Thursday, March 6, 2014

Nga-Mỹ đàm phán căng thẳng về Ukraine

Nga-Mỹ đàm phán căng thẳng về Ukraine

Thứ năm, 6 tháng 3, 2014

Mỹ và Nga vẫn giữ nguyên lập trường trên vấn đề Ukraine
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry mô tả cuộc gặp của ông với người đồng cấp Nga Sergei Lavrov về vấn đề Ukraine là ‘khó khăn’ nhưng ông hứa là sẽ tiếp tục đàm phán.
Ông Kerry nói ông cam kết làm việc với Moscow để hạ nhiệt cuộc khủng hoảng.

Ông Lavrov đã từ chối gặp người tương nhiệm phía Ukraine vốn thuộc chính phủ lâm thời mà Moscow không công nhận.

Tình hình đối đầu căng thẳng vẫn tiếp diễn giữa các lực lượng ủng hộ Nga và quân đội Ukraine ở khu tự trị Crimea.

Có tin một nhà ngoại giao của Liên Hiệp Quốc đã bị các tay súng đe dọa.
Ông Robert Serry, đặc phái viên của tổng thư ký Liên Hiệp Quốc ở Crimea, đã bị buộc phải rời khỏi Ukraine sau khi ông bị một nhóm người hung hăng hô vang những khẩu hiệu thân Nga bao vây.

Không có thỏa thuận

Ông Kerry đã gặp ông Lavrov và ngoại trưởng các nước Anh, Pháp, Đức bên lề một hội nghị đã được lên kế hoạch từ trước để bàn về Lebanon ở Paris.
Trong cuộc họp báo sau đó, người đứng đầu ngoại giao Mỹ nhắc lại rằng thế giới không thể lặng thinh về việc Nga ‘xâm phạm chủ quyền Ukraine’.

Cuộc thảo luận kết thúc mà không đạt được thỏa thuận rõ ràng trong khi ông Lavrov và Ngoại trưởng Ukraine Andriy Deshchytsia cũng không gặp trực tiếp.
Ông Deshchytsia nằm trong chế độ mới ở Kiev vốn lên nắm quyền sau khi Tổng thống Viktor Yanukovych thân Nga chạy sang Nga.

Moscow vẫn xem chính phủ lâm thời Ukraine là ‘bất hợp pháp’ và nói rằng ông Yanukovych vẫn là lãnh đạo chính đáng của Ukraine.
Kerry nói rằng trước đó ông ‘không trông đợi gì’ về khả năng Nga và Ukraine đối thoại trực tiếp ở Paris.

Các nguồn tin ngoại giao nói với BBC rằng hai phía Nga và và Ukraine sẽ dành một số ngày tới để ‘dò xem phản ứng trong nước’ trước khi nối lại đàm phán.
Ngoại trưởng các nước đã có cuộc nói chuyện không dễ dàng ở Paris
Phóng viên ngoại giao BBC Bridget Kendall nói giọng điệu cứng rắn vẫn còn đó nhưng giờ đây mọi người đã có cảm giác rằng đối thoại là khả dĩ.

Còn tại Crimea hôm 5/3, các lực lượng thân Nga vẫn tiếp tục phong tỏa các cơ sở quân sự của Ukraine.

Moscow bác bỏ tin cho rằng việc phong tỏa này là do binh sỹ của họ làm, nhưng một số người trong lực lượng phong tỏa này nói với BBC rằng họ thuộc quân đội Nga.

Tại thành phố miền Đông Donetsk, hàng trăm người biểu tình thân Nga một lần nữa tấn công vào trụ sở chính quyền địa phương chỉ vài giờ sau khi bị đẩy lui.
Trong một diễn biến khác, Washington loan báo họ sẽ tăng cường hợp tác quân sự với Ba Lan và các nước vùng Baltic sau khi Warsaw bày tỏ quan ngại về bất ổn lâu dài trong khu vực.

Tổng thư ký Nato Anders Fogh Rasmussen cho biết ông sẽ ‘xem xét lại hoàn toàn’ mối quan hệ hợp tác của tổ chức này với Nga.


Cộng đồng Mỹ gốc Ukraina ở New York lo lắng theo dõi tin nhà

Anh Vitali Desiatmychenko, vừa trở về trong tuần truớc từ Kyiv, thủ đô Ukraina, rất bối rối trước các sự kiện vừa xảy ra
Anh Vitali Desiatmychenko, vừa trở về trong tuần truớc từ Kyiv, thủ đô Ukraina, rất bối rối trước các sự kiện vừa xảy ra

Adam Phillips
05.03.2014
NEW YORK — Người Mỹ gốc Ukraina ở New York đang bày tỏ sự quan ngại về các diễn biến tại Ukraina, nơi lực lượng Nga bành trướng ra khỏi căn cứ hải quân trên bán đảo Crimea hồi cuối tuần trước.

Tại Veselka, một quán ăn thuộc East Village đông người Ukraina lưu vong lui tới, ông Pavlo Kaidan nói với đài VOA rằng sự lo âu của ông về số phận của tổ quốc mình cách xa 7.000 kilomet thật khó mà chịu đựng nổi.

“Tôi gọi điện thoại về đôi khi hai lần, đôi khi ba lần một ngày chỉ để hỏi xem mọi việc ra sao và sẽ như thế nào. Bởi vì ngày nào mẹ tôi cũng nói, ‘OK, có thể ngày mai họ sẽ cắt Internet, họ sẽ đóng cửa dịch vụ điện thoại.’ Ta không biết điều gì sẽ xảy ra. Chúng tôi rất lo ngại về tình hình này.”

Anh Vitali Desiatmychenko, vừa trở về trong tuần truớc từ Kyiv, thủ đô Ukraina, nói anh rất bối rối trước các sự kiện vừa xảy ra.
Cộng đồng Mỹ gốc Ukraina ở khu vực East Village, quận Manhattan, New York tưởng nhớ những người đã thiệt mạng trong những vụ biểu tình ở Ukraina hồi gần đây
Cộng đồng Mỹ gốc Ukraina ở khu vực East Village, quận Manhattan, New York tưởng nhớ những người đã thiệt mạng trong những vụ biểu tình ở Ukraina hồi gần đây
Anh nói: “Tình hình hơi lạ lùng bởi vì quân đội Nga vào Ukraina giả bộ bảo vệ người Nga ở Crimea, miền đông Ukraina. Nhưng như tôi biết, nhiều người nói tiếng Nga, họ vẫn ủng hộ quan điểm nhân dân Ukraina gia nhập Liên hiệp châu Âu; họ không muốn gia nhập vào Nga.”

Bà Tamara Olexy, chủ tịch Ủy ban Ðại nghị Ukraina ở Mỹ, một tổ chức đại diện cho khoảng một triệu người Mỹ gốc Ukraina, nói rằng có nhiều biện pháp mà các nhà lãnh đạo Mỹ nên thực hiện.

Bà nói: “Ðầu tiên và trên hết, họ phải lên tiếng phản đối những gì Nga đang làm. Thứ hai, họ có cơ hội với Hội nghị Thượng đỉnh G-8 sắp nhóm tại Sochi, là trước tiên tẩy chay Sochi. Thứ nhì, theo ý tôi, họ nên dẹp Nga ra khỏi khối G-8, và nhóm sẽ trở lại thành G7 bởi vì Nga đã phá vỡ mọi nguyên tắc quốc tế mà một nước dân chủ phải có.”

Theo ý bà Olexy, chế tài là một sách lược khác.

“Hạn chế thị thực và phong tỏa tài sản của giới thượng cấp ở Nga đã đích thân ra lệnh xâm lăng Ukraina.”

Bà Hanya Krill Pyziur thuộc Viện bảo tàng Ukraina ở New York nghĩ rằng ngay cả các biện pháp chế tài gay gắt nhất cũng sẽ không có hiệu quả chừng nào Tổng thống Nga Vladimir Putin còn nắm quyền.

Theo quan điểm của bà, ông Putin rút cục muốn Ukraina nằm dưới quyền kiểm soát của Moscow, như dưới thời Xô viết. Bà nói ông ta muốn bảo đảm di sản lịch sử của ông ta bằng cách giữ thế lãnh đạo của Nga trong Liên hiệp Âu Á, ngang hàng với phương Tây.

“Và bởi lẽ anh có ước muốn thực sự kiểm soát Ukraina và biến nước này thành một phần của sự kết hợp này ‘bất kể mọi thứ,’ cho nên anh muốn có người Ukraina ở Ukraina muốn độc lập ‘bất kể mọi thứ,’ anh có hai ý kiến sẽ không bao giờ gặp nhau được; tôi nghĩ hai ý kiến này không thể thương lượng đuợc và tôi nghĩ rất có thể sẽ dẫn tới chiến tranh.”

Căng thẳng tiếp tục leo thang. Hôm thứ Ba, trong điều mà nhiều người coi là một lời đe dọa ngầm, Tổng thống Putin tuyên bố Nga sẽ vận dụng tới vũ lực ‘chỉ như một biện pháp cuối cùng.’ Trong khi đó, cộng đồng Mỹ gốc Ukraina ở New York tiếp tục theo dõi và chờ đợi.



Nga: Dân chúng mit tinh ủng hộ Ukraine lan rộng đến 5 thành phố


Năm thành phố Nga mit tinh ủng hộ Ukraine
Photo: RIA Novosti
Đây là điều rất đáng ngạc nhiên và khâm phục vì những người dân Nga dám đứng về phía lẽ phải, và với sự kiện này người dân Việt liên tưởng đến một ngày nào đó Trung quốc vô cớ tấn công VN hy vọng người dân yêu chuộng hòa bình ở các tỉnh TQ kéo xuống đường biểu tình để phản đối hành động xâm lấn như thế này.

Tin từ Đài Tiếng Nói Nước Nga, trích dẫn từ hảng tin ITAR-TASS hôm nay cho biết các hoạt động ủng hộ Ukraine đang tiếp tục diễn ra ở Nga. Địa lý các hoạt động quần chúng ngày hôm nay bao trùm tất cả các khu vực LB Nga với những cuộc xuống đường mít tinh ủng hộ của nhân dân Ucraine tại những nơi có cư dân nước này ở các vùng Viễn Đông, Siberia, khu vực Volga, Trung Nga.


Theo nguồn tin này, các cuộc biểu tình ủng hộ Ukraine và dân chúng sống ở đất nước này bắt đầu ở Nga vào ngày Chủ nhật vừa qua. Sau đó các cuộc mit tinh quy tụ hàng chục ngàn người được thanh niên yêu nước và cựu chiến binh tổ chức ở Moscow, St Petersburg và Krasnodar. Trong các ngày 3 và 4 tháng Ba sự kiện này đã diễn ra tại các thành phố lớn, trong đó có các thành phố ở các khu vực Nga gần biên giới với Ukraine - Belgorod, Bryansk, Novocherkassk, Rostov -na-Donu và nhiều nơi khác.




EU đóng băng tài sản của 18 người Ukraina

Tổng thống Ukraina bị lật đổ Viktor Yanukovych có thể nằm trong danh sách đóng băng tài sản của EU.
Tổng thống Ukraina bị lật đổ Viktor Yanukovych có thể nằm trong danh sách đóng băng tài sản của EU.

05.03.2014
Liên hiệp Châu Âu cho biết sẽ đóng băng tài sản tài chính ở châu Âu của 18 người Ukraina mà họ nói là sử dụng sai mục đích công quỹ của chính phủ Kyiv.

Bộ trưởng Ngoại giao các nước EU đã phê duyệt danh sách này vào hôm thứ Tư nhưng tạm chưa tiết lộ danh tính một ngày trước khi chính thức công bố trong biên bản pháp lý của EU, do đó những người Ukraina này sẽ không có cơ hội cuối cùng thu hồi tài sản của mình.

Những biện pháp trừng phạt sẽ có hiệu lực trong vòng một năm.

Tin cho hay Tổng thống Ukraina bị lật đổ Viktor Yanukovych có thể nằm trong danh sách của EU.

Thụy Sĩ và Liechtenstein, hai quốc gia châu Âu ngoài nhóm 28 nước EU, đã đóng băng tài sản của ông Yanukovych ở nước họ, cùng với tài sản của 19 quan chức Ukraina khác.

Giới chức EU nói họ hy vọng sẽ thu hồi và trả lại tiền cho chính phủ mới của Ukraina.

Trong khi đó, cơ quan hành pháp của EU cho biết họ đã đồng ý cấp một gói gồm những khoản cho vay và tài trợ cho chính phủ Ukraina đang nợ nần chồng chất.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jose Manuel Barroso cho biết khoản tiền này là nhằm mục đích cải tổ chính phủ Kyiv.

Ông Barroso nói vụ bế tắc giữa Ukraina và Nga ở bán đảo Crimea "gây sốc cho tất cả chúng ta và nhắc nhở chúng ta rằng những nguyên tắc mà chúng ta yêu chuộng, như hòa bình, không thể bị xem nhẹ."




No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Lisa Pham Vlog -22/1/2025

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link