On Wednesday, March 5, 2014 4:34 PM, Thong Nguyen <tks.nguyen@gmail.com> wrote:
LỐI XƯA XE NGỰA HỒN THU
THẢO… Huỳnh Chiếu Đẳng
Không cố ý phơi bầy vô trách nhiệm- nhưng sự
thật vẫn phải chấp nhận!
*
Huỳnh Chiếu Đẳng
“Vào Nam tôi mới hiểu rằng, chế độ ngoài Bắc là chế độ man rợ vì nó chọc
mù mắt con người, bịt lỗ tai con người. Trong khi đó ở miền Nam người ta có thể
nghe bất cứ thứ đài nào, Pháp, Anh, Mỹ… nếu người ta muốn. Đó mới là chế độ của
nền văn minh. Và thật chua chát khi nền văn minh đã thua một chế độ man
rợ. Đó là sự hàm hồ và lầm lẫn của lịch sử. Đó là bài học đắt giá và nhầm
lẫn lớn nhất mà dân tộc Việt Nam phạm phải…” - Dương Thu Hương.
“Một câu hỏi da diết xuất hiện trong những khoảnh khắc ấy: những gương
mặt mà ta đã gặp, những ngôi nhà, góc phố, hàng cây, mỗi ngôi làng hay thậm chí
một tiếng chuông chùa trong đêm sẽ như thế nào, sẽ ra sao, nếu như không có
Ngày Độc lập 2/9 ấy?…” -Trương Tấn Sang
.
“Tạo hóa gây chi cuộc hí trường
Đến nay thấm thoát mấy tinh sương
Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương
Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt
Nước còn cau mặt với tang thương
Ngàn năm gương cũ soi kim cổ
Cảnh ấy người đây luống đoạn trường”
Đến nay thấm thoát mấy tinh sương
Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương
Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt
Nước còn cau mặt với tang thương
Ngàn năm gương cũ soi kim cổ
Cảnh ấy người đây luống đoạn trường”
(Bà Huyện Thanh Quan)
.
Bài thơ tác giả “hoài cảm” sau năm 1802 khi Nguyễn Ánh
đánh bại nhà Tây Sơn lên ngôi, niên hiệu Gia Long và định đô ở Huế. Từ đó,
Thăng Long (Hà Nội) chỉ còn là “cố đô” - Lời thơ mang âm hưởng
hoài niệm tiếc nuối một thời vàng son dĩ vãng.
Bối cảnh cũng gần giống như vậy – Sài Gòn xưa “hòn ngọc Viễn
Đông” một hình ảnh thiêng liêng, thân thương không thể nào phai nhòa
trong trái tim của gần ba mươi triệu người miền Nam, Việt Nam, có một thời, dù
khói lửa chiến chinh từ phía Bắc, bên kia vĩ tuyến 17 tràn sang nhưng cũng cố
gắng vươn lên trong những khoảnh khắc “tạm yên bình” ngắn ngủi giữa thập niên
60-70 – Ngắn ngủi thôi, nhưng những gì có được cũng đã làm cho những trái tim
còn thuần khiết “tính người” như nhà văn nữ miền Bắc Dương Thu Hương phải mềm
lòng thổn thức rơi lệ bởi cảm xúc trong ngậm ngùi, “tiếc nuối”, giữa lòng
TP/phố Sài Gòn 30/4/1975. Nhà văn này tâm sự….
.
Dương Thu Hương: (thở dài) Điên rồ thì
tôi có nhiều thứ điên rồ. Khóc thì tôi có hai lần khóc.
Lần thứ nhất khi đội quân chiến thắng vào Sài Gòn năm 1975, trong khi tất
cả mọi người trong đội quân chúng tôi đều hớn hở cười thì tôi lại khóc. Vì tôi
thấy tuổi xuân của tôi đã hy sinh một cách uổng phí. Tôi không choáng ngợp lắm
vì nhà cao cửa rộng của miền Nam, mà vì tác phẩm của tất cả các nhà văn miền
Nam đều được xuất bản trong một chế độ tự do; tất cả các tác giả mà tôi chưa
bao giờ biết đều có tác phẩm bầy trong các hiệu sách, ngay trên vỉa hè; và đầy
dẫy các phương tiện thông tin như TV, radio, cassette. Những phương tiện đó đối
với người miền Bắc là những giấc mơ. Ở miền Bắc, tất cả mọi báo đài, sách vở
đều do nhà nước quản lý. Dân chúng chỉ được nghe đài Hà Nội mà thôi; và chỉ có
những cán bộ được tin tưởng lắm mới được nghe đài Sơn Mao, tức là đài phát
thanh Trung Quốc. Còn toàn bộ dân chúng chỉ được nghe loa phóng thanh tập thể; có
nghĩa là chỉ được nghe một tiếng nói. Vào Nam tôi mới hiểu rằng, chế độ ngoài
Bắc là chế độ man rợ vì nó chọc mù mắt con người, bịt lỗ tai con người. Trong
khi đó ở miền Nam người ta có thể nghe bất cứ thứ đài nào, Pháp, Anh, Mỹ… nếu
người ta muốn. Đó mới là chế độ của nền văn minh. Và thật chua chát khi nền
văn minh đã thua một chế độ man rợ. Đó là sự hàm hồ và lầm lẫn của lịch sử.
Đó là bài học đắt giá và nhầm lẫn lớn nhất mà dân tộc Việt Nam phạm phải.
(Nguồn: Nhật Báo Người Việt).
Và mới đây trong một bài viết nói về ngày 2/9 có cái tựa “Phải biết hổ thẹn với tiền nhân” ông
“Tổng thống” (CT nước) Trương tấn Sang như “tâm sự” rằng (nguyên văn):
“Một câu hỏi da diết xuất hiện trong những khoảnh khắc ấy: những gương
mặt mà ta đã gặp, những ngôi nhà, góc phố, hàng cây, mỗi ngôi làng hay thậm chí
một tiếng chuông chùa trong đêm sẽ như thế nào, sẽ ra sao, nếu như không có
Ngày Độc lập 2/9 ấy?…” thì những dòng của viết bài này
ngoài mục đích hoài cảm “một thoáng hương xưa” với đồng bào, nhất là các bạn
đọc trẻ trong và ngoài nước sinh sau 1975 thì cũng nhân tiện gửi đến ngài “Tổng
thống nước” một số hình ảnh cũ của Sài Gòn ngày xưa, nơi mà chắc ngài không lạ
(vì ngài từng là “chủ nhân ông”, hít thở không khí Sài Gòn một thuở) với cùng
một câu hỏi: “… cảnh cũ này sẽ thay đổi ra sao, nếu như không có Ngày
2/9 định mệnh ấy?…” thưa ông!?…
Thập niên 1960-70 đường ray xe lửa
vẫn còn trên đường Hàm Nghi – Sài Gòn
Nhưng vóc dáng một góc Sài Gòn, “thủ phủ Đông Dương” như
thế này (1960-65) Bangkok, Singapore, Đài Loan và Seoul sau Đệ II thế chiến
chưa thể có kịp, và
những hình ảnh cũ dưới đây của Sài Gòn một thuở, người dân đang năng động hối
hả xây dựng một cuộc sống phồn vinh cho đất nước, cùng nhịp điệu với các quốc
gia tự do dân chủ vừa lấy lại độc lập trong khu vực Asean (Đông Nam Á) mà không
tốn một giọt máu nào.
This image has been resized. Click
this bar to view the full image. The original image is sized 769×513.
|
This image has
been resized. Click this bar to view the full image. The original image is
sized 766×490.
|
This image has been resized. Click this bar to view the
full image. The original image is sized 764×509.
|
–Sài Gòn những năm 1960-1970 (trên),
cùng thời điểm (ảnh dưới) là Hà Nội. Không cốt ý bôi bác hay phê phán, bởi Nam
Bắc cùng là dân Việt, nỗi buồn đâu của riêng ai! Mà đơn giản, so sánh để khẳng
định cái từ ngữ chiêu bài mà những người CSVN đã “lừa bịp” đồng bào miền Bắc
rằng: “Phải giải phóng đồng bào miền Nam đang bị kềm kẹp trong đói
nghèo, đau thương” là không có thật… mà thời điểm ấy, quốc tế CS
(Nga-Tàu) chi viện quân sự và chỉ thị cho CSVN phải tiến hành đánh chiếm “nhuộm
đỏ” miền Nam VN trước khi “cộng sản hóa” Đông Dương (Việt-Miên-Lào”) và sau đó
là Đông Nam Á, duy nhất trên thế giới tại thời điểm ấy chỉ có CSVN là lấy “máu
xương, lương thực” của nhân dân miền Bắc làm “nhiên liệu” thử
nghiệm cổ máy cộng sản làm bàn đạp để tiến xuống phía Nam Châu Á. Nhân dân miền
Bắc không còn gì ngoài một đời sống “hắt hiu, u buồn” bên trong bức màn sắt
CNXH. Lo toan hàng ngày của mọi người, duy nhất, là có một thứ gì đó cho vào
bụng và mơ… một chiếc xe đạp! Tất cả họ, đều như là những con “ốc vít” trong
một cổ máy chiến tranh, không có ngoại lệ, không ai được phép “sáng tạo” tư hữu
cho bản thân và gia đình ngoài “Bác và đảng cộng sản”…
- Hình ảnh Hà Nội thập niên 1960 –
1970:
This image has been resized. Click this bar to view the
full image. The original image is sized 757×523.
|
This image has been resized. Click this bar to view the
full image. The original image is sized 766×515.
|
Sài Gòn miền Nam – những năm
1960-1970 đang khởi đầu công nghiệp hóa nền kinh tế non trẻ bằng hệ thống Ngân
Hàng quốc gia tài trợ cho các dịch vụ nhập khẩu máy móc trang thiết bị đầu tư
kỹ thuật trong các dây chuyền sản xuất nâng cao giá trị và năng suất các sản
phẩm hướng đến xuất khẩu, điển hình là băng rôn quảng bá cung ứng dịch vụ này
treo ngang đường Tự Do (Đồng Khởi ngày nay) – một chính sách thức thời mà chế
độ CS/XHCN miền Bắc còn rất xa lạ – không có trong kế hoạch, cũng như kinh phí ngoại
tệ…
Sài Gòn -1966 – Băng rôn treo ngang
đường Tự Do (Đồng Khởi)
Thập niên 1960-70 Hà Nội “kỹ thuật”
chủ yếu dựa vào thủ công “sức người” bởi hàng “viện trợ” của Nga Tàu hầu hết
chỉ là vũ khí súng đạn cung ứng cho cổ máy chiến tranh của CSVN rất ít hàng hoá
dân dụng tiêu dùng.
24-10-1966 – Các Phu nhân Tổng Thống
– bà Thiệu, bà Johnson, bà Kỳ, bà Marcos tháp tùng cùng Phu quân là các tổng
thống, thủ tướng tại Philippines, trong phiên họp thượng đỉnh của các
nguyên thủ quốc gia trong Hiệp Ước Liên Phòng Đông Nam Á.
19/5/2010 Bà Phó “PCT/Nước: Nguyễn
thị Doan”(áo đen thứ ba bên phải qua) và các “VIP” phụ nữ của CHXHCN/Việt Nam
tham dự hội nghị thượng đỉnh phụ nữ toàn cầu tại Bắc Kinh.
Cách nhau gần nửa thế kỷ – hai nhóm phụ nữa trên và dưới
có quá nhiều khác biệt, không biết có phải là do “đặc trưng” của XHCN không?
khiến chúng ta khi so sánh sẽ mỉm cười thú vị mà không cần phải bình luận! Cũng
cần nhắc lại bà Nguyễn Thị Doan là tác giả câu nói bất hủ “Việt
Nam dân chủ gấp vạn lần tư bản phương Tây…”
.
Nửa thế kỷ cách ngày hôm nay nhưng vóc dáng phong thái của
“phái yếu” người Sài Gòn ngày xưa đó nét duyên dáng trí thức không lẫn vào đâu
được, đa dạng mái tóc kiểu phương Tây, chiếc áo dài ngày ấy đã canh tân không
còn “cổ cao”, tay áo cắt “raplan” và đặc biệt dễ nhận ra nhất của thập niên 60-70
là áo dài có “chít eo” ngang hông rất rõ, những chiếc “jup” tây phương sắc màu
tươi trẻ nhưng không cao “quá gối” và nữ sinh, sinh viên tóc thề áo trắng nên
thơ, nói chung, phụ nữ xã hội miền Nam Sài Gòn thuở ấy có đủ mọi thứ, để hoàn
toàn tự do trang điểm làm đẹp cho chính mình mà không bị lệ thuộc bất cứ chủ
nghĩa giáo điều khe khắt nào khác…
|
This
image has been resized. Click this bar to view the full image. The original
image is sized 1246×442.
|
This image has been resized. Click this bar to view the
full image. The original image is sized 1246×442.
|
Phương tiện xe gắn máy cá nhân phổ
biến thông dụng ở thủ đô Sài Gòn ngày đó ngoài các loại xe Vespa, Lamberetta Ý
và Gobel, Mobilete, Velosolet của Pháp thì đa phần là hai loại xe Nhật, Honda
67 cho nam và Honda Dame cho nữ, nhìn hình ảnh các “bóng hồng” ngày ấy, đẹp và
lịch sự trên đường phố Sài Gòn cách nay nữa thế kỷ mà cứ ngỡ như mới ngày hôm
qua – (cô gái có cái bảng nhắc nhở mọi người lấy thẻ cử tri bầu cử Tổng Thổng
1967 – Và hai cô gái váy đen bên chiếc taxi hai màu xanh vàng mang số hiệu 7533
của Sài Gòn thập niên 1960). Hình ảnh đủ để chúng ta chiêm nghiệm cái lạc hậu
độc tài bảo thủ cố chấp của CSVN đã kéo lùi thời gian gây nên sự trì trệ trong
phát triển của dân tộc như thế nào so với những gì chỉ trong một thời gian ngắn
Sài Gòn làm được trước kia và so với các nước láng giềng trong khu vực.
This image has been resized. Click this bar to view the
full image. The original image is sized 1226×364.
|
Tương phản khác biệt quá nhiều của
khung cảnh, con người Sài Gòn và Hà Nội cùng thời điểm, rất khó khăn và buồn
lòng để bình luận khi mà mơ ước lớn lao nhất của mọi người miền Bắc lúc bấy giờ
chỉ là chiếc xe đạp tầm thường Phượng Hoàng Trung Quốc trong khi xe đạp cực tốt
mang nhãn hiệu “bồrô” của Pháp là mặt hàng bình dân ở miền Nam buôn bán đầy
đường ….
- Hà Nội 1960-70:
Thập niên 1960-70 minh chứng cho sự năng động phát triển
kinh tế của Sài Gòn miền Nam mang tầm khu vực Châu Á hướng ra thế giới là hãng
Hàng Không AIR Việt Nam với đội ngũ phi cơ phản lực mới nhất và các phi công
chuyên nghiệp đường bay quốc tế mà hãng hàng không cộng sản Trung Cộng lúc bấy giờ
chưa sở hữu được. Còn chế độ CS miền Bắc, Hà Nội thì chẳng biết gì về hàng
không dân dụng ở thời điểm ấy. Người dân và sinh viên Sài Gòn miền Nam hoàn
toàn tự do đi du học và xuất cảnh ra nước ngoài mà không bị ràng buộc bất cứ lý
do gì, đó là một điều không tưởng với nhân dân miền Bắc… bị cô lập trong bức
màn sắt CSVN.
Nói đến hàng hóa tiêu dùng dân dụng thì tại thời điểm ấy
thị trường Sài Gòn miền Nam hàng hóa trù phú chất lượng cao, còn nhiều hơn
Trung Quốc, tấp nập bày bán tự do. Tại miền Bắc, Hà Nội chẳng có bất cứ một thứ
gì để mà so sánh, bởi vì người dân bình thường Sài Gòn thời điểm ấy đang sử
dụng quạt máy, tủ lạnh, máy may và TV đen trắng. Trong khi hai mặt hàng mà bất
cứ người dân miền Bắc nào cũng mơ ước (như nhà văn Dương Thu Hương nói) là đồng
hồ đeo tay và Radio thì thừa mứa ở các quầy hàng khắp miền Nam đến nỗi các hảng
sản xuất phải treo bảng quảng cáo trên đường (trong ảnh). Nói cho vui, miền Bắc
dưới sự lãnh đạo của đảng chỉ có hai thứ mà miền Nam không có là (tên lửa Sam 2
và phân người hoại mục).
So với miền Nam- Ngắm nhìn hình ảnh bà con nhân dân miền
Bắc và Hà Nội – CS/XHCN với chế độ “tem phiếu” tranh nhau từng chiếc “lốp” xe
đạp, mảnh thịt, lạng đường, hộp diêm ngày đó… mà buồn nản đến nao lòng.
Cụ thể hơn, Sài Gòn miền Nam không cần phải CNXH hay “đấu
tranh giai cấp” nhưng nhìn hai hình ảnh dưới đây có cùng xấp xỉ thời gian thập
niên 1960-70 để thấy, cùng một kiếp người “thì ai mới cần giải phóng
cho ai”? (Sài Gòn phương tiện mưu sinh gắn máy giải phóng sức người lao
động mang lại hiệu quả cao, Hà Nội công cụ mưu sinh còm cõi tiêu hao sinh lực không
thấy tương lai).
- Thượng
tầng cấu trúc Quốc Gia – Việt Nam Cộng Hòa (Miền Nam, Sài Gòn)
Thời điểm ấy 1960-70 đầy đủ chuẩn mực, khuôn mẫu, của một
đất nước văn minh ngày hôm nay. Tổng Thống và Lưỡng viện Quốc Hội (Thượng và Hạ
Viện) – Điển hình là một cuộc họp tại thượng nghị viện Việt Nam Cộng Hòa (ảnh).
Tự Do báo chí với hơn 50 tờ báo tư nhân các loại tại Sài Gòn so với không có tờ
báo tư nhân nào dưới chế độ CSVN ngày nay, sau hơn 2/3 thế kỷ – CSVN gọi đó là
thống nhất tự do dân chủ?
Sài Gòn miền Nam – người dân luôn được giáo dục nhắc nhở
phải tôn trọng tri ân tưởng nhớ công lao các anh hùng tiền nhân của dân tộc,
uống nước nhớ nguồn, tưởng niệm và tôn vinh, làm tấm gương soi rọi cho hậu thế
noi theo (Kỷ niệm Lễ Hai Bà Trưng giữa lòng TP/Sài Gòn- và toàn dân tưởng nhớ
đức Trần Hưng Đạo – Anh hùng Vua Lê Lợi).
- Ngược
lại dưới chế độ CSVN – Đục bia xóa bỏ chiến công Hoàng Đế Quang Trung (Đền
Vua Quang Trung núi Dũng Quyết), gắn thêm ngôi sao VN lên cờ trung Quốc, tổ
chức “Đại Hội Toàn Dân, Quân VN nhớ ơn trung Quốc” tại thủ đô Hà Nội!? cho
vui lòng “đồng chí” 4 tốt 16 vàng…
* * *
Hai hình ảnh trên, dưới – cách nay nửa thế kỷ cho thấy
1967 nhân dân SG bất đồng chính kiến vẫn được chính quyền Sài Gòn tôn trọng
chấp nhận cho biểu tình.
Hơn 40 năm sau, 2011, dưới chế độ CSVN tại Hà Nội – Sài
Gòn, người dân biểu tình, dù là “yêu nước” chống TQ xâm lược lại bị đàn áp tàn
bạo!
1958 – Quần đảo Hoàng Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa
– Do QL/VNCH quản lý. Ông Phạm Văn Đồng (CS Bắc Việt) dưới sự chỉ đạo của ông
HCM, ký công hàm xác nhận Hoàng Sa nằm trong lãnh hải Trung Quốc.
1974 – Hải quân Trung Quốc xâm lược đánh chiếm Hoàng Sa
trong tay QL/VNCH – CS Bắc Việt im lặng. Trong khi nhân dân Sài Gòn miền Nam và
kiều bào hải ngoại biểu tình lên án và phản đối hành vi xâm lược của Trung Quốc
khắp nơi.
Những cuộc biểu tình của đồng bào miền Nam – Việt Nam Cộng
Hòa toàn quốc và khắp nơi trên thế giới của Sinh viên và Việt kiều năm 1974 tố
cáo và phản đối Cộng Sản Trung Quốc xâm lược quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Băng rôn sinh viên học sinh đồng bào SàiGòn biểu tình tố
cáo, phản đối Trung Quốc xâm lược Hoàng Sa năm 1974:“Cương quyết tận diệt
Trung Cộng kẻ thù truyền kiếp của dân tộc”.
27-1-1973, CSVN ký hiệp định đình chiến chấm dứt chiến
tranh tại Paris.
Trong đó Điều khoản 5 qui định: Sự tái thống nhất Việt Nam
sẽ được thực hiện từng bước bằng các biện pháp hòa bình.
Bà Nguyễn Thị Bình ký Hiệp định Paris
chấm dứt chiến tranh, lập lại
hòa bình ở Việt Nam (27/1/1973).
hòa bình ở Việt Nam (27/1/1973).
Tuy nhiên – Khi Mỹ rút hết quân – 1975 cộng sản Bắc Việt
xua quân tràn vào đánh chiếm miền Nam Việt Nam, bất chấp chữ ký của họ trước đó
trong Hiệp Định Paris.
1975 – Sinh viên VN tại Pháp “để
tang” cho đất nước ngày 30/4.
Những bánh xích chiến xa của cộng sản miền Bắc VN đã
nghiền nát giấc mơ của gần 30 triệu người miền Nam đang mang khát vọng đưa Sài
Gòn và miền Nam VN cất cánh bay lên như Singapore, Đài Loan, Thái Lan, Hàn Quốc
ngày nay.
Họ, CSVN lừa bịp dân tộc, lừa bịp quốc tế, trơ tráo xé nát
Hiệp Định Paris – Phá bỏ điều khoản 5: (Thống nhất VN bằng những giải pháp hòa
bình), họ dấu tiệt lá “cờ đỏ sao vàng” vượt vĩ tuyến 17 bằng súng đạn, xâm lược
đánh chiếm miền Nam bằng lá cờ “nửa xanh, nửa đỏ” MTGPMN. Để khỏi vướng bận và
“tranh công” vài tháng sau 30/4 họ tự động hạ cờ “xanh đỏ” giải tán “tấm bình
phong bù nhìn” MTGP/MN này.
Chính họ – CSVN đã phạm một sai lầm “vĩ đại” bắt cả dân
tộc phải huynh đệ tương tàn hy sinh gần 5 triệu người – một thế hệ thanh niên
tinh hoa của quốc gia nằm xuống vô nghĩa, đổi lại lấy về một giang sơn của cha
ông làm hao hụt đất đai biên giới biển trời hải đảo và còn hơn thế nữa họ đẩy
người Mỹ đi để Biển Đông trống trải không ai canh giữ, cho bọn bành trướng Trung
Quốc rảnh tay tự do thôn tính biển đảo quê nhà VN mà họ, CSVN, đang lực bất
tòng tâm bắt cả nước phải “Đại Hội toàn Dân-Quân VN nhớ ơn Trung Quốc”!
“… Và thật chua chát khi nền văn minh đã thua một chế độ man rợ. Đó là sự
hàm hồ và lầm lẫn của lịch sử. Đó là bài học đắt giá và nhầm lẫn lớn nhất mà
dân tộc Việt Nam phạm phải…”
Posted by NGUYỆT-SAN VIỆT-NAM at 08:30
Email ThisBlogThis!Share to TwitterShare to FacebookShare to Pinterest
Labels: LỐI XƯA XE NGỰA HỒN THU THẢO… Huỳnh Chiếu Đẳng
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment