Khi
tướng Ngọ chưa chết, sao Đại tá Như Phong đã vội loan tin “từ trần”? Chuyện khó tin!
( lại lếu láo bản chất cuả đảng ! )
Thật khó có thể tưởng tượng ở chế độ cộng sản Việt Nam, một vị
Thượng tướng, Thứ trưởng, Ủy viên trung ương đảng, mà khi chưa chết, đã có báo
loan tin ngay là đã chết.
Đó là tình cảnh hết sức thương tâm của tướng Ngọ, tờ báo nhanh
nhảu loan tin là báo PetroTimes “của” đại tá công an Nguyễn Như Phong.
Chuyện khó tin đó càng khó tin hơn khi
chính TBT-Đại tá Nguyễn Như Phong lại là người, cùng với tờ báo “của mình”, đã
tỏ ra tích cực nhất bảo vệ danh dự cho tướng Ngọ, cùng với những biểu hiện tình
thân hữu quen biết, có nghĩa một khi nghe tin ông hấp hối, hay qua đời, với
tình cảm của mình ắt phải bị sốc, khó tin vào điều đó, phải chờ kiểm chứng, chứ
không phải là vội vàng tin ngay và đưa ngay tin như … “reo lên vui mừng”, như
“trút được gánh nặng” nào đó. Đến lạ!
Với một con người, việc khẳng định đã chết đã là điều phải thận
trọng theo lẽ thường. Đằng này, với một quan chức cấp rất cao, lại đang trong
tình cảnh trớ trêu, bị những tai tiếng thị phi rất ô nhục, thì lạ càng phải
thận trọng việc đưa tin qua đời. Bởi không khéo, dễ bị cho là tung tin thất
thiệt cho chính đương sự và những người, những cơ quan liên quan.
Để những ai chưa hiểu mấy về chế độ cộng sản VN quanh những cái
chết của các yếu nhân như tướng Ngọ, xin lấy dẫn chứng rất mới là cái chết của
Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Các báo đã rất thận trọng, tránh vội đưa tin, có báo
như Quân đội nhân dân còn phải chờ sau 1 ngày.
Ấy thế mà, hồi 19h58′,
tối qua báo PetroTimes đã loan tin tướng Ngọ “đã từ trần vào hồi 16h ngày 18/2 tại Bệnh viện Quân đội 108 vì căn bệnh ung thư
quái ác.” Rồi sau đó,
không biết vào lúc nào, họ đã sửa lại “đã
từ trần vào hồi 21h20 ngày 18/2. (Vào lúc 16h30, tim của tướng Phạm Quý Ngọ đã ngừng đập.
Nhưng được các bác sĩ khoa cấp cứu A11 Bệnh viện Quân đội Trung ương 108 hồi
sức tích cực, nên trái tim đã đập trở lại. Tuy nhiên, đến 21h20thì ngừng
hẳn). …”
Hiện tượng “nhanh nhảu” chưa từng có này trong lịch sử báo chí
VN cộng sản còn có thể gây những hệ lụy, khi mà “các thế lực thù địch”, kể cả
những “thế lực … kình địch” đang soi mói rất ghê, rất dễ đặt điều trước cái
chết của tướng Ngọ. Họ có thể đặt dấu hỏi rằng: phải chăng Nguyễn Như Phong,
được ai đó trong “nhóm lợi ích” và có liên quan tội trạng vội mật báo “tin
mừng” là đã “xử lý” xong tướng Ngọ, giữa lúc lực lượng này đang rất cần giành
lại thế thượng phong, từ ngay cả việc tận dụng công vụ tuyên truyền?
Một dấu hỏi khác cũng có thể được đặt ra, là tại sao trong suốt
5 giờ đồng hồ từ khi “tim
ngừng đập” cho tới khi “ngừng
hẳn“, các bác sĩ đã “hồi
sức tích cực”, có lúc “trái
tim đã đập trở lại”, có nghĩa là không khí cấp cứu cho sinh mạng
của tướng Ngọ là rất khẩn trương, cùng hy vọng cứu được là có, khi đó ai
có mặt cũng thấy rõ được, mà lại có kẻ dám tin và đưa tin cho đại tá Như Phong
là tướng Ngọ đã chết?
Mời xem lại bài trước “Tướng
Ngọ từ trần” – vậy là lời khuyên cho Ban Nội chính không kịp thành hiện thực (trong
đó sao chép nguyên văn bài của PetroTimes lúc chưa chỉnh sửa) và bài sau khi đã
chỉnh sửa: Tướng Phạm Quý Ngọ từ trần. Ngoài
ra, về giờ “từ trần” của tướng Ngọ, báo PetroTimes đã mâu thuẫn với báo Công an
nhân dân. Mời xem bản tin ngắn ngủi chưa từng thấy trên báo này: Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ từ trần (thậm
chí, không biết có phải do không kịp, hay còn phải cân nhắc chọn ảnh nào, mà
cho tới 7h30 sáng nay 19/2, bản tin vẫn chưa có ảnh). “Đồng chí Thượng tướng Phạm Quý Ngọ, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ
trưởng Bộ Công an do lâm bệnh nặng, đã từ trần vào hồi 21h05 ngày 18/2/2014 tại Bệnh viện Trung ương
Quân đội 108“.
Không biết có phải vì những lủng củng này, mà
làm báo nước ngoài cũng đưa giờ chết cũng khác,RFA đưa là 19h30′.
Nên cũng phải nói thêm một điều không kém phần quan trọng với
người Việt, trong nhiều năm nay coi nặng chuyện tâm linh. Một người chưa chết
mà báo là chết, báo chết rồi lại còn đưa giờ giấc sai lạc, rất ảnh hưởng tới
gia đình, người thân, luôn coi rất quan trọng giờ chết (họ mới là người có
quyền thông báo chính xác giờ chết), liên quan tới nhiều điều, trong đó có
quyết định ngày giờ phát tang, nhập quan, di quan, hạ huyệt v.v.. để khỏi ảnh hưởng
xấu tới con cháu sau này.
.
Nhìn
lại những "chiến thuật" của nhà cầm quyền VN
Kính Hòa, phóng viên RFA
2014-02-18
2014-02-18
- In trang này
- Chia sẻ
- Ý kiến của Bạn
- Email
"Chiến thuật" nhảy đầm của nhà cầm quyền VN nhằm ngăn
chặn nhân sĩ trí thức tưởng niệm ngày chiến tranh biên giới 17/2. Ảnh chụp hôm
16/2/2014 tại Hà Nội.
Courtesy of
thanhnienconggiao
Ngày 16/2 vừa qua cơ
quan công quyền ở thủ đô Hà Nội đã dùng một biện pháp hoàn toàn mới để ngăn trở
cuộc tập hợp tưởng niệm chiến tranh biên giới hồi năm 1979. Kính Hòa nhìn lại
những biện pháp mà nhà cầm quyền sử dụng trong thời gian những năm gần đây.
"Chiến
thuật" nhảy đầm
Như vậy là không có buổi lễ nào được chính thức tổ chức để tưởng
niệm sự kiện 17/2/1979, 35 năm sau ngày nhà cầm quyền Trung quốc phát động cuộc
chiến tranh biên giới kéo dài trong một tháng. Theo những số liệu được
công bố thì có khoảng 60 ngàn người Việt ngã xuống trong một tháng ấy.
Buổi lễ long trọng nhất có lẽ là buổi lễ được nhóm NO-U tổ chức
vào ngày 16/2. Đây là một tổ chức dân sự không có liên quan đến cơ quan công
quyền.
Sáng ngày chủ nhật 16/2/2014 khoảng gần 100 người dân Hà Nội đã
hẹn nhau đến tượng đài Vua Lý Thái Tổ để làm lễ dâng hương cho những người đã
ngã xuống, tuy nhiên họ đã không thể tổ chức buổi lễ tại nơi dự định. Anh
Nguyễn Chí Tuyến, thường được biết với tên gọi Anh Chí, người đọc văn tế cho
những liệt sĩ 35 năm trước trong buổi tưởng niệm nói với chúng tôi,
“Ở chân tượng Lý Thái Tổ thì họ tổ chức cho các cặp đôi trung
niên, tôi nói là trung niên vì các anh các chị, các ông các bà ấy lớn tuổi rồi,
cũng tầm phải 50 là ít. Các em thiếu niên ở phía tượng đài kia còn nhỏ thì tôi
không nói, còn các vị trung niên rồi, thậm chí lên chức ông chức bà rồi mà ra
đó khiêu vũ thì nó lố bịch quá. Có các bác hôm nay đến dự buổi tưởng niệm đến
nói với họ dừng lại để mọi người làm lễ đã thì họ không chịu, họ nói việc họ họ
làm. Tôi nói với anh em là sang bên kia đường để làm. Sau đó mọi người tập
trung ở đấy để làm việc tưởng niệm.
Nhà cầm quyền Hà Nội đã gây những khó khăn cản trở bằng việc
dựng lên những sân khấu bằng gỗ, làm các chương trình ca nhạc rồi mời các câu
lạc bộ khiêu vũ của các vị trung niên ấy đến nhảy nhót trước tượng ông Lý Thái
Tổ là nơi mà chúng tôi định làm lễ.”
Đây là chiến thuật mới nhất của nhà cầm quyền Hà nội để đối phó
với những cuộc tập họp đông người mà họ không thích. Trong những năm gần đây
những nhóm xã hội đối lập với nhà cầm quyền xuất hiện ngày càng nhiều và cơ
quan công quyền đã sử dụng nhiều biện pháp không chính thống để đối phó.
Những vụ biểu tình chống Trung quốc ở đô thị nổ ra vào khoảng
năm 2007 bị trấn dẹp bằng biện pháp cổ điển là lực lượng chức năng chính thống
như công an cùng các thiết bị nghiệp vụ của họ như xe phá sóng điện thoại.
Các biện pháp phi
chính thống
Các biện pháp ngăn trở sau đó được đa dạng hóa hơn.
Nữ văn sĩ Võ Thị Hảo cầm trên tay bông hoa trắng, TS. Nguyễn Quang
A chít khăn: Nhân Dân Không Quên 17-2-1979. Courtesy of thanhnienconggiao
Trong tháng giêng này, trước sự kiện khiêu vũ ngày 16/2, người
dân Hà nội tập trung tổ chức tưởng niệm ngày trận đánh Hòang Sa năm 1974 thì bị
một công trường giả dựng lên để gây tiếng ồn cản trở việc tập hợp. Một viên đá
được cắt ngang dọc để phục vụ cho công trường giả ấy.
Năm 2008, sau vài tháng giằng co giữa chính quyền Hà nội và giáo
dân công giáo về việc tranh chấp một khu đất thuộc tòa khâm sứ ngay trung tâm
thủ đô, một công viên đã được dựng lên hầu như chỉ trong một đêm để chấm dứt
chuyện đòi khu đất này của giáo dân, vì rằng công viên là một tiện ích công
cộng.
Một biện pháp cũng không chính thống nhưng mang tính bạo lực là
sử dụng các nhóm người bất hảo để quậy phá các cuộc tập hợp, ở đô thị cũng như
ở nông thôn trong các cuộc biểu tình đòi đất của nông dân. Ngoài ra những đoàn
viên thanh niên cộng sản trong đồng phục màu xanh dương không vũ trang cũng
được huy động trong các hoạt động chống biểu tình. Các nhóm người được huy động
cho công việc này thường được báo chí của đảng cộng sản gọi là các nhóm quần
chúng tự phát.
Trên phương diện pháp lý, tội danh trốn thuế thường được đưa ra
để kết tội những người có ý kiến trái với nhà cầm quyền như phiên tòa đang diễn
ra để xử luật sư Lê Quốc Quân vào ngày 18/2/2014. Trước đó, hồi năm 2009, doanh
nhân trẻ tuổi Trần Huỳnh Duy Thức cũng bị bắt với tội danh trốn thuế, nhưng tội
danh này không được nêu ra trong bản án 16 năm tù dành cho anh Thức sau đó.
Các biện pháp phi hành chính cũng được triệt để áp dụng để làm
rối những nhà hoạt động dân sự. Kỹ sư Nguyễn Văn Thạnh, người đề xướng việc
kiện các nhà máy thủy điện ở miền Trung xả nước làm chết dân bị các chủ nhà trọ
từ khước do áp lực của nhà cầm quyền.
Hiệu quả của biện pháp
mới
Trở lại với biện pháp mới nhất là sử dụng khiêu vũ ngoài trời để
ngăn trở cuộc tập hợp tưởng niệm chiến tranh biên giới tại Hà nội vừa qua, một
facebooker đưa ra nhận xét như sau,
Các nhân sĩ trí thức tưởng niệm đồng bào và chiến sĩ tử trận trong
cuộc chiến tranh biên giới 17/2/1979. Courtesy of thanhnienconggiao
“Mình phục đồng chí nào đã nghĩ ra cái màn khiêu vũ hôm qua ở tượng
đài Lý Thái Tổ. Một lựa chọn rất thông minh. Nó giúp tránh được tai tiếng cho
lực lượng an ninh. Một lực lượng an ninh không được huấn luyện kỹ lưỡng
để hành xử một cách văn minh thì sẽ dễ mất kiên nhẫn và hành xử như những côn
đồ khi phải đối diện với những người biểu tình bản lĩnh. những hình ảnh
khiêu vũ chỉ gây mắc cười chứ không gây xấu hổ trước công luận như những hình
ảnh côn đồ.”
Quả thực là hình ảnh đôi nam nữ trung niên khiêu vũ giữa trời
đông Hà nội, như bước ra từ những trang sách của nhà văn Vũ Trọng Phụng cách
đây gần một thế kỷ vào lúc Hà nội bắt đầu Âu hóa, được hãng thông tấn AP đưa
lên khắp mặt báo và cơ quan truyền thông khắp thế giới đã gây không ít ngạc
nhiên và những nụ cười.
Nhưng đối với nhiều người Việt đến để tưởng niệm cuộc chiến
tranh thì họ không cười được. Nghệ sĩ Kim Chi có mặt tại nơi tưởng niệm bên bờ
hồ Hoàn Kiếm nói với biên tập viên Mặc Lâm rằng,
“Tôi có hai cảm xúc đối với việc hôm qua, thứ nhất là đối với
tấm lòng của bao nhiêu người xót thương, biết ơn những người đã hy sinh trong
cuộc chiến ấy để bảo vệ tổ quốc thì số ấy đông lắm ở phía bờ hồ. Còn điều mà nó
làm cho tôi rất khó chịu mà nói nặng hơn là phẫn nộ trước những hành động rất
là lố bịch. Cái ngày như thế mà họ bắt loa thiệt to rồi họ ôm nhau nhảy nhót
này kia, nó không có tự nhiên…tôi không hiểu các bạn sung sướng gì mà ra đây ăn
mừng cái ngày đó.”
Anh Chí thì nói với chúng tôi,
“Tôi nói với mọi người là cứ để họ diễn trò, để cho nhân dân
người ta nhìn, dư luận người ta nhìn, rồi những bậc tiền nhân như ông Lý Thái
Tổ ông ấy đứng đấy ông nhìn xuống, vong linh các đồng bào chiến sĩ đã ngã xuống
sẽ chứng giám chuyện này.”
Như vậy nếu biện pháp khiêu vũ có thể sẽ không gây ra những phản
ứng mạnh từ cộng đồng thế giới về vấn đề nhân quyền trong sự đàn áp, nhưng đối
với những người giàu tình tự dân tộc như nghệ sĩ Kim Chi hay Anh Chí thì biện
pháp này có vẻ mang một hiệu ứng ngược.
van
tran
To
Today at 4:54 PM
Subject: Giết 5 triệu con chó/năm: Thế giới khiếp Việt Nam.
Chỉ riêng tại Việt Nam, hàng năm ước tính có khoảng 5 triệu con chó bị giết để phục vụ nhu cầu tiêu thụ thịt của con người.
Đây là số liệu do Liên minh Bảo vệ Chó châu Á
(ACPA) công bố. Ngành kinh doanh này chính yếu dựa vào việc buôn lậu chó bất hợp pháp qua biên
giới, trong khi tất cả các nước trong vùng đã
ra lệnh cấm vận chuyển chó chưa được tiêm chủng dại, chó không có
chứng nhận sức khỏe, giấy phép nhập khẩu, và giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ.
Vấn nạn vận chuyển, buôn bán chó lậu tại Việt Nam đã được quy định là bất hợp pháp từ năm 2009, tuy
nhiên nguồn lực dành cho việc giải quyết vấn đề này chưa dồi dào, việc thực thi pháp luật nhiều khi không chặt chẽ, chưa được áp dụng một cách đầy đủ, và cho tới nay vẫn nhận được quá ít sự quan tâm.
Tiến sỹ Tuấn Bendixsen, Trưởng Đại diện Tổ chức Động vật châu Á ở Việt Nam, cho biết, Việt Nam từ lâu đã trở thành điểm tập trung của những loài chó bị buôn lậu từ các nước láng giềng. Chó nuôi lẫn chó lạc bị bắt và nhồi nhét vào trong
các lồng xếp chồng lên nhau trên
các xe tải đường dài. Những chú chó bị lèn chặt vào nhau và
không được kiểm soát dịch bệnh.
“Chỉ nói riêng về vấn đề y tế thôi, thì những loại chó này trở nên nguy hiểm đối với những người ăn thịt chúng, và cả những người có tiếp xúc trực tiếp với chúng”, ông Tuấn Bendixsen cho
biết.
Mới đây, Cục Thú y Việt Nam đã ban hành
công văn chỉ thị chính quyền các địa phương tăng cường công tác kiểm dịch, ngăn chặn buôn lậu chó tại các cửa cảng khi lo ngại về nguy cơ gia tăng và bùng
phát bệnh dại.
Quan điểm của Liên minh Bảo vệ Chó châu Á khẳng định, nạn buôn bán thịt chó, dù là phi
pháp. hay chưa được pháp luật quy định, đều mang lại một mối nguy hại cho cả sức khỏe của con người và quyền lợi của động vật. Nhiều cuộc điều tra trên toàn
châu Á cho thấy, tất cả các khâu trong
chuỗi buôn bán cung ứng thịt chó từ khai thác, vận chuyển, phân phối, đến giết thịt đều vô cùng tàn bạo. Hơn nữa, vấn nạn này còn đe dọa sức khỏe cộng đồng xuyên qua việc lây truyền dịch bệnh, mà đáng lo ngại hơn cả là bệnh dại.
Sau tọa đàm diễn ra tại Hà Nội vào tháng 8 năm
ngoái, các cơ quan chức năng các nước Đông Nam Á đã
thoả hiệp về việc tạm dừng 5 năm các hoạt động thương mại liên quan đến chó giữa các quốc gia, có chung
biên giới nhằm chấm dứt việc buôn bán vận chuyển chó.
Theo Khánh Chi.
VEF
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment