Thiên đường Xã Hội Chủ
Nghiã Việt Nam, mác xít mao ít chuyên chính vô sản !
số phận dân nghèo ở Viet
Nam với những bức ảnh có thể khiến nước mắt dâng trào ... đã 38 năm sau chiến
tranh rồi, lẽ nào nước Việt cứ mãi èo uột thế này? ... lỗi tại ai ?? là do đảng
việt cộng với chủ nghiã chuyên chính vô sản bần cùng hoá nhân dân chỉ để
cho các chóp bu đảng cao cấp việt cộng trở thành đại gia mà thôi, chúng
vơ vét hết cả nhân danh phục vụ cho đảng chứ không phục vụ nhân dân ...
Hình ảnh cô gái trẻ đang vá săm xe máy trong đêm tối đang nhận được nhiều sự quan tâm của cộng đồng mạng. Theo chia sẻ của tác giả bức ảnh, nhân vật trong ảnh đang là một sinh viên, từ quê lên Đà Nẵng theo học. Ban ngày cô gái đi học còn tối đến đi vá săm xe máy để kiếm thêm thu nhập... Rất nhiều thành viên mạng sau khi nghe được câu chuyện này đã bày tỏ sự khâm phục trước ý chí và nghị lực của cô gái trẻ.
Bức ảnh chụp một cô bé Việt Nam lấm lem bùn đất được chia sẻ trên mạng xã hội, kèm theo dòng status "Mong sao cho đủ bữa ăn chiều". Sau khi đăng tải, bức ảnh đã nhận hơn 3.000 lượt like, cùng nhiều lời bình luận. Tuy cuộc sống có khó khăn vất vả, nhưng những nụ cười hồn nhiên vẫn luôn rạng rỡ trên môi các em nhỏ.
Bức ảnh người phụ nữ bán rong được chia sẻ kèm theo dòng thơ đầy cảm động:
"Mưa rơi trên đường vội vã
Dáng mẹ hao gầy tất tả đường trơn
Chiếc áo nâu chỉ rách vai sờn
Lưng mẹ còng nay trùng hơn một chút
Đôi chân trần bao lần ngã hụt
Dành tặng cho con giây phút yên bình".
"Mẹ là tần tảo gió sương
Mẹ là bến đợi cuối đường con đi
Bão giông...cay đắng mọi bề
Ngả vào lòng Mẹ...con về bình yên!".
Hình ảnh hai bé vùng cao Việt Nam hiện lên chân thực dưới ống kính của nhiếp ảnh gia người Pháp Réhahn đã thu hút được hơn 4.000 nghìn lượt like, hàng trăm lượt chia sẻ, cùng hàng nghìn bình luận cảm động từ phía cộng đồng mạng.
"Một mái ấm... cũng chỉ là ước mơ". Ảnh đã nhận được hơn 6 nghìn lượt like, hơn 100 lượt chia sẻ, cùng nhiều bình luận thương xót từ phía cộng đồng mạng: "Cuộc sống là vậy mà! Thật bất công, tội nghiệp các em quá"
Bức ảnh "Một cụ già ăn bát mì tôm, ở nơi tránh bão" khiến cư dân mạng vô cùng xúc động, mong cho bà và những người dân chịu ảnh hưởng bởi cơn bão vừa qua sớm ổn định cuộc sống.
"Cuộc sống là vậy, có người giàu - người nghèo, kẻ này - kẻ khác. Xã hội còn nhiều mảnh đời bất hạnh lắm, nhiều người cảm thấy bất lực khi không thể giúp được họ..., vậy nên bạn hãy cố gắng trân trọng lấy những gì bản thân mình đang có". Bức ảnh nhận được sự đồng cảm của 7 nghìn người xem, gần 200 lượt chia sẻ.
"Trẻ cậy cha, già cậy con". Nhưng người phụ nữ này biết cậy vào ai đây?
"Chào cháu, chụp chú làm gì? Chú vất vả lắm đang kiếm thêm đồng nào để cho con chú ăn học thôi mà!". Bố luôn là người tuyệt vời, bố luôn hy sinh tất cả vì tương lai tốt đẹp của chúng con. Cảm ơn những người bố". Bức ảnh sau khi đăng tải đã nhanh chóng nhận gần 18.000 lượt like và hàng nghìn bình luận từ phía cư dân mạng. Nhiều thành viên mạng ngậm ngùi khi xem bức ảnh.
"Nụ cười hạnh phúc" khi được nhận hàng cứu trợ.
"Người phụ nữ này là mẹ của liệt sĩ Hoàng Đặng Hùng đã hi sinh khi đang làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền Quần đảo Trường Sa Việt Nam".
"Họ chỉ cần chợp mắt để quên đi cái mệt/Khoảnh khắc đây, làm trái tim tôi như thắt lại"
"Mẹ" Bức ảnh muốn nói đến sự vất vả, lam lũ của những người mẹ. Cho dù cuộc sống có khó khăn thế nào đi chăng nữa thì đôi vai gầy của mẹ vẫn luôn làm việc, mong đem hạnh phúc về cho con.
"Rồi mai này đây, cuộc sống của em sẽ ra sao?"
"Tuổi nhỏ, nhưng làm việc không nhỏ".
Bức ảnh đã làm hơn 34 nghìn người trên cộng đồng mạng phải suy nghĩ.
10 năm mưa sinh, làm đủ nghề, sống chui lủi trong cống bên vỉa hè để kiếm tiền nuôi con ăn học. Tấm lòng bác Nguyễn Định bố của thủ khoa ĐH Y Nguyễn Hữu Tiến khiến trái tim hàng nghìn người lay động.
"Vì ai mẹ phải mưu sinh
Vì ai mẹ phải dầm mình dưới mưa
Vì ai mẹ nhịn cơm trưa
Vì ai mẹ phải cày bừa sớm hôm".
Mẹ luôn hy sinh bản thân mình để xây dựng tương lai cho các con.
"Xao xác đêm đông buồn vắng vẻ
Còn mình mẹ lê bước hè dài
Biết đi đâu khi nhà không có
Tối ngủ đâu cô độc thân già"
"Con đi chẳng chút băn khoăn
Mỗi ngày mỗi nhớ cứ tăng từng ngày
Nuôi con bao tháng, bao ngày
Đủ lông, đủ cánh con bay phương nào
Còn đây tình mẹ dạt dào
Trải bao sương gió không sao phai tàn".
"Thương hai em bé mồ côi
Áo không đủ ấm...lặng ngồi co ro
Thương em chị vẫn chở che
Em ơi ngoan nhé...chị cho ân tình.
Tôi nhìn chỉ biết lặng thinh
Cầu mong hạnh phúc...yên bình cho em".
Bức ảnh đã nhận được hơn 40.000 lượt like, gần 600 lượt chia sẻ, cùng với những bình luận bày tỏ sự cảm thông, đau xót cho số phận của hai em nhỏ.
Trong ảnh là những người dân Nam Định đang ân cần chăm sóc một người đàn ông nhặt ve chai bị ngất dọc đường. Giữa cái nắng oi bức, vì đói vì mệt người đàn ông này đã lả đi, nhưng nhờ có bàn tay giúp đỡ của những người qua đường nên đã tỉnh lại. Hành động đẹp ấy thực sự làm xúc động lòng người.
+
"Không cần biết thời tiết nắng gió hay mưa bão, chỉ cần mỗi tối sau giờ tan chợ, người dân ở khu chợ Nguyễn Tri Phương (TP.HCM) lại quen thuộc với hình ảnh một cụ bà dáng gầy gò, nhỏ bé, tóc trắng đầu đi lang thang dọc theo lề đường để nhặt rác của các cửa hàng vứt ra. Cụ cần mẫn nhặt nhạnh những mẩu giấy vụn, những tấm bìa carton hay thậm chí đó... là những bao đựng rác..."
"Mẹ ăn cơm trắng muối mặn
Cơm ngon canh ngọt mẹ dành cho con..."
10 năm mưa sinh, làm đủ nghề, sống chui lủi trong cống bên vỉa hè để kiếm tiền nuôi con ăn học. Tấm lòng bác Nguyễn Định bố của thủ khoa ĐH Y Nguyễn Hữu Tiến khiến trái tim hàng nghìn người lay động.
"Vì ai mẹ phải mưu sinh
Vì ai mẹ phải dầm mình dưới mưa
Vì ai mẹ nhịn cơm trưa
Vì ai mẹ phải cày bừa sớm hôm".
Mẹ luôn hy sinh bản thân mình để xây dựng tương lai cho các con.
"Xao xác đêm đông buồn vắng vẻ
Còn mình mẹ lê bước hè dài
Biết đi đâu khi nhà không có
Tối ngủ đâu cô độc thân già"
"Con đi chẳng chút băn khoăn
Mỗi ngày mỗi nhớ cứ tăng từng ngày
Nuôi con bao tháng, bao ngày
Đủ lông, đủ cánh con bay phương nào
Còn đây tình mẹ dạt dào
Trải bao sương gió không sao phai tàn".
"Thương hai em bé mồ côi
Áo không đủ ấm...lặng ngồi co ro
Thương em chị vẫn chở che
Em ơi ngoan nhé...chị cho ân tình.
Tôi nhìn chỉ biết lặng thinh
Cầu mong hạnh phúc...yên bình cho em".
Bức ảnh đã nhận được hơn 40.000 lượt like, gần 600 lượt chia sẻ, cùng với những bình luận bày tỏ sự cảm thông, đau xót cho số phận của hai em nhỏ.
Trong ảnh là những người dân Nam Định đang ân cần chăm sóc một người đàn ông nhặt ve chai bị ngất dọc đường. Giữa cái nắng oi bức, vì đói vì mệt người đàn ông này đã lả đi, nhưng nhờ có bàn tay giúp đỡ của những người qua đường nên đã tỉnh lại. Hành động đẹp ấy thực sự làm xúc động lòng người.
+
"Không cần biết thời tiết nắng gió hay mưa bão, chỉ cần mỗi tối sau giờ tan chợ, người dân ở khu chợ Nguyễn Tri Phương (TP.HCM) lại quen thuộc với hình ảnh một cụ bà dáng gầy gò, nhỏ bé, tóc trắng đầu đi lang thang dọc theo lề đường để nhặt rác của các cửa hàng vứt ra. Cụ cần mẫn nhặt nhạnh những mẩu giấy vụn, những tấm bìa carton hay thậm chí đó... là những bao đựng rác..."
"Mẹ ăn cơm trắng muối mặn
Cơm ngon canh ngọt mẹ dành cho con..."
Hết chọi
trâu đến chọi chó
Chọi chó: Những canh bạc bạo lực
Chọi chó Pitbull (giống chó nhà được mệnh danh là sát thủ máu lạnh) đang rộ lên và có chiều hướng thành… phong
trào như một thú chơi hành động, mang tính bạo lực.
Những chú chó lao vào nhau như mãnh thú, những số tiền chuyền tay nhau đặt cược bên cạnh vũng máu chó hay
sự hò hét cổ vũ trong điên loạn của những người tham gia, tất cả đang tạo ra những canh bạc khát máu thực sự.
|
Một buổi off của dân chơi Pitbull Hà Nội.
|
Thú chơi bạo lực
Nói vậy bởi, khi tham gia vào
trò này, sự man rợ sẽ được đẩy lên đỉnh điểm khi người chơi chứng kiến Pitbull của mình hiên ngang
trên xác đối thủ.
Xuất hiện lần đầu tiên tại Việt Nam vào năm 2003
do một “ông chủ chó” đất Hải Phòng mang về, Pitbull đã thu
hút được sự quan tâm của những người đam mê chơi chó bởi ngoại hình khỏe mạnh, sự trung thành với chủ, dữ dằn trong chiến đấu. Tuy nhiên, lợi dụng sự hung dữ này, một bộ phận không nhỏ người chơi Pitbull đã đẩy chúng vào những trận chiến sinh tử, tàn khốc.
Được coi như “hung thần” của các loại chó chọi, với sức mạnh của cơ thể cộng với hàm răng sắc nhọn, khi đã xung trận Pitbull được ví như những chiến binh, chúng có thể cắn nhau đến hơi thở cuối cùng.
Một trận chọi chó thường kéo dài nhiều hiệp, mỗi hiệp khoảng 10 phút, chọi đến khi nào có một con thua do chấn thương hoặc chết mới dừng lại.
Ngay việc kết thúc một trận chiến cũng là vấn đề. Đa phần chủ chó phải sử dụng một công cụ hỗ trợ gọi là banh hàm để tách được 2 đấu sĩ cẩu ra do đặc tính của Pitbull đã cắn là không nhả.
|
Hậu quả sau cuộc chiến (trong ảnh hàm dưới của Pitbull bị cắn cụt).
|
Một Pitbull trưởng thành chỉ tham chiến mỗi tháng một trận do cần thời gian để phục hồi chấn thương. Sau mỗi trận, dù thắng hay thua, các
chiến binh này đều bị những chấn thương nhất định, nhẹ thì rách da, toác
thịt… nặng thì gãy xương hoặc hơn nữa là bị cắn vào các động mạch.
Nếu chỉ chấn thương thông thường, chủ chó chỉ cần bôi thuốc hoặc Pitbull sẽ tự liếm để lành vết thương. Còn nếu nặng hơn thì các chiến binh này sẽ được đưa đến bác sĩ thú y. Nhưng chỉ sau một thời gian, các chú chó
này lại tiếp tục lao vào trận chiến mới và lại một quá trình phục hồi như vậy…
Trên một trang diễn đàn của những người nuôi Pitbull, một thành viên có
nickname Mr.Trần kể: Trong lúc không
có ai ở nhà, 2 chú Pitbull phá chuồng rồi lao vào nhau, đến chiều về thì thấy một con bị mất hẳn hàm dưới, con còn lại thì mặt rách nát.
Công nghệ biến Pet thành chiến binh
Để biến Pet (thú cưng) thành một chiến binh, Pitbull phải trải qua những bài huấn luyện công phu. Khác với những loài chó khác như Becgie,
Rottweiler… phải huấn luyện theo bài bản để thuần tính, nghe lời chủ, thì Pitbull khác
hẳn.
Trung thành là bản tính có sẵn của Pitbull nên việc huấn luyện chỉ nhằm mục đích làm sao cho
chúng khỏe mạnh, bền sức và đặc biệt là càng hung dữ càng tốt.
|
Bơi là một trong những bài tập thể lực của Pitbull.
|
Tùng, một thanh niên nuôi Pitbull ở Hà Nội cho biết, để Pitbull chiến đấu tốt phải cho chúng trở về bản năng gốc. Nếu đưa vào các trường huấn luyện, Pitbull sẽ trở nên ngoan ngoãn và
mất hẳn bản năng chiến đấu của chúng.
Mỗi chú Pitbull sẽ được chủ huấn luyện theo một cách riêng, nhưng đa phần đều trải qua những bài tập rất chung như: quấn xích vào cổ để chạy, cho chạy trên máy tập, kéo lò xo, kéo
lốp xe, cắn thịt sống…
Ngồi cạnh đàn chó Pitbull
vừa mới sinh, Tùng kể thêm: Khi đã áp dụng những bài tập đó cho Pitbull
thì ngày nào cũng phải duy trì đầy đủ, kể cả trời nắng hay trời mưa.
Chiều nào Tùng và hai chú Pitbull cũng trải qua từng đấy bài tập, duy chỉ có màn kéo lốp ô tô thì phải đợi đêm muộn mới tập được. Các bài tập khác đều có xích để giữ, riêng bài kéo lốp thì phải thả ra cho chúng chạy. Việc đó rất nguy hiểm vì khi đó sẽ không thể quản lý được chó.
Ngoài những bài tập trên, thỉnh thoảng chủ chó còn có một bài tập được cho là rất dã man, đó là Thử chó. Trước mỗi trận đánh, chủ chó thường thử khả năng chiến đấu của Pitbull đồng thời kích thích thú
tính của chúng bằng cách rất quái gở. Đó là mua một con chó sắp bị thịt mang về thả ra cho Pitbull cắn. Thường thì những cuộc chiến không cân sức đó chỉ kéo dài chưa đến 5 phút là con vật hiến thân kia sẽ chết.
Bên cạnh chế độ tập luyện hà khắc, thực đơn ăn uống của Pitbull cũng được quan tâm đặc biệt. Là một người khá nhiều kinh nghiệm trong huấn luyện Pitbull, Dương, chủ nhân của một cặp Pitbull, cho biết: Món ăn thường xuyên của Pitbull là cổ gà.
Dương cho Pitbull ăn theo khẩu phần 12 chiếc cổ gà mỗi ngày, chia làm
hai bữa. Cứ luộc nguyên cổ gà rồi cho Pitbull ăn, vừa đủ chất lại vừa luyện được răng. “Thỉnh thoảng cho Pitbull ăn
thịt chó để chúng dữ tợn hơn và tăng cường sức chiến đấu”, Dương tiết lộ.
Chủ chó - họ là ai?
Họ là những người trẻ có cùng sở thích mà đa phần bị cộng đồng cho là quái gở. Nuôi Pitbull đang
trở thành một trào lưu của giới trẻ. Họ nuôi với những mục đích khác nhau,
nhưng đa phần những chú Pitbull này
đều bị đẩy vào những trận chiến, vốn là bản năng của chúng.
Không hẳn tất cả những người nuôi Pitbull đều để cho chó đi chọi. Vẫn có những người vì yêu thích đặc tính trung thành
và vẻ đẹp khỏe mạnh của Pitbull nên nuôi
chúng chỉ để làm Pet (thú cưng).
Tuy nhiên, đó chỉ là thiểu số. Tại các nước châu Mỹ, nguồn gốc của những chú chó Pitbull,
nơi chúng sống với chủ như những người bạn, người vệ sĩ trung thành.
Tuy nhiên, sau khi du nhập về các nước châu Á nói chung
và Việt Nam nói riêng, đa số Pitbull trở thành chiến binh cho những cuộc cá độ.
Pitbull đang trở thành công cụ kiếm tiền cho những người chủ chó máu mê cờ bạc. Hiện nay, Pitbull made
in Việt Nam khá nhiều bởi người ta phối và nhân giống được trong nước. Giá của một chú chó Pitbull
nhỏ dao động từ 6 đến 8 triệu.
Tuy nhiên, họ không kiếm tiền từ việc bán chó. “Mỗi trận đánh bình thường sẽ có kèo độ khoảng trên dưới 50 triệu đồng. Còn nếu về các sới ở Hải Dương, Hải Phòng thì những trận đánh lên tới vài trăm triệu là bình thường”, Tùng kể về những trận trực tiếp mang chó đi chọi hoặc chỉ đi xem.
Anh Quân, một lái xe du lịch ở Hà Nội cho biết: Một lần có khách thuê xe 16 chỗ ngồi đi Hải Dương nhưng lúc đến đón thì chỉ có 4 thanh niên và
một… con chó. Khi đến một nhà vườn ở Thanh Hà (Hải Dương), anh Quân thấy có một nhóm người đang đợi sẵn.
Chừng tiếng sau họ dắt chó ra, lên xe và
về Hà Nội luôn. Trên xe, 4 thanh niên hào hứng chia nhau từng cục tiền trong khi con chó
bê bết máu, nằm ở góc xe liếm những vết thương trên người.
Dư luận lên tiếng
Bạn Lê Minh (25 tuổi, nhân viên văn
phòng ở Hà Nội), một trong những thành viên đắc lực của Nhóm cứu trợ chó mèo Hà Nội, bức xúc: "Con
chó cũng giống con người, chúng cũng biết đau khi bị cắn, cũng thấy sợ khi bị đánh, cũng cần được chủ yêu thương, chăm sóc… chúng cũng có
cảm xúc như con người, cũng biết yêu, biết ghét.
Không hiểu những người chủ của chúng nghĩ gì khi
bỏ bao nhiêu tiền của, công sức nuôi chúng để rồi thấy những vết thương cũ chưa lành, vết thương mới đã đến. Chúng phải đổ máu hay từ bỏ chính mạng sống của mình chỉ để mua vui, kiếm tiền cho con người".
Sao quan chức không
được ở nhà to?
Nguyễn Quảng
Gửi cho BBC từ Milton Keynes, Anh Quốc
Cập nhật: 11:08 GMT - thứ hai, 3 tháng 3, 2014
Biệt dinh của cựu Chánh thanh tra nhà nước Trần Văn Truyền đang
gây xôn xao dư luận.
Báo chí đang công kích
một ngôi nhà to của một cựu quan chức to, không phải bây giờ, mà trước đây, thi
thoảng tôi đọc báo cũng thấy vài bài công kích một ngôi nhà to của chủ tịch,
hay bí thư.
Tóm lại, với tâm lí của đa số nhân dân, quan chức phải nghèo và
không được ở nhà to.
Các bài liên quan
- Ông Trần Văn Truyền 'sẵn sàng' giải thích
- Tranh cãi về tư dinh ông Trần Văn Truyền
- Đồ gỗ và rừng, so sánh Anh - Việt
Chủ đề liên quan
Nhưng nhà doanh nghiệp buôn bán thì không nằm trong diện công
kích, họ có thể sở hữu một đống nhà, lái xe xịn nhất, và vô khối người giúp
việc, nhưng quan chức thì không được.
Tâm lí ghét quan có lẽ đã có cả ngàn năm, bất kì anh quan nào
cũng bị mặc định ăn bẩn, khoác lác, khệnh cỡm, và thiếu thông minh.
Hãy xem chuyện Trạng Quỳnh chơi xỏ quan bằng những đòn hiểm kiểu
dân gian, anh ba Giai hay Tú Xuất trong Nam kỳ cũng có những kiểu tương tự, mục
tiêu của họ là thỏa mãn sự đố kị với người giàu hơn. Với họ, giàu mặc định là
xấu xa.
Thời bao cấp, quan chức cũng không được coi trọng nhiều lắm, tôi
còn nhớ bài vè :
“Mỗi người làm việc bằng hai
Để cho chủ nhiệm mua đài mua xe.”
'Đâu có thể nghèo
mãi?'
"Nếu công kích các quan
chức giàu, thì đó là một sự lãng phí, đồng tiền, dù tham ô mà có, nếu vẫn ở
Việt nam và sinh lời, tạo thêm công ăn việc làm, kích cầu cho xã hội thì cần
được cổ vũ, hơn là chỉ trích để tạo tiền lệ xấu để các quan chức mua vàng hay đổi
đô gửi ngân hàng nước ngoài, chứ không dám đầu tư hay ăn tiêu trong nước"
Lãnh tụ của Việt nam thời đó là Hồ Chí Minh, ông cũng được cho
là người giản dị, đi dép cao su cắt ra từ lốp xe, mặc bộ bà ba hay ka ki cũ, ăn
cơm với cà muối, và ở nhà sàn, một lãnh tụ lí tưởng cho người nghèo, hoàn toàn
không xa hoa. Và ngay cả khi chết đi, ông vẫn được cho là không có tài sản gì.
Nhưng Việt nam đâu có nghèo mãi, phải dần dần giàu hơn chứ? Cà
muối đâu phải món ăn xuyên thế kỉ?
Tôi cũng nhớ một án tử hình cho anh cục trưởng cục quân nhu thời
ông Hồ mới nắm quyền, anh bị tử hình, vụ việc khởi động là do anh tổ chức một
đám cưới quá xa hoa được tả lại như sau:
“Trên những dãy bàn dài tít tắp (bày tiệc cưới) xếp kín chim
quay, gà tần, vây bóng, giò chả, nấm hương, thịt bò thui, rượu tây, cốc thủy
tinh sáng choang, thuốc lá thơm hảo hạng, hoa Ngọc Hà dưới Hà Nội cũng kịp đưa
lên, ban nhạc “Cảnh Thân” được mời từ Khu Ba lên tấu nhạc réo rắt” ….
Anh bị tử hình, chết có lẽ không nhắm được mắt, vì một đám cưới
kiểu đó thì ở thời điểm hiện tại, đâu cũng có. Và anh chết, do dám ăn tiêu “xa
hoa” khi dân còn nghèo. Tất nhiên, anh bị khép tội tham nhũng sau đó với một
phiên tòa đầy cảm tính.
Cái lý dân còn nghèo thực sự tôi nghe ở khắp, mà quả thế thật,
rất nhiều dân còn nghèo.
Vấn đề là, dân nghèo và nhà to của quan liệu có liên quan đến
nhau không?
Nếu công kích các quan chức giàu, thì đó là một sự lãng phí,
đồng tiền, dù tham ô mà có, nếu vẫn ở Việt nam và sinh lời, tạo thêm công ăn
việc làm, kích cầu cho xã hội thì cần được cổ vũ, hơn là chỉ trích để tạo tiền
lệ xấu để các quan chức mua vàng hay đổi đô gửi ngân hàng nước ngoài, chứ không
dám đầu tư hay ăn tiêu trong nước.
'Quan nghèo là vô
dụng'
"Nếu quan chức mà
nghèo, thì mới làm tôi ngạc nhiên, quan nghèo, tôi mặc định là người vô dụng,
vì muốn nghèo, làm dân là đủ nghèo rồi. Và các quan sẽ dạy dân cách làm giàu
thế nào, trong khi chính anh ta đang nghèo hoặc phải giả vờ nghèo như con ếch
trong ruộng thuốc sâu"
Tôi biết, ở Trung quốc, và thậm chí Việt nam, các quan chức về
hưu hay đương chức, họ bê tiền ra nước ngoài, mua nhà và đầu tư bên đó, họ
hiểu, nếu làm như vậy ở trong nước, họ sẽ bị công kích, giống cái cách ông
Truyền đang bị cùng cái nhà to của ông.
Nhưng thực sự, nhà của ông Truyền to nhưng chưa chắc đã có giá,
nếu bán cả nhà cả đất, ông chỉ mua được cái giường hoàng gia của đại gia Lê Ân
hay không đến một zerô mét vuông đất phố cổ Hà nội hay quận nhất Sài gòn.
Lý của nhân dân cũng rất hợp lý, họ nhìn vào lương tháng của
ông, và khẳng định, với mức lương đó, ông không thể xây được cái nhà to như
thế!
Nhưng ai cũng biết, quan chức không ai sống bằng lương, nếu bạn
là quan chức, bạn có thể khẳng định giúp tôi điều này. Rất nhiều nhân viên làm
việc ở các bộ ngành lái ô tô riêng đi làm, nếu chỉ trông vào lương, tất nhiên họ
không thể mua những chiếc xe tiền tỷ như vậy.
Làm quan to, chỉ cần một thông tin sớm về cổ phiếu, hay một dự
án về con đường mới mở v.v…, thì quan chức có thể bổ sung thêm vài hàng số
không vào tài khoản mà không cần đến lương hay nhận hối lộ.
Tôi tin rằng, ở một chức vị cao, chỉ cần nhìn món đồ nào đó hơi
lâu, thì khi về nhà, món đồ đó đã ở nhà rồi, do các đàn em cung tiến.
Vậy quy ra tiền lương chỉ là trò cười, đã làm được đến chức
quan, thì thiếu gì mánh kiếm tiền, nếu quan chức mà nghèo, thì mới làm tôi ngạc
nhiên, quan nghèo, tôi mặc định là người vô dụng, vì muốn nghèo, làm dân là đủ
nghèo rồi.
Và các quan sẽ dạy dân cách làm giàu thế nào, trong khi chính
anh ta đang nghèo hoặc phải giả vờ nghèo như con ếch trong ruộng thuốc sâu?
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment