Ngô
Nhân Dụng - Ðảng tan rã vì xã hội thay đổi
Thứ Bảy, ngày 15 tháng 2 năm 2014
Các đảng Cộng sản ở
Nga và Ðông Âu tan rã khi lâm vào cảnh tiến thoái lưỡng nan không đường thoát
vì những mâu thuẫn nội tại trong đảng và mâu thuẫn giữa đảng và xã hội. Những
thay đổi bên ngoài thúc đẩy cho các mâu thuẫn nặng nề hơn. Nắm quyền thống trị
trong một thời gian dài, tưởng như không có gì lay chuyển nổi, họ không thích
ứng được với những thay đổi bên ngoài, đảng càng ngày càng yếu và xã hội ngày
càng mạnh hơn, chế độ sụp đổ.
Trong lịch sử chưa có một guồng máy thống trị nào dùng cơ cấu kiểm soát
chặt chẽ, toàn diện, đủ mọi mặt đời sống, như các chế độ cộng sản, từ Nga,
Trung Quốc, đến Việt Nam. Từ trên ban xuống, họ quy định việc chọn nơi cư trú
và di chuyển (hộ khẩu), ban phát thức ăn, quần áo mặc, đồ dùng trong nhà (tem
phiếu), nơi học hành, trò giải trí. Ðể kiểm soát cái đầu của người dân không
cho phép ai suy nghĩ điều gì khác, họ không những nắm độc quyền các báo, các
đài mà còn sử dụng hệ thống giáo dục uốn nắn con người tấm lòng trung thành,
tuân phục tuyệt đối, từ lúc sinh ra đến lúc chết, dậy cho dân yêu những gì đảng
yêu, ghét những gì đảng ghét.
Xã hội con người
chưa bao giờ được thắt chặt vào một khuôn khổ như vậy. Bình thường, khi loài
người phát triển ở đâu cũng cần lập ra một bộ máy nhà nước bảo vệ an ninh, trật
tự; cần một mạng lưới sản xuất và trao đổi vì nhu cầu kinh tế; và trên hết là
một trật tự tinh thần, với các tôn giáo, các hệ thống tư tưởng giải thích tại
sao người ta nên sống chung như vậy. Chủ nghĩa cộng sản muốn bao biện cả ba
lãnh vực: chính trị, kinh tế, và ý thức hệ. Các nhà xã hội học gọi đó là một
chế độ ba chân: Caesaro-Papism-Mammonism (Hoàng đế, Giáo hoàng, và Thần tài).
Chế độ ba chân này dễ đem áp dụng ở những xã hội nông nghiệp cổ truyền. Vì ở đó
người ta đã quen thấy quyền hành chính trị bao trùm lên cả lãnh vực tín ngưỡng
và tư tưởng, các vị hoàng đế cũng đóng vai trò lãnh đạo tinh thần, Max Weber
đặt tên là Caesaropapism. Nhiều xứ Hồi Giáo nuôi lý tưởng một đế quốc thuần
túy, Umma, thể hiện một chế độ hoàn thiện như vậy. Chủ nghĩa Mác Lê Nin mang
tham vọng lớn hơn nữa, đã gom cả sinh hoạt kinh tế dưới một mái nhà, tạo thành
chế độ ba chân, thường gọi là độc tài toàn trị.
Nhưng cuộc sống
loài người thay đổi, chế độ ba chân toàn trị mất thế thăng bằng. Guồng máy
chính trị bao trùm lên tất cả, sẽ tới lúc xã hội tiến hóa và phát triển không
còn chịu đựng được nữa, giống như một trái lựu chín, các hạt lựu lớn căng lên,
phá vỡ cái vỏ bọc, dù vỏ rất cứng rắn. Nhất là khi chế độ toàn trị phải mở hé
cánh cửa cho dân được hưởng phần nào quyền tự do làm ăn để sinh sống. Một trong
ba cái chân bắt đầu yếu dần, làm lệch thế cân bằng giữa nhóm thống trị và cả xã
hội chung quanh họ. Cán cân sức mạnh tương đối giữa chính quyền và xã hội dần
dần thay đổi. Xã hội tự nó lớn lên, không thể sống mãi trong cái vỏ do chính
quyền bao bọc.
Chính quyền ngày
càng yếu hơn, guồng máy kiểm soát lỏng lẻo hơn và uy tín bị soi mòn dần. Cùng
thời gian đó, trong xã hội có những lực lượng mới dấy lên, ngày càng mạnh hơn.
Người dân thấy họ có thể sống và suy nghĩ độc lập với guồng máy nhà nước; nhiều
người dám kết hợp lại vì những nhu cầu, khát vọng chung; họ thông tin với nhau
dễ dàng hơn. Có những thay đổi có thể quan sát được, như khả năng sống độc lập
về kinh tế, lợi tức nhiều người lên cao và không phụ thuộc vào “chế độ xin-cho”
ban phát của người cầm quyền. Ngoài ra còn những biến động ẩn chìm như những
dòng nước ngầm nằm dưới đấy sâu, tới ngày sẽ làm vỡ các bờ đê ngăn chặn. Nhiều
thành phần độc lập với guồng máy nhà nước càng ngày càng tự tin, đến lúc họ
thấy cần sử dụng quyền công dân gây ảnh hưởng trên cuộc sống chung.
Ở Trung Quốc cũng
như tại Việt Nam, khi đảng cộng sản bỏ giáo điều Mao chủ tịch, cho dân được tự
do làm ăn, một tầng lớp trung lưu thành hình, ngày càng đông và lên tiếng mạnh
bạo hơn. Các quốc gia bắt đầu chuyển sang thể chế dân chủ khi lợi tức theo đầu
người lên mức khoảng 4,000 Mỹ kim một năm (tính theo mãi lực tương ứng,
purchasing power parity viết tắt là PPP, không tính theo hối suất). Nhiều nước
mặc dù lợi tức theo đầu người (percapita income) lên cao vẫn theo chế độ độc
tài, vì tài nguyên do thiên nhiên ưu đãi đặc biệt chứ không phải do sức làm
việc của con người tạo ra. Hiện nay trên thế giới có 24 nước với lợi tức theo
đầu người cao hơn Trung Quốc mà vẫn chưa được dân chủ hóa. Trong số đó 21 nước
chỉ giầu lên nhờ mỏ dầu khí. Giới quyền quý ở các nước đó giầu sang, người dân
bình thường vẫn nghèo nhưng họ được chính quyền “hối lộ” bằng những chính sách
trợ cấp để giữ không cho xã hội thay đổi.
Nhưng lợi tức lên
cao chỉ là một trong nhiều biến chuyển dẫn đến khát vọng dân chủ. Tác động mạnh
nhất trong xã hội hiện đại là kỹ thuật thông tin nhanh chóng, dễ dàng, và phổ
cập. Tốc độ biến chuyển trong lãnh vực này tăng nhanh hơn và phổ cập rộng rãi
trong số người càng ngày càng đông hơn. Trước năm 1979, pháp sư Hồi Giáo
Ruhollah Khomeini phát động phong trào chống Sa hoàng Pahlavi bằng cách gửi
những cuốn băng cát sét từ Pháp về cho các tín đồ ở Iran nghe. Từ đầu thập niên
1980, một tỷ phú gốc Hungary và sinh ở Mỹ là ông George Soros đã tặng cho các
trường trung học ở Hungary những máy sao chụp (photocopy).
Ông tin rằng ở đâu
có phương tiện truyền thông dễ dàng thì ở đó xã hội sẽ thay đổi nhanh. Người
dân Ðông Ðức vượt biên hàng loạt trong những năm 1988, 89 vì họ đã lén coi được
những chương trình ti vi Tây Ðức. Nhưng sang thế kỷ 21, các khí cụ và phương tiện
truyền thông mới có tác dụng mạnh và nhanh gấp trăm, ngàn lần những băng
cassette, máy photocopy, và ti vi. Các mạng lưới điện tử ra đời nối kết loài
người trong những cộng đồng ảo, không lệ thuộc vào khuôn khổ nơi cư trú. Các
đảng cộng sản Trung Quốc và Việt Nam chắc chắn đang lo lắng khi chứng kiến số
phận các chế độ độc tài ở Tunisie hay Egypt, nơi cuộc cách mạng hoa nhài được
phát động qua Internet và các máy điện thoại lưu động.
Vì vậy, họ đều tìm
cách kiểm soát Internet. Nhưng kỹ thuật thông tin tiến bước nhanh hơn phản ứng
của con người. Ðầu năm 2014, một thanh niên ở Việt Nam bầy ra một trò chơi điện
tử thu hút được giới trẻ khắp nơi trong vòng mấy tháng; sau đã tự rút lại khi
thấy nhiều trẻ em trên thế giới bắt đầu “ghiền.” Một đặc tính của những biến
đổi kỹ thuật trong hệ thống thông tin mạng là những phát minh và sáng kiến rất
bất ngờ. Các biện pháp do chính quyền đưa ra để ngăn cản các công dân mạng bao
giờ cũng đi một, hai bước sau những sáng kiến cải thiện kỹ thuật “vượt tường
lửa” của giới sử dụng Internet. Chính quyền không thể nào kiểm soát được tất
cả.
Mỗi khi họ ra lệnh “bóc” một hình ảnh, bản tin hay ý kiến trên một mạng thì
đã chậm ít nhất một hai giờ. Nhiều công dân mạng đã thấy, đã sao chép để truyền
đi rộng hơn. Chính quyền không kiểm soát được tất cả các mạng lưới thông tin,
trong khi các công dân mạng luôn luôn tìm ra những kỹ thuật mới. Hành động ngăn
cấm chỉ khiến cho các trang mạng được mọi người tin tưởng, uy tín tăng lên. Ở
Trung Quốc cũng như tại Việt Nam, nhiều bloggers đã nổi tiếng vì những ý kiến
tiến bộ, vì lòng can đảm không sợ hãi. Họ được nhiều người kính trọng, lôi kéo
quần chúng càng ngày càng đông hơn. Các đảng cộng sản không thể tiếp tục ách
cai trị bằng chính sách kiểm soát thông tin, bưng bít sự thật được nữa.
Ðảng Cộng sản bây
giờ đã mất quyền kiểm soát nồi cơm và cái bao tử của dân vì phải chấp nhận mở
cửa cho kinh tế thị trường. Họ đang mất độc quyền thông tin, tin tức phổ cập
nhanh chóng đã trả lại cho dân quyền tự do suy nghĩ; đến chính các đảng viên
cộng sản cũng mất hết lòng tin vào chủ nghĩa, chế độ và lãnh tụ. Trong ba chân
của chế độ Caesaro-Papism-Mammonism, hai chân đang gẫy. Ðảng Cộng sản bảo vệ
cái chân còn lại, cố nắm chắc quyền bính. Nhưng cái chân này cũng sẽ gẫy nốt,
do những mâu thuẫn nội tại. Sức chịu đựng của bất cứ bộ máy nào cũng sẽ tới lúc
mệt mỏi, rã rời, như một chiếc xe đã cũ. Ðảng còn tan rã vì các biến cố bên
ngoài tác động. Một điều chúng ta biết chắc, là một chính quyền tỏ ra sợ sệt
trước ngoại bang khiến người dân phải thấy hổ thẹn thì không thể đứng vững được.
Trào
lưu văn minh, tiền tiến không thể đảo ngược
Nguyễn Trung Chính
“Đảng không hề thay đổi bản chất” ?
Trong bài “Bỏ Đảng
khi khó khăn là có lỗi với Đảng”
đăng trên báo Dân Việt ngày 03/02/2014
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước viết rằng: “Đúng là bây giờ, có nhiều người
cho rằng Đảng ta đã không còn được như trước và muốn xin ra khỏi Đảng. Theo
tôi, suy nghĩ như vậy hoàn toàn không chính xác.
Đảng không hề thay đổi bản
chất, vẫn là Đảng của Bác Hồ, của nhân dân. Chỉ có một nhóm nhỏ, một
bộ phận cán bộ, Đảng viên thoái hóa biến chất làm mất uy tín của Đảng
như trong Nghị quyết Hội nghị T.Ư 4 Đảng ta đã thẳng thắn chỉ
ra. Biết như vậy chúng ta phải đấu tranh mạnh mẽ, quyết liệt với những cán bộ,
Đảng viên thoái hóa đó. Chứ nếu mọi người thấy hiện tượng như vậy mà nản, đều
xin ra khỏi Đảng thì ai sẽ đấu tranh với kẻ xấu đó? Nếu ta bỏ Đảng trong những
thời điểm khó khăn, để kẻ xấu càng có cơ hội lấn tới thì chúng ta có lỗi với
Đảng. Cho nên theo quan điểm của tôi, những Đảng viên trung kiên phải trụ lại
để đấu tranh với kẻ xấu, kẻ thoái hóa để bảo vệ Đảng.”
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước là hình
ảnh tiêu biểu của những đảng viên đã thần thánh hóa Đảng, xem Đảng như một tô
tem bất di bất dịch, “không hề thay đổi bản chất“. Nhưng nếu chỉ là một
thần tượng cho một thế hệ quỳ xuống bái lạy thì không có gì đáng nói vì vấn đề
tự do tín ngưỡng cá nhân.
Nhưng đằng này, cái tô tem không hồn đã làm tổn hại đất
nước từ hơn 40 năm nay và nếu nhìn cho kỹ thì cái tô tem không hồn này thời nào
cũng vẫn được ghép hồn mà nhà viết kịch Lưu Quang Vũ nổi tiếng qua
vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt ” đã cùng gia đình chết thảm trong một
“tai nạn giao thông” đáng nghi ngờ.
Cái hồn được ghép vào chẳng ai xa lạ gì: Đó là hồn của những
người từ Hồ chí Minh, Lê Duẫn, Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười…cho đến nhóm tứ trụ
triều đình hiện nay.
Mỗi thời kỳ, tùy ai lãnh đạo mà Đảng sẽ như thế nào. Tôi lấy một
thí dụ mà ai cũng biết: dưới thời Hồ Chí Minh, sau sai lầm chết người trong cải
cách ruộng đất do Mao áp đặt, Hồ Chí Minh đã biết ngừng lại đồng thời cho Đại
tướng Võ Nguyên Giáp ra xin lỗi đồng bào, cách chức Trường Chinh. Đó là một
thời.
Sau đó là thời “Hồn Trương Ba” tinh ranh hơn. Từ thời Lê Duẫn
cho đến nay, những vụ như “Xét lại chống Đảng”, “Nhân Văn Giai Phẩm”, đàn áp
trí thức… cho đến vụ Đại tướng Võ Nguyên Giáp tố cáo sai phạm của Tổng cục II
do Nguyễn Chí Vịnh lộng hành đều được giấu nhẹm. Giấu nhẹm để luôn nói dối rằng
“Đảng bao giờ cũng sáng suốt”…
Vì thế nói Đảng “không hề thay đổi bản chất” là hoàn toàn
sai. Da hàng thịt rồi phải trả lời trước tòa án những tội ác mà hồn anh Trương
Ba gây nên. Không phải vì cứ hô hoán lên “học tập Hồ Chí Minh” là cái đảng này
“vẫn là Đảng của Bác Hồ”, và còn xa mới là “của nhân dân”.
Khi không buộc được nhân dân ghi Đảng vào tim mình thì đành phải
buộc ghi vào Hiến pháp những điều như Đảng là lực lượng lãnh đạo, Quân
đội, Công an phải bảo vệ Đảng…
Nếu trước kia Đảng nổi tiếng trong việc giành độc lập thì nay
lại nổi tiếng vì tham nhũng, dù có đổ lỗi cho một bộ phận nào đó cũng không
thay đổi được điều mà không ai có thể chối cãi: dưới thời Đảng làm vua, tham
nhũng lên ngôi hoàng đế trên toàn đất nước.
Trong cuốn “Đêm giữa Ban ngày” nhà văn Vũ Thư Hiên kể lại: ” Trong
bữa cơm chiều, cả nhà chưa ngồi vào mâm, chỉ có hai cha con với cút rượu và đĩa
lạc rang thường lệ, cha tôi đang uống bỗng thừ người ra một lát rồi nói:
- Con ạ, những ngày gần đây bố suy nghĩ nhiều về tương lai đất
nước mình. Con có biết bố đi đến kết luận gì không ? Kết luận của bố là thế
này: muốn cho dân tộc ta không thua kém các dân tộc khác, muốn cho đất nước ta
được thịnh vượng không thể thiếu một điều kiện tiên quyết: ấy là phải gạt bỏ sự
lãnh đạo của Đảng cộng sản. Đảng đến nay đã hết là đội quân tiên phong của cách
mạng giải phóng dân tộc rồi. Bây giờ nó trở thành chướng ngại vật trên đường
phát triển của dân tộc.
Kẻ nào trong lúc này đặt quyền lợi của Đảng lên
trên quyền lợi của Tổ quốc là kẻ phản bội tổ quốc.“.
Người cha đó là ông Vũ Đình Huỳnh, người một thời sát cánh với
Chủ tịch Hồ Chí Minh, được Trung ương phân công làm thư ký riêng cho Chủ tịch
Hồ Chí Minh. Đó là năm 1986 trước Đại hội VI. Bây giờ năm 2014, lời ông nói vẫn
còn đúng như thế: “Kẻ nào trong lúc này đặt quyền lợi của Đảng lên trên
quyền lợi của Tổ quốc là kẻ phản bội tổ quốc.“
Nếu muốn tìm những điều gì “không hề thay đổi bản chất”
thì có lẽ dễ thấy nhất nơi Hội đồng lý luận Trung ương, cơ quan tham vấn lý
luận của các đời Tổng bí thư. Tổng bí thư cùng Hội đồng này vẫn phát đi
những lời nói hơi hướng của thời bao cấp kiểu: “Đảng là sản phẩm của sự kết
hợp giữa chủ nghĩa Mác-Lenin với phong trào công nhân và với phong trào yêu
nước của dân tộc…Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Nhà nước và xã hội đã được
toàn dân tin tưởng và tôn vinh, đã được hiến định trong Hiến pháp nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam, khẳng định địa vị pháp lý của Đảng cầm quyền.
Phẩm
chất xứng đáng của Đảng làm nên tính chính đáng và chính danh của Đảng trong
thực thi trách nhiệm nặng nề, vẻ vang mà lịch sử giao phó và nhân dân ủy
thác.”( trích bài viết “Đảng ta, tất cả vì hạnh phúc của nhân dân” của GS.TS Hoàng Chí Bảo, Hội đồng
Lý luận Trung ương, nhân dịp kỷ niệm 84 năm ngày thành lập Đảng), hoặc kiểu
tuyên bố của bà Nguyễn Thị Đoan, Phó chủ tịch nước, cũng là thành viên Hội đồng
nói trên đăng báo NHÂN DÂN: “…Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, biết kế thừa những tinh hoa dân
chủ của các Nhà nước pháp quyền trong lịch sử và đã, đang phát triển lên tầm
cao mới, khác hẳn về bản chất và cao hơn gấp vạn lần so với dân chủ tư sản.“
Tiến đến Đại hội XII
Nói đại hội là nói vấn đề thể chế chính trị và nhân sự. Chắc
chắn cái Hội đồng lý luận Trung ương hiện nay sẽ nhai lại những khẩu hiệu thời
bao cấp đưa vào dự thảo cương lĩnh chính trị cho Nguyễn Phú Trọng như những dự
thảo trước kia.
Đã có nhiều chỉ dấu cho thấy bắt đầu cuộc chạy đua nước rút.
Ngay sau đại hội XI, sự đấu đá đã bắt đầu giữa: một bên là guồng
máy đẻ ra các quan tham nhũng là Đảng dưới quyền TBT Nguyễn Phú Trọng, TBT tìm
cách sửa bộ mặt “vẻ vang mà lịch sử giao phó và nhân dân ủy thác” bằng
Nghị quyết TƯ 4, còn bên kia là Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng,
do Đảng lãnh đạo, để điều hành kinh tế, nơi các quan moi tiền tham nhũng.
Sự đấu đá trở thành cuộc chiến bắt đầu với việc Đảng lấy lại Ban
chỉ đạo Trung ương phòng chống tham nhũng trong tay Thủ tướng để giao cho
Nguyễn Bá Thanh và đề nghị Trung ương kỷ luật “đồng chí X”. Thủ tướng
phản pháo bằng cách vận động Trung ương không kỷ luật “đồng chí X”, đồng thời
kiểm tra lên án, bắt kiểm điểm UBND Đà Nẵng từ thời Nguyễn Bá Thanh và UBND Hà
Nội từ thời Nguyễn Phú Trọng.
Đảng tung ra chiêu tiếp, đề nghị bầu Nguyễn Bá
Thanh vào Bộ chính trị để tăng uy tín cho Ban Nội chính Trung ương thì Thủ
tướng trả đòn bằng cách vận động Trung ương không bầu cho Nguyễn Bá Thanh. Đảng
ra nghị quyết “Tách chức năng quản lý sản xuất kinh doanh khỏi chức
năng quản lý nhà nước, các bộ và chính quyền các cấp không quản lý các doanh
nghiệp nhà nước, bộ chủ quản và cấp hành chính chủ quản, còn gọi là cơ chế chủ
quản không còn nữa” nhằm cắt bớt tay chân Thủ tướng thì được trả
đòn bằng việc lãnh đạo các bộ, ngành ở trung ương và UBND các địa phương không
chấp hành chỉ thị của Đảng, điều mà báo chí đã tốn nhiều giấy mực. Dường
như Thủ tướng đã thắng ván đầu.
Tuy nhiên, nếu trong hai năm nữa tình hình kinh tế không tiến
lên thì Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ bị trăm dâu đổ đầu tằm và khó lòng trụ
được. Các chuyên gia kinh tế đồng ý với nhau rằng trong hai năm tới tình hình
kinh tế chỉ có xấu đi và GDP khó lòng đạt được chỉ tiêu đề ra trong văn kiện
Đại hội XI của Đảng. Lỗi của Thủ tướng.
Để trụ được trong điều kiện đen tối đó, khi mà văn kiện Đại hội
XI của Đảng đề rõ ràng, vì một lẽ tự nhiên : “đổi mới chính trị phải đồng
bộ với đổi mới kinh tế“, nhưng Đảng đã lờ đi đổi mới chính trị, Thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ còn một con đường để phản pháo là : vì thể
chế chính trị không chịu đổi mới nên không thể quy hết trách nhiệm cho
Thủ tướng và đó là cốt lõi, nhưng úp úp mở mở, trong Thông điệp đầu năm của Thủ
tướng.
Con đường phản pháo này đã bắt đầu với người cầm cờ là Bộ trưởng
Kế Hoạch-Đầu tư (KH-ĐT) Bùi Quang Vinh với câu tuyên bố “kinh tế thị trường
là tinh hoa của nhân loại“, điều đáng chú ý ở đây là ông không hề nói “kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa“. Trong thời gian tới, người cầm
cờ này sẽ thuyết pháp khắp nơi, vì thế để nhẹ gánh cho Bộ trưởng Vinh, Thủ
tướng vừa đề cử thêm một Thứ trưởng Kế Hoạch-Đầu tư giúp việc.
Một số trí thức tiến bộ khi đề cập đến “đổi mới thể chế” cũng
mập mờ vì Thủ tướng chơi trò úp úp mở mở. Đáng lẽ chúng ta phải nói cho rõ rằng
chúng ta đòi hỏi “đổi mới thể chế chính trị”, vì nói cho cùng không thể đổi mới
thể chế kinh tế khi cương lĩnh chính trị của Đảng vẫn ghi rõ trắng đen
rằng kinh tế nhà nước là chủ đạo. Hoặc là từ chối cương lĩnh chính trị của Đảng
để các thành phần kinh tế đều bình đẳng, hoặc cứ làm đại thì vi phạm cương
lĩnh. Thủ tướng úp úp mở mở do vị thế của ông ta trong Bộ chính trị, nhưng
chúng ta nhất thiết không thể mập mờ. Nếu không nói rõ làm sao quần chúng nghe
được.
Trào lưu văn minh, tiền tiến không thể đảo ngược.
Nếu nhìn vào sở thích, mong ước giới trẻ hiện nay rất dễ nhận ra
rằng ngoại ngữ mà họ muốn học là tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức, nhạc mà họ
thích nghe là loại nhạc phương tây, áo quần họ thích mặc cũng theo kiểu phương
tây. Ban tuyên giáo bó tay không định hướng gì giới trẻ được, cùng lắm ban này
chỉ tìm cách gây khó khăn, hạn chế vậy thôi.
Sở thích và mong ước của giới trẻ
là tự nhiên vì họ biết rằng văn minh, tiền tiến là ở phương tây chứ không phải
ở cái nơi một thời giương cao sách đỏ của Mao Trạch Đông và đến nay vẫn còn là
một nước độc tài. Sở thích và mong ước của giới trẻ giống như rễ cây tự nó nhận
ra đâu là chất dinh dưỡng thích hợp. Dù mười Viện Khổng Tử có được thiết lập ở
Việt Nam cũng không thay đổi được sở thích và mong ước của tuổi trẻ. Việc này
cũng là tự nhiên vì đạo Khổng được dùng để phục vụ các triều đại phong kiến, và
hiện nay là các triều đại cộng sản. Đố ai tìm được cái gì là văn minh tiền tiến
nơi đó.
Chẳng thế mà số lượng sinh viên mong ước và đang có mặt học hỏi
ở các nước phương tây chiếm tuyệt đại đa số sinh viên du học. Con cháu lãnh đạo
cũng không là ngoại lệ. Cái thời, cách đây độ mười năm thôi, khi điều lệ Đảng
qui định rằng nếu lãnh đạo các cấp có con dâu con rể là người ngoại quốc hoặc
Việt Kiều đều phải cho ngưng chức đã tự nó qua rồi. Trường hợp con rể của Thủ
tướng là một điển hình của sự lờ đi qui định phản tự nhiên của Đảng.
Với vị trí địa chính của Việt Nam, Trung quốc lăm le đô hộ để
làm lá chắn cho chế độ của họ, không phải mới đây mà từ khi Việt Nam đứng lên
đánh đổ thực dân. Tại sao phải tìm lá chắn trong một thế giới hiện tại mà hòa
bình, cùng hợp tác phát triển là một giá trị đang được đề cao? Chỉ vì với mưu
đồ bá quyền xảo quyệt, sự trổi dậy của Trung Quốc là một đe dọa cho cả thế
giới, không riêng gì Việt Nam, còn hơn sự trổi dậy của chủ nghĩa chủng tộc Đức
quốc Xã thời Hitler. Thế giới chiến tranh thứ ba là không thể tránh khỏi nếu
không giải quyết ngay từ bây giờ hiểm họa của chủ nghĩa chủng tộc mới của Trung
Quốc. Vì thế Trung Quốc mới cần lá chắn Việt Nam.
Để liên tục thực hiện mục tiêu này, Trung Quốc không ngần ngại
mua chuộc một số tướng lãnh quân đội và lãnh đạo Việt Nam. Chúng đã thành công.
Chẳng thế mà Chủ Tịch Trương Tấn Sang đã một lần tố cáo “bọn cõng rắn
cắn gà nhà” nhưng đành chấp nhận sống chung với bọn Trần Ích Tắc hiện
đại này, vì đặt lợi ích Đảng trên Tổ quốc.
Qua bọn Trần Ích Tắc hiện đại này, Trung Quốc lùa người của họ
vào những địa điểm chiến lược phòng khi chiến tranh xảy ra, lùa hàng hóa vào
phá thối nền sản xuất Việt Nam đang yếu thế vì bị Đảng đè nén.
Trong nông
nghiệp, năm qua Đảng lãnh đạo qua bộ nông nghiệp đã ép nông dân mua lúa giống,
phân bón của Trung Quốc. Thâm thủng ngoại thương với Trung Quốc ngày càng tăng
đến chóng mặt. Bằng những phá hoại thâm độc kinh tế, chúng phá hoại gián tiếp
việc Việt Nam xin gia nhập khối TPP, tức là đi làm ăn với phương tây.
Bên cạnh đó, Trung Quốc qua bọn tay sai tìm mọi cách ngăn chặn
chúng ta nói đến tình cảm thiêng liêng về chủ quyền. Trước kia chúng đàn áp
thẳng tay những con dân nước Việt phản đối sự lộng hành lấn áp của Trung
Quốc ở Biển Đông, đến ngày kỷ niệm 40 năm mất Hoàng Sa, lệnh miệng của bọn
Trần Ích Tắc hiện đại ngưng ngay tất cả bài báo, lễ lạt đã được chuẩn bị từ
trước mà chúng không ngăn cản nổi.
Cuối cùng Đảng phải mang đá ra cưa cho bụi
tràn ngập tượng đài Lý Thái Tổ ở Hà Nội để phá hoại biểu tình kỷ niệm. Sự kiện
cưa đá đáng được viết thành một cuốn sách lớn để đời về sự đểu cáng của cái tập
đoàn đã bị bọn Trần Ích Tắc hiện đại khuynh loát.
Chưa hết, chúng làm mọi cách để trong kỳ họp UPR ở Genève ngày
5/2/2014, Việt Nam phải bị nhiều khuyến nghị nhất để làm bỉ mặt Việt Nam trước
các nước phương tây, hòng ngăn chặn Việt Nam sáp gần những nước này. Sự kiện TS
Phạm Chí Dũng bị ngăn chặn phút chót đi tham dự UPR là một đòn truyền thông rất
xảo quyệt được bọn Trần Ích Tắc hiện đại tiến hành theo lệnh chủ.
Trước đó cộng
đồng quốc tế đã yêu cầu Việt Nam tạo điều kiện để TS Dũng có thể đến Genève.
Chúng đã biết việc đi Genève từ trước, nếu muốn chặn chỉ cần cho côn đồ chặn
cửa ra vào nơi TS Dũng ở như chúng thường làm một cách kín đáo.
Nhưng không,
chúng làm ra vẻ như không có gì cản trở rồi đùng một cái chặn TS Dũng ở phi
trường để dựng một cú đấm truyền thông làm cho cộng đồng thế giới phẫn nộ. Cùng
với sự vi phạm nhân quyền của Việt Nam mà sự lẻo mép, nói dối hơn cuội đã không
che giấu được cộng đồng quốc tế, cú đấm truyền thông là một viên đạn ân huệ:
Với một bản báo cáo gồm 84 điều, Việt Nam lãnh đủ 227 khuyến nghị từ Hội đồng
Nhân quyền! Học trò đi thi như thế là trượt. Trung Quốc mừng lắm thay!
Đối với những người Việt Nam chúng tôi, sự bưng bít thông tin,
sự cấm đoán và đàn áp biểu tình, không cho phép ra báo tư nhân, phóng viên bị
quản thúc quanh nồi cơm, sự việc côn đồ hành hung, thậm chí bắt cóc, giam giữ
những người dám nói tiếng nói bất đồng… chỉ từng ấy thôi cũng chứng tỏ nhà nước
Việt Nam do Đảng lãnh đạo đã vi phạm trắng trợn nhân quyền và quyền công dân.
Không cần phải đi đến Genève mới khẳng định được điều đó.
Trở lại Đại hội XII
Tuy đại hội này là của riêng của các đảng viên cộng sản nhưng
chúng ta bị ràng buộc phải quan tâm là việc chẳng đặng đừng.
Nếu không có gì đột biến thì sẽ có một phe phái dựa vào sự kiện
người dân đã chán ngấy giáo điều bảo thủ, chán ngấy nền kinh tế bị định hướng
bởi tư tưởng giáo điều bảo thủ, đòi hỏi một nền kinh tế thị trường thật sự để
đất nước có thể bung ra mà tiến lên, thất bại kinh tế hiện nay có nguyên nhân
là không đổi mới cơ chế chính trị. Họ đòi thay đổi cơ chế chính trị. Tốt thôi.
Phe phái này sẽ tác động lên quần chúng mà mục đích tối hậu là
tác động lên đảng viên để các đảng viên từ chối các đại biểu, các ứng cử viên
được trang bị cùng một giuộc bảo thủ giáo điều đã được cơ cấu sẳn. Nếu
được thế, hy vọng sẽ có một ban lãnh đạo Đảng, nói theo kiểu Nguyễn Trung là
một ban lãnh đạo Trần Thủ Độ, gồm những người biết đau cái đau của người dân,
của đất nước chứ không phải là cái máy đẻ ra toàn các quan tham nhũng, chứ
không phải là nơi mà Trung Quốc có thể cài những Trần Ích Tắc hiện đại vào, chứ
không phải là nơi mà người ta lẻo mép đưa hình ảnh Hàn Tín luồn trôn để che dấu
sự hèn mạt trước bọn Tàu khựa. Cá nhân một Hàn Tín có thể luồn trôn mọi người,
nhưng một dân tộc hào hùng như dân tộc Việt Nam không chấp nhận luồn trôn ai
cả.
Con đường đổi đời hòa bình là có khả năng thực hiện được và đang
nằm trong tầm tay của những đảng viên đảng cộng sản, đừng để quá muộn.
Trở lại với bài viết của Trung tướng Nguyễn Quốc Thước khi ông
nói: “Bây giờ tôi tin chúng ta vẫn còn rất nhiều Đảng viên trung kiên, Đảng
viên chân chính. Nếu thấy điều xấu, điều sai mà nhắm mắt làm ngơ là có lỗi.”
Mong niềm tin của Trung tướng là sự thật và mong Trung tướng sẽ
thấy sự thật đó trước khi sum họp với ông Mác, ông Lê và ông Hồ.
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment