ĐỊNH
MỆNH TỰ HỦY DIỆT
CỦA
MÔ HÌNH KINH TẾ XHCN
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC
LIÊN, Kinh tế
Geneva, 20.02.2014
Mô hình Kinh tế dựa trên Tập quyền Chỉ huy như ở Trung quốc và Việt Nam, gọi là
định hướng XHCN, để lộ cái bệnh hoạn của mình từ những năm 2010-2011 khi mà cuộc
Khủng hoảng Tài chánh/Kinh tế Thế giới làm tụt giốc mãi lực của những Thị trường
tiêu thụ lớn như Hoa kỳ và Liên Au. Từ đó, cái bệnh hoạn mỗi ngày mỗi trở thành
trầm trọng cho đến hiện tình tác hại lên đời sống của quần chúng dân nghèo. Cái
bệnh hoạn này tự phát sinh từ chính chủ trương Kinh tế Tập quyền Chỉ huy đã là
định mệnh tự hủy diệt mà chính Lý Luận của Karl Marx hé cho thấy.
Thực vậy, Mô hình Kinh tế
Tập quyền Chỉ huy đã cáo chung với Nga và Đông Âu. Trung quốc và Việt Nam vẫn
bấu víu lấy nội dung của mô hình, mà chỉ thêm cái đuôi “định hướng XHCN“ vào
Kinh tế Thị trường để đánh lừa thiên hạ. Nội dung vẫn giữ chủ trương độc tài
Chính trị nắm độc quyền Kinh tế mà chúng tôi gọn lại là Mô hình Kinh tế XHCN.
Đã từ cuối năm 2011, Chủ tịch Ngân Hàng Thế giới, Ông Robert ZOELLICK, cũng như
Tổng Giám Đốc Quỹ Tiền Tệ Quốc tế, Bà Christine LAGARDE, đều họp báo tại chính
Bắc Kinh thôi thúc Trung quốc phải cấp bách Cải tổ từ căn nguyên Mô hình Kinh
tế XHCN bởi vì với Khủng hoảng Tài chánh/Kinh tế Thế giới hiện nay, Kinh tế
XHCN đã bước xuống một cái giốc mà không thể cưỡng lại và Mô hình Kinh tế
ấy đang làm phá sản Kinh tế quốc dân để có thể đi đến bạo loạn Xã hội và lan
sang Chính trị .
Tại Trung quốc, chính Thủ tướng On Gia Bảo, từ năm 2010, đã nói trước Quốc Hội,
về những bất ổn Chính trị như hậu quả Kinh tế:
“L’inflation,
plus une redistribution inéquitable des revenus et la corruption pourraient affecter
la stabilité sociale et même la stabilité du gouvernement” (Lạm phát, thêm vào
đó là một sự phân phối không đồng đều những thu nhập và tham nhũng có thể tác
hại đến sự ổn định xã hội và ngay cả đến sự ổn định nhà nước” (Le Monde 16.03.2010,
trang 16).
Bản Tin của AFP, từ Hà Nội
ngày 11.12.2012, đã nói về nhận định của Bà Victoria KWAKWA , Giám đốc Ngân
Hàng Thế Giới, về việc xuống giốc của Kinh tế XHCN Việt Nam:
“HÀ
NỘI, 11.12.2012 (AFP) – Việt nam có nguy cơ rơi vào lâu dài trong “cái bẫy thu
nhập rất kém“ nếu nhà nước không cải cách hệ thống ngân hàng và những xí nghiệp
nhà nước, vừa không có hiệu quả vừa chất chồng những nợ nần.
Độ
phát triển Kinh tế của xứ cộng sản này vào năm 2012 là ở mức độ thấp nhất kể từ
năm 1999. đó là lời nhận định của Bà Giám đốc Ngân Hàng Thế giới trong cuộc Họp
thường niên cuối năm nay tại Hà Nội.
Kinh tế mất đi nặng nề về tính sinh động và những ràng buộc thuộc Cơ chế càng
ngày càng nặng nề gây thụt lùi trầm trọng tính cạnh tranh và độ tăng trưởng, Bà
Victoria KWAKWA thẳng thắng nói như vậy trong bản công bố vào chiều tối thứ Hai
10.12.2012.
Việt
Nam đã được coi như một quốc gia nhiều hy vọng vào những năm 90. Một số người
còn coi đây là con rồng tương lai Á châu. Nhưng tiếc thay, Chế độ đã không bao
giờ muốn hay thành công, dù muốn, trong việc cải cách MÔ HÌNH KINH TẾ, nhất là không
rời bỏ những phương pháp sản xuất từ thời cũ nát KINH TẾ CHỈ HUY HOẠCH ĐỊNH. (ceb/ltl/dla/abl--AFP 110734
GMT DEC 12)
Bài viết này nhằm cắt nghĩa
những lý do đưa đến tụt giốc Kinh tế và tan rã của Mô hình Kinh tế XHCN. Có
những lý do thuộc nội tại của Mô hình. Có những lý do từ sự mất tin tưởng và từ
sức ép của nền Kinh tế Tự do Thị trường nước ngoài. Những lý do ấy được trình
bầy qua những điểm sau đây:
=>
Đối lực làm tan rã mô hình như một định mệnh theo lý luận của Marx
=>
Sự xâu xé giữa những nhóm lợi ích quyền lực trong đảng cầm quyền
=>
Hiện tình suy thoái của Kinh tế Việt Nam và những biện pháp vá víu
Đối
lực làm tan rã mô hình như
một
định mệnh theo lý luận của Marx
Lý
luận của Karl Marx: TƯ BẢN tự hủy diệt
Ý thức hệ Cộng sản dựa trên
lý luận của Karl Marx về Định mệnh Kinh tế Tư bản (Fatalité Economique
Capitaliste). Kinh tế Tư bản đặt Tiền đề là TƯ HỮU. Vì tư hữu (Propríeté
Privée) mà phải có Tự do kinh doanh (Liberté d’Entreprise) và rồi Tự do
Trao đổi ở Thị trường (Libre Echange au Marché).
Karl Marx lý luận rằng nền
Kinh tế Tư bản Tự do và Thị trường gồm những bóc lột của giới Tư bản đối với
giới Lao động. Nền Kinh tế ấy vô sản hóa giới Lao động (Prolétarisation des
Travailleurs) đến độ giới này chịu không nổi mà phải đứng lên làm Cách Mạng Vô
sản đòi lại những Tư sản cho giới vô sản của mình. Dựa trên cách đo lường bằng
sức Lao động cho những Giá trị sản phẩm Kinh tế mà nhà đại Kinh tế gia cổ điển
Anh, David RICARDO, đã có sáng kiến đặt ra, Karl Marx nói đến việc đấu tranh
của giới Lao động. Theo David RICARDO, Giá trị của một sản phẩm Kinh tế được đo
lường bằng sức Lao động hội nhập vào sản phẩm. Tư bản vì vậy được coi là sự
chiếm hữu sức Lao động từ giới Thợ thuyền để làm sở hữu của giới Tư bản. Giới
này quay lại dùng Tư bản để bóc lột thêm giới Thợ thuyền nữa. Karl Marx gọi đây
là vông thân Kinh tế (Alíenation Economique), nghĩa là Tư bản thuộc Thợ thuyền,
nhưng Thợ thuyền đưa tặng cho giới Tư bản để rồi giới Tư bản quay lại bắt Thợ
thuyền làm đầy tớ cho Tư bản.
Lénine lấy Lý luận này của
Karl Marx làm ý thức hệ cho Cách Mạng Vô sản và kêu gọi đấu tranh giai cấp:
NHỮNG NGƯỜI VÔ SẢN HÃY ĐỨNG LÊN ĐÒI LẠI TƯ BẢN CHO ĐOÀN NGŨ THỢ THUYỀN, dù bằng
những biện pháp đẫm máu (Lutte des Classes sanglante). Nhưng giới Vô sản là đám
đông, phải có một Nhóm người đứng ra quản trị những Tư sản vừa thu hồi được.
Nhóm người này là đảng Cộng sản. Những Tư hữu trở thành Công hữu và do đảng
Cộng sản nắm giữ, chỉ huy và làm Kinh tế. Đó là nền Kinh tế Chỉ huy (Economie
Dirigiste) với Công hữu (Propríeté Collective) và với những Hoạch định Kinh tế
của Nhà Nước (Plans Economiques Etatiques).
Theo
dòng Lý luận của Karl Marx,
TƯ
BẢN ĐỎ bóc lột cũng theo Dịnh Mệnh tự hủy diệt
Nếu Karl Marx gọi việc Vô
sản hóa là một tiến trình tự động (Processus automatique) và việc sụp đổ của
nền Kinh tế Tư bản là một Định Mệnh của chính Tư bản (Fatalité d’auto-destruction
du Capitalisme), thì Lịch sử sự sụp đổ của Thế giới Cộng sản cũng cho thấy một
Định mệnh tự hủy diệt của TƯ BẢN ĐỎ bóc lột giới vô sản, đó là việc tự sụp đổ
của Cộng sản do chính giới Vô sản thiếu ăn đến cùng cực (Fatalité
d’auto-destruction du Communisme/du Capitalisme rouge).
Thực vậy, trong lúc nền
Kinh tế Tư hữu Tự do và Thị trường tiếp tục phát đạt và Tư sản hóa dần dần giới
Lao động, thì nền Kinh tế Công hữu và Chỉ huy lại càng vô sản hóa giới Lao động
đến cùng cực. Đến lúc mà giới Lao động này quá đói khổ trong một nền Kinh tế do
đảng Cộng sản chỉ huy, thì họ đứng lên lật đổ nền Kinh tế chỉ huy này và đảng
Cộng sản độc tài chỉ huy.
Nga và các nước Đông Aâu đã
bỏ độc tài độc đảng và lấy lại nền Kinh tế tư sản Tự do và Thị trường.
Viet Nam và Trung quốc vẫn
cố tình ngụy biện bám víu Ý thức hệ đã sai lầm lịch sử ấy. Dù cố tình ngụy biện
vì quyền hành cho độc đảng của mình, nhưng cái Định mệnh tự hủy diệt vẫn lạnh
lùng diễn ra.
Sau khi Nga và Đông Âu từ
bỏ mô hình Kinh tế Tập quyền Chỉ huy, Trung quốc và Việt Nam khép kính của để
cố thủ giữ lấy nội dung mô hình Kinh tế Cộng sản cũ khiến dân chúng đói nghèo
đến cùng cực với việc khép kín. Trung Cộng và Việt Nam đành phải tuyên bố MỞ
CỬA cho Thế giới Tư bản với nền Kinh tế tư sản Tự do và Thị trường.
Cái Định Mệnh Tự Hủy Diệt
(Fatalité d’auto-destruction) cứ lù lù tiến tới và tăng tốc khi giai đoạn MỞ
CỬA cho dân thấy sự thành công của Thế giới tư bản. Giai đoạn MỞ CỬA có những
phát triển Kinh tế do sự làm ăn với Thế giới tư sản Tự do Thị trường. Đảng cố
tình tuyên truyền rằng đó là công của đảng. Nhưng Dân chúng khám phá ra những
tham nhũng và lãng phí có hệ thống của đảng, đó là kẻ thù của phát triển. Phải
nói rằng sự phát triển hiện nay là do sự nhẫn nại làm ăn của Dân chúng Việt
Nam, do nguồn vốn cung cấp hàng năm của khối người Tỵ nạn Cộng sản ở nước
ngoài, do tiếp cận hạn hẹp làm ăn với Thế giới Tư bản. Chính đảng Cộng sản làm
thất thoát và trì hoãn việc phát triển này mới đúng. MỞ CỬA và HỘI NHẬP với nền
Kinh tế Thị trường tư bản, Kinh tế Trung quốc và Việt Nam có những thu nhập,
nhưng những thu nhập này lại lọt vào tay những đảng viên cầm quyền khiến hố sâu
Giầu—Nghèo mỗi ngày mỗi khơi rộng. Thu nhập Kinh tế nằm trong tay một thiểu số
nhóm lợi ích TƯ BẢN ĐỎ, còn quần chúng thì bị bóc lột đến đói nghèo. Quần chúng
đói nghèo này trở thành lớp VÔ SẢN mà lý luận của Karl Marx đã coi như giai cấp
nồng cốt lật lại giai cấp TƯ BẢN dù XANH trước đây hay ĐỎ hiện nay. Việc đứng
lên của giới VÔ SẢN lật lại TƯ BẢN XANH hay ĐỎ là một Định mệnh Tự hủy diệt
(Fatalité d’autodestruction).
Xin nhắc lại là đã từ năm
2010, chính Thủ tướng ÔN GIA BẢO, trước Quốc Hội Trung quốc họp ngày
14.03.2010, đã báo trước về Định mệnh tự hủy diệt này:
“L’inflation,
plus une redistribution inéquitable des revenus et la corruption pourraient affecter
la stabilité sociale et même la stabilité du gouvernement” (Lạm phát, thêm vào
đó là một sự phân phối không đồng đều những thu nhập và tham nhũng có thể tác
hại đến sự ổn định xã hội và ngay cả đến sự ổn định nhà nước” (Le Monde 16.03.2010,
trang 16).
Sự
xâu xé giữa những nhóm lợi ích quyền lực
trong
đảng cầm quyền
Cái Mô hình chủ trương Độc
tài Chính trị nắm Độc quyền Kinh tế làm phát sinh và lan tràn THAM NHŨNG, LÃNG
PHÍ trong hàng ngũ đảng cầm quyền. Nếu cái Định mệnh tự hủy diệt, theo lý luận
của Karl Marx, đến từ giới VÔ SẢN do TƯ BẢN XANH hay ĐỎ tạo ra, thì việc làm
tan rã Mô hình Kinh tế XHCN hiện hành còn đến từ chính giới Lạnh đạo xâu xé
nhau về THAM NHŨNG, LÃNG PHÍ.
Trong Hội nghị lần thứ 5
của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản khóa XI được tổ chức tại Hà Nội vào
đầu tháng 5 vừa qua, Nguyễn Phú Trọng nói chính yếu về vấn đề tham nhũng. Đó
cũng chính là một trong những vấn đề quan trọng nhất được Ban chấp hành Trung
ương đảng thảo luận trong suốt cuộc hội nghị kéo dài đến chín ngày. Trước đây,
nhiệm vụ Phòng chống Tham nhũng được giao cho Nguyễn Tấn Dũng (Nhà Nước), nay
việc đó được chuyển về chính Bộ Chính trị (Đảng). Khi nói đến việc chống Tham
nhũng thì cả người trách nhiệm Đảng cũng như Nhà Nước đều lấy “Tinh thần Cách
Mạng “ làm phương tiện để diệt Tham nhũng. Nhìn như vậy thì việc chống Tham
nhũng không đi vào thực tế của vấn đề. Thực vậy, “Tinh thần Cách Mạng“ đã chết
nghoẻo từ lâu rồi. Đảng (Bộ Chính trị) và Nhà nước (Nguyễn Tấn Dũng), từ thằng
trên xuống thằng dưới đều THAM NHŨNG, thì làm thế nào đứng giữ trách nhiệm
Phòng Chống Tham nhũng được. Đừng nói đùa để bịp bợm. Hãy vào sự thực căn
gnuyên của THAM NHŨNG.
Nhân
chi sơ, Tính tham lam
Năm 1964, cách đây gần nửa
Thế kỷ, tôi bắt đầu hội nhập đời sống Chính trị Sinh viên tại Sài gòn, chống
lại HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỨU QUỐC của Bác sĩ Lê Khắc Quyến khởi xướng từ Huế tràn
vào Miền Nam. Một Vị lão luyện trong Chính trường đã khuyên tôi: “Khi cậu hoạt
động Chính trị, thì phải tránh hai điều: (i) đừng động chạm đến những vấn đề
lăng nhăng đàn bà con gái; (ii) đừng liên hệ đến những điều không sáng tỏ về
tiền bạc. Khi tránh được hai vấn đề ấy thì quần chúng sẽ tha thứ, cho dù cậu có
dốt về Chính trị “.
Ngày nay, suy nghĩ về hai
vấn đề này, tôi thấy đây là hai vấn đề thuộc về thể xác từ khi chào đời, nghĩa
là thuộc bẩm sinh. Có thể nói là “Nhân chi sơ, tính Dâm dục và Tham lam!”. Cuộc
sống thân xác của một con người mang hai tính đó. Freud đã khẳng định rằng mọi
hành động của một con người có thể cắt nghĩa từ tính Dâm dục. Tính Dâm dục là
sự thỏa mãn thân xác cho xung động ham thích. Còn tính Tham lam của cải vật
chất là để trước hết bảo toàn sự sống còn thân xác. Hai tính đó có ngay từ lúc
con người mới sinh ra va mang cái xác con người. Khi lớn lên với Giáo dục, từ
Văn Hóa đến Tôn Giáo, người ta dậy cho những GIÁ TRỊ thuộc phạm vi Tinh thần
nhằm kềm chế hai cái Tính bẩm sinh thuộc Thân xác là Dâm dục và Tham lam vật
chất. Vì vậy khi một đảng viên Cộng sản không còn Tinh thần Tôn Giáo, Văn hóa
hay Cách Mạng, thì không còn phương tiện kềm chế hai tính bẩm sinh Dâm dục và
Tham lam vật chất. Phòng chống Tham nhũng được trách nhiệm bởi Nhà Nước (Nguyễn
Tấn Dũng) hay bởi Đảng (Nguyễn Phú Trọng), rồi cả hai lấy “Tinh thần Cách Mạng
“ ra để chống, thì đều là chuyện mây gió bịp bợm.
Phải
diệt cái Hoàn Cảnh làm Phát sinh và Lan tràn
Tính
Dâm dục và tính Tham lam
Hai cái Tính Dâm dục và Tham lam vật chất thuộc bẩm sinh con người, thì ở Xã
hội nào cũng có giống nhau. Điều hệ trọng là Tổ chức Xã hội khả dĩ ngăn chặn sự
phát sinh và triển nở hai cái Tính bẩm sinh ấy. Chúng tôi xin kể ra đây một vài
tỉ dụ cho thấy rằng phải diệt cái HOÀN CẢNH làm nẩy sinh và phát triển tính Dân
dục và tính Tham lam, chứ không phải diệt hai Tính bẩm sinh ấy.
Tỉ dụ thứ nhất về Tính dâm
dục. Chúng tôi còn nhớ lại rằng khi sống tu trì trong Chủng viện, mỗi lần gặp
khách đến thăm, nhất là phái nữ, thì phải gặp ở Phòng Khách mở cửa sổ quang
đãng, mọi người có thể nhìn thấy. Thực vậy, cho dù một Thánh nhân, đã trải qua
nhiều năm “diệt dục“, nhưng khi Thánh nhân bị nhốt trong phòng tối cùng với một
mỹ nhân, không ai nhìn thấy, thì có ngày lòng Dục bẩm sinh nổi lên và Thánh
nhân có thể hú hí với mỹ nhân.
Tỉ dụ thứ hai về Tính Tham
lam vật chất. Một người được giáo dục và thực hành Công lý nhiều năm. Nếu lúc
này cho người đó Quyền hành độc đoán sinh sát người khác và đặt bên cạnh người
ấy một đống vàng, thì có lúc người đó cũng lượm mấy thỏi vàng vào túi làm của
riêng bảo đảm cho cuộc sống thân xác của mình. Nếu ai nghi ngờ, thì người có
quyền và đã biển thủ vàng sẽ dùng quyền độc tài mà bịt miệng kẻ khác. Điều quan
trọng là đã tạo cho con người biển thủ trên đây cái HOÀN CẢNH vừa có quyền độc
tài, vừa ngồi bên cạnh đống vàng. Xin nhắc lại rằng ở thời Mao Trạch Đông,
quyền độc tài còn mạnh hơn thời nay, nhưng THAM NHŨNG ít hơn vì thời Mao Trạch
Đông, không có đống vàng ở bên cạnh mà biển thủ, chứ không phải thời Mao Trạnh
Đông được giáo dục về Công lý kỹ càng hơn.
Dứt
bỏ Cơ chế CSVN là diệt HOÀN CẢNH làm
nẩy
sinh và phát triển THAM NHŨNG
Cơ chế CSVN chủ trương độc
tài Chính trị nắm độc quyền Kinh tế. Đó là HOÀN CẢNH làm nẩy sinh tham nhũng,
lãng phí. Không cần phải đưa Phòng chống tham nhũng từ Nguyễn Tấn Dũng về cho
Nguyễn Phú Trọng. Cả hai đều không chống nổi tính Tham lam bẩm sinh tự con
người, mà PHẢI TÁCH RỜI ĐỘC TÀI CHÍNH TRỊ RA KHỎI ĐỘC QUYỀN KINH TẾ thì mới có
thể kềm chế được THAM NHŨNG, LÃNG PHÍ. Nó giống như việc đừng nhốt chung trong
Phòng tối một Thánh nhân và một Mỹ nhân, cũng như đừng cho một nhà Độc tài
quyền hành Chính trị có toàn quyền về đống Vàng ở bên cạnh.
Chống THAM NHŨNG, LÃNG PHÍ
không phải là diệt tính bẩm sinh THAM LAM VẬT CHẤT của cá nhân, mà là diệt cái
HOÀN CẢNH làm phát sinh và tràn lan tinh THAM LAM. Bãi phân là HOÀN CẢNH để nẩy
sinh và lan tràn giòi bọ. Giao bãi phân cho Nguyễn Phú Trọng hay Nguyễn Tấn
Dũng săn sóc, thì bãi phân vẫn là bãi phân, nghĩa là vẫn một HOÀN CẢNH, mà giòi
bọ vẫn nhung nhúc. Phải HỐT ĐI BÃI PHÂN, thì giòi bọ mới hết chỗ (HOÀN CẢNH)
nẩy sinh và lan tràn vậy.
Mô hình Kinh tế XHCN tạo ra
THAM NHŨNG, LÃNG PHÍ để tự đánh nhau giữa cấp Lãnh đạo làm suy thoái Kinh tế
quốc dân. Phải đập tan cái Mô hình Kinh tế XHCN ấy vậy.
Hiện
tình suy thoái của Kinh tế Việt Nam
và
những Cải tổ không đi vào căn nguyên
Từ cuối năm 2011 và nhất là
đầu năm 2012, Ngân Hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Hội những Nhà Đầu tư
đều lên tiếng thôi thúc Việt Nam cũng như Trung quốc phải Cải tổ tận căn nguyên
mô hình Kinh tế đang tụt giốc trầm trọng đà phát triển của hai nước. Tìm hiểu
căn nguyên của tụt giốc Kinh tế, chúng tôi đã viết nhiều bài nói rằng đó chính
là THAM NHŨNG, LÃNG PHÍ phát sinh và lan tràn như giòi bọ trong Cơ chế chủ
trương độc tài Chính trị nắm độc quyền Kinh tế. Cải tổ tận căn nguyên, tức là
dứt bỏ chủ trương Cơ chế như vậy. Nếu Cơ chế vẫn còn chủ trương độc tài Chính
trị nắm độc quyền Kinh tế thì giòi bọ vẫn lan tràn ăn ruỗng Kinh tế. Nếu không
dứt bỏ Cơ chế, thì tất cả những biện pháp Chính trị Kinh tế (Politiques
Economiques) chỉ là vá váy đụp hời hợt.
Chúng tôi chờ đợi việc cải
tổ mô hình Kinh tế Việt Nam xem có đi vào tận căn nguyên hay không. Trong tuần
này, chúng tôi đọc được Bản Tin về việc hạ Lãi suất ngân hàng ở Việt Nam như
biện pháp Chính trị Kinh tế cứu vãn việc tụt giốc. Theo phân tích tình trạng
khủng hoảng Kinh tế không những tại Việt Nam mà còn toàn cầu, chúng tôi thấy
rằng việc giảm Lãi suất của Việt Nam không những không phải là biện pháp cứu
nguy Kinh tế, mà còn đạp thêm ga để chiếc xe Kinh tế mục nát CSVN đang tụt giốc
lao nhanh hơn vào tử huyệt.
Tình
trạng mục nát, tụt giốc Kinh tế hiện nay.
Bản Tin của VietBao tuần
này tóm tắt tình trạng mục nát, tụt giốc Kinh tế trầm trọng của Việt Nam. Bản
Tin viết:
“HANOI — Kinh tế khủng hoảng,
dân cạn tiền tới mức nước mắm cũng không mua nổi.
Trang báo chuyên về kinh
doanh VEF loan bản tin nêu rõ trên tựa đề: “Kinh doanh sụt giảm: Từ ôtô đến
nước mắm.”Bản tin VEF cho biết, hàng tồn kho đang là mối đe dọa lớn nhất đến
các DN. Vấn nạn lan tràn từ các ngành công nghiệp lớn như ô tô, xe máy đến
những mặt hàng thiết yếu như… nước mắm. Sản xuất kinh doanh đang bế tắc và kinh
tế chưa thể sớm thoát khó khăn.
“Trao đổi mới đây, ông Cao
Sỹ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội DN nhỏ và vừa nhấn mạnh, vấn đề khó khăn nhất của
các DN hiện nay là bí đầu ra. Bây giờ với nhiều mặt hàng thiết yếu người dân
cũng không có tiền mua.”
Thê thảm là nước mắm
cũng ứ đọng.
Bản tin VEF ghi nhận từ
Hiệp hội nước mắm Nha Trang cho biết, các DN sản xuất nước mắm tại Nha Trang
cũng đang phải giảm sản xuất. Cho dù phải thắt chặt chi tiêu, người tiêu dùng
cũng phải mua nước mắm cho bữa ăn hàng ngày. Vậy mà trên thực tế, mặt hàng này
cũng không tránh khỏi tình trạng tiêu thụ giảm sút. Tại Nha Trang, có nhiều DN
nước mắm phải sản xuất cầm chừng từ đầu năm đến nay, nguyên nhân không gì khác
là sức tiêu thụ chậm, sản phẩm ứ đọng.
Bản tin cho biết, theo bản
khảo cứu của Ngân hàng HSBC, kinh tế VN đang cọ cụm, vì chỉ số PMI đã thấp hơn
50 điểm. Con số trên 50 điểm là tăng.
Bản tin viết, Chỉ số PMI
(nhà quản trị mua hàng – Purchasing Managers Index) tháng 5/2012 do Ngân hàng
HSBC công bố cho thấy điều kiện kinh doanh của ngành sản xuất tại Việt Nam vẫn
đang xấu đi. Theo báo cáo này, chỉ số PMI ngành sản xuất đã giảm từ mức 50 điểm
vào tháng 3 xuống còn 49,5 điểm vào tháng 4 và tiếp tục giảm xuống còn 48,3
điểm trong tháng 5/2012.
HSBC cho biết, những DN
tham gia khảo sát cho rằng, nhu cầu trên thị trường đã giảm khá mạnh do người
dân thực hiện tiết kiệm, thắt chặt chi tiêu. Bắt đầu từ các siêu thị, doanh số
giảm đi vì người dân giảm sức mua, siêu thị hạn chế nhập hàng, khiến cho các
nhà sản xuất hàng tiêu dùng cũng phải giảm năng lực sản xuất, nguồn cung phải
giảm nếu không muốn lượng hàng tồn kho tăng lên.
“Hiện nay, tình trạng sản xuất đang giảm được ghi nhận ở hầu hết các ngành hàng
từ dệt – may, giấy, da giày, nhựa, ô tô, xe máy, thép điện tử… Ngành dệt may,
dù bước vào mùa cao điểm trong năm nhưng phần lớn các DN vẫn đang gặp khó khăn
trong việc tìm kiếm đơn hàng. Hiệp hội Dệt may Việt Nam được biết, trước đây
khi vào mùa vụ, các DN có thể thoải mái lựa chọn đối tác để làm nhưng nay thì
ngược lại. Nhiều DN dệt may lớn, lượng đơn hàng giảm khoảng 5-10% so với cùng
kỳ, còn DN nhỏ có thể thiếu hụt trên 10% đơn hàng.
Các ngành sản xuất khác
như: xi măng, thép, ô tô, xe máy, thiết bị điện, thiết bị xây dựng… thì sản
xuất đã giảm quá mạnh từ đầu năm tới nay. Nhiều ngành hàng giờ chỉ còn sản xuất
chừng 50-60% công suất. Những ngành có lượng hàng tồn kho cao là đường ăn, sắt
thép, xi măng, ô tô và xe máy… Đến xăng dầu cũng tồn kho là 106.000 tấn, cho dù
Nhà máy lọc dầu Dung Quất đã tạm ngừng hoạt động để kiểm tra.
Thực tế đang cực kỳ bi
thảm, theo lời một nhà quan sát, rằng đây là lần đầu tiên kể từ thời kỳ đổi
mới, dân nghèo tới mức không có tiền mua nước mắm. Nghĩa là thất nghiệp
đã trở thành hiện tựơng quan ngại. (VietBao)
Phân
tích những lý do tụt giốc
CSVN ngoài lý do căn bản
tụt giốc Kinh tế của Cơ chế CSVN hiện hành mà chúng tôi luôn luôn nhấn mạnh
trong nhiều bài viết, đó là THAM NHŨNG, LÃNG PHÍ ăn ruỗng những Tập đoàn Kinh
tế quốc doanh, chúng tôi muốn phân tích những lý do đang làm độ phát triển Kinh
tế chỉ còn 5.2% và tình trạng tồn đọng hàng hóa sản xuất khiến các xí nghiệp,
cả quốc doanh lẫn tư doanh, phải từ từ đóng cửa.
Kinh tế Việt Nam cũng như Trung quốc lệ thuộc vào xuất cảng. Tình trạng co cụm
sản xuất và và hàng hóa ứ đọng tồn kho là do luật CUNG và CẦU. Chính phía CẦU
là động lực cho sản xuất (CUNG). Phía CẦU lệ thuộc chính yếu vào Mãi lực tiêu
thụ. Nhìn như vậy, chúng ta thấy những lý do trực tiếp sau đây làm tụt giốc
Kinh tế VN và TQ:
=>
Tình trạng khủng hoảng Kinh tế của hai Thị trường lớn như Hoa kỳ và Liên Aâu
làm cho Thất nghiệp tăng vọt. Mãi lực của dân chúng Hoa kỳ và Liên Aâu giảm hẳn
xuống. Do đó việc đặt mua hàng Trung quốc và Việt Nam tất nhiên giảm xuống và
làm cho hàng hóa TQ và VN không xuất cảng nổi để phải tồn đọng. Thêm vào
đó, Nợ công của Hoa kỳ và Liên Aâu khiến hai khối Thị trường này phải đưa ra
những biện pháp tiết kiệm, nghĩa là giảm tiêu thụ. Thất nghiệp làm Mãi lực dân
chúng giảm và Nợ công khiến các quốc gia phải tiết kiệm. Tất cả trong chiều
hướng cắt đi phía CẦU những hàng hóa sản xuất từ Trung quốc và Việt Nam.
=>
Mãi lực dân chúng nội địa của Trung quốc và Việt Nam rất ít ỏi để có thể trợ
lực cho phía CẦU nội địa. Trong khi ấy, vì muốn bảo vệ danh dự của Cơ chế,
Trung quốc và Việt Nam gồng mình giữ độ phát triển và mức CUNG dồi dào. Mãi lực
quốc tế giảm và Mãi lực nội địa không có, thì khó lòng giữ thăng bằng được giữa
CUNG và CẦU. Do đó hàng tồn kho là hậu quả.
=>
Các Thị trường lớn Hoa kỳ và Liên Aâu nay đã ý thức rằng tình trạng Thất nghiệp
tại nước họ là do hậu quả của việc lan tràn hàng hóa Trung quốc. Chính vì vậy,
để bảo vệ cho sản xuất của chính mình, Hoa kỳ, nhất là Liên Aâu đưa ra những
Biện pháp Bảo Hộ Mậu dịch. Đây là việc càng làm giảm thiểu đi phía CẦU nhập
cảng hàng từ Trung quốc và Việt Nam.
=>
Đặc biệt Việt Nam, ngoài việc giảm CẦU do Mãi lực tiêu thụ quốc tế và quốc nội,
Việt Nam còn bị hàng tồn đọng từ Trung quốc tràn xuống để giết chết sản xuất
tại sân nhà. Để cứu sản xuất nội địa, các quốc gia phải ngăn cản nhập cảng hàng
nước ngoài, trong khi ấy, Việt Nam bị tràn ngập hàng Trung quốc để cạnh tranh
với chính hàng sản xuất nội địa.
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN
PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 20.02.2014
Web: http://VietTUDAN.net
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment