Friday, August 16, 2013

Bỏ Phiếu Tín Nhiệm Trên Cơ Sở Nào?




 
 

 

Lấy phiếu tín nhiệm: tiến bộ hay đối phó?

Nam Nguyên, phóng viên RFA
2013-06-11
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
000_Hkg8602379-305.jpg
Kỳ họp Quốc hội hôm 20/05/2013 tại Hà Nội.
AFP
 
Chế độ Việt Nam hiện đang trong bối cảnh lòng dân ngao ngán vì nạn tham nhũng và sự sa sút của nền kinh tế. Việc lấy phiếu tín nhiệm của Quốc Hội đối với 47 chức danh chủ chốt là dấu hiệu tiến bộ dân chủ hay là sự đối phó xảo thuật?

Tín nhiệm cao, tín nhiệm thấp…

Lần đầu tiên trong lịch sử hoạt động của mình,  Quốc hội nước Việt Nam Cộng sản sử dụng quyền giám sát tối cao đối với những chức danh chủ chốt do Quốc hội bầu và phê chuẩn.
Tuy vậy thủ tục lấy phiếu tín nhiệm được thực hiện không mang những ý nghĩa của vấn đề bỏ phiếu bất tín nhiệm ở các nước dân chủ theo thể chế tam quyền phân lập.
Nếu như ở các nước, một chính phủ qua chức danh lãnh đạo thí dụ là Thủ tướng, khi điều hành kém hay phạm lỗi có thể phải đối diện thủ tục bỏ phiếu bất tín nhiệm của Quốc hội, lá phiếu sẽ chỉ là tín nhiệm và bất tín nhiệm và kết quả rất rõ ràng.
Trong khi đó việc lấy phiếu tín nhiệm ở Việt Nam lại là đánh giá tín nhiệm qua 3 mức là tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp. Có thể hiểu ba mức tín nhiệm này nói chung vẫn là tín nhiệm.
Luật gia Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc TP.HCM nhận định:
Tôi nghĩ đây là cách đối phó với dư luận phê phán vấn đề dân chủ, vấn đề này nọ mà thôi.-- Luật gia Lê Hiếu Đằng
“Bản thân tôi không tin nó có hiệu quả gì, bởi vì trên hết là Đảng lãnh đạo thành ra Đảng sẽ quyết định mọi việc dù là tín nhiệm hay không tín nhiệm.
Nhưng tôi nghĩ là đáng lẽ chỉ có 2 mức thôi, tín nhiệm hay không tín nhiệm, chứ còn ba mức tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp nghĩa là sao, nếu người ta không tín nhiệm thì bỏ vào đâu.
Thành ra tôi nghĩ đây là cách đối phó với dư luận phê phán vấn đề dân chủ, vấn đề này nọ mà thôi.”
Đáp câu hỏi của chúng tôi về cuộc bỏ phiếu lấy tín nhiệm vừa được Quốc hội Việt Nam thực hiện công bố kết quả và với thủ tục rất khác lạ với thế giới. Bà Phạm Chi Lan, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải, nhận định:
“Thực ra cũng phải đánh giá đây là lần đầu tiên mà Quốc hội ở Việt Nam có tổ chức lấy phiếu lấy ý kiến như vậy, so với bao nhiêu năm trước đây chưa làm được thì cũng có thể coi đây là một chút bước tiến về dân chủ, theo cách qua đó Quốc hội là đại biểu của dân, đại diện cho cử tri có thể lên tiếng đánh giá những người lãnh đạo giữ những chức vụ do Quốc hội bầu ra.
Tuy nhiên cách làm này cũng chưa được như mong muốn của nhiều người, tôi cho là đây là bước đầu tiên thì tạm chấp nhận như vậy.
Nhưng mà mong rằng sau này Quốc hội có thể áp dụng các biện pháp khác phù hợp hơn, có thể như cách ở các nước khác đã làm và nó sẽ có được những kết quả thể hiện được đầy đủ hơn những đánh giá của mọi người và yêu cầu của cử tri đối với các chức vụ khác nhau.”
Đây là lần đầu tiên Quốc hội Việt Nam tổ chức lấy phiếu lấy ý kiến như vậy, so với bao nhiêu năm trước đây chưa làm được thì cũng có thể coi đây là một chút bước tiến về dân chủ.-- Bà Phạm Chi Lan

Chẳng thà không có

Trong cuộc phỏng vấn của chúng tôi, Luật gia Lê Hiếu Đằng nói là từ kết quả Quốc hội công bố, tất cả thành viên Chính phủ kể cả những người có thể nói là quản lý tồi tệ nhất thì vẫn đạt được mức tín nhiệm, hai mức đánh giá tín nhiệm cao và tín nhiệm thì cũng đều vượt qua được.
Trong khi đó thì thực tế tình hình kinh tế xã hội ngày càng xuống, kinh tế rất nguy ngập, đạo đức xã hội ngày càng xuống cấp.
Rồi đối với việc Trung Quốc bành trướng xâm lược thì thái độ rất ỡm ờ, phải đặt câu hỏi về vấn đề này.  Luật gia Lê Hiếu Đằng tiếp lời:
“Tôi nghĩ, chẳng thà không bày ra việc bỏ phiếu tín nhiệm này, còn bày ra thì phải đúng với ý nghĩa bỏ phiếu bất tín nhiệm.
Bởi vì thật ra theo Luật Bầu cử và Tổ chức Quốc hội cũng như Luật bầu cử và Tổ chức Hội đồng Nhân dân thì chỉ có hai mức tín nhiệm và bất tín nhiệm thôi, nếu không tín nhiệm thì người ta bãi miễn, còn tín nhiệm thì anh còn ở lại.
Do đó tôi nghĩ là cái cách làm này không đi đến đâu cả.”
Giới quan sát chính trị có chung nhận định là mọi sự cải cách ở Việt Nam đều rất chậm từ kinh tế cho đến chính trị. Chế độ toàn trị của Việt Nam khiến cho một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm thí dụ với chức danh Thủ tướng là rất khó xảy ra.
Do vậy Nghị quyết 35 của Quốc hội về lấy phiếu tín nhiệm các nhà lãnh đạo do Quốc hội bầu như Chủ tịch Nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng và các chức danh chủ chốt khác gộp chung 47 vị được cho là một sáng kiến độc đáo, giữa bối cảnh nhân dân nghi ngờ chế độ, còn hàng ngũ lãnh đạo chia rẽ.
Đặc biệt nữa, đây không phải một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm theo ý nghĩ thông thường trên thế giới. Luật gia Lê hiếu Đằng nhận định:
“Bằng phương pháp này, anh muốn chứng tỏ cho dân anh cũng dân chủ, bằng cách bỏ phiếu để đo mức tín nhiệm này nọ. Nhưng cuối cùng là đâu vẫn hoàn đấy, không có ai bị bất tín nhiệm cả.
Cái này mang tính hình thức là không ổn. Nhưng nó cũng có một điểm, với những vị giữ vị trí chủ chốt mà số phiếu tín nhiệm thấp lại quá cao thì nó cũng có ảnh hưởng nhất định tới uy tín, tuy không bị bất tín nhiệm bị mất ghế… Nó chỉ có phần đó thôi.”

Sự nhìn nhận của Quốc hội

Theo kết quả được Quốc hội công bố sáng ngày 11/06, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bị đánh giá thấp hơn Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng.
Phân loại phiếu đánh giá, Ông Nguyễn Tấn Dũng bị 160 phiếu tín nhiệm thấp, so với 28 phiếu của ông Trương Tấn Sang và 25 phiếu của ông Nguyễn Sinh Hùng.
Kết quả còn cho thấy Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình bị đánh giá quá thấp về mức tín nhiệm với 209 phiếu tín nhiệm thấp, Bộ trưởng Giáo dục Đào tạo Phạm Vũ Luận cũng bị 177 phiếu tín nhiệm thấp.
Nhận định về kết quả vừa nêu, bà Phạm Chi Lan, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải, từ Hà Nội phát biểu:
“Tôi nghĩ, các đại biểu Quốc hội có phần nào mạnh dạn trong việc đưa ra ý kiến của mình. Nó cũng phản ánh một thực tế là trong mấy năm gần đây nền kinh tế Việt Nam cũng như các vấn đề về xã hội, giáo dục… thì có rất nhiều điều mà người dân bức xúc.
Quốc hội cũng như người dân có thể cảm nhận thấy là trách nhiệm trước nhất thuộc về chính phủ và người đứng đầu chính phủ.
Cho nên biểu quyết như vậy cũng một phần nào đó thể hiện sự nhìn nhận của Quốc hội và của người dân đối với những việc chính phủ và đặc biệt Thủ tướng đã làm được cũng như chưa làm được.”
Như vậy, trong ý nghĩa nào đó cuộc bỏ phiếu lấy tín nhiệm không có công cụ để bỏ phiếu bất tín nhiệm, cũng vẫn đạt được hiệu ứng tâm lý xả xú-páp, như cách gọi của dân gian.






 

Bỏ Phiếu Tín Nhiệm Trên Cơ Sở Nào?

Huỳnh Ngọc Chênh
Theo điều 4 Hiến Pháp, đảng lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện nên quốc hội phải đặt dưới quyền lãnh đạo tuyệt đối của đảng là đương nhiên.
 
Không cần nói ra nhưng ai cũng biết, hầu như các chức danh quan trọng của bộ máy nhà nước đều do bộ chính trị, ban chấp hành TW của đảng quyết, chọn lựa sắp đặt từ trước và quốc hội chỉ biểu quyết thông qua để hợp thức hóa. Phải nói rằng quốc hội hầu như chưa được bầu chọn một chức danh nào. Vì làm sao mà được bầu chọn, khi mỗi chức danh chỉ giới thiệu ra duy nhất có một người mà người ấy đã được đảng quyết.
 
Thế nhưng hôm nay, đảng lại chỉ đạo và cho phép quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm những người mà hầu như mình không bầu ra. Một động thái chưa có tiền lệ. Không hiểu việc làm nầy dựa trên cơ sở pháp luật nào không? Các bạn rành luật thử tìm hiểu.
 
Nhưng dù sao cũng rất hoan nghênh, đại biểu quốc hội đã được nới thêm cho một chút quyền, dù cái quyền ấy cũng rất hạn chế là chỉ được phép chọn lựa "tín nhiệm ít", "tín nhiệm nhiều" chứ không được phép "bất tín nhiệm". Đúng vậy người của đảng tin cẩn đưa lên chức vụ nầy chức vụ khác thì anh là quốc hội có quyền gì mà được phép bất tín nhiệm, anh muốn chống lại sự lãnh đạo của đảng à?
 
Không biết đảng dựa trên các tiêu chuẩn gì để quyết người nầy làm thủ tướng, người kia làm chủ tịch nước, người kia làm chủ tịch quốc hội, người khác làm bộ trưởng....Thôi đó là chuyện riêng của đảng, người dân và cả các đại biểu quốc hội biết đến làm gì cho mệt, mọi sự có đảng lo.
 
Tuy nhiên bây giờ đảng cho phép các đại biểu bỏ phiếu tín nhiệm thì người dân phải có quyền đặt ra câu hỏi nầy chứ: Dựa trên cơ sở nào mà các đại biểu tín nhiệm người nầy ít, tín nhiệm người kia nhiều? Hầu như chưa thấy quốc hội, các vị đại biểu, cơ quan truyền thông thông báo chuyện nầy ra cho dân chúng biết.
 
Thường, để đánh giá một quan chức nào thì phải dựa vào chương trình hành động của quan chức đó trình ra lúc tranh cử (chuyện nầy thì hầu như không có) hoặc ít ra, lúc mới lên nhậm chức. Chương trình hành động là những mục tiêu đề ra và các giải pháp thực hiện để đạt các mục tiêu đó. Ví dụ chương trình hành động của ông bộ trưởng giao thông là đến năm nào đó thì phát triển giao thông đến đâu, làm thêm được những gì, giảm tai nạn giao thông, giảm ùn tắc đến mức nào...và các giải pháp để đạt được các mục tiêu đó là gì...
 
Một khi đã có chương trình hành động như vậy cho mỗi chức danh, thì bây giờ các vị đại biểu cứ chiếu theo đó mà tín nhiệm ít hay tín nhiệm nhiều và thậm chí đủ cơ sở để dũng cảm tuyên bố bất tín nhiệm một quan chức nào đó, nếu như quan chức đó không làm được bất cứ việc gì theo chương trình hành động đã đề ra.
 
Tôi chắc chắn rằng chẳng có quan chức nào khi lên nhậm chức thì trình ra trước quốc hội chương trình hành động của mình. Và do vậy, hôm nay, không hiểu các vị đại biểu đánh giá các đương sự trên cơ sở nào để mà quyết định chuyện tín nhiệm ít hay tín nhiệm nhiều?
 
Cơ sở nào? Cơ sở nào? Cơ sở nào?
 
Hãy trả lời cho dân biết chứ các vị đại biểu của dân!

HNC

Huỳnh Ngọc Chênh Blog
DienDanCTM

 




 

Phiếu tín nhiệm: Lời cảnh báo đối với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng?



Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng được 210 đại biểu bỏ phiếu tín nhiệm cao, 122 phiếu tín nhiệm và 160 phiếu tín nhiệm thấp, đứng sau Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng được 210 đại biểu bỏ phiếu tín nhiệm cao, 122 phiếu tín nhiệm160 phiếu tín nhiệm thấp, đứng sau Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.

  •  
  •  
  •  

Tin liên hệ



Hình ảnh/Video



Video

Truyền hình vệ tinh VOA Asia 11/6/2013



Video

Truyền hình vệ tinh VOA Asia 8/6/2013


CỠ CHỮ

11.06.2013


Hôm nay, Thủ Tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng phải đối mặt lần đầu tiên với một đòn nặng công khai hiếm thấy, với số phiếu tín nhiệm cao chưa tới phân nửa số đại biểu ở Quốc hội.

Đó là lời mở đầu của bản tin của hãng thông tấn Reuters hôm nay sau khi kết quả cuộc bỏ phiếu tín nhiệm đầu tiên tại Việt Nam được công bố vào sáng hôm nay.

Theo trang mạng VnExpress, kết quả cuộc bỏ phiếu tín nhiệm 47 chức danh vừa hoàn tất cho thấy Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng được 210 đại biểu bỏ phiếu tín nhiệm cao, 122 phiếu tín nhiệm và 160 phiếu tín nhiệm thấp, đứng sau Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, với 330 phiếu tín nhiệm cao, 133 phiếu tín nhiệm và 28 phiếu tín nhiệm thấp trong tổng số 492 đại biểu có mặt.

Bản tin nói rằng mặc dù Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng vượt qua cuộc trắc nghiệm, các nhà phân tích cho rằng kết quả không mấy nhiệt tình của các đại biểu quốc hội thuộc một đảng vốn theo truyền thống, vẫn đoàn kết sau lưng lãnh đạo, là một chỉ dấu về sự bất mãn lan rộng về cách chính phủ xử lý nạn tham nhũng, và về sự trì trệ của một nền kinh tế một thời rất năng động.

Reuters ghi nhận việc giới lãnh đạo Việt Nam được đánh giá công khai trong cuộc bỏ phiếu tín nhiệm như thế này là điều vô cùng hiếm hoi, xuất phát từ lời kêu gọi của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang hồi năm ngoái, đòi các nhà lãnh đạo phải chịu trách nhiệm nhiều hơn, giữa lúc phẫn nộ đang dâng cao về nạn tham nhũng và quản lý kinh tế yếu kém.

Reuters trích dẫn lời Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nói rằng kết quả bỏ phiếu tín nhiệm phản ánh sự bất mãn về cách quản lý kinh tế và hệ thống ngân hàng. Ông cho rằng cuộc bỏ phiếu tín nhiệm có mục đích xoa dịu công chúng, trong khi không đe dọa sẽ thay đổi hiện trạng.

Hãng tin tài chánh Bloomberg cũng nhận định rằng Đảng Cộng Sản Việt Nam đang phải đối phó với nỗi bất mãn ngày càng tăng vì đã không kiềm chế được nạn tham nhũng, trong khi nền kinh tế hồi năm ngoái tăng trưởng ở mức chậm nhất trong vòng 13 năm qua.

Tin của Bloomberg trích nguồn tin của Quỹ tiền tệ Quốc tế nói rằng Việt Nam nhắm mục tiêu tăng trưởng 5,5% trong năm nay, và đây sẽ là lần đầu tiên trong 3 năm liên tiếp, đà tăng trưởng nằm dưới mức 6% tính từ năm 1988.

Chính phủ Việt Nam đang tìm cách cải cách lĩnh vực ngân hàng đang bị nợ xấu đè nặng, và áp lực phải tăng hiệu quả của các công ty do nhà nước sở hữu.

Nhân vật được tín nhiệm nhất trong 47 chức danh chủ chốt, là bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Phó Chủ tịch quốc hội, với 372 phiếu tín nhiệm cao. Người ít được tín nhiệm nhất là ông Nguyễn văn Bình, Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước, chỉ đạt được 209 phiếu.

Bloomberg trích lời ông Jonathan London, giáo sư trường Đại học Thành phố Hong Kong, nói rằng cuộc bỏ phiếu tín nhiệm trao một tiếng nói cho quốc hội, và theo ông, có khả năng xảy ra “những thay đổi đáng kể trên chính trường Việt Nam nội trong 5 năm tới”, điều mà ông nói trước đây, ông không tin tưởng có thể xảy ra.

Nguồn: Reuters, Bloomberg, Vnexpress





 
VIỆT NAM - 
Bài đăng : Thứ hai 10 Tháng Sáu 2013 - Sửa đổi lần cuối Thứ hai 10 Tháng Sáu 2013

Việt Nam: Lần đầu tiên, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phải đối mặt với cuộc bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc hội

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng phát biểu trước Quốc hội, 22/10/2012
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng phát biểu trước Quốc hội, 22/10/2012
REUTERS

Đức Tâm  RFI

Hôm nay, 10/06/2013, lần đầu tiên, Quốc hội Việt Nam tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm đối với thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và hơn bốn chục lãnh đạo cao cấp khác. Chính quyền Việt Nam giải thích rằng việc lấy tín nhiệm nhằm chứng tỏ vai trò kiểm soát của lập pháp đối với hành pháp. Thế nhưng, giới quan sát nhận định là dường như mọi việc đã an bài, bởi vì tuyệt đại đa số các đại biểu Quốc hội đều là đảng viên đảng Cộng sản Việt Nam.
Vào cuối tháng 11/2012, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Nghị quyết 35. Theo đó, hàng năm, các đại biểu sẽ tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm giới lãnh đạo cao cấp, trong đó có chủ tịch nước, thủ tướng, với hy vọng cải thiện hình ảnh bộ mặt chính quyền trong một quốc gia đang phải hứng chịu nạn tham nhũng tràn lan và khủng hoảng kinh tế.
Phải chờ đến ngày mai, 11/062013, mới có kết quả cuộc bỏ phiếu. Hôm qua, chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết là giới báo chí được phép tham dự và theo dõi, đưa tin về cuộc bỏ phiếu.
Một số nhà quan sát cho rằng, Quốc hội Việt Nam cho đến nay chỉ đóng vai trò như một định chế ghi nhận, hợp thức hóa các quyết định của đảng Cộng sản cầm quyền. Do vậy, về thực chất, người ta có thể đoán trước được các kết quả.
Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, nguyên là đại biểu Quốc hội, được AFP trích dẫn, nhận định là « không thể tổ chức nghiêm túc cuộc bỏ phiếu này » bởi vì các đại biểu Quốc hội không có đầy đủ thông tin đáng tin cậy về hoạt động của các vị lãnh đạo.
Theo báo chí của Nhà nước, những người có tỷ lệ phiếu tín nhiệm thấp, dưới 50% trong hai năm liên tục, sẽ phải từ nhiệm. Nhưng theo giáo sư Thuyết, thủ tục này quá « phức tạp », quá chậm chạp và không làm thay đổi trật tự lãnh đạo hiện nay. Thậm chí, vị giáo sư này còn dự báo, tất cả mọi người sẽ được tín nhiệm.
Trong cuộc bỏ phiếu tín nhiệm lần này, nhân vật thu hút sự chú ý nhất của công luận là thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Năm nay 63 tuổi, ông Dũng đã được đảng Cộng sản Việt Nam, vào năm 2011, chỉ định tiếp tục làm thủ tướng nhiệm kỳ thứ hai. Trên cương vị này, ông Dũng bị cho là phải chịu trách nhiệm chính về cuộc khủng hoảng kinh tế, nạn tham nhũng tràn lan, hệ thống ngân hàng suy yếu do phải gánh chịu những khoản nợ xấu khổng lồ của các tập đoàn Nhà nước.

Tại Hội nghị Trung ương 6, hồi tháng 10/2012, chưa bao giờ, một vị thủ tướng lại bị phê phán nặng nề đến như vậy, đặc biệt là những chỉ trích từ phía tổng bí thư Đảng. Báo chí trong nước đăng công khai những phê phán này. Thế nhưng, rốt cuộc, ông Dũng đã tránh được biện pháp kỷ luật, tuy vị thế và uy tín của ông bị suy giảm đáng kể.
Tháng 11/2012, có một đại biểu Quốc hội còn đòi thủ tướng phải từ chức. Đây là một trong những sự kiện hiếm thấy trong một thể chế vốn có thói quen xử lý kín các vấn đề nội bộ.

Theo giới phân tích, các vụ tấn công nói trên xuất phát từ việc một số cán bộ lãnh đạo cao cấp trong chính quyền muốn làm suy yếu thủ tướng Dũng, vì trên thực tế, ông được coi là người có nhiều thế lực nhất.

Là cựu chiến binh, đã từng tham gia lãnh đạo ngành công an, ông Dũng tuyên bố vẫn tiếp tục làm thủ tướng chừng nào Đảng còn tín nhiệm ông. Vào tháng trước, một lần nữa, ông Dũng tỏ ra rất vững chắc trong cương vị thủ tướng khi vô hiệu hóa được một cuộc tấn công mới.

Theo các nguồn tin nội bộ Đảng, Bộ Chính trị, cơ quan có quyền lực nhất Việt Nam, bao gồm 14 thành viên, đã yêu cầu phải có một biện pháp kỷ luật thủ tướng. Thế nhưng, ông Dũng vẫn thoát nạn vào giờ phút cuối, do có sự ủng hộ của đa số các ủy viên Trung ương Đảng. Trong số khoảng 200 ủy viên, nhiều bộ trưởng, tướng lãnh quân đội và công an, lãnh đạo các tỉnh do chính thủ tướng Dũng bổ nhiệm.

Một cựu quan chức cao cấp Việt Nam nói với AFP là sự kiện này giống như « một cuộc đảo chính của Ban Chấp hành Trung ương chống lại Bộ Chính trị », đây là sự kiện chưa từng thấy trong lịch sử đảng Cộng sản Việt Nam. « Giờ đây, tương quan lực lượng đã nghiêng về phía thủ tướng ».

Từ vài tuần qua, báo chí của Nhà nước đăng nhiều bài và ảnh cho thấy một vị thủ tướng « năng động », đang đi thăm các đơn vị quân đội hoặc kiểm tra tiến độ đóng tàu ngầm tại Nga mà Việt Nam đặt mua.





No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Lisa Pham Vlog -25/4/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link