Thursday, March 6, 2014

VN muốn tăng cường hợp tác an ninh-quốc phòng với Mỹ


VN muốn tăng cường hợp tác an ninh-quốc phòng với Mỹ

Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh.Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh.
  •  
  •  
  •  

Tin liên hệ

CỠ CHỮ 
05.03.2014
Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam tuyên bố Hà Nội mong muốn tăng cường hợp tác toàn diện với Hoa Kỳ, kể cả trong lĩnh vực an ninh và quốc phòng.

Tân Hoa xã dẫn phát biểu của Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh trong buổi tiếp Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ phụ trách các vấn đề chính trị Wendy Sherman hôm 4/3 tại Hà Nội rằng Việt Nam rất coi trọng sự hợp tác với Hoa Kỳ.

Ông Vịnh đề nghị hai nước Việt-Mỹ nên tăng cường trao đổi để phối hợp tốt hơn trong các cuộc tham vấn chiến lược về an ninh-quốc phòng, rà phá bom mìn, bảo đảm an ninh hàng hải, và trao đổi kỷ vật chiến tranh.

Truyền thông trong nước nói Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ nhất trí với những đề nghị của Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam đưa ra.

Bà Wendy Sherman bày tỏ hy vọng rằng hải quân Việt-Mỹ sẽ tổ chức thêm các hoạt động chia sẻ kinh nghiệm và trao đổi, tiến hành các cuộc tìm kiếm-cứu hộ thử nghiệm, và thiết lập đường dây nóng để cập nhật thông tin cho nhau về an ninh hàng hải.

Bà cũng cảm ơn sự ủng hộ của chính phủ và quân đội Việt Nam trong công cuộc tìm kiếm hài cốt lính Mỹ mất tích trong chiến tranh Việt Nam trước đây.

Báo nhà nước trích lời Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh loan báo Việt Nam đồng ý để Hoa Kỳ tăng cường đội ngũ tìm kiếm hài cốt quân nhân Mỹ tại Việt Nam và sẵn sàng lắng nghe cũng như mở rộng hợp tác với Hoa Kỳ.

Theo thông cáo đăng trên website của đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội, bà Sherman khẳng định Việt Nam là một phần không thể thiếu trong công cuộc tái cân bằng của Hoa Kỳ sang khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.

Sứ quán Mỹ cho biết trong chuyến thăm Việt Nam lần này, Thứ trưởng Ngoại giao Sherman đã đề cập tới các vấn đề nhân quyền với Hà Nội, đồng thời kêu gọi chính phủ Việt Nam phóng thích tù nhân lương tâm, cho phép tất cả người dân được bày tỏ quan điểm chính trị một cách ôn hoà.

Nguồn: VietNamNet Bridge, VOV, Xinhua, US Embassy website




HAI TÊN TÀU MAN CHẶT ĐẦU MAN RỢ BÉ GÁI 9 TUỔI Ở LẠNG SƠN
Trở về nhà, anh Linh phát hiện đứa con trai 10 tuổi của mình bị kẻ ác thú sát hại, chặt đầu và giấu xác dưới gầm giường. Ngày 1/3, Đại tá Vũ Hồng Quang, Phó giám đốc công an tỉnh Lạng Sơn cho biết, cơ quan điều tra đã khởi tố 2 bị can người nước ngoài là Quách Đại Phát (29 tuổi, tỉnh Quế Châu, Trung Quốc) và Liễu Diệp Quần (27 tuổi, tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc) để điều tra hành vi Giết người.
Trước đó ít ngày, Phát và Quần được xác định là nghi can sát hại bé Long Thanh Tuyền (9 tuổi), ở xã đề Thám, huyện Tràng Định, Lạng Sơn.
  
 Chị Lan, một người hàng xóm sống gần nhà nạn nhân kể, trưa 26/2, chị thấy 2 người đàn ông lạ mặt tới thôn rồi rẽ vào nhà anh Long Văn Linh (bố bé Tuyền). Sau hồi lâu, họ đi ra có cầm theo một ba lô. "Tôi sinh nghi đã điện báo cho anh Linh. Bố cháu bé tức tốc từ đám ma gần đó trở về và rủ thêm một số người anh em đuổi theo hai người đàn ông lạ", chị Lan nói. 
 Theo người hàng xóm, khi giữ được 2 kẻ lạ mặt, một số người trong thôn đã lục soát ba lô. Do chỉ phát hiện được tấm bản đồ cùng chiếc áo sơ mi nên họ được thả đi. 
 Khi quay trở về nhà, anh Linh phát hiện đứa con trai 10 tuổi bị sát hại, chặt đầu. Hung thủ giấu xác nạn nhân dưới gầm giường. "Vừa nhìn thấy con trai, anh Linh đã ngất lịm", Chị Lan kể. 
Tình nghi 2 kẻ lạ mặt trước đó vào nhà anh Linh là thủ phạm, mọi người bủa đi tìm nhưng họ đã biến mất. 
 Nhận tin báo, công an huyện Tràng Định, Văn Lãng, Bình Gia cùng các đồn biên phòng Pò Mã và Bình Nghi tung quân truy bắt nghi phạm.
13h ngày 27/2, 2 nghi phạm bị bắt khi đang trốn trong khu rừng rậm sát biên giới thuộc thôn Hát Lốc, xã Bắc La (huyện Văn Lãng, Lạng Sơn). Danh tính họ được xác định là Quách Đại Phát và Liễu Diệp Quần. Cả hai đều là người Trung Quốc, nhập cảnh trái phép vào Việt Nam. 
 Gia đình anh Linh làm nông nghiệp. Thỉnh thoảng người đàn ông này có qua Trung Quốc làm thêm theo thời vụ. Thời điểm xảy ra vụ án mạng, mẹ cháu bé đang đi làm.
 Ngày thường bé Tuyền đi học. Hôm xảy ra sự việc, cháu bé được nghỉ học ở nhà.


Sống hài hòa hay nhu nhược với TQ?

Thanh Quang, phóng viên RFA
2014-03-05

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
thanhquang05032014.mp3Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
000_Hkg4134693-305.jpg
Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt (phải) và Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh trong nghi thức chào đón tại Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN và các đối tác từ Mỹ, Trung Quốc, Nga, Nhật Bản tại Hà Nội ngày 12 tháng 10 năm 2010.
AFP PHOTO









Trong thời gian gần đây, giữa lúc Bắc Kinh ngày càng lấn áp VN về hầu như mọi mặt, nhất là liên quan vấn đề lãnh hải, lãnh thổ, thì phản ứng của phía cầm quyền trong nước bị công luận cáo giác là “ hèn với giặc, ác với dân”. Nhưng vấn đề là cư xử yếu hèn với phương Bắc liệu họ có “tha” cho mình không?

Mong chút tình ‘hữu nghị’?

Trong mối quan hệ Việt-Trung lâu nay, diễn biến bất lợi dồn dập về phía VN có lẽ khiến không ít người liên tưởng tới, cách nay ít lâu, khi lên tiếng trước cử tọa qua diễn văn đáp từ trong buổi lễ nhận chức GS Danh dự trường Đại học Y khoa Hà Nội, giáo sư Thạch Nguyễn, chuyên gia nỗi tiếng về tim mạch của Hoa Kỳ, từng công tác lâu năm tại Á Châu, nhất là ở TQ, có lưu ý rằng “Không phải cứ qụy lụy, hạ mình luồn cúi thì người Trung Quốc sẽ ban thêm cho chút tình ‘hữu nghị’ và cơ hội ‘hợp tác’ đâu”.
Khi đề cập tới dòng lịch sử hàng ngàn năm của VN từng trải qua cảnh “TQ luôn muốn biến đất Nam Việt thành một tỉnh của họ nhưng không thành. Các đoàn quân với binh hùng, tướng mạnh sau những cuộc chinh phục lẫy lừng ở nhiều nơi khác, lúc đến biên cương Việt Nam đều phải khựng lại vì sức kháng cự của dân Việt”, nhà báo tự do Bùi Văn Phú cảnh báo rằng “hiểm họa xâm lăng từ phương bắc thời nào, lúc nào cũng có”. Trận hải chiến đẫm máu ở Hòang Sa hồi năm 74, chiến tranh biên giới Viêt-Trung vào năm 1979 khiến 6 vạn chiến sĩ và thường dân Việt hy sinh, biến cố đẫm máu Gạc Ma ở Trường Sa năm 1988 là những thí dụ hãy còn nóng bỏng trong dòng lịch sử cận đại VN.
Đối với TQ, chiến lược lâu dài là họ muốn khuất phục VN, muốn chiếm VN. Còn những chiến thuật trước mắt, từng bước từng bước, là họ làm như là  họ giúp đỡ, họ quý VN.
-GS Nguyễn Thế Hùng
Có lẽ bối cảnh như vậy khiến nhà báo Hạ Đình Nguyên không khỏi mạnh mẽ báo động – nếu không muốn nói là cáo giác – rằng “ 35 năm trước, Đặng Tiểu Bình đã “dạy Việt Nam một bài học”. Bài học ấy chính là sự ngây thơ tin vào một thứ ý thức hệ không bình thường, ảo tưởng về một thứ ‘tình cảm anh em’ không đúng chỗ”.
Nhà báo Trần Khải than rằng “ thế mới biết, trước giờ Việt Nam vẫn tin vào đàn anh Trung Quốc chỉ là nằm mơ, chỉ là mò trăng đáy nước. Chủ nghĩa xã hội tiêu tùng rồi, chủ nghĩa bành trước Đại Hán vẫn không ngừng vươn xa...!”.
Từ Đà Nẵng, GS Nguyễn Thế Hùng lên tiếng:
“Đối với TQ, chiến lược lâu dài là họ muốn khuất phục VN, muốn chiếm VN. Còn những chiến thuật trước mắt, từng bước từng bước, là họ làm như là  họ giúp đỡ, họ quý VN. Nhưng thật ra không phải như thế. Và đối với TQ, họ được đằng chân họ lân đằng đầu. Cho nên giới cầm quyền VN bây giờ không thể cứ chìu theo ý của họ, nhân nhượng họ là họ tha cho đâu. Không phải như vậy. Mà đó là những chiến thuật để Bắc Kinh lấy lòng. Hành động của TQ đối với VN giống như tằm ăn dâu - con tằm ăn lá dâu mình nhìn không thấy đâu, nhưng nó gặm nhấm một tí một tí.Tức là đối với TQ, họ lấn VN hết chỗ này đến chỗ khác.”

Lý do dễ hiểu?

000_Hkg5044735-250.jpg
Sinh viên Việt Nam tại Nhật cũng xuống đường biểu tình chống Trung Quốc hôm 25/6/2011. AFP photo
Khi nhận định về vấn đề “VN giữa ý thức hệ và chủ nghĩa quốc gia”, TS Nguyễn Hưng Quốc từ Úc thẳng thừng nêu lên câu hỏi rằng tại sao nhà cầm quyền Việt Nam lại cứ khăng khăng bám víu vào cái ý thức hệ cũ kỹ như vậy để nhắm mắt trước nguy cơ lấn chiếm của Trung Quốc và sẵn sàng đạp vào mặt người dân Việt yêu nước? Và GS Nguyễn Hưng Quốc tìm được “lý do tương đối dễ hiểu”, đó là giới cầm quyền VN “sợ Trung Quốc hơn sợ dân” của mình.
Nhắc tới chuyện hành hạ người yêu nước chống phương Bắc xâm lược, có lẽ nhận xét của GS Tương Lai khi lên tiếng mới đây với Đài ACTD cho thấy rõ điều này:
“Ở đây, nó nói lên thảm cảnh đất nước hiện nay. Cái thời mà Lê Chiêu Thống cầu viện Tôn Sĩ Nghị cũng không nhục nhã như hiện nay. Trước các sức ép, vừa mới thò mồm ra nói được một câu thì sau đó thụt lại, đấy là vấn đề. Đâu phải chỉ là vấn đề chiến tranh biên giới? Ngay như hôm qua về cái án phúc thẩm của Luật sư Lê Quốc Quân, thực ra gần như đã có thỏa thuận và người ta biết rằng Lê Quốc Quân là một trong những người cùng với vài người khác như Điếu Cày…được hứa hẹn sẽ được thả, nhưng cuối cùng có cái sức ép nào đấy buộc chưa thể được và vẫn y án. Đấy là nỗi đau của một đường lối sai lầm và nó khởi sự từ Hội nghị Thành Đô cho đến bây giờ.”
Cái thời mà Lê Chiêu Thống cầu viện Tôn Sĩ Nghị cũng không nhục nhã như hiện nay. Trước các sức ép, vừa mới thò mồm ra nói được một câu thì sau đó thụt lại, đấy là vấn đề.
-GS Tương Lai
Đặc biệt là kể từ khi Hà Nội bị “sụp bẫy Thành Đô” hồi năm 1991 đến nay, chuyện Trung Nam Hải khống chế xứ đàn em phương Nam xem chừng như ngày càng sâu đậm, khiến GS Nguyễn Thế Hùng không khỏi báo động rằng hiện giờ, một trong những vấn đề quan trọng nhất là Bắc Kinh can thiệp vào nhân sự cấp cao của VN – rất nguy hiểm. Theo GS Nguyễn Thế Hùng, một dân tộc mà bị ngọai bang can thiệp vào nhân sự cấp cao như thế thì cực kỳ nguy hiểm, cộng thêm một trong những nỗi bất hạnh nhất của VN là nằm ở cạnh người đàn anh khổng lồ “4 tốt và 16 chữ vàng” - mà lại nằm ngay trên con đường mà GS Nguyễn Thế Hùng mô tả là Hoa Lục âm mưu “mở mang bờ cõi phải đi ngang qua VN”. GS Nguyễn Thế Hùng nhận thấy:
“Sự bất hạnh đó, ông cha chúng ta từ hàng ngàn năm nay rồi đã biết rằng sống cạnh bên TQ thì một trong những yếu tố thiết yếu là phải đại đòan kết dân tộc. Ví dụ như nhà Trần ba lần đại thắng quân Nguyên Mông thì cũng nhờ đại đòan kết dân tộc. Do đó, bất cứ chế độ nào mà muốn tồn tại lâu dài thì, trước hết, là trong ấm thì ngòai mới êm được. Trong ấm tức là phải đại đòan kết dân tộc. Cho nên cái thời Lê Chiêu Thống người ta không ủng hộ. Lê Chiêu thống thần phục, luồn cúi, cầu cứu Tàu. Những hành động đó, hàng ngàn năm, để lại tiếng xấu muôn đời. Do vậy, tôi nghĩ là giới lãnh đạo VN ngày nay, nếu quả thực nhìn xa trông rộng, thì họ phải nghĩ hàng ngàn năm sau đối với dân tộc này: Dân tộc sẽ vinh danh họ hay nguyền rủa họ đời đời như trường hợp Lê Chiêu Thống, Trần Ích Tắc…Như thế thì không phải giới cầm quyền VN hiện nay chìu TQ, tỏ ra sợ sệt, làm theo ý họ thì họ tha đâu. Không phải vậy đâu. Cái chiến thuật của Hoa Lục là lần lần túm cổ để rồi nắm yết hầu VN, để sau cùng, VN chết đến nơi!”
Cũng theo dòng lịch sử VN, GS Trần Khuê từ Saigòn nhận thấy giữa VN với TQ xưa nay bao giờ cũng có mâu thuẫn, nhưng các vị vua chúa VN ngày xưa vẫn có chính sách là bên ngoài thì làm mặt hòa hoãn còn trong vẫn kiên quyết giữ vững chủ quyền. GS Trần Khuê nhấn mạnh rằng hòa hoãn chứ “không thể nhu nhược được”, ông nói thêm:
“Tại hội nghị Biển Đông vừa rồi, tôi vẫn nói là VN mềm dẻo chứ không thể mềm nhũn để rồi Bắc Kinh muốn làm gì thì làm. Không thể có cái thái độ nhu nhược, hèn yếu như vậy được. Cho nên, ông đại diện của Đại sứ quán Mỹ hồi ấy hỏi tôi rằng “Thầy nói là đi với Tàu thì mất nước còn đi với Mỹ thì mất đảng. Theo ý thầy thì thế nào?”. Tôi đáp, “Chỉ có đi với nhân dân là không mất cái gì cả. Mà còn được tất cả”. Do đó, tốt hơn hết là giới cầm quyền đi với nhân dân. Đối với TQ, bề ngoài thì mình giữ hòa hiếu thế thôi chứ bên trong thì VN phải luôn luôn cảnh giác, chứ không thể nào hèn yếu với họ được.”
Nếu hèn yếu, thì, như GS Nhật Noboyoshi thường nhắc nhở học giả, viên chức xứ Phù Tang đến hội họp hay công tác ở Bắc Kinh về một ngạn ngữ thông dụng tại chính Hoa Lục, rằng “Nếu bạn xử sự như một con lừa thì đừng ngạc nhiên là hôm nào đó, có người cưỡi trên lưng trên cổ bạn”.




No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-20/12/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link