Thủ
tướng Ukraina cảnh báo nguy cơ ‘thảm họa’
Tin liên hệ
- LHQ kêu gọi bình tĩnh giải quyết căng thẳng ở Ukraina
- Ukraina báo động quân đội, cảnh báo Nga về chiến tranh
- Người Ukraina phản ứng về diễn văn của cựu tổng thống
Yanukovych
- Quốc hội Nga chấp thuận dùng quân đội ở Crimea
- Tổng thống Mỹ: Sẽ có những cái giá cho sự can thiệp của
Nga ở Ukraina
Hình ảnh/Video
Trang ảnh
Quảng trường Độc lập ở Ukraina trở thành nơi tưởng niệm
CỠ CHỮ
02.03.2014
Chính phủ lâm thời Ukraina, hôm Chủ nhật, đã ra lệnh tổng động
viên trong một nỗ lực ứng phó với điều mà tân Thủ tướng nước này gọi là hành
động gây chiến của Nga.
Thủ tướng Arseniy Yatsenyuk, trong một diễn văn đọc trước Quốc hội, đã cảnh báo các nhà lập pháp, “chúng ta đang ở bờ vực của thảm họa.”. Ông đưa ra nhận định này trong khi binh sĩ Nga tiếp tục chiếm các vị trí trên bán đảo Crimê của Ukraina, và các chính phủ phương Tây đã lập lại các lời lên án về hành động triển khai binh sĩ của Nga.
NATO, hôm Chủ nhật, đã triệu tập một phiên họp khẩn để thảo luận về cuộc khủng hoảng, mà Tổng thư ký liên minh NATO Anders Fogh Rasmussen nói rằng đang đe dọa nền hòa bình và ổn định khắp châu Âu.
Ông kêu gọi Moscow hãy “hạ giảm” tình hình căng thẳng trong vùng.
Thông tấn xã Nga loan tin là Tổng thống Nga Vladimir Putin, hôm thứ Bảy, đã nói với Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama rằng Moscow giữ quyền bảo vệ người sắc tộc Nga ở Crimê và miền đông Ukraina.
Tại Washington hôm Chủ nhật, Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ John Kerry chỉ trích việc triển khai binh sĩ của Nga, và gọi các hành động đó là ‘hành vi xâm lược đáng kinh ngạc’.
Ông cảnh báo về các biện pháp trừng phạt kinh tế có thể áp dụng trong tuong lai nhắm vào Nga vì các hành động quân sự, mà ông so sánh với tác phong của “thế kỷ 19” về một cái cớ hoàn toàn biệt đặt.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ cũng nói với đài truyền hình CBS rằng Moscow vẫn còn có thể có “những lựa chọn đúng” để làm lắng dịu cuộc khủng hoảng.
Người đứng đầu ngành an ninh của Ukraina, ông Andriy Paruby, nói rằng các binh sĩ dự bị được động viên nhằm bảo đảm an ninh và sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina.
Tuy nhiên nhiều nhà phân tích phương Tây đang nêu nghi vấn về hiệu quả của sự động viên, với nhận định rằng các khả năng quân sự có giới hạn của Ukraina không ngang tầm để đối chọi với sức mạnh quân sự của Nga.
Tại cuộc họp của Liên hiệp quốc, Đại sứ của Ukraina Yuriy Sergeyev nói rằng 15.000 binh sĩ Nga đã có mặt trong vùng Crimê viện cớ là để bảo vệ công dân Nga.
Đại sứ Hoa Kỳ Samantha Power nhận định là các hành động của Nga đã át lời nói. Bà nói rằng một lực lượng của Nga ở Ukraina có thể đẩy tình hình vượt quá tầm mức, và một lần nữa bà yêu cầu sự trung gian điều giải quốc tế ở Crimê.
Ðại sứ Nga Vitaly Churkin quy trách cho phương Tây khích động tình trạng căng thẳng ở Ukraina, và ủng hộ các cuộc biểu tình lật đổ Tổng thống Viktor Yanukovych vào tháng trước.
Crimê là một bán đảo trong vùng Biển Đen được nhà lãnh đạo Xô Viết lúc bấy giờ là Nikita Khrushchev đặt dưới quyền kiểm soát của Ukraina vào năm 1954. Bán đảo này trở thành phần lãnh thổ của Ukraina khi Liên bang Xô Viết sụp đổ vào 1991.
Bán đảo Crimê có một biên giới ngắn với Nga ở cực đông. Phần lớn cư dân ở Crimê là người sắc tộc Nga, tuy nhiên nơi này cũng là quê hương của người Hồi giáo Tartar, sắc dân thường tỏ sự khinh thị đối với người Nga.
Tình hình bất ổn khởi sự ở Ukraina từ tháng 11 năm ngoái khi ông Yanukovych, tổng thống đã bị lật đổ của Ukraina rút ra khỏi một thỏa thuận thương mại với Liên hiệp châu Âu và nghiêng về đường lối thắt chặt các mối quan hệ hơn với Nga, đồng thời nhận sự hỗ trợ kinh tế từ Nga.
Hành động này đã khơi mào cho các cuộc biểu tình, trong nhiều tuần lễ, của khối dân thân phương Tây trong thủ đô Kyiv cũng như các vùng khác của Ukraina, và đã đẩy ông Yanukovych, một người thân Nga phải chạy trốn khỏi thủ đô cuối tháng 2 vừa qua.
Thủ tướng Arseniy Yatsenyuk, trong một diễn văn đọc trước Quốc hội, đã cảnh báo các nhà lập pháp, “chúng ta đang ở bờ vực của thảm họa.”. Ông đưa ra nhận định này trong khi binh sĩ Nga tiếp tục chiếm các vị trí trên bán đảo Crimê của Ukraina, và các chính phủ phương Tây đã lập lại các lời lên án về hành động triển khai binh sĩ của Nga.
NATO, hôm Chủ nhật, đã triệu tập một phiên họp khẩn để thảo luận về cuộc khủng hoảng, mà Tổng thư ký liên minh NATO Anders Fogh Rasmussen nói rằng đang đe dọa nền hòa bình và ổn định khắp châu Âu.
Ông kêu gọi Moscow hãy “hạ giảm” tình hình căng thẳng trong vùng.
Thông tấn xã Nga loan tin là Tổng thống Nga Vladimir Putin, hôm thứ Bảy, đã nói với Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama rằng Moscow giữ quyền bảo vệ người sắc tộc Nga ở Crimê và miền đông Ukraina.
Tại Washington hôm Chủ nhật, Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ John Kerry chỉ trích việc triển khai binh sĩ của Nga, và gọi các hành động đó là ‘hành vi xâm lược đáng kinh ngạc’.
Ông cảnh báo về các biện pháp trừng phạt kinh tế có thể áp dụng trong tuong lai nhắm vào Nga vì các hành động quân sự, mà ông so sánh với tác phong của “thế kỷ 19” về một cái cớ hoàn toàn biệt đặt.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ cũng nói với đài truyền hình CBS rằng Moscow vẫn còn có thể có “những lựa chọn đúng” để làm lắng dịu cuộc khủng hoảng.
Người đứng đầu ngành an ninh của Ukraina, ông Andriy Paruby, nói rằng các binh sĩ dự bị được động viên nhằm bảo đảm an ninh và sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina.
Tuy nhiên nhiều nhà phân tích phương Tây đang nêu nghi vấn về hiệu quả của sự động viên, với nhận định rằng các khả năng quân sự có giới hạn của Ukraina không ngang tầm để đối chọi với sức mạnh quân sự của Nga.
Tại cuộc họp của Liên hiệp quốc, Đại sứ của Ukraina Yuriy Sergeyev nói rằng 15.000 binh sĩ Nga đã có mặt trong vùng Crimê viện cớ là để bảo vệ công dân Nga.
Đại sứ Hoa Kỳ Samantha Power nhận định là các hành động của Nga đã át lời nói. Bà nói rằng một lực lượng của Nga ở Ukraina có thể đẩy tình hình vượt quá tầm mức, và một lần nữa bà yêu cầu sự trung gian điều giải quốc tế ở Crimê.
Ðại sứ Nga Vitaly Churkin quy trách cho phương Tây khích động tình trạng căng thẳng ở Ukraina, và ủng hộ các cuộc biểu tình lật đổ Tổng thống Viktor Yanukovych vào tháng trước.
Crimê là một bán đảo trong vùng Biển Đen được nhà lãnh đạo Xô Viết lúc bấy giờ là Nikita Khrushchev đặt dưới quyền kiểm soát của Ukraina vào năm 1954. Bán đảo này trở thành phần lãnh thổ của Ukraina khi Liên bang Xô Viết sụp đổ vào 1991.
Bán đảo Crimê có một biên giới ngắn với Nga ở cực đông. Phần lớn cư dân ở Crimê là người sắc tộc Nga, tuy nhiên nơi này cũng là quê hương của người Hồi giáo Tartar, sắc dân thường tỏ sự khinh thị đối với người Nga.
Tình hình bất ổn khởi sự ở Ukraina từ tháng 11 năm ngoái khi ông Yanukovych, tổng thống đã bị lật đổ của Ukraina rút ra khỏi một thỏa thuận thương mại với Liên hiệp châu Âu và nghiêng về đường lối thắt chặt các mối quan hệ hơn với Nga, đồng thời nhận sự hỗ trợ kinh tế từ Nga.
Hành động này đã khơi mào cho các cuộc biểu tình, trong nhiều tuần lễ, của khối dân thân phương Tây trong thủ đô Kyiv cũng như các vùng khác của Ukraina, và đã đẩy ông Yanukovych, một người thân Nga phải chạy trốn khỏi thủ đô cuối tháng 2 vừa qua.
Phương
Tây đồng
loạt yêu cầu Nga không can thiệp quân sự
vào Ukraina
Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc họp về Ukraina, ngày 01/03/2014
Reuters
Đức Tâm
Ngay sau khi Nghị
viện Nga bật
đèn xanh cho phép Tổng
thống Vladmimir Putin
được quyền đưa
quân sang Ukraina, các nước
phương Tây đã đồng loạt
lên tiếng gây áp lực, yêu cầu
Matxcơva không đưa quân can thiệp
vào nước này. Liên minh Bắc Đại
Tây Dương – khối NATO – cũng như
Ủy ban
NATO – Ukraina của
tổ chức này, nhóm họp
khẩn cấp trong ngày hôm nay.
Hôm qua, 01/03/2014, Hoa Kỳ đã yêu cầu Nga thu rút quân
đang triển khai tại vùng Crimée. Trong cuộc điện đàm kéo dài 90
phút với Tổng thống Nga Vladimir
Putin, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama khẳng định rằng Matxcơva vi phạm luật pháp quốc tế khi cho triển khai quân ở vùng Crimée.
Cùng với Hoa Kỳ, nhiều nước khác như Anh, Pháp, Ba Lan
cũng tỏ thái độ cứng rắn. Thậm chí một số quốc gia, như Canada, còn triệu đại sứ của mình tại Matxcơva về nước.
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki moon đã điện đàm với nguyên thủ Nga và kêu gọi Matxcơva tiến hành đối thoại trực tiếp với Kiev.
Tối hôm qua, Hội Đồng Bảo An đã nhóm họp phiên khẩn cấp để thảo luận về tình hình Ukraina.
Tại hội nghị, đại sứ Mỹ Samantha Power đã
yêu cầu Nga rút quân khỏi Crimée và đề nghị đưa quan sát viên
Liên Hiệp Quốc tới đây. Thế nhưng, Hội Đồng Bảo An không ra được một quyết định nào.
Từ New York, trụ sở của Liên Hiệp Quốc, thông tín viên
Karim Lebhour gửi về bài tường trình:
Cuộc họp này của Hội Đồng Bảo An có mục đích là làm dịu tình hình cuộc khủng hoảng Ukraina. Thế nhưng, cuộc họp đã diễn ra hết sức căng thẳng. Ngay cả trước khi bắt đầu cuộc họp, Hoa Kỳ, Anh và
Pháp đã phải đấu tranh với Nga trong suốt hai tiếng đồng hồ để phiên họp có thể diễn ra công khai và đại sứ của Ukraina có thể tham dự và phát biểu.
Đại sứ Ukraina đã kêu gọi Liên Hiệp Quốc ngăn chặn hành động xâm lược của Nga. Bị thúc ép trước nhiều câu hỏi, đại diện Nga không đưa ra lời giải thích về sự hiện diện của quân đội Nga tại vùng Crimée và
cáo buộc Châu Âu, Hoa Kỳ phải chịu trách nhiệm về cuộc khủng hoảng này do đã ủng hộ phe đối lập Ukraina.
Hoa Kỳ đề nghị gửi các quan sát viên
của Liên Hiệp Quốc tới Crimée. Thế nhưng, Hội Đồng Bảo An không ra một quyết định nào, vì Nga đe dọa phủ quyết.
Đối với các đồng minh của Ukraina, cuộc họp này của Hội Đồng Bảo An sẽ cho phép cô lập Nga và chứng tỏ rằng tình hình tại Crimée vẫn được theo dõi .
Áp lực ngoại giao
Nhằm phối hợp lập trường ngăn chặn Nga can thiệp quân sự vào Ukraina, ngoại trưởng các thành viên
Liên Hiệp Châu Âu sẽ họp khẩn cấp vào ngày mai.
Ngay chiều nay, Ngoại trưởng Hy Lạp, nước làm Chủ tịch luân phiên Liên
Hiệp Châu Âu và đồng nhiệm Anh Quốc tới Kiev để gặp các lãnh đạo mới của Ukraina.
Một trong những áp lực của phương Tây là cảnh báo Matxcơva về nguy cơ bị cô lập trên trường quốc tế. Theo Ngoại trưởng Hoa Kỳ John
Kerry, hành động can thiệp quân sự sẽ tác động sâu sắc đến quan hệ Mỹ-Nga và sự hiện diện của quân đội Nga tại Ukraina là một mối đe dọa đối với hòa bình và an
ninh khu vực.
Hoa Kỳ, Canada và nguyên thủ một số nước Châu Âu còn đe dọa tẩy chay Thượng đỉnh G8, sẽ được tổ chức tại Sotchi, Nga, vào
tháng Sáu tới. Trả lời phỏng vấn RFI, ông Pascal Boniface, Giám
đốc viện Quan hệ Quốc tế và Chiến lược Pháp cho rằng việc đe dọa tẩy chay G8 không có
tác dụng.
« Hoàn toàn không có tác dụng gì cả, bởi vì ông Putin chỉ tin vào việc đọ sức và ông ta biết rằng về mặt quân sự, các nước phương Tây sẽ không làm gì.
Do không muốn có rủi ro là phải đối mặt với những leo thang quân sự, ông Putin cho triển khai lực lượng, bằng cách củng cố các lực lượng quân sự đã mặt trong khu vực Crimée. Ông ta muốn nhìn xem phản ứng của Obama. Việc Tổng thống Mỹ đe dọa không tham dự Thượng đỉnh G8, theo tôi, ít
có tác dụng đối với ông Putin ».
Trong khi đó, hôm nay, để làm dịu tình hình, Ngoại trưởng Pháp Laurent
Fabus kêu gọi tân chính quyền Ukraina phải chú ý tới thực tế của đất nước, nơi vốn có đông đảo cộng đồng người nói tiếng Nga và rất thân Nga :
« Tân chính quyền Ukraina cần phải tôn trọng sự đa dạng của Ukraina. Mọi người đều biết là có một phần dân cư nước này nói tiếng Nga và rất thân thiết với Nga và một bộ phận gần gũi, thân Châu
Âu.
Chúng ta cần làm rõ và muốn mọi người chia sẻ nhận thức này. Không nên đặt vấn đề hoặc là Nga hoặc là Châu Âu mà cần nhấn mạnh là đối với Ukraina, thì phải chú ý cả hai mặt, Châu Âu và Nga.
Chúng tôi ủng hộ sự toàn vẹn lãnh thổ Ukraina, nhưng cần phải tôn trọng thực tế đa dạng của Ukraina ».
Nguy cơ khủng hoảng nhân đạo
Cuộc khủng hoảng Ukraina đã khiến hơn hàng trăm ngàn người chạy sang Nga lánh nạn.
Lực lượng biên phòng Nga
hôm nay, cho biết trong tháng Giêng và tháng Hai, đã
có khoảng 675 ngàn người Ukraina vào Nga do tình hình chính trị bất ổn định tại Ukraina. Nếu cuộc khủng hoảng chính trị tiếp tục, sẽ có hàng trăm ngàn
người Ukraina chạy vào Nga và sẽ gây ra thảm họa nhân đạo.
Theo thống đốc vùng Briansk, ở gần biên giới chung giữa hai nước, thì trong thời gian qua, có một làn sóng người Ukraina chạy sang Nga và muốn ở lại đây cho đến khi tình hình tại Ukraina trở lại bình thường.
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment