Saturday, August 17, 2013

Vào Đảng, Bỏ Đảng


 


Vào Đảng, Bỏ Đảng


 

Kính Hòa, phóng viên RFA
2013-08-15

 

Email

Ý kiến của Bạn

Chia sẻ

In trang này


08152013-bodang-kh.mp3Phần âm thanh Tải xuống âm thanh

000_Del439721-305.jpg

Từ trái qua: Chủ tịch Trương Tấn Sang, TBT Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bỏ phiếu tại Đại hội toàn quốc lần thứ 11 của Đảng Cộng sản Việt Nam được tổ chức tại Hà Nội hôm 17/1/2011.

AFP photo

 

Tờ báo The Epoch Times, được cho là gần gủi với phong trào Pháp Luân Công tại Trung quốc có hẳn một góc nhỏ để công bố số đảng viên đảng cộng sản Trung quốc rời khỏi đảng.

Trong bài viết mới nhất của ông Lê Hiếu Đằng, một đảng viên lâu năm của đảng cộng sản Việt Nam có câu “tôi biết nhiều đảng viên đang muốn ra khỏi Đảng, hoặc không còn sinh hoạt Đảng (giấy sinh hoạt bỏ vào ngăn kéo). Vậy tại sao chúng ta hàng trăm đảng viên không tuyên bố tập thể ra khỏi Đảng và thành lập một Đảng mới”.

Trong suốt lịch sử Việt Nam hiện đại, không có một tổ chức chính trị nào ngự trị vũ đài chính trị của đất nước một cách tòan diện và dài lâu như đảng cộng sản. Đó là một tổ chức chính trị chặt chẽ, có sức hấp dẫn từ những năm đầu thế kỷ 20.

Sức hấp dẫn ấy đến từ những lý tưởng công bằng xã hội, từ nỗi niềm mong ước giải quyết tòan diện các vấn đề của xã hội lòai người. Sự hấp dẫn cộng sản còn mạnh mẽ hơn nữa sau khi thí nghiệm đầu tiên được thực hiện tại nước Nga và các quốc gia phụ thuộc của nó, nơi mà thông tin ít ỏi được mang ra làm khơi gợi trí tò mò.

Bức màn sắt đã sụp đổ. Thí nghiệm cộng sản đầu tiên đã thất bại một cách rõ ràng, khó có lời biện hộ mang tính thuyết phục. Chỉ còn lại trên trần gian này những thí nghiệm cộng sản, biến thái với thời gian, trong cuộc hôn nhân đầy sóng gió của nó với kinh tế thị trường.

Khoảng năm 2011 thì tôi thấy tình hình không ổn. Chính sách không ổn, thực tế không ổn, sự quản trị không ổn của một đảng duy nhất, nên tôi làm đơn xin ra khỏi đảng.
- Một đảng viên 

Một cán bộ giảng dạy có bằng Tiến sĩ, là đảng viên cộng sản dạy đại học tại thành phố Hồ Chí Minh, đang rời khỏi đảng cho chúng tôi biết,

“Khoảng năm 2011 thì tôi thấy tình hình không ổn. Chính sách không ổn, thực tế không ổn, sự quản trị không ổn của một đảng duy nhất, nên tôi làm đơn xin ra khỏi đảng.”

Ngoài những lý do của sự hấp dẫn cộng sản là mong ước về công bằng xã hội đã đề cập bên trên, sự hấp dẫn của đảng cộng sản Việt Nam còn có lý do từ một cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, mà bao lâu nay Đảng đã rất thành công trong việc duy trì tính chính danh của mình. Từ cuộc đấu tranh đó đảng biện minh cho ngôi vị độc tôn của mình. Tuy nhiên lý do biện minh đó cũng đang bị thách thức. Một trong những thủ lĩnh phong trào sinh viên tại các thành thị miền Nam trước 1975 là Huỳnh Kim Báu nói với đài Á châu tự do,

Chuyện công lao quá khứ với hiện tại là hai phạm trù khác nhau. Anh có thể có công với quá khứ nhưng bây giờ có tội với tương lai. Không thể xét đoán công với tội mà cả dân tộc này chịu sự cai trị của Đảng suốt đời như vậy. Trong khi đó dân tộc, đất nước có trước Đảng. Trước khi là một Đảng viên thì là người Việt Nam đã, cái đó là điều hiển nhiên cho nên không thể lấy lập luận đó để bảo vệ.”

Sự bất hợp lý của mô hình cai trị độc đảng đó được người giảng viên đại học đang rời khỏi đảng nêu rõ,

“Cái đa đảng nó làm cho nhiều trường phái đấu tranh với nhau, từ đó chọn ra cái tốt nhất cho đất nước, chứ kiểu độc tôn là hoàn toàn không ổn.”

Người giảng viên này cũng nói về sự khủng khiếp hiện tại ở Việt Nam khi chứng kiến sự cấu kết giữa đảng nắm quyền và các nhóm lợi ích, hiện đang chi phối xã hội.

Những đảng viên nông dân, một lực lượng quan trọng của đảng cộng sản, không có những lý luận về quản trị như trên, chắc là cũng không hiểu lý tưởng cộng sản ở những năm đầu thế kỷ 20 như thế nào, nhưng họ hòan tòan ý thức được là đứng trong hàng ngũ đảng cộng sản hiện nay là không cần thiết, khi cuộc sống của họ bị đe dọa bởi các nhóm lợi ích. Một nữ đảng viên ở làng Trịnh Nguyễn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, vì không chấp nhận giao đất cho các công ty, đã bị khai trừ khỏi đảng, bà nói với chúng tôi về chuyện đó không chút luyến tiếc,

Cái đa đảng nó làm cho nhiều trường phái đấu tranh với nhau, từ đó chọn ra cái tốt nhất cho đất nước, chứ kiểu độc tôn là hoàn toàn không ổn.
- Một đảng viên 

“Bao năm phấn đấu vào đảng, nhưng nay họ làm sai, tôi không cần nữa. Bây giờ cần dân hơn cần Đảng. Thân mình mình phải lo, chứ khi người ta lo đến mình là mình toi rồi.”

Sự hấp dẫn của chủ nghĩa đã không còn nữa, cho nên đảng cộng sản phải lấy tư lợi ra để thu hút người vào đảng. Ông Lưu Hiểu Ba, người bất đồng chính kiến nổi tiếng đang bị cầm tù tại Trung Quốc viết rằng động cơ xin vào đảng của thanh niên Trung Quốc chỉ là tư lợi.

Người anh em của đảng Trung quốc là đảng Việt Nam cũng có cùng phương pháp. Người cán bộ giảng dạy ở TP HCM nói tiếp về nguyên nhân tại sao anh vào đảng,

“Lúc ấy tôi muốn lấy một học bổng trong chương trình liên kết với Đại học Curtin bên Úc, mà muốn như thế thì phải là đảng viên đảng cộng sản.”

Bỏ qua ý tưởng tư lợi, thì sự ham mê cống hiến có lẽ cũng là lý do của nhiều trí thức trẻ, với hòai bão được cống hiến, được làm khoa học, và trong một thời điểm lãng mạn nào đó của cuộc đời, nghĩ rằng đảng cộng sản sẽ giúp mình thực hiện hòai bão ấy. Khi được hỏi anh nhìn nhận như thế nào về cảm tình của giới trẻ có học thức hiện nay đối với đảng cộng sản, anh trả lời ngay lập tức là không hề có.

Nếu cách đây mấy mươi năm người cộng sản Nam Tư Milovan Djilas có nói:

"Nếu ở tuổi hai mươi mà không vào đảng thì là người không tim, nhưng đến tuổi 40 mà còn ở trong đảng lại là người không có trí."

Thì nay có lẽ giới trẻ Việt Nam không cần đến sự chênh lệch đến 20 năm để quyết định.

Tin, bài liên quan


Tổng bí thư sẽ đứng đầu Ban chỉ đạo chống tham nhũng

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin buổi sáng-12/11/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link