn lãnh thổ của quân đội “Cam-pu-chia dân chủ”, theo lời kêu gọi của
Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Cam-pu-chia, quân tình nguyện Việt Nam phối
hợp với các lực lượng cách mạng Cam-pu-chia đánh đổ tập đoàn phản động Pôn Pốt,
cứu nhân dân Cam-pu-chia khỏi họa diệt chủng. Ngày 7 tháng 1 năm 1979, Phnôm
Pênh hoàn toàn giải phóng, nhân dân Cam-pu-chia thực hiện làm chủ vận mệnh của
mình.
Chỉ hơn một tháng sau, ngày 17 tháng 2 năm 1979, hàng chục vạn quân Trung
Quốc đã đồng loạt tiến công vào sáu tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam, gây ra
cuộc chiến tranh tàn khốc đối với nhân dân Việt Nam. Bằng lực lượng lớn, quân
Trung Quốc tập trung đánh vào Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Phong Thổ (Lai Châu)
của Việt Nam.
Trên hướng Lạng Sơn, Trung Quốc dùng Quân đoàn 43, 54, 55 đánh
chiếm Đồng Đăng, Tam Lung, Lộc Bình và thị xã Lạng Sơn.
Trên hướng Cao Bằng, Trung Quốc dung Quân đoàn 41, 42 đánh chiếm
thị xã Cao Bằng, mỏ thiếc Tĩnh Túc.
Trên hướng Lào Cai, Trung Quốc dùng Quân đoàn 13, 14 đánh chiếm
thị xã Lào Cai, mỏ A-pa-tít Cam Đường.
Trên hướng Phong Thổ (Lai Châu), Trung Quốc dùng Quân đoàn 11
đánh chiếm thị trấn Phong Thổ. Như vậy, Trung Quốc đã dùng chin quân đoàn chủ
lực, 2.558 khẩu pháo, 550 xe tăng và xe thiết giáp vào cuộc tiến công Việt Nam.
Ở Cao Bằng, quân Trung Quốc tiến sau vào đất Việt Nam từ 40 đến
45 ki-lô-mét.
Ở Lạng Sơn, Lào Cai, quân Trung Quốc cũng tiến sâu vào đất Việt
Nam từ 10 đến 15 ki-lô-mét.
Các hướng tiến công của quân đội Trung Quốc ngay trong những
ngày đầu đã bị bộ đội địa phương và dân quân, tụa vệ Việt Nam chặn đánh. Trong
năm ngày( từ 17 đến 21 tháng 2), quân và dân Việt Nam đã đánh thiệt hại nặng 14
tiểu đoàn quân Trung Quốc, bắn cháy và phá hủy 140 xe tăng và xe bọc thép. Các
trận chiến đấu diễn ra quyết liệt trên hướng Lạng Sơn, Cao Bằng và Lào Cai. Đặc
biệt, các trận chiến đấu ở Đồng Đăng và thị xã Lạng Sơn, quân Trung Quốc với
nhiều trung đoàn bộ binh, có xe tăng và pháo binh yểm trợ, chia thành nhiều
hướng tiến công đồng loạt. quân và dân Lạng Sơn đã hiệp đồng chặt chẽ giữa các
lực lượng, kiên quyết ngăn chặn các mũi tiến công của Trung Quốc. Chỉ trong 3
ngày ( 27,28 tháng 2 và ngày ngày mồng 1 tháng 3), quân và dân Lạng Sơn đã đánh
thiệt hại nặng và loại khỏi vòng chiến đấu một trung đoàn, ba tiểu đoàn quân
Trung Quốc, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh. Trước những tổn thất lớn và
tình hình dư luận thế giới kịch liệt phản đối cuộc chiến tranh do Trung Quốc
gây ra , ngày 5 tháng 3, Trung Quốc tuyên bố rút quân.
Cuộc chiến tranh trên biên giới Việt – Trung diễn ra trong vòng
hơn một tháng, được phía Trung Quốc tuyên bố là đã “ dạy cho Việt Nam một bài
học “ , “ đánh sập huyền thoại về tài bách chiến , bách thắng của quân đội Việt
Nam” . Nhưng thực tế thì ngược lại , tờ nhật báo phố U-ôn Mỹ , số ra ngày 6
tháng 3 năm 1979, dưới đầu đề : “ Ai cho ai bài học “ đã viết : “ Sau khi tính
số lỗ lãi của đòn trừng phạt Việt Nam vừa qua của Trung Quốc, thế giới có thể
nhất trí rằng : Trung Quốc đã phải rút khỏi cuộc chiến tranh với uy tín bị tổn
thương và mặt mày đầy máu me, thương tích … “ , “ Trung Quốc chẳng được lợi gì
trong cuộc tiến công Việt Nam” . Tiến công Việt Nam, Trung Quốc thực sự đã tiến
hành một “ cuộc xuất quân lớn “ nhằm phá hoại và làm suy yếu Việt Nam , đánh
một đòn nặng vào cơ sở kinh tế, vật chất ở các tỉnh biên giới phía Bắc của Việt
Nam, làm cho Việt Nam mất thế ổn định.
Trong tình hình kinh tế vốn đã khó khăn,
nhân dân Việt Nam ra sức khắc phục những hậu quả của cuộc chiến tranh 30 năm do
Pháp và Mỹ tiến hành ở Việt Nam, thì cuộc chiến tranh do Trung Quốc phát động
càng làm tăng thêm những khó khăn chồng chất của Việt Nam. Nhiều làng mạc
thị xã bị phá trụi, đường giao thông, các thiết bị, các cơ sở y tế, trường
học,…bị phá hoại không hoạt động được. Các thị xã Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai,
thị trấn Cam Đường bị phá hủy hoàn toàn. 330 làng bản, 735 trường học, 428 bệnh
viện và trạm xá,41 nông trường,38 lâm trường,81 xí nghiệp, hầm mỏ,80.000 héc-ta
lương thực và hoa màu bị phá hủy. Khoảng một nửa trong số 3,5 triệu dân ở sáu
tỉnh biên giới bị mất nhà cửa, hàng nghìn người Việt Nam, trong đó chủ yếu là
các cụ già, phụ nữ và trẻ em bị chết và bị thương. Tô-rô-van , phóng viên hang
AFP ( Pháp ) đã tường thuật lại những điều ông ta nhìn thấy ở thị xã cao bằng
ngày 15 tháng 3 năm 1975, sau khi quân Trung Quốc rút đi : “ một nhóm nhà báo
phương tây đã tìm thấy 38 xác người trong một cái giếng nông, đã rữa, trương
lên, xác nọ chồng lên xác kia “ và những người này bị bắn chết. bằng sung AK47…
mà vỏ đạn còn tìm thấy trong cỏ “. Ngoài những hành động đó, quân Trung quốc
còn cố tình hủy diệt những công trình văn hóa, lịch sử trên đất Việt Nam.
Hang
Pác-bó, nơi làm việc và nơi ở của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người từ Trung Quốc
trở về lãnh đạo cách mạng Việt Nam, một di tích lịch sử thiêng liêng đối với
các thế hệ người Việt Nam đã bị quân Trung Quốc phá sập bằng bộ phá . Nhiều nhà
bảo tàng ở các địa phương, nơi ghi nhận truyền thống bất khuất của nhân dân các
dân tộc sáu tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam cũng bị phá hủy. Lâm Gia Phu, 27
tuổi, quê ở công xã Tam Ngũ , huyện Tam Nữ Thanh, tỉnh Hồ Nam, là đại đội
trưởng Đại đội 8 thuộc trung đoàn bộ binh độc lập, bị quân và dân Việt Nam bắt
làm tù binh ngày 3 tháng 3 nói rằng :”
Chúng tôi đã thấy quân đội Trung
Quốc tàn phá làng mạc Việt Nam và nhiều đơn vị của chúng tôi đã lấy cả đồ đạc,
tài sản của dân Việt Nam. Tờ tạp chí Mỹ Tuần tin tức, ngày 21 tháng 3 năm 1979
nhận xét : “ Điều thực sự mà Trung Quốc muốn là, làm cho Việt Nam bị kiệt quệ
cả về quân sự và kinh tế và điều này sẽ diễn ra lâu dài “. Có thể thấy rõ điều
đó, vì sau khi tuyên bố rút quân, Trung Quốc vẫn duy trì 12 sư đoàn và hàng
chục trung đoàn độc lập áp sát biên giới Việt Nam, thường xuyên gây tình hình
căng thẳng, tiếp tục lấn chiếm lãnh thổ Việt Nam ở mọi quy mô, thực hiện kiểu “
chiến tranh phá hoại nhiều mặt “.
Những cuộc tiến công , xâm nhập trái phép, những trận pháo kích
dữ dội từ phía Trung Quốc sang đất Việt Nam tiếp tục tàn phá nhà cửa, ruộng
vườn trên khu vực bình độ 400 ở phía nam cột mốc 26 thuộc lãnh thổ Việt Nam.
Ngày 7 tháng 6 năm 1981, nhiều đơn vị lính Trung Quốc dưới sự yểm trợ của pháo
binh, tiến công đánh chiếm một số điểm cao ở xã Lao Chải, huyện Vị Xuyên , tỉnh
Hà Tuyên… Các cuộc tiến công, lấn chiếm của quân Trung Quốc càng dồn dập
hơn vào năm 1984.
Từ ngày 5 đến ngày 6 tháng 4, sau khi dùng pháo binh bắn phá
dữ dội, hai tiểu đoàn quân Trung Quốc đánh chiếm điểm cao 820, 636 thuộc xã
Quốc Khánh, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn. Ngày 18 tháng 4, hai đại đội quân
Trung Quốc đánh chiếm điểm cao 1.250 thuộc huyện Yên Minh, tỉnh Hà Tuyên. Đặc
biệt, từ ngày 28 tháng 4 đến ngày 1 tháng 5, Trung Quốc sử dụng Quân đoàn 14 và
một số sư đoàn độc lập thuộc Đại Quân khu Côn Minh tiến công các điểm cao 1.545
, 1.509 , 772 , 233 , 1.250 thuộc tỉnh Hà Tuyên Việt Nam. Bộ đội Việt Nam đã
kiên cường chiến đấu, đánh thiệt hại nặng các lực lượng tiến công, phá hủy 11
trận địa pháo, một kho đạn, 13 xe vận tải và xe kéo pháo… Trong các trận tiến
công lấn chiếm này, phía Trung Quốc coi là “ … trận đánh tranh giành thu hồi
vùng núi Lão Sơn, Giả Âm Sơn…”. Phải chăng nơi đây là đất Trung Quốc bị Việt
Nam “ lấn chiếm “, phải thu hồi ? Có thể thấy rõ điều đó trong lời khai
của Uông Bân, một sĩ quan Trung Quốc bị quân và dân Việt Nam bắt làm tù binh
chiều ngày 28 tháng 4 năm 1984 ở xã Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Tuyên.
Khi được hỏi : “ Sao anh biết là đã vượt qua biên giới ?”. Uông Bân trả lời : “
từ 7 giờ tối, ngày 27 tháng 4 , tiểu đoàn tôi đã bí mật vượt biên.
Tôi nhìn
không rõ các vật chuẩn. Nhưng tôi còn nhớ người dẫn đường của cấp trên chốc
chốc lại bảo : “ Sắp tới đường biên rồi đấy …”,”…vượt qua đường biên rồi đấy “.
Vả lại , là cán bộ đại đội, tooid dã được phổ biến trên bản đồ là phải đánh
chiếm một số điểm cao trên đất Việt Nam để tạo thế cho Trung đoàn hoạt động”.
Và khi được hỏi : “… Theo anh, tại sao Sư đoàn 40 của anh muốn đánh chiếm một
số điểm cao trên đất Hà Tuyên của Việt Nam?”; Uông Bân nói : “ Để giành lợi thế
khống chế một phần lãnh thổ Việt Nam” và đó là “ … phương châm cưỡi lên tuyến
biên giới , nhổ các điểm cao “. Rõ rang, các cuộc tiến công của quân đội Trung
Quốc không phải là “ thu hồi “ các vùng đất đã “ mất “ do Việt Nam “ lấn chiếm
“ (!). Các cuộc tiến công đó , như hãng AFP, ngày 27 tháng 4 năm 1984 nhận xét
: Trung Quốc chủ trương việc gây tình hình căng thẳng tại biên giới như là một
phương tiện để gây sức ép nhằm buộc Việt Nam phải thay đổi chính sách.
Chiến tranh phá hoại, lấn chiếm biên giới của phía Trung Quốc
kéo dài nhiều năm thực sự là nhằm tiếp tục làm suy yếu Việt Nam.
Khi Trung Quốc tiến hành cuộc chiến tranh trên biên giới phía
Bắc Việt Nam, ai cũng biết không một nước nào, một chính phủ nào lên
tiếng đồng tình với Trung Quốc. Dư luận đều phản đối hành động của Trung Quốc.
Các tổ chức quốc tế như Hội đồng Hòa bình thế giới, Liên hiệp Công đoàn thế
giới, Liên đoàn Thanh niên dân chủ thế giới, v.v. đều tuyên bố lên án hành động
của Trung Quốc. Trong tuyên bố của mình, Hội đồng Hòa bình thế giới khẳng định:
Chính phủ Trung Quốc không thể chốn tránh trách nhiệm của họ về hành động vi
phạm trắng trợi và đầy tội ác này đối với Hiến chương Liên hợp quốc. Ở Trung
Quốc, ngày 23 tháng 2 năm 1979, một bài báo chữ to xuất hiện trên bức tường Tây
Đơn(Bắc Kinh) đã viết rằng:” Đưa hàng chục vạn quân sang xâm lược Việt Nam là
không phù hợp với luật pháp qquoocs tế, là một hành động sai lầm,.. Chúng tôi
kiên quyết phản đối cuộc chiến tranh tiến hành trên lãnh thổ Việt Nam”.
Vương
Cường, một sĩ quan Trung Quốc khi bị bắt làm tù binh cũng đã nói: “Trước khi
đi, cấp trên không nói sự thực với chúng tôi. Là công dân Trung Quốc, tôi phản
đối hành động này”.
Khi phát động cuộc tiến công vào sáu tỉnh biên giới phía Bắc
Việt Nam, Trung Quốc luôn tuyên bố, Việt Nam là người gây ra xung đột, “lấn
chiếm đất đai”, “ quấy rối biên cương” của Trung Quốc. Thực tế, Việt Nam luôn
khẳng định tính pháp lý của đường biên giới qua hai Công ước 1887 và 1895 được
ký kết giữa Pháp và nhà Thanh Trung Quốc và yêu cầu “ giữ nguyên trang biên
giới” do lịch sử để lại. Cần phải khẳng định rằng, biên giới Việt Nam-Trung
Quốc được xác định bằng các Công ước Pháp-Thanh là đường biên giới lịch sử được
luật pháp quốc tế thừa nhận.
Suốt quá trình lịch sử hơn nửa thế kỉ đến trước
khi cách mạng hai nước thành công, đường biên giới đó về cơ bản vẫn tồn tại với
hơn 300 mốc giới và theo một số nhà nghiên cứu thì đây là “ một trong những
biên giới được xác định tốt nhất trong khu vực”.
Năm 1949, Cách mạng Trung Quốc thành công; năm 1954, hòa bình
được lập lại ở miền Bắc Việt Nam. Cả Việt Nam và Trung Quốc đều tuyên bố đi lên
chủ nghĩa xã hội. Quan hệ giữa hai nước là quan hệ hữu nghị trên tinh thần quốc
tế vô sản. Đó là tiền đề để xây dựng một đường biên giới hòa bình. Những tranh
chấp nhỏ do việc xâm canh, xâm cư, xây dựng cầu, cống qua sông, suối,… của dân
cư hai bên biên giới cũng có lúc xảy ra và có tính chất cục bộ nhất thời.
Nhưng
tranh chấp đó đã được hai đảng, hai nhà nước Việt Nam, Trung Quốc giải quyết
trên tinh thần hợp tác và hữu nghị. Có thể thấy điều này qua cả sự kiện từ giữa
những năm 50.
Đó là cuộc hội đàm tại Nam Ninh (Trung Quốc) giữa đại diện các
tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Hải Ninh (Việt Nam) vói đại diện các tỉnh Quảng Đông,
Quảng Tây (Trung Quốc) từ ngày 6 đến ngày 9 tháng 11 năm 1956 về vấn đề biên
giới. Trên cơ sở thỏa thuận giữa các tỉnh biên giới, Trung ương Đảng Lao động
Việt Nam và Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã trao đổi thư từ thống nhất
giải pháp xử lý những tranh chấp ở biên giới hai nước vào năm 1957 và 1958. Bức
thư của Trung ương Đảng Lao động Việt Nam gửi Trung ương Đảng Cộng sản Trung
Quốc ngày 12 tháng 11 năm 1957 nêu rõ : vấn đề biên giới quốc gia phải được
giải quyết tuyệt đối phù hợp với những tiêu chuẩn luật pháp quốc tế,
trong đó giải pháp vấn đề phải được xuất phát từ chính phủ hai nước. Phía
Việt Nam cũng đề nghị trước khi giải quyết hoàn toàn vấn đề phát sinh, cả hai
bên phải giữ đúng “ nguyên trạng đường biên giới đã được hình thành do lịch sử
để lại “ và bất kỳ một tranh chấp nào có thể xảy ra về biên giới và các vấn đề
lãnh thổ đều phải được giải quyết bằng thương lượng. Tháng 4 năm
1958, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc trả lời đồng ý với những đề nghị của
Việt Nam. Như vậy, cuộc hội đàm giữa địa phương hai nước, các văn kiện và thư
từ trao đổi giữa hai Đảng vừa thể hiện tính nguyên tắc , vừa thể hiện tình hữu
nghị của nhân dân Việt Nam và nhân dân Trung Quốc trong vấn đề xây dựng một
đường biên giới hòa bình, hữu nghị suốt mấy thập kỷ.
Nhưng kể từ năm 1975 , sau thắng lợi của nhân dân Việt Nam trong
cuộc kháng chiến chống Mỹ , cứu nước , cùng với việc Pôn Pốt – Iêng Xa-ri cho
quân tiến công, lấn chiếm biên giới Tây- Nam Việt Nam , tình hình trên biên
giới Việt – Trung cũng trở nên căng thẳng hơn bao giờ hết do các hoạt động xâm
nhập vũ trang từ phía Trung Quốc. Trước thực tế đó , phía Việt Nam vẫn kiên trì
quan điểm giải quyết vấn đề biên giới bằng thương lượng hòa bình.
Trước khi Trung Quốc phát động chiến tranh, ngày 1 thang 1 năm
1979, đại diện Vụ Trung Quốc , Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại sứ quán Trung
Quốc tại Việt Nam trao Bị vong lục , Trong đó khẳng định :” Chính phủ và nhân
dân Việt Nam luôn quý trọng tình hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân
Trung Quốc, mong muốn biên giới hai nước trở thành biên giới hữu nghị “. Nhưng
chỉ hơn một tháng sau đó, Trung Quốc đã dung lực lượng lớn quân đội tiến
công Việt Nam. Một thực tế nữa cũng chứng minh rằng, cuộc tiến công của Trung
Quốc là một cuộc chiến tranh với quy mô lớn, có chuẩn bị. Tháng 8 năm
1978, tình báo Mỹ đã phát hiện sự chuẩn bị tập kết lực lượng quân sự ở
Quân khu Quảng Châu của Trung Quốc, gần Việt Nam. Các vệ tinh do thám của Mỹ
cũng đã phát hiện nhiều tốp máy bay MIG 17, MIG 21 của Trung Quốc được đưa
xuống các sân bay Nam Ninh, Côn Minh cùng nhiều xe tăng , pháo hạng nặng. Vả
lại, như hang Ky-ô-đô Nhật Bản ( ngày 20-2-1979)) nhận xét : “ … trong những trận
đánh đầu tiên, quân lính Trung Quốc hình như chỉ gặp quân địa phương Việt Nam
“. Như vậy trên biên giới Việt – Trung không hề có lực lượng vũ trang lớn nào
của Việt Nam được triển khai gây sức ép đối với Trung Quốc, buộc Trung Quốc
phải tự vệ, phải “ trừng phạt Việt Nam “.
Chỉ riêng việc Trung Quốc tuyên bố “
dạy cho Việt Nam một bài học “, “ trừng phạt Việt Nam “ đã không phù hợp với tập
quán và các quan hệ quốc tế . Nó trái ngược với tuyên bố của Trung Quốc rằng,
Trung Quốc “ không làm nước lớn siêu cường, dùng vũ lực hoặc thủ đoạn chính
trị, kinh tế,..v.v để xâm lược, can thiệp, khống chế và tước đoạt nước khác”.
Một vấn đề cần làm sáng tỏ là khi tiến hành cuộc chiến tranh ở
biên giới, Trung Quốc và cả “ Cam-pu-chia dân chủ “ đều tố cáo Việt Nam có “
tham vọng bá quyền “, thành lập “ Liên bang Đông Dương “, gây tình hình mất ổn
định ở khu vực. Vấn đề này cần được nhìn nhận từ khía cạnh lịch sử. Vào nửa
cuối thế kỷ XIX , Việt Nam, Lào , Cam-pu-chia đều bị thực dân Pháp xâm lược, đô
hộ. Do điều kiện địa lý tự nhiên và yêu cầu cấp bách của sự nghiệp giải phóng
dân tộc ở mỗi nước thì sự đoàn kết Việt Nam – Lào- Cam-pu-chia trong cuộc đấu
tranh chung là một đòi hỏi tất yếu của lịch sử. Ngày 3 tháng 2 năm 19300, Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã triệu tập Hội nghị hợp nhất các tổ chức Công sản ở Việt
Nam. Sau đó , do chỉ thị của Quốc tế Cộng sản đổi thành Đẳng Cộng
sản Đông Dương.
Đó là Đảng của những người yêu nước Việt Nam – Lào –
Cam-pu-chia. Lúc đó cách mạng của mỗi nước mới ở thời kỳ phôi thai. Việc thành
lập Đảng Cộng sản Đông Dương đã phản ánh quy luật của cuộc cách mạng do giai
cấp công nhân lãnh đạo. Chính sách đoàn kết của Đảng Cộng sản Đông Dương cũng
rất rõ ràng. Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 6 (11-1989) khẳng
định:” Không một dân tộc nào có thể giải phóng riêng rẽ,vì Đông Dương dưới
quyền thống trị duy nhất của đế quốc về chính trị, kinh tế và binh bị…”, “… sự
liên hiệp các dân tộc Đông Dương không nhất thiết bắt buộc các dân tộc phải
thành lập một quốc gia duy nhất, vì các dân tộc Việt Nam, Miên ( tức
Cam-pu-chia ) , Lào xưa nay vẫn có sự độc lập. Mỗi dân tộc có quyền giải quyết
vận mệnh theo ý muốn của mình “. Tuy nhiên, do sự phát triển của điều
kiện cách mạng mỗi nước, nên năm 1951, Đảng Cộng sản Đông Dương chủ trương mỗi
nước Đông Dương thành lập Đảng Cộng sản riêng của mình. Mặc nhiên sự gắn bó,
đoàn kết chiến đấu giữa các Đảng, giữa các dân tộc vẫn rất cần thiết. Trong
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và kháng chiến chống đế quốc Mỹ, quan hệ
giữa ba nước Đông Dương là bình đẳng, tôn trọng và giúp đỡ lẫn nhau. Theo
thỏa thuận của Chính phủ ba nước Đông Dương, quân tình nguyện Việt Nam đã tham
gia chiến đấu ở Lào , ở Cam-pu-chia trong kháng chiến chống Pháp; đường mòn Hồ
Chí Minh trên đất Lào và “ đất thánh Cam-pu-chia “ đã tạo điều kiện cho cuộc
kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam…Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, ba
nước đã tổ chức hai Hội nghị lịch sử : Hội nghị cấp cao nhân dân ba nước Đông
Dương vào năm 1965 và Hội nghị cấp cao nhân dân ba nước Đông Dương vào năm 1970
( cả hai Hội nghị đều do sáng kiến của Quốc trưởng Cam-pu-chia Nô-rô-đôm
Xi-ha-núc). Tuyên bố của Hội nghị cấp cao nhân dân ba nước Đông Dương năm 1970
nêu rõ :” Quyết tâm bảo vệ và phát triển tình hữu nghị anh em và quan hệ láng
giềng tốt giữa ba nước, trong khi ủng hộ lẫn nhau chống lại kẻ thù chung cũng
như sau này trong việc hợp tác lâu dài xây dựng đất nước theo con đường riêng
của mình…” .
Thành công của Hội nghị cấp cao nhân dân ba nước Đông Dương đã
được dư luận tiến bộ trên thế giới hoan nghênh và ủng hộ. Ngày 28 tháng 4 năm
1970, Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoar a tuyên bố nếu rõ :” Chính
phủ và nhân dân Trung Quốc chào mừng nhiệt liệt nhất thành tựu hết sức to
lớn đã đạt được tại Hội nghị cấp cao của nhân dân Đông Dương và bày tỏ sự ủng
hộ kiên quyết đối với bản Tuyên bố chung của Hội nghị…” , “ … các dân tộc
anh hùng ở ba nước Đông Dương có một truyền thống cách mạng vẻ
vang, đoàn kết chống chủ nghĩa đế quốc. Trong cuộc đấu tranh chung lâu dài
chống cuộc xâm lược của đế quốc Mỹ, nhân dân Việt Nam, nhân dân Lào và
nhân dân Cam-pu-chia kề vai sát cánh bên nhau, vui buồn hoạn nạn có nhau, ủng
hộ và cổ vũ nhau và xây dựng được mối tình hữu nghị sâu sắc của nhau… Trong
buổi chiêu đãi của Thủ tướng Chu Ân Lai chào mừng bốn đoàn đại biểu của ba nước
Đông Dương sau khi Hội nghị cấp cao nhân dân ba nước Đông Dương lần thứ 2 bế
mạc, Quốc trưởng Cam-pu-chia Nô-rô-đôm Xi-ha-núc phát biểu : “ Hội nghị cấp cao
nhân dân ba nước Đông Dương nhằm mục đích thực hiện một “ bước nhảy vọt “ mới,
vĩ đại và có tính quyết định trong tình đoàn kết chiến đấu, trong cuộc đấu
tranh cần phải mở rộng, thống nhất và phối hợp, cũng như trong sự hợp tác toàn
diện sau khi chiến thắng của nhân dân ba nước Khơ-me, Lào và Việt Nam. Có thể
nói , thắng lợi của nhân dân ba nước Đông Dương trong cuộc kháng chiến chống đế
quốc Mỹ là thắng lợi của tình đoàn kết chiến đấu giữa ba dân tộc. Thắng lợi đó
đã mở ra thời kỳ mới trong việc xây dựng và phát triển ở mỗi nước, hòa nhập
cùng với khu vực và thế giới. Sau thắng lợi, đường lối đối ngoại của Việt Nam
cũng rất rõ ràng, không hề có biểu hiện “ bá quyền khu vực “ hoặc ý đồ thành
lập “ Liên bang Đông Dương “. Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương
Đảng Cộng sản Việt Nam tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứu IV năm 1976 nêu
rõ : “ Ra sức bảo vệ và phát triển mối quan hệ đặc biệt giữa nhân dân Việt Nam
với nhân dân Lào và nhân dân Cam-pu-chia , tăng cường tình đoàn kết chiến đấu,
lòng tin cậy, sự hợp tác lâu dài và giúp đỡ lẫn nhau về mọi mặt giữa nhân dân
ta với hai nước an hem , trên nguyên tắc hoàn toàn bình đẳng, tôn trọng độc
lập, chủ quyền vào toàn vẹn lãnh thổ của nhau , tôn trọng lợi ích chính đáng
của nhau .
Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào
Cay-xỏn Phôm-vi-hản đã từng nói về mối quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào –
Cam-pu-chia rằng :” Trong lịch sử cách mạng thế giới cũng đã có nhiều tấm gương
sáng chói về tinh thần Quốc tế vô sản, nhưng chưa ở đâu và chưa bao giờ có sự
đoàn kết , liên minh chiến đấu đặc biệt lâu dài, toàn diện như vậy, hơn ba mươi
năm qua mà vẫn trong sáng như xưa – một sự đoàn kết, liên minh bền vững đã phát
huy cao độ tinh thần độc lập tự chủ và mọi nhân tố chủ quan của từng dân tộc và
kết hợp sức mạnh của hai dân tộc và trước phong trào cách mạng thế giới
“. Như vậy, cái gọi là Việt Nam có “ tham vọng bá quyền “, thành lập “ Liên
bang Đông Dương “ là không có thật. Thực tế, đó chỉ là sự đoàn kết, liên minh
xuất phát từ cuộc chiến đấu chống kẻ thù chung cũng như hợp tác, giúp đỡ lẫn
nhau trong xây dựng đất nước sau hòa bình, đúng như Trung Quốc đã từng ca ngợi.
Việc Việt nam đưa quân vào Cam-pu-chia trước hết cần khẳng định,
đó là một nghĩa vụ quốc tế cao cả, là một việc làm chính nghĩa, giúp đỡ nhân
dân Cam-pu-chia khỏi họa diệt chủng.
Chế độ “ Cam-pu-chia dân chủ “ thực chất
là một chế độ khủng bố dã man, là chế độ nhằm thực hiện một xã hội trong đó
quyền con người bị tước đoạt. Trong phiên tòa quốc tế xét xử tội ác diệt chủng
của bọn Pôn Pốt-Iêng Xa-ri ngày 15 tháng 8 năm 1979 tại phnôm Pênh, bản cáo
trạng trước phiên tòa nêu rõ :” Chế độ Pôn Pốt-Iêng Xa-ri thực hiện có hệ thống
một kế hoạch tàn sát nhiều tầng lớp nhân dân với quy mô lớn ngày càng khốc
liệt, cưỡng bức di tản cấp tốc nhân dân ra khỏi các thành phố, sau đó tiếp tục
xáo trộn có hệ thống nhân dân ở các vùng nông thôn, làm chết nhiều người, thực
hiện một chế độ kìm kẹp nhân dân trong các công xã, cưỡng bức lao động kiệt
sức, biến họ thành nông nô, đưa đến hủy diệt họ cả về thể xác lẫn tinh thần “.
Nhiều hành động giết người man rợ khác đã được báo trí phương Tây mô tả “ với
những hố chon người khắp nơi “, “ sự dã man của chúng còn vượt cả sự tàn bạo
của Hít-le “. Theo thống kê, khoảng hơn một triệu người Cam-pu-chia bị giết,
hơn nửa triệu người bị đưa đi mất tích, 141.848 người bị tàn tật, 200.000 trẻ
em mồ côi. Đó là nạn nhân của các cuộc chém giết, thanh trừng của chế độ Pôn
Pốt.
Bọn Pôn Pốt-Iêng Xa-ri còn phá hủy 5.857 trường học, 796 bệnh viện, 1.969
ngôi chùa. Việc lật đổ chế độ “ Cam-pu-chia dân chủ “ của Pôn Pốt là hết sức
cần thiết, trước hết là vì lợi ích sống còn của nhân dân Cam-pu-chia. Chính vì
vậy, Quốc vương Cam-pu-chia N.Xi-ha-núc đã tuyên bố trên Đài truyền hình quốc
gia Cam-pu-chia rằng : “ Nếu họ ( Việt Nam) không đánh đuổi bọn Pôn Pốt thì tất
cả mọi người ( Cam-pu-chia) có thể đã bị chết. Không chỉ riêng tôi mà là mọi
người. Chúng ( Khơ-me đỏ ) đã có thể giết chết tất cả chúng ta ít nhất thì
chúng ta cũng đã được sống sót và chính vì điều này mà chúng ta có thể nói rằng
Đảng Nhân dân Cam-pu-chia đã không mắc sai lầm (khi đề nghị Việt Nam giúp đỡ
chống Khơ-me đỏ ) , bởi vì nếu chúng ta không được giải phóng khỏi bọn Pôn Pốt
thì toàn dân tộc có thể đã bị tiêu diệt “.
Chế độ “ Cam-pu-chia dân chủ “ thi hành chính sách xóa bỏ thành
phố, gia đình, chợ búa, tiền tệ, trường học , bệnh viện, chùa chiền, tàn sát trí
thức , sư sãi và những người cách mạng chân chính… được chúng coi là đã xây
dựng được một xã hội “ theo hướng công xã nhân dân “. Và cso người lãnh
đạo Trung Quốc trong cuộc gặp gỡ Pôn Pốt ở Bắc Kinh tháng 5 năm 1975 cũng ca
ngợi : Các đồng chí vừa mới giành được thắng lợi huy hoàng, chỉ một đòn mà
không còn giai cấp nữa. Chế độ diệt chủng của bè lũ Pôn Pốt đã bị các nước trên
thế giới lên án, trừ Trung Quốc. Ngày nay, Cam-pu-chia đã thành lập một Chính
phủ theo Hiệp định hòa bình Pa-ri dưới sự bảo trợ của Liên hợp quốc, nhưng các
lực lượng Khơ-me đỏ vẫn tiếp tục phá hoại, gây mất ổn định ở trong nước. Nhiều
nước, nhiều tổ chức quốc tế hiện nay còn đang tìm cách giúp Cam-pu-chia điều
tra đầy đủ tội ác diệt chủng của chế độ Pôn Pốt nhằm lên án và loại trừ hoàn
toàn âm mưu quay trở lại của chúng.
Một vấn đề cần làm rõ them là việc Việt Nam đưa quân vào
Cam-pu-chia có phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc về quyền tự vệ hay không?
Điều này hoàn toàn khác về căn bản đối với hành động tiến công của Trung Quốc sau
đó vào Việt Nam. Theo phân tích của các luật gia có uy tín trên thế giới, dựa
vào
Điều 2 và Điều 51 Hiến chương Liên hợp quốc thì vấn đề trung tâm
là vấn đề bên nào khởi xướng “ cuộc tiến công vũ trang “ và quyền tự vệ chỉ tồn
tại để đáp lại những cuộc tiến công vũ trang đã xảy ra. Rõ ràng Pôn Pốt- Iêng
Xa-ri là kẻ khởi xướng cuộc tiến công vũ trang vào biên giới Tây –Nam Việt Nam
ngay từ năm 1975. Họ đã cho quân đổ bộ lên đảo Phú Quốc (3-5-1075) , đảo Thổ
Chu ( 10-5-1975), đánh phá lầng Sộm ( 27-12-1975),… thuộc lãnh thổi Việt Nam.
Từ 30 tháng 4 năm 1977 , “ Cam-pu-chia dân chủ “ thực sự phát động một cuộc
chiến tranh xâm lấn trên toàn tuyến biên giới với quy mô từ hai tiểu đoàn đến
ba, bốn sư đoàn. Việt Nam đã kiên trì nhiều lần đề nghị hai bên thương lượng,
nhưng phía “ Cam-pu-chia dân chủ “ không đáp ứng. Trước tình hình đó, ngày 5 tháng
2 năm 1978, Chính phủ Việt Nam đã tiếp tục đưa ra đề nghị ba điểm với
phía “ Cam-pu-chia dân chủ” :
1.Chấm dứt ngay mọi hoạt động quân sự thù địch tại vùng biên
giới , lực lượng vũ trang mỗi nước lùi sâu vào lãnh thổ của mình cách đường
biên giới 5 ki-lô-mét.
2.Tiến hành ngay cuộc đàm phán giữa Việt Nam và Cam-pu-chia nhằm
ký kết Hiệp ước biên giới và Hiệp ước hữu nghị giữa hai nước.
3.Thỏa thuận về hình thức thích hợp giám sát quốc tế.
Những đề nghị hợp tình, hợp lý đó không được phía “Cam-pu-chia
dân chủ” đáp lại . Ngày 12 tháng 4 năm 1978, Pôn Pốt trực tiếp bác bỏ đề nghị
thương lượng của Việt Nam trên Đài phát thanh Phnôm Pênh. Các cuộc tiến công
trên biên giới của quân đội “ Cam-pu-chia dân chủ “ vào đất Việt Nam tiếp tục
được đẩy mạnh.
Những hoạt động tiến công lấn chiếm biên giới của “ Cam-pu-chia
dân chủ “ với quy mô lớn trên toàn tuyến biên giới Tây-Nam có nơi sâu vào đất
Việt Nam từ 5 đến 10 ki-lô-mét đã gây bao tội ác đối với nhân dân Việt Nam, như
những vụ tàn sát đẫm máu ở Tân Lập, Tán Biên , Ba Chúc, Bảy Núi ( Tây Ninh ) …
Những hành động đó thực sự đã đưa đến “ một tình trạng chiến tranh”, đe dọa hòa
bình, an ninh của Việt Nam, cấu thành tội ác xâm lược mà Liên hợp quốc đã thong
qua định nghĩa ngày 12 tháng 4 năm 1970 là “ Trước tiên sử dụng lực lượng vũ
trang có hành động lấn chiếm, tiến công, vượt qua đường biên giới hiện tại do
lịch sử để lại “.
Do đó, Việt Nam hoàn toàn có quyền tự vệ chính đáng. Sau khi
đánh đuổi quân xâm lược ra khỏi biên giới, theo yêu cầu của Mặt trận đoàn kết
dân tộc cứu nước Cam-pu-chia, quân tình nguyện Việt Nam đã sang phối hợp với
bạn đánh đổ tập đoàn Pôn Pốt. Nhân dân Việt Nam đã cứu nhân dân
Cam-pu-chia khỏi họa diệt chủng là việc làm chính nghĩa.
Việc Chính phủ Cộng hòa nhân dân Cam-pu-chia được thành lập sau
khi chế độ Pôn Pốt bị lật đổ được các nước xã hội chủ nghĩa và nhiều nước trong
“ phong trào không liên kết “ công nhận đã khẳng định sự hợp pháp của Chính phủ
đó. Đặc biệt, Hiệp định Hòa bình hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và
Cam-pu-chia, ký ngày 18 tháng 2 năm 1979 trong Điều 1 ghi rõ : “ Hai bên cam
kết làm hết sức mình để bảo vệ và phát triển không ngừng truyền thống đoàn kết
chiến đấu , quan hệ hữu nghị hợp tác an hem Việt Nam- Cam-pu-chia , lòng tin
cậy và sự giúp đỡ lẫn nhau về mọi mặt trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền
của nhau, tôn trọng lợi ích chính đáng của nhau, không can thiệp vào công việc
nội bộ của nhau , bình đẳng và cùng có lợi đã khẳng định tính hợp pháp về sự có
mặt của quân đội Việt Nam ở Cam-pu-chia. Chính phủ Cộng hòa nhân dân
Cam-pu-chia sau đó được sự giúp đỡ của nhân dân và quân đội Việt Nam, cảu các
nước xã hội chủ nghĩa, tưng bước kiểm soát có hiệu quả đất nước của mình là
điều kiện tiên quyết của sự công nhận quốc tế.
Sự có mặt của quân đội Việt Nam
ở Cam-pu-chia được các phóng viên phương Tây mô tả là “ không hề có không khí
chiếm đóng “, “ những người lính Việt Nam hiền lành nói chuyện và giúp đỡ người
dân gặp khó khăn “,v.v.
Để nhận thức một cách toàn diện tính hợp pháp trong
hành động của Việt Nam đối với “ vấn đề Cam-pu-chia “ có thể dẫn lời luật sư
R.Vên, Trưởng phái đoàn điều tra của Hội Luật gia dân chủ quốc tế trong cuộc
họp báo ngày 8 tháng 5 năm 1979 tại Pa-ri. Ông khẳng định : “ Trong giai đoạn
đầu quân đội Việt Nam đánh đuổi quân đội Pôn Pốt xâm lấn lãnh thổ Việt Nam, đó
là quyền tự vệ chính đáng của nhân dân Việt Nam . Trong giai đoạn 2, quân đội
Việt Nam giúp lực lượng cách mạng Cam-pu-chia giải phóng đất nước. Đó là nghĩa
vụ giúp đỡ các dân tộc đấu tranh cho giải phóng dân tộc như đã được nêu trong
Nghị quyết 25-25 của Liên hợp quốc . Hiện nay sự có mặt của quân đội Việt Nam
tại Cam-pu-chia là căn cứ vào Hiệp ước hữu nghị và hợp tác được ký kết giữa hai
nước ngày 18 tháng 2 vừa qua“.
Người ta đặt câu hỏi : Vì sao Khơ-me đỏ ngoài việc thanh trừng,
tàn sát đẫm máu những người yêu nước và dân thường Cam-pu-chia lại mở những
cuộc tiến công vũ trang có quy mô lớn vào nước láng giềng Việt Nam với những
đòi hỏi vô lý về lãnh thổ, đơn phương yêu cầu thay đổi đường biên giới, mặc cho
phía Việt Nam yêu cầu giải quyết bất đồng bằng thương lượng hòa bình ? Quả thực
, ngay từ đầu “ Cam-pu-chia dân chủ “ đã được sự ủng hộ tích cực của phía Trung
Quốc cả về tinh thần và vật chất.
Điều đó được ghi nhận thong qua các cuộc trao
đổi, viếng thăm giữa lãnh đạo hai nước. Sau chuyến thăm Trung Quốc của Pôn Pốt
vào tháng 5 năm 1975 , Khiêu-xăm-phon với tư cách là Thủ tướng “ Cam-pu-chia
dân chủ “ đã sang Bắc Kinh tiến hành cuộc hội đàm với lãnh đạo Trung Quốc và ký
một Hiệp định về hợp tác kinh tế , theo đó Trung Quốc hứa viện trợ không hoàn
lại cho Cam-pu-chia một tỉ đô –la trong vòng năm năm, bao gồm kinh tế và quân
sự. Như vậy, theo hãng tin AFP thì số viện trợ đó chiếm hơn một nửa tổng số
viện trợ của Trung Quốc cho nước ngoài.
Hai năm sau, vào tháng 9 năm 1977, Pôn
Pốt thực hiện chuyến viếng thăm Trung Quốc lần nữa và được đón tiếp một cách
nồng nhiệt. Trong cuộc hội đàm với những người lãnh đạo Trung Quốc , Pôn Pốt đã
khẳng định sự giúp đỡ to lớn của Tung Quốc về quân sự : Từ bảy sư đoàn năm 1975
lên 23 sư đoàn; giúp xây dựng ba thứ quân và các binh chủng. Tổng số vũ khí
mang nhãn hiệu Trung Quốc lên tới 450 khẩu pháo lớn, 294 xe tăng, 1.200 xe các
loại, 42 máy bay; Trung Quốc đã cử hàng nghìn cố vấn quân sự đến Cam-pu-chia.
Cần phải nói thêm rằng, cùng với sự ủng hộ “ Cam-pu-chia dân chủ
“ của Trung Quốc còn có sự ủng hộ của Mỹ. Kể từ sau khi Mỹ rút ra khỏi Đông
Dương, những diễn biến phức tạp ở khu vực là điều Mỹ mong chờ để làm suy yếu
Việt Nam. Chính vì thế, khi vấn đề Cam-pu-chia nảy sinh, người Mỹ đã tận dụng
cơ hội để làm cho Việt Nam “ chảy máu “.
Theo Na-yan San-đa, một nhà nghiên cứu
kỳ cựu phương Tây viết trên tạp chí Kinh tế Viễn Đông thì : Người Mỹ thích gây
ra một cuộc đối đầu mà họ hy vọng có thể làm cho họ “ bẻ gãy “ ý chí của giới
lãnh đạo Hà Nội ngay dù cho phải mất năm đến mười năm.
Cố vấn an ninh
quốc gia của Tổng thống Mỹ Ca-tơ lúc đó là Brê-din-xki cho rằng, Mỹ phải có
đường lối cứng rắn chống Liên Xô bằng việc “ chơi con bài Trung Quốc “ chống
lại ảnh hưởng Xô-viết ở châu Á. Và “… ở Đông Dương thì thái độ đó có nghĩa là
ủng hộ Trung Quốc và mở rộng ra là ủng hộ Pôn Pốt trong cuộc tranh chấp của họ
chống lại Chính phủ Hà Nội “. Tại Liên hợp quốc, đại diện Mỹ trong Ủy ban về
các thư ủy nhiệm của Liên hợp quốc đã bỏ phiếu cho phái đoàn “ Cam-pu-chia dân
chủ “ , công nhận “ Cam-pu-chia dân chủ “ là đại diện hợp pháp của Cam-pu-chia
ở Liên hợp quốc.
Mỹ đã đồng tình với việc Trung Quốc giúp Pôn Pốt mở cuộc chiến
tranh biên giới chống Việt Nam, do đó bè lũ Pôn Pốt mới cầm quyền ở Cam-pu-chia
một thời gian , đã gây ra hàng loạt cuộc tiến công vào biên giới Việt Nam, tiếp
tục phá hoại, ngăn cản các giải pháp hòa bình của Liên hợp quốc dựa ra sau đó.
Tất cả những điều đó , việc Mỹ ủng hộ chế độ Pôn Pốt à xuất phát
từ ý đồ Mỹ nhằm chống Việt Nam. Vả lại , nhân tình hình rối rắm ở Cam-pu-chia,
Mỹ cũng xúc tiến âm mưu xâm nhập vào nước này.
Như vậy, việc Việt Nam kiên quyết giáng trả hành động xâm lược
của “Cam-pu-chia dân chủ “ và sau đó giúp đỡ nhân dân Cam-pu-chia thoát khỏi
nạn diệt chủng là việc làm chính nghĩa, phù hợp với luật pháp quốc tế , không
những bảo đảm nền an ninh của Việt Nam mà còn góp phần bảo đảm an ninh của khu
vực và thế giới. Việc Trung Quốc giúp đỡ và ủng hộ “ Cam-pu-chia dân chủ “
chống lại Việt Nam thực tế đã không thành công và đó chính là lý do để Trung
Quốc “ trừng phạt Việt Nam “.
Không phải ngẫu nhiên mà cuộc chiến tranh trên biên giới Tây-
Nam Việt Nam và sau đó là cuộc chiến tranh trên biên giới phía Bắc Việt Nam
được phương Tây gọi là “ cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ 3 “. Cả hai cuộc
tiến công đó đều xuất phát từ một âm mưu của Trung Quốc và Mỹ nhằm làm suy yếu Việt
Nam.
Ngày 30 tháng 4 năm 1975 , cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
của Việt Nam toàn thắng. Nước Việt Nam hoàn toàn độc lập và thống nhất đã làm
phá sản những tính toán chiến lược của Mỹ và Trung Quốc về Việt Nam thể hiện
trong Thông cáo Thượng Hải năm 1972.
Tháng 10 năm 1975 , Kít-sinh-giơ đã gặp Thủ tướng Chu Ân Lại ở
Bắc Kinh, sau đó, ông ta đã nói với đại diện của một nước trung lập ở châu Âu
rằng: “ Còn gì đẹp hơn nếu chúng ta được chứng kiến cảnh xung đột giữa Liên Xô
và Trung Quốc và đồng minh của họ ( tức Việt Nam ) . Nếu Trung Quốc tiến công
Việt Nam, thì đối với chúng ta kết quả lại tốt đẹp gấp bội. Việt Nam sẽ mất máu
một lần nữa”.
Bị thất bại trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam , đế quốc
Mỹ rất cay cú, triển khai kế hoạch “ hậu chiến “ rất thâm độc nhằm trả thù Việt
Nam. Kế hoạch này lại trùng hợp với ý đồ “ trừng phạt Việt Nam “ của Trung Quốc
, họ đã tìm mọi cách làm suy yếu Việt Nam để lấy lòng Mỹ.
Rõ ràng là cuộc chiến tranh trên biên giới Tây-Nam Việt Nam và
sau đó là cuộc chiến tranh trên biên giới Trung-Việt thực sự là một cuộc chiến
tranh chống Việt Nam được khởi xướng từ phía Trung Quốc. Khi viết cuốn sách 9
lần xuất quân lớn của Trung Quốc, các tác giả đã cố gắng biện minh cho hành
động của Trung Quốc, càng làm cho người đọc thấy rõ thực chất của sự kiện, hiểu
rõ việc Trung Quốc giúp đỡ về quân sự cho Pôn Pốt là một sai lầm trong lịch sử.
Cuộc chiến tranh do Trung Quốc phát động đã làm tổn hại mối quan
hệ truyền thống tốt đẹp giữa hai dân tộc Việt Nam và Trung Quốc. Đó là một khúc
quanh trong quan hệ Việt – Trung.
Ai cũng muốn cho dân tộc mình phát triển và phồn vinh, nhưng
không được vì lợi ích vị kỷ dân tộc mà bán rẻ,xâm phạm đến lợi ích chính đáng
của dân tộc khác, huống hồ đây lại là một dân tộc láng giềng anh em đã cùng
nhau sát cánh chiến đấu chống kẻ thù chung.
Ai cũng hiểu, Mỹ và chủ nghĩa đế quốc luôn luôn tìm cách chia rẽ
các nước xã hội chủ nghĩa, chia rẽ phong trào độc lập dân tộc và cách mạng thế
giới, chia rẽ Việt Nam và Trung Quốc để tìm cách đánh bại cả Việt Nam và Trung
Quốc.
Chủ nghĩa đế quốc không bao giờ hành động vì quyền lợi của các
dân tộc khác, họ chỉ lợi dụng các dân tộc đó vì quyền lợi ích kỷ của họ. Họ
dùng thủ đoạn ve vãn lợi dụng nước này, lợi dụng ve vãn nước kia để chống nhau.
Cuộc chiến tranh chống Việt Nam trên hai đầu biện giới do Trung Quốc phát động
đã làm tổn hại đến sinh mạng, của cải của nhân dân hai nước, truyền thống hữu
nghị tốt đẹp giữa hai dân tộc Việt Nam và Trung Quốc. Suy cho cùng kẻ được lợi
là đế quốc Mỹ.
Trong những năm cuối thập kỷ 80, đầu thập kỷ 90, tình hinh thế
giới có những biến động phức tạp, Liên Xô và các nước Đông Âu đang trong thời
kỳ khủng hoảng nghiêm trọng, các thế lực đế quốc và phản động quốc tế thực
hiện âm mưu diễn biến hòa bình, xóa bỏ các nước xã hội chủ nghĩa. Vì lợi ích
của hai dân tộc Việt Nam, Trung Quốc và phong trào cách mạng thế giới, Đảng,
Chính phủ Việt Nam đã chủ động đề xuất với Trung Quốc vấn đề bình thường hóa
quan hệ giữa hai nước.
Cựu Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng
sản Việt Nam Nguyễn Văn Linh tuyên bố : “ Chúng tôi luôn luôn chủ trương đàm
phán để giải quyết bất đồng giữa hai nước. Những bất đồng này là tạm thời và
không lớn so với lợi ích lâu dài và cơ bản của nhân dân hai nước cũng như của
nhân dân các nước châu Á- Thái Bình Dương là hòa bình và phát triển”.
Tháng 9
năm 1990, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, cựu Thủ tướng Phạm Văn Đồng và Chủ tịch
Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười đã tiến hành cuộc hội đàm với Tổng Bí thư Trung ương
Đảng Cộng sản Trung Quốc Giang Trạch Dân và Thủ tướng Quốc vụ viện Lý Bằng tại
Thành Đô Trung Quốc. Nội dung cuộc hội đàm cấp cao Việt-Trung chủ yếu tập trung
thảo luận vấn đề bình thường hóa quan hệ hai nước. Có thể nói : “ Việc đã có
một cuộc họp cấp cao giữa hai Đảng là một dấu hiệu rất rõ ràng đã có sự cải
thiện trong quan hệ giữa hai Đảng”.
Ngày 5 tháng 11 năm 1991, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Đỗ
Mười và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Võ Văn Kiệt đã dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp
cao nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thăm chính thức nước Cộng hòa nhân
dân Trung Hoa theo lời mời của Chủ tịch Giang Trạch Dân và Thủ tướng Quốc vụ
viện Trung Quốc Lý Bằng. Hai bên đã ra Thông cáo chung khẳng định : “ Hai bên
hài lòng về sự cải thiện và phát triển từng bước quan hệ hai nước. Hai bên
tuyên bố rằng, cuộc gặp cấp cao Việt-Trung đánh dấu sự bình thường hóa quan hệ
giữa Việt Nam và Trung Quốc, phù hợp với lợi ích cơ bản và lâu dài của nhân dân
hai nước và cũng có lợi cho hòa bình, ổn định và sự phát triển khu vực. Hai bên
tuyên bố rằng , hai nước Việt Nam và Trung Quốc sẽ phát triển quan hệ hữu nghị
lấng giềng than thiện, trên cơ sở năm nguyên tắc: Tôn trọng chủ quyền và toàn
vẹn lãnh thổ của nhau; không xâm phạm lẫn nhau; không can thiệp vào công việc
nội bộ của nhau; bình đẳng cũng có lợi và cùng tồn tại hòa bình “.
Chuyến đi thăm Trung Quốc của các nhà lãnh đạo Việt Nam và sau
đó là chuyến đi thăm Việt Nam của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa nhân dân
Trung Hoa Lý Bằng tháng 10 năm 1992 đã mở đầu thời kỳ vượt qua “ khúc
quanh lịch sử “ trong quan hệ Việt –Trung , tạo ra thế ổn định mới cho cả hai
nước, góp phần vào cuộc đấu tranh chung vì hòa bình , độc lập và phát triển. Đúng
như Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Giang Trạch Dân đã nói : “ Sau
một thời gian khúc khuỷu , cuộc gặp cấp cao Trung-Việt có một ý nghĩa quan
trọng kết thúc quá khứ, mở ra tương lai và sẽ có ảnh hưởng sâu sắc tới quan hệ
lâu dài giữa hai nước “.
Cuộc chiến tranh trên biên giới Việt-Trung đã kết thúc , tình
hình biên giới đã lắng dịu, hòa bình đã đến với nhân dân hai nước Việt-Trung.
Những đau khổ mà nhân dân Việt Nam và nhân dân Trung Quốc phải gánh chịu trong
chiến tranh là bài học xương máu phải được nhận thức một cách đầy đủ.
Nhân dân Việt Nam và nhân dân Trung Quốc đều không muốn chiến tranh. Người
Trung Quốc thường nói : “ Cái mà mình không muốn thì đừng gây ra cho người khác
“ ( nguyên văn : kỷ sở bất dục vật thi ư nhân ). Quá khứ vẫn là quá khứ, nhưng
tương lai luôn ở phía trước . Quá trình đi đến bình thường hóa quan hệ Việt –
Trung trải qua một thời gian dài mới đạt được. Tuy nhiên, nó đã gạt bỏ “ tiên
đoán “ của một số chính trị gia và học giả phương Tây về “ mối quan hệ tốt đẹp
không thể nào tìm lại được nữa “. Có thể nói, con đường đứng đắn nhất để đi đến
bình thường hóa quan hệ đó là : giải quyết mọi bất đồng bằng thương lượng hòa
bình. Chỉ có như vậy, tình đoàn kết hữu nghị, láng giềng thân thiện trong quan
hệ Việt Nam-Trung Quốc mới phát triển, tồn tại lâu dài.
Mộng bá quyền, bành trướng của Trung Quốc không hề thay đổi
– Nhân dân Việt Nam chưa bao giờ khuất phục các thế lực xâm lược và phản quốc.
Posted by diendanxahoidansu Đảng Cộng sản Việt Nam on 16/02/2014
Trần Quang Thành phỏng vấn Nguyễn Quang A
Từ những ngày đâu năm 2014, giới truyền thông lề đảng đã có ít
nhiều bài báo tưởng niệm 40 năm hải chiên Hoàng Sa, kỷ niệm 35 năm chiến tranh
biên giới phía Bắc do giới bá quyền, bành trương Bắc Kinh gây nên. Nhưng rồi
sau cuộc điện đàm trên đường dây nong giửa hai đảng trưởng Tập Cẩm Bình và
Nguyễn Phú Trọng, mọi việc đã chững lại. Ban Tuyên giáo Trung ương đã có chỉ
thị mật kiểm soat nghiêm ngăt các thông gtin về kỷ niệm 35 năm cuộc chiến xâm
lược mà giới cầm quyên Bắc Kinh đã gây nên trên 6 tỉnh biên giới miên Bắc nước
ta.
Ông Nguyên Quang A đã có cuộc trao đôi về nội dung này với phóng
viên Trần Quâng Thành.
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment