Ngày 17/02/1979 - Ai muốn quên?
Phỏng Vấn Người Tham Dự Tượng Niệm Ngày Chiến Tranh Biên Giới
17.2.1979
Mẹ Nấm (Danlambao) - Giờ thì tôi có câu trả lời rõ ràng cho
câu hỏi: “Ai muốn quên ngày 17/02/1979?”. Đó chính là những
người sợ sự thật lịch sử về cuộc chiến tranh chống quân xâm lược Bắc Kinh tại
biên giới phía Bắc Việt Nam bị phơi bày sẽ làm ảnh hưởng đến lợi ích của chế
độ.
Phải dùng chính xác từ là “lợi ích của chế độ”
chứ không có lợi ích quốc gia nào ở đây nhé.
Tôi sẽ không nói nhiều, vì những gì đang diễn ra
là câu trả lời rõ ràng nhất.
Hôm qua, buổi tưởng niệm ở Hà Nội bị quấy phá
bằng các trò nhảy nhót. Có sự tàn phá nhân cách người Việt nào bạo tàn bằng
việc đứng ra tổ chức nhảy múa để “ăn mừng” sự hy sinh của hơn 60 ngàn đồng bào
mình.
Tôi nghĩ mình không có gì phải giấu khi muốn
cùng các bạn sinh viên ở các trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Du lịch, Cao
đẳng Sư phạm Nha Trang và đại học Nha Trang... tìm hiểu về ngày 17/02.
Không có gì phải giấu diếm về việc sẽ trao huy
hiệu hoa sim để nhắc nhau nhớ ngày đất nước bị xâm lược.
Không có gì là sai trái khi cùng nhau chia sẻ
các bài viết đã được đăng trên báo lề đảng sau đó bị gỡ xuống khỏi báo điện tử
theo chỉ đạo.
Không có gì là nhạy cảm trong trường hợp này nên
tôi công khai thông báo và mời gọi các bạn ở Nha Trang cùng tham gia nếu có
điều kiện.
Kết quả là đêm hôm qua, đã có một lực lượng
tưởng niệm chiến tranh xâm lược bằng cách quăng bom xăng nhớt vào sân nhà tôi.
Và sáng nay, đúng ngày 17 tháng 2,
tôi rất "cảm kích" vì có rất nhiều an ninh thường phục đã đến cùng
tưởng niệm ngày này tại ngõ nhà mình.
Rõ ràng là tôi đang sống và chứng kiến, ở đất
nước tôi, giai đoạn này, những người có quyền lực sợ khi nhắc tên quân xâm lược
Trung Quốc. Họ bày binh bố trận để ngăn chặn sự thật về cuộc chiến chống quân
xâm lược Bắc Kinh đến với lớp trẻ.
Đó là sự thật và tôi là nhân chứng!
Bây giờ là lúc 9h30 sáng ngày 17/02
và công an đã lập hai chốt gác ở hai đầu ngõ
nhà tôi công khai.
P/s: Gửi em Phú,
Em hẳn đã có một kỳ nghỉ với người thân vui vẻ,
vì chị giữ đúng lời hứa của mình là sẽ công khai tưởng niệm vào ngày thứ Hai
(có sự tham gia của em và không chụp hình em để đưa lên mạng), sau khi để em
hoàn thành nghĩa vụ với gia đình mình.
Và kết quả là như em đã thấy.
Chúng ta rất thẳng thắn với nhau, nhưng rõ ràng
không phải muốn gọi thẳng tên bản chất sự việc là được em nhỉ?
Với những hành động như đêm qua và sáng nay của
đồng đội em không biết có làm em xấu hổ vì đã đẩy em thành người bất tín với
chị hay không? Chị muốn em biết rằng, lẽ ra nếu thực sự ghi ơn những người đã
ngã xuống để bảo vệ biên giới vì chúng ta thì hẳn lãnh đạo bên em đã không phải
huy động lực lượng rầm rộ để canh ngõ nhà chị và nguyên đoạn đường Đặng Tất từ
ngã ba đến cổng trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ Thuật như hôm nay.
Giờ thì khó có thể tôn trọng nhau em nhỉ?
Thôi thì chúng ta cứ nói thẳng với nhau, vì sự
an toàn của chế độ này, phía em sẵn sàng bất chấp mọi thứ để ngăn chị có những
hoạt động - mà theo như chúng ta đã nói là “hết sức bình thường”.
Giờ thì việc ai nấy làm thôi em nhỉ? - Cứ làm
đúng lương tâm và bổn phận của mình, không cần phải bao biện bằng lý do “an
ninh quốc gia”.
Chị chưa và sẽ không bao giờ coi em là kẻ thù,
và hy vọng chúng ta không bao giờ phải coi nhau như vậy dù rất nhiều khác biệt.
Con trai Bùi Hằng kêu cứu khẩn cấp cho mẹ
Thư kêu cứu khẩn cấp
Tôi tên: Trần Bùi Trung.
Con trai của cựu tù nhân lương tâm là bà Bùi Thị
Minh Hằng.
Ngày 11-02 vừa qua, mẹ tôi và 20 người khác đã
bị hàng trăm công an huyện Lấp Vò đánh đập dã man và bắt giữ một cách trái pháp
luật.
Hiện nay mẹ tôi đang bị giam giữ tại Trại tạm
giam An Bình (Thành phố Cao Lãnh - Công An Tỉnh Đồng Tháp), tính đến ngày hôm
nay 18-02-2014, mẹ tôi đang bị giam giữ trái phép 8 ngày rồi. Theo thông tin
nhận được, mẹ tôi đã tuyệt thực từ khi bị bắt để phản đối việc công an bắt
người trái pháp luật.
Tôi khẩn cầu kêu cứu đến toàn thể cộng đồng
người Việt ở trong nước và ngoài nước; các tổ chức nhân quyền quốc tế; các Đại
sứ quán Hoa Kỳ, Úc, Canada, Nhật Bản, New Zealand và Cộng đồng Châu Âu... xin
lên tiếng và can thiệp cho trường hợp của mẹ tôi.
Chân thành cám ơn.
Trần Bùi Trung.
Ngày 18-02-2014
Mời vô đây coi hình ảnh nạn trộm cướp kinh hoàng tại thành phố HCM do chính quyền ghi nhận :
'Không hối tiếc
việc đã làm'
Đả Đảo Bọn Giết Người
Cập nhật: 07:30 GMT - thứ hai, 17 tháng 2, 2014
Media Player
Ông Đinh Đăng Định, người ngồi tù vì tội
‘Tuyên truyền chống Nhà nước’, nói với BBC rằng mặc dù bị tù tội
và mang trọng bệnh nhưng ông ‘không bao giờ hối tiếc việc mình đã
làm’.
Ông Định vừa được chính quyền cho tạm
hoãn thi hành án 12 tháng và đã ra khỏi nhà giam hôm thứ Bảy ngày
15/2. Hiện ông không về nhà ở Đắk Nông mà nằm điều trị tại Bệnh
viện Ung bướu ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Hiện ông đang bị ung thư dạ dày giai đoạn
cuối và đã trải qua ba lần hóa trị.
Từ bệnh viện, ông Định nói với BBC: “Tôi
không bao giờ hối tiếc. Tôi cảm thấy mình đã làm được việc gì đó
đóng góp vào sự nghiệp chung của đất nước tôi – một đất nước Việt
Nam được tự do, dân chủ, hòa bình và có nhân quyền.”
Ông cũng nói ông ‘hy vọng nhân quyền sẽ
đến với Việt Nam’ vì ‘có sự quan tâm của thế giới văn minh, của các
nước dân chủ, các tổ chức phi chính phủ, các nhân sỹ trí thức,
người Việt, người nước ngoài, trong nước và ngoài nước’.
Mặc dù ở tù với căn bệnh hiểm nghèo,
ông nói ông ‘có niềm tin rất lớn vào chính nghĩa’.
“Ở Việt Nam sớm muộn thì ánh sáng nhân
quyền, ánh sáng văn minh sẽ chiếu tới cho dù là góc tối trong nhà
tù,” ông nói thêm.
Ông cho biết ở trong tù ông đã nuôi hy
vọng được ra để điều trị mặc dù đã có lúc ông thất vọng.
“Gia đình cho tôi biết trước Tết Bộ
Ngoại giao Việt Nam đã thông báo cho Bộ Ngoại giao Mỹ rằng tôi cùng
với một vài người khác sẽ được thả trước Tết,” ông kể, “Đến ngày
30 Tết tôi vẫn hy vọng tôi được ra.”
“Nhưng đến chiều tối 30 Tết thì tôi thất
vọng, nhưng tôi vẫn nuôi hy vọng đến đầu tháng Giêng sẽ được thả.”
“Hôm nhận được quyết định tôi thấy tôi
là người hạnh phúc nhất hành tinh,” ông nói và cho biết sau khi ông ra
tù rất đông bạn bè thân hữu và những người quan tâm đến thăm ông ở
bệnh viện.
Trương Tấn Sang trao Quyết định thăng cấp bậc hàm Thượng tướng cho
các đại tham nhũng Phạm Quý Ngọ, Lê Quý Vương và Trần Việt Tân.
VIỆT NAM -
Bài đăng : Thứ hai 17 Tháng Hai 2014 - Sửa đổi lần cuối Thứ hai 17 Tháng
Hai 2014
Thứ trưởng Công an Phạm Quý Ngọ có thể bị đình chỉ công tác
=> ĐCSVN Hèn
Với Giặc, Ác Với Dân
Thứ trưởng bộ Công an Phạm Quý Ngọ
@TTXVA
Theo tin từ báo chí trong nước hôm nay
17/02/2014, Ban Nội chính Trung ương cho biết Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ có thể bị tạm đình chỉ công tác để đảm bảo việc điều tra về những tố cáo của Dương Chí Dũng. Trước đó, Tòa án
thành phố Hà Nội đã khởi tố vụ án « Cố ý làm lộ bí mật Nhà nước » liên quan đến người đã mật báo cho Dương Chí Dũng bỏ trốn.
Ông Dương Chí Dũng, nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, người đã bị lãnh án tử hình trong vụ án tham nhũng
Vinalines, hôm 07/01/2014 khi ra tòa với tư cách nhân chứng trong vụ xử Dương Tự Trọng, đã khai ra
người bí mật báo tin cho mình bỏ trốn là Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ.
Ông Phạm Anh Tuấn, Phó ban Nội chính Trung ương khi được hỏi về khả năng tạm đình chỉ công tác của ông Phạm Quý Ngọ để bảo đảm cho việc điều tra, đã nói rằng : « Về nguyên tắc thì phải tạm đình chỉ, nhưng do ông Ngọ đang bệnh nặng nên việc này nhạy cảm ».
Đây là lần đầu tiên một quan chức Việt Nam khẳng định ông Phạm Quý Ngọ « đang bị bệnh nặng ». Trong tình huống đó, không rõ
việc điều tra sắp tới sẽ được tiến hành theo cách
thức như thế nào.
Trả lời RFI Việt ngữ, luật sư Trần Văn Tạo, giám đốc TVT Lawyers ở Thành phố Hồ Chí Minh cho biết :
|
Nếu có dấu hiệu phạm tội thì dứt khoát phải bị điều tra, còn nếu trong lúc đó họ bị bệnh nặng thì phải có giám định pháp y. Khi
người bị khởi tố mắc bệnh tâm thần, hoặc những bệnh hiểm nghèo khác –
thường là bệnh ung thư, bệnh tim nặng, thì có thể phải đi giám định. Không có kết quả giám định thì cơ quan điều tra cũng không có quyền tạm đình chỉ đâu.
Điều 160 bộ Luật Tố tụng Hình sự nói là trong trường hợp đã trưng cầu giám định nhưng chưa có kết quả, mà thời hạn điều tra đã hết, thì tạm đình chỉ điều tra. Trong khi
tạm đình chỉ thì việc giám định vẫn phải tiếp tục cho đến khi có kết quả.
Nếu bệnh hiểm nghèo mà có chứng nhận của hội đồng giám định pháp y thì người ta có thể tạm đình chỉ điều tra trước khi hết thời hạn điều tra. Và nếu kết quả giám định nói rằng không bị bệnh hiểm nghèo, không bị tâm thần, thì lúc bấy giờ người ta lại tiếp tục phục hồi điều tra. Còn trường hợp bị tâm thần, bệnh hiểm nghèo ngược lại thì có thể yêu cầu cho đi chữa bệnh.
Thời hạn điều tra là bao lâu thưa luật sư ?
Có quy định thời hạn : Nếu tội phạm không nghiêm
trọng là hai tháng, không nghiêm
trọng là ba tháng, rất nghiêm trọng là bốn tháng. Khi khởi tố thì thời hạn điều tra đầu tiên được bốn tháng. Nếu sau bốn tháng mà điều tra chưa xong, thì Luật Tố tụng cho phép được gia hạn lần thứ nhất bốn tháng nữa. Và nếu đã tám tháng
qua mà điều tra cũng chưa xong, thì luật cho phép gia hạn lần thứ hai thêm bốn tháng. Tổng cộng thời gian điều tra so với tội rất nghiêm trọng là mười hai tháng.
Trong trường hợp một nhân vật đương chức bị tố cáo một cách cụ thể thì việc đình chỉ công tác để điều tra là việc cần thiết phải không ạ ?
Giả dụ như trường hợp ông Phạm Quý Ngọ, ông Dương Chí Dũng đã tố cáo ông Ngọ tại tòa. Khi ông
này tố cáo, người ta chưa có đủ chứng cứ để tiến hành về mặt hình sự, thì trước mắt phải xử lý bằng biện pháp tổ chức và hành chánh
trước đã. Điều đó là cần thiết, vì người ta tố cáo một cách công khai
tại tòa mà.
Trường hợp này bây giờ Ban Nội chính cũng yêu
cầu tố tụng đó. Khi điều tra xác minh
rõ là có hành vi phạm tội rồi thì phải khởi tố ông Ngọ thôi. Theo báo Người Lao Động, ông Phó ban Nội chính ngại đây là chuyện nhạy cảm. Ông Ngọ đang bệnh nặng, bệnh của ông là bệnh tim thành ra
nhiều khi làm sốc quá có khi ông ấy bị chết. Cũng không biết chính xác ra
sao, nhưng nghe nói là ông Ngọ bịnh rất nặng, bị ghép tim.
Trong tố tụng hình sự, cũng phải có biện pháp để khi điều tra nếu xảy ra sự cố gì thì sẽ rất khó.
Theo một nhà quan sát, vụ Phạm Quý Ngọ là đòn cuối cùng của « phe bảo thủ ». Nếu việc điều tra gặp khó khăn, vụ đại án này có nguy
cơ trở nên bế tắc, không khai
thác thêm được gì nữa, và như thế khó thể đụng chạm đến « phe lợi ích ». Câu hỏi đặt ra là, bị dồn vào tình thế hiểm nghèo như vậy, mà nếu « phe lợi ích » vẫn thoát hiểm thì hậu quả sẽ như thế nào đối với « phe bảo thủ »?
Bộ Chính trị 'sẽ giải quyết vụ ông Ngọ'
Cập nhật: 12:13 GMT -
thứ hai, 17 tháng 2, 2014
Ông Ngọ được thăng chức từ trung tướng lên thượng tướng vào 22/07/2013.
Ban Nội chính Trung ương nói Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ quyết định việc xử lý những tố cáo của ông Dương Chí Dũng với ông Phạm Quý Ngọ vì Thứ trưởng Công an “thuộc diện Bộ Chính trị quản lý”.
Ông Phạm Anh Tuấn, Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương, được báo Người Lao Động ngày 17/02 dẫn lời cho biết “đã có một số ý kiến đề xuất đình chỉ công tác đối với Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ” để đảm bảo việc điều tra những nội dung tố cáo của cựu Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam Dương Chí Dũng.
“Về nguyên tắc thì phải tạm đình chỉ nhưng ông Ngọ đang bệnh nặng nên việc này nhạy cảm. …nếu sốc mạnh thì cũng không lợi lắm, còn thực hư đúng sai thì vẫn phải chờ.
“Việc điều tra vụ án vẫn do cơ quan điều tra thực hiện theo quy trình
tố tụng. Ban Nội Chính Trung ương chỉ giải quyết vụ việc theo quy định của Đảng chứ không làm thay cơ quan điều tra được. Đối tượng bị tố cáo thuộc diện Bộ Chính trị quản lý nên cơ quan điều tra, tố tụng vẫn làm theo quy
trình về tố tụng", ông Phạm Anh Tuấn cho biết.
"Đối tượng bị tố cáo thuộc diện Bộ Chính trị quản lý nên cơ quan điều tra, tố tụng vẫn làm theo quy
trình về tố tụng"
Phạm Anh Tuấn, Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương
Tại một hội nghị của Bộ Công an vào ngày 15/1/2014, người ta thấy có mặt gần như tất cả các lãnh đạo chủ chốt của Bộ Công an, bao gồm Bộ trưởng Trần Đại Quang và các thứ trưởng, trừ Thượng tướng Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ.
Tại phiên tòa xét xử vụ án “Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài”, ông
Dũng khaiThượng tướng Phạm Quý Ngọ là người đã mật báo quyết định khởi tố và bắt tạm giam ông, dẫn tới việc ông bỏ trốn theo sự trợ giúp một số người trong đó có em
trai là Dương Tự Trọng, nguyên Phó giám đốc Công an Thành
phố Hải Phòng.
'Tin lãnh đạo công an'
Tiết lộ quan hệ với Bộ trưởng Công an
Ông Dương Chí Dũng khai về khoản tiền 20 tỉ đồng đưa cho Tướng Phạm Quý Ngọ và đề cập quan hệ với Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang.
Bạn cần mở JavaScript lên và cài phần mềm Flash Player mới nhất để nghe/xem.
Ông Trần Duy Thanh, nguyên Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng (C48) Bộ Công an cũng bị ông Dũng cáo buộc nhận hối lộ để giúp ông trong việc bị triệu tập điều tra việc mua ụ nổi 83M.
"Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang và tập thể Đảng ủy công an Trung ương chắc cũng đủ sáng suốt để điều tra một cách khách quan"
Đại biểu Quốc hội Lê Như Tiến trả lời BBC ngày 11/01/2014
Trong lời khai tại tòa với tư cách nhân chứng, ông Dũng nói
ông “nhờ Bấm anh Hùngcon trai anh Ngọ, nhờ dẫn đến nhà anh Thanh,
gặp anh Thanh, đưa quà cho anh Thanh 20.000
USD và 1 chai rượu”, theo báo Bấm Thanh
Niên.
Ngoài lời khai tại tòa, báo Bấm Tuổi Trẻ cho biết chiều 14/2/2014, một lãnh đạo Ban Nội chính trung ương xác nhận tố cáo của ông Dương Chí Dũng bao
gồm cả đơn thư.
Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ cũng bị cáo buộc nhận ít nhất 1 triệu 500 nghìn đôla tiền hối lộ trong lời khai của ông Dương Chí Dũng.
Ngày 8/01/2014, Tòa
Án Nhân dân TP Hà Nội quyết định khởi tố vụ án “Cố ý làm lộ bí mật nhà nước” đối với người đã mật báo cho Dương Chí Dũng thông tin sắp bị khởi tố nhưng chưa khởi tố cáo buộc liên quan tới đưa và nhận hối lộ.
Thứ trưởng Công an Phạm Quý Ngọ
- Sinh
năm 1954, Ủy viên Trung ương Đảng, Thượng tướng
- Cựu Tổng Cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Phòng chống Tội phạm.
- Được tặng thưởng nhiều huân huy chương và chưa từng bị kỷ luật (theo báo chí VN)
- Từng giữ chức Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh Thái Bình, hàm đại tá. Trong thời gian này, được giao xử lý những biến động tại Thái Bình.
- Sau
này được Bộ trưởng Bộ Công an giao nhiệm vụ theo dõi, chỉ huy, xử lý vụ Tiên Lãng.
- Gần đây được giao làm Trưởng ban chuyên án điều tra các sai phạm tại Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines)
Ngày 9/1 báo mạng PetroTimes đã đăng bài viế́t của Tổng biên tập Nguyễn Như Phong với lập luận ủng hộ Tướng Phạm Quý Ngọ rất rõ ràng và nói rằng lời khai của Dương Chí Dũng là điều mà ông gọi là "không đáng tin".
Ông Trần Đình Triển, luật sư bào chữa cho ông Dương Chí Dũng, cựu Tổng Giám đốc Vinalines, từng nói với BBC rằng thân chủ của ông không có động cơ để khai man cho Thượng tướng Phạm Quý Ngo là người đã mật báo cho ông bỏ trốn.
Báo Người Lao Động mô tả một trong những nhiệm vụ quan trọng của Ban Nội chính Trung ương trong thời gian tới là việc giải quyết đơn tố cáo của ông Dương Chí Dũng.
Trưởng Ban Nội chính Trung ương Nguyễn Bá Thanh đã trực tiếp đến theo dõi phiên
tòa xét xử các “đại án” gần đây, gồm cả vụ xử ông Dương Chí Dũng và
ông Dương Tự Trọng.
Đầu tháng 01/2014,
ông Thanh nói trong năm nay ''Ban Nội chính Trung ương sẽ tham mưu, thành lập và phục vụ các đoàn công
tác nhằm kiểm tra, giám sát
các vụ việc, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng
nghiêm trọng, phức tạp.''
Hiện chưa rõ cơ quan nào dược giao điều tra vụ án lộ bí mật nhà nước tuy dư luận dường như quan tâm nhiều hơn tới cáo buộc đưa và nhận hối lộ liên quan tới ông Phạm Quý Ngọ.
Đại biểu Quốc hội Lê Như Tiiến từng nói với BBC ''dư luận e ngại nếu giao cho Bộ Công an làm thì
thiếu khách quan vì một đồng chí [trong vụ này] là lãnh đạo của bộ nhưng tôi vẫn tin tưởng vào lãnh đạo ngành công an,
nhất là Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang và tập thể Đảng ủy công an Trung ương chắc cũng đủ sáng suốt để điều tra một cách khách
quan."
Tổng Lú và Dư lợn viên
Dư lợn viên CSVN hùng hồn trong cơn say men lú
của Tàu
Chế độ cộng sản cần phải được loại bỏ
Nguyễn Ngọc Già
(Danlambao) - Lẳng lặng dõi theo những thông tin về ngày 17 tháng 2
suốt cả trước đó 10 ngày, trên hầu hết các trang báo, các diễn đàn với nỗi buồn
câm lặng...
Chế
độ cộng sản cần phải loại bỏ
Cho đến khi nhìn những người đàn ông, đàn bà, dù đã ở tuổi cao
niên, lại có thể “hồn nhiên”, không, phải nói là: cố tình; họ cố tình nhảy nhót
để phá bĩnh cuộc tưởng niệm tự phát nhằm ghi nhớ và tri ân hơn sáu vạn quân
nhân và thường dân, chết trong trận chiến biên giới phía Bắc cách đây 35 năm,
bỗng một cảm giác ê chề và nhục nhã xâm lấn tâm hồn tôi.
“Đỉnh cao trí tuệ” bỗng bật ra trong óc tôi, khi xem xong clip [1] từ Dân Làm
Báo về một người đàn
ông luống tuổi, được biết có tên Trần Nhật Quang. Hãy thử hình dung, cho người
đàn ông này thay một bộ veston hoặc một bộ sắc phục công an cấp tá hay tướng
với mái tóc nhuộm đen nhánh, láng mướt keo xịt cùng một cặp kính trắng gọng
vàng, lúc đó ông ta hoàn toàn trở thành hiện thân của những: Hoàng Hữu Phước
với biệt danh “ông nghị khùng”, Đỗ Văn Đương với biệt danh “ông nghị rau
muống”, Trần Đăng Thanh với biệt danh “ông tá sổ hưu”, Hoàng Kông Tư với biệt
danh “ông tướng hai bao cao su” và còn hằng hà sa số các ông (bà) khác (!).
Chẳng ai nghi ngờ không có một sự bảo kê (tôi không muốn dùng
chữ “chỉ đạo” vì nghe nó còn có vẻ văn minh quá) nào đó từ giới cầm quyền Hà
Nội cho những hành vi và lời nói lổ mãng. Người ta đã mắng những hành động nhảy
nhót cũng như lời nói “ngu còn tỏ ra nguy hiểm” của Trần Nhật Quang không tiếc
lời với muôn vàn chữ nghĩa, cả tục lẫn thanh. Cả lời lẽ văn hoa và những ngôn
ngữ bình dân, thường bị gán là “hàng tôm hàng cá”.
Mới nhất, blogger Mẹ Nấm cho
hay [2], tư gia của chị đã bị chọi những bịch xăng nhớt vào nhà, hôm tối
16/2. Sáng nay, ngày 17/2,
nhiều an ninh nam nữ đã lập chốt gác ngồi... rình trước ngõ nhà chị. Giới cầm
quyền Khánh Hòa - Nha Trang xâm phạm nhân quyền và đàn áp người dân lương thiện
một cách vô pháp.
Một “chế độ bầy hầy” đã tạo ra cả một “xã hội bầy nhầy” tựa
miếng thịt trâu già dai nhách mà người cộng sản không chán “nhai tới nhai lui”
suốt 39 năm, thông qua những cái “loa miệng” và loa điện, cùng với những con
người “bầy đàn” chỉ biết làm theo lệnh như những vật vô tri vô giác. Một xã hội
bát nháo và vô chính phủ khôn cùng.
Càng đọc càng thấy khinh bỉ và chán ghét chế độ cộng sản. Người
Việt Nam đã bị chia rẽ đến mức vô cùng khó hàn gắn, một khi chế độ độc đảng
toàn trị còn tồn tại.
Một số người cho rằng không có hành vi đánh đập, bắt bớ, hốt
nhốt, có vẻ biểu lộ “chính quyền” tỏ ra “nhũn nhặn” hơn. Đó là nhận định sai
lầm, khi nhớ lại sự kiện UPR, cộng sản Việt Nam co giò bỏ chạy với 227 khuyến
nghị từ quốc tế. Những khuyến nghị này đang chờ hồi đáp chính thức vào tháng
sáu tới đây. Do đó, tất cả chỉ là đối phó sao cho ổn thỏa mà lại “phá đám”[3] được
như đánh giá của ông Phạm Chí Dũng. Chỉ tiếc cách đối phó vẫn chỉ bày ra những
đầu óc ngu ngốc và lạc hậu. Tuy nhiên, thật khó nghĩ một nhóm nào đó đang muốn
“xích lại gần phương tây”, bởi nó chỉ cho thấy sự đánh nhau ác liệt giữa “các
đồng chí”.
Những người cộng sản vong bản! Họ có nghĩ gì đến một Việt Nam
ngày càng điêu tàn!
Dân
tộc Trung Hoa - Dân tộc Việt Nam cần phải nhớ
Nói về cuộc chiến 1979, người cộng sản vẽ ra hình ảnh gọi là
“tang thương”, như ông Vũ Minh Giang trả lời BBC [4]:
“Hậu quả rất nặng nề. Tôi nói rằng khi đã có một cuộc chiến
tranh, thì nó sẽ thành một vết hằn, thành một cái hố ngăn cách giữa hai dân
tộc, nhất là hai dân tộc gần nhau, chữa vết hằn đó thì khó vô cùng.”
Không một người dân của bất kỳ quốc gia nào muốn chiến tranh. Đó
là điều cần khẳng định trước nhất và trên hết.
Xuất phát từ bản chất lưu manh, lật lọng, xảo trá và lợi dụng
lẫn nhau giữa cộng sản Trung Quốc và cộng sản Việt Nam, cùng với những mưu
toan, các tham vọng giữa hai phía không thành, mỗi bên đã điên cuồng xô đẩy
hàng trăm ngàn người lính hai dân tộc lao vào giết nhau, phục vụ cho chúng. Đó
là tội ác của cộng sản Trung Quốc - cộng sản Việt Nam, cần được điểm mặt cho
rõ. Không thể chấp nhận và không được phép đánh lận cuộc chiến tàn khốc, đẫm
máu 1979 dưới tên gọi “chống quân xâm lược” của cộng sản Việt Nam hay “cuộc
chiến tự vệ” của cộng sản Trung Quốc.
Một khi không chỉ rõ tội ác của hai tập đoàn cộng sản này, lúc
đó người dân Trung Hoa và người dân Việt Nam vẫn tiếp tục hận thù nhức buốt và
âm ỉ để bùng phát.
Đặc biệt, nếu không chỉ rõ dã tâm của cộng sản Trung Quốc - cộng
sản Việt Nam, thì ngay chính người dân trong mỗi nước sẽ tiếp tục phân ly và
chống nhau tới tận cùng. Điều đó sẽ càng giúp cho cộng sản Trung Quốc - cộng
sản Việt Nam cai trị lâu dài.
Trong cuộc chiến phi nhân, phi lý, phi nghĩa, ngoài thường dân
chết oan ức, người lính Việt Nam và người lính Trung Hoa trở nên đáng thương
nhất, bởi họ chết vì sự lừa dối, bị kích động từ tính sắt máu của những tên
cộng sản dã man.
Sự thủ đắc của hai tập đoàn cộng sản tàn ác gây ra vào lúc bấy
giờ, không thể nào gọi tên “chiến thắng” mà mỗi bên vỗ ngực tự nhận, bởi lòng
tà tâm của chúng đã xóa nhòa cái gọi là “chính nghĩa”. Ngày nay, cái thứ “chính
nghĩa” đó càng phơi bày tỏ rõ trước toàn thế giới.
Chế độ cộng sản Trung Quốc - cộng sản Việt Nam cần phải được dẹp
bỏ mới mong trả lại cho dân tộc Trung Hoa - dân tộc Việt Nam cuộc sống bình
yên.
Người Việt Nam và người Trung Hoa hãy cùng nhau nhớ lấy những
ngày đau thương trong lịch sử dân tộc hai nước:
- 02/9/1945, ngày mà cộng sản Việt Nam cướp quyền dân Việt Nam.
- 01/10/1949, ngày mà cộng sản Trung Quốc cướp quyền dân Trung
Hoa.
Cùng nhiều ngày tháng khác, ghi khắc tội ác tày trời của cộng
sản Trung Quốc - cộng sản Việt Nam đối với dân tộc hai nước.
Cộng sản của hai chính thể tàn bạo, lừa lọc không những đẩy xô
hai dân tộc chúng ta lao vào giết nhau mà còn để lại di chứng quá nặng nề đến
tận ngày nay chưa thể xóa nhòa.
Dân tộc hai quốc gia chúng ta cần phải nhớ. Nhớ, không phải để
dân tộc hai nước hận thù nhau thêm. Nhớ để hiểu rõ bản chất cộng sản không bao
giờ có thể thay đổi. Nhớ để cảm thông và cùng quyết tâm loại bỏ chế độ cộng sản
man rợ. Nhớ để nhắc cho con cháu hai quốc gia đừng bao giờ cho phép chế độ cộng
sản đội mồ sống lại dưới bất kỳ hình thức nào, khi hai chế độ man rợ này đang
chuẩn bị sụp đổ.
Kết
Hiện nay, để dẹp bỏ chế độ độc tài toàn trị của hai nước Trung
Hoa - Việt Nam, chỉ có thể xuất phát từ nền kinh tế lụn bại dựa trên việc quản
lý lạc hậu cùng lòng tham vô độ từ “lợi ích nhóm” mỗi quốc gia. Song song đó,
kết hợp với sự vùng lên của quần chúng cùng sự hỗ trợ của các quốc gia văn
minh. Ba yếu tố này mới giúp loại trừ những kẻ cầm quyền ích kỷ, không màng đến
sự sống chết của hai dân tộc.
Những gì đang diễn ra tại Việt Nam và Trung Hoa giống nhau về
nhiều mặt. Người dân hai nước cần nhận rõ thủ đoạn của hai tập đoàn cộng sản,
luôn bị nhiều quốc gia, nhiều tổ chức quốc tế khinh bỉ và lên án để cùng phá bỏ
xiềng gông áp đặt hai dân tộc chúng ta suốt gần 70 năm qua.
Đài RFA rung chuông báo động [5] về sự sụp đổ tài
chính của cộng sản Trung Quốc:
“...Trung Quốc còn ổn định ngày nào là nhờ ngày đó còn ít lệ
thuộc vào nguồn ngoại tệ bên ngoài...”.
Trong bài báo này, toàn cảnh kinh tế Trung Quốc đứng trước nguy
cơ đổ sụp xuất phát từ bất động sản như Charlene Chu cho hay bà đã: “...
đi chu du nhiều nơi để kiểm tra sớm nhất công tác xây dựng những “ hành phố ma”
mà công ty xây dựng khai là đã có 100% người sử dụng. Thực ra các kiến trúc ấy
gần như bị bỏ hoang, chỉ có mặt những toán nhân viên bảo trì cùng một số gọi là
những doanh nhân nản lòng thoái chí. Bà nói điều quái lạ là những kiến trúc mới
gần như hoàn toàn trống trải nhưng đều có người đã mua hết. Cảnh trạng chứa
đựng nhiều mâu thuẫn, nhưng một số lượng đáng kể những tòa bất động sản đã được
kiến tạo trong mấy năm qua, trong khi nhiều dự án như vậy vẫn được tiến hành.
Điều này là lý do chắc chắn gây lo ngại về bong bóng bất động sản. Trái bong
bóng nổ bùng sẽ để lại một nước Trung Hoa rất khác lạ, và đó là nền kinh tế sau
khi bùng phát khủng hoảng đáng lo ngại nhất...”.
Việt Nam, với nguồn ngoại tệ cạn kiệt, tình hình diễn ra không
khác mấy so với hình ảnh nói trên, tất cả cũng xuất phát từ “núi” bất động sản
cùng nợ xấu, với biểu hiện cộng sản Việt Nam chuẩn bị thông qua dự thảo luật
phá sản, cho phép ngân hàng thương mại tuyên bố phá sản với phần thiệt hại hoàn
toàn thuộc về người gởi tiền, khi luật buộc các ngân hàng như thế phải thanh
toán trước tiên các khoản nợ “nhà nước”. Những dấu hiệu sụm dần đang ló dạng
khi Eximbank, ACB, Agribank, Vietinbank, Southernbank [6] v.v... đã và
đang báo lỗ cùng những khoản nợ xấu hàng ngàn tỉ đứng trước nguy cơ mất trắng.
Người Việt Nam và người Trung Hoa hãy cùng
nhau tẩy chay chế độ cộng sản bằng tất cả những gì có thể làm được trong khả
năng mỗi người, mỗi gia đình!
_________________________________
Chú thích:
Cách
tốt nhất để thay đổi chính thể
Le Nguyen (Danlambao) - Đất nước Việt Nam đã tan nát dưới ách
cai trị bạo tàn ngu dốt của tập đoàn cộng sản Việt Nam, tan nát đúng với nghĩa
tan nát của nó mang. Tan nát toàn diện từ kinh tế xã hội đến chính trị văn hóa,
từ cơ chế luật pháp đến giáo dục y tế, từ văn chương văn học đến hiện thực đời
sống, từ nhân cách đạo đức đến thói quen ứng xử. Tan nát từ trên xuống dưới từ
trong ra ngoài, từ cá nhân cá biệt đến tập thể phổ biến và chế độ độc tài cộng
sản còn cầm quyền ngày nào là thêm một ngày u ám cho tương lai đất nước, dân
tộc Việt Nam.
Những điều vừa trình bày, là sự thực đau lòng đang tồn tại trong
đất nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đất nước tan nát là sự thật, nó
không do các thế lực thù địch thổi phồng để mạ lỵ nói xấu chế độ, nó được đúc
kết từ thực tiễn đời sống xã hội Việt Nam hiện nay, từ các nguồn thông tin nội
bộ được phép phổ biến trên hệ thống truyền thông lề đảng, từ những cá nhân có
gần cả đời phục vụ, cống hiến trong bộ máy quyền lực của đảng, nhà nước cộng
sản Việt Nam!
Có lẽ chẳng còn gì để nói với chế độ, với con người cộng sản tha
hóa mục ruỗng nữa bởi mọi thứ tồi tệ đã được nói, được phơi bày nhiều lần,
nhiều cách do nhiều người, nhiều thế hệ, từ lịch sự nhẹ nhàng đến phẫn nộ chửi
bới nhưng tất cả đều không có chiều hướng tiến bộ mà ngày càng diễn biến xấu
hơn. Ngày hôm nay, ngay thời điểm này chế độ độc tài bạo ngược cộng sản đã gây
ra nhiều hậu quả nghiêm trọng khó khắc phục. Chế độ này không còn lý do để tồn
tại, nó phải bị đào thải, phải bị thay thế để tạo đà cho đất nước vươn lên.
Thế nhưng thay thế chế độ độc tài man rợ cộng sản với một thể
chế chính trị dân chủ văn minh như thế nào để tránh tổn thất không đáng có là
điều cần phải cân nhắc, là việc cần phải đầu tư nhiều tâm huyết của những người
Việt còn mang hồn Việt. Thay thế thể chế chính trị độc tài cộng sản là không
thể khác được cho tương lai Việt Nam. Thay đổi chế độ cộng sản chỉ có hai con
đường để chọn: một là lãnh đạo cộng sản chủ động thực hiện từng bước để tự diễn
biến, tự chuyển hóa trong vòng trật tự và ổn định; hai là người dân đã quá sức
chịu đựng của áp bức, buộc lòng phải đứng lên sử dụng bạo lực cách mạng lật đổ
chế độ để thay đổi thể chế chính trị như lịch sử nhân loại đã từng thực hiện
trong quá khứ.
Thay đổi thể chế chính trị bằng cách một hay cách hai đều tùy
thuộc vào thái độ chính trị trực tiếp cũng như gián tiếp của lãnh đạo đảng cộng
sản Việt Nam. Qua thực tiễn, dường như lãnh đạo Việt Nam đương quyền cũng say
mê quyền lực, quyền lợi kể cả cam tâm làm tay sai bán nước như cộng sản thời
đại Hồ Chí Minh. Họ quan tâm đến độc quyền lãnh đạo, quan tâm nhiều đến sự tồn
vong của đảng cộng sản hơn là tha thiết đến độc lập chủ quyền, đến vận mệnh của
tổ quốc, dân tộc Việt Nam.
Ý đồ tồi tệ này ngày nay có thể thấy qua động thái lãnh đạo cộng
sản Việt Nam bám chặt vào quan thầy Bắc Kinh để bảo vệ quyền lực, quyền lợi của
đảng và họ ra tay trấn áp tàn bạo các tổ chức đấu tranh cho dân chủ, các nhân tố
đấu tranh tích cực cho mục tiêu công bằng xã hội, là điều kiện cần và đủ cho
một thiết chế chính trị dân chủ hậu độc tài cộng sản Việt Nam.
Song song với động thái bám “váy” Trung Cộng, ra tay đàn áp
những phản kháng của mọi tầng lớp nhân dân để bảo vệ đảng, bảo vệ chế độ, là hệ
thông truyền thông thi nhau tuyên truyền láo như nó đã từng láo rằng: “Nhờ
sự nỗ lực phấn đấu của toàn dân, toàn quân, cộng đồng doanh nghiệp và cả hệ
thống chính trị dưới sự lãnh đạo của đảng, quản lý của Nhà nước, tình hình kinh
tế xã hội đã có nhiều chuyển biến tích cực, đúng hướng trên các lĩnh vực.”
Đó là màn dạo đầu trước khi đọc bản báo cáo láo về thành tích
kinh tế xã hội trong năm 2013 có 8 điểm được đúc kết như sau:
“1) Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát.
2) Kinh tế có bước phục hồi.
3) Tái cơ cấu kinh tế đạt kết quả bước đầu.
4) Ba đột phá chiến lược được triển khai đồng bộ và đã đạt được
một số kết quả.
5) Văn hóa, xã hội có tiến bộ; an sinh xã hội được bảo đảm; đời
sống nhân dân có bước cải thiện.
6) Tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và chủ động
ứng phó với biến đổi khí hậu.
7) Phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
đạt được một số kết quả.
8) Quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia được bảo đảm; hoạt
động đối ngoại đạt được nhiều kết quả tích cực.”
Lược sơ qua 8 điểm trong bản báo cáo thành tích kinh tế - xã hội
là phát ói vì quá láo nào là “kinh tế cơ bản ổn định... có bước phục hồi... đạt
kết quả bước đầu... an sinh xã hội được bảo đảm... đời sống nhân dân có bước
cải thiện... tham nhũng từng bước đẩy lùi...” Thật ra, chuyện báo cáo thành
tích láo như thế này đã trở thành phổ biến trong máu thịt của các quan chức,
đảng viên cộng sản Việt Nam mà ai nghe qua cũng đều phải lắc đầu với cái láo lì
lợm, láo lem lẻm của đảng cộng sản Việt Nam và chẳng có gì để bàn cho nội dung
láo này, chỉ làm mất thì giờ vô ích mà thôi.
Việc cấp bách cần phải bàn đến, là lãnh đạo đảng cộng sản phải
làm sao, làm như thế nào để chuyển đổi từ độc tài sang dân chủ nhằm tránh cuộc
nổi dậy lật đổ chế độ của tầng lớp nhân dân bị áp bức sẽ tiến hành trong tương
lai. Chắc chắn bạo lực lật đổ sẽ gây ra hậu quả khủng khiếp khó lường và để
tránh viễn cảnh tồi tệ trông thấy trước cho Việt Nam thì đây là một số điểm nền
tảng, then chốt cho lãnh đạo cộng sản Việt Nam tham khảo, đưa vào thực hiện
trong cuộc chuyển đổi lịch sử này:
Một là lãnh đạo đảng cộng sản cần phải qua “kênh” ngoại giao
“mềm dẽo, khôn khéo” bắt tay với tình báo Liên Âu, Hoa Kỳ chia sẻ thông tin lẫn
đề nghị trợ giúp quân sự nếu cần để ngăn chận Trung Cộng thực hiện ý đồ thôn
tính cũng như xen vào công việc nội bộ, phá hoại tiến trình chuyển đổi độc tài
sang dân chủ của Việt Nam.
Hai là kiện toàn luật pháp Việt Nam theo chuẩn luật pháp quốc
tế, từng bước thực thi cụ thể trong thực tiễn đời sống chính trị, kinh tế, xã
hội, luật pháp... và quyết tâm đẩy lùi những hành động vô luật, vô pháp rừng rú
của đám quan chức, cán bộ, đảng viên các cấp của đảng, nhà nước để chuẩn bị
điều kiện cho một nhà nước dân chủ pháp trị trong tương lai.
Ba là nuôi dưỡng lực lượng đối kháng, đối lập qua việc hợp thức
hóa các đoàn thể xã hội độc lập và sử dụng sức mạnh luật pháp như là vũ khí để
từng bước làm vô hiệu các thành phần “phản động, thế lực thù địch, tay sai
Trung Cộng” nằm trong nội bộ đảng cộng sản, thực hiện ý đồ ngăn chận, phá hoại
mục tiêu thay đổi thể chế chính trị.
Bốn là thả tất cả các tù nhân chính trị, tù nhân lương tâm và
không cản trở cũng như tạo điều kiện cho thành phần này gia nhập các đoàn thể
xã hội, lãnh đạo các đoàn thể xã hội đúng với tiêu chuẩn xã hội dân sự của các
nước dân chủ tiên tiến để dần kiện toàn cơ chế đấu tranh trong một nhà nước dân
chủ đúng nghĩa dân chủ.
Năm là lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam phải thực tâm đối thoại
với lãnh đạo các tổ chức đối lập qua trung gian của một quốc gia tiên tiến hay
khối quốc gia thứ ba nhằm thảo luận, bàn về thiết chế chính trị dân chủ thực
hiện thay thế từng phần để đi đến thay thế toàn bộ chính thể độc tài cộng sản.
Năm vấn đề chính cho mục tiêu thay đổi thể chế, thiết lập thể
chế chính trị dân chủ vừa gợi ý là lộ trình cho lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam
tham khảo và khai triển đưa vào thực hiện cho việc thay đổi thể chế chính trị
êm thấm tốt đẹp không đổ máu, rất thuận lợi cho việc xây dựng, phát triển đất
nước hậu cộng sản. Lộ trình thay đổi thể chính trị này, không phải là do một
phút bốc đồng tùy hứng chém gió, nói cho sướng miệng mà đó là sự quan tâm của
nhiều người Việt Nam yêu nước luôn suy nghĩ về hai kịch bản thay đổi thể chế
chính trị sẽ và phải xảy ra cho Việt Nam trong tương lai.
Nên nhớ rằng bạo lực khủng bố, súng đạn dùi cui, nhà tù nhục
hình không phải là sức mạnh vô địch để bảo vệ đảng, bảo vệ chế độ, đi ngược
chiều tiến hóa của nhân loại. Sức mạnh đó chỉ là nhất thời cho một giai đoạn
nào đó chứ không thể vĩnh cửu muôn năm như các người cộng sản lầm tưởng hô hào
“đảng cộng sản Việt nam muôn năm”. Những bạo ngược phản động chống lại loài
người, đi ngược chiều tiến hóa lịch sử phải bị đào thải, là quy luật tất yếu
không thể đảo ngược và chế độ độc tài độc ác cộng sản phải tự chuyển hóa hoặc
bị lật đổ, thay thế bằng một thể chế chính trị dân chủ văn minh hợp thời đại,
là hướng phát triển tất yếu của lịch sử.
Thế giới đã sẵn sàng, lòng dân đã sẵn sàng cho một cuộc tự diễn
biến, tự chuyển hóa thay đổi thể chế chính trị trong hòa bình, không cần sử
dụng đến bạo lực cách mạng để tránh một cuộc tắm máu có thể sẽ xảy ra do bạo
lực lật đổ chế độ nổ ra mất kiểm soát. Đây là cơ hội vô cùng thuận tiện ngàn
năm một thuở cho lớp lãnh đạo cộng sản đời nay chuộc lại lỗi lầm, làm nên lịch
sử và nếu hèn nhát chần chờ ví lý do nào đó để cơ hội qua đi, để dân tộc Việt
Nam phải lại ngập chìm trong bể máu của bạo loạn lật đổ, các người sẽ đắc tội
với tổ tiên dựng nên tổ quốc Việt Nam này.
Hẳn tập đoàn lãnh đạo tối cao của đảng cộng sản Việt Nam hiểu
hơn ai hết về thực trạng của tổ quốc Việt Nam. Họ cũng hiểu rằng kéo dài độc
quyền lãnh đạo nhà nước – xã hội của đảng cộng sản cũng có nghĩa là kéo dài đói
nghèo, đau khổ cho dân tộc Việt Nam.
Nguyên nhân nào... tại sao Lãnh đạo cộng sản đương quyền lại
không từ bỏ nó, vất bỏ nó đi?
Có phải lãnh đạo cộng sản không từ bỏ, vì họ tin là con đường xã
hội chủ nghĩa là đúng đắn hay vì tham vọng quyền lực, quyền lợi không thể rứt
ra được hoặc họ đã hiểu chủ nghĩa xã hội là hoang tưởng và biết được quyền lực,
quyền lợi là vô thường, là không là gì cả khi con người nhắm mắt xuội tay nhưng
họ vẫn thụ động không làm gì cả!
Có thể họ thụ động vì họ không biết phải làm sao, làm như thế
nào để thoát ra khỏi vòng tròn luẩn quẩn không lối thoát do cơ cấu tổ chức đảng
cộng sản tự bản chất là hệ thống bao vây cô lập, nghiền nát những cá nhân dũng
cảm, bất khuất trong bộ máy vận hành phi nhân, tàn bạo của nó. Hy vọng rằng năm
điểm gợi ý để triển khai, thực hiện việc thay đổi thế chế chính trị cách tốt
nhất sẽ là lối thoát cho lãnh đạo cộng sản Việt Nam đương quyền “dũng cảm”
buông đao đồ tể, chuộc lại lỗi lầm và làm nên bước ngoặt lịch sử, trước khi quá
muộn?
Phỏng Vấn Người Tham Dự Tượng Niệm Ngày Chiến Tranh Biên Giới 17.2.1979
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment