Thursday, August 15, 2013

Bỏ đảng, lập đảng khác


From: Tran Ho <
To:
Sent: Thursday, 15 August 2013 2:16 AM
Subject: Bỏ đảng, lập đảng khác

 

Bỏ đảng, lập đảng khác 

 

Ngô Nhân Dụng

 

Năm ngoái mục này viết một bài với tựa đề: “Người biết suy nghĩ, sẽ từ bỏ đảng Cộng sản.” Vừa rồi, trên mạng Bô Xít Việt Nam mới đăng một bài của ông Lê Hiếu Ðằng với ý kiến tương tự. Ông Lê Hiếu Ðằng viết: “ (T)ôi biết nhiều đảng viên đang muốn ra khỏi Ðảng, hoặc không còn sinh hoạt Ðảng. Vậy tại sao chúng ta hàng trăm đảng viên không tuyên bố tập thể ra khỏi Ðảng và thành lập một Ðảng mới, chẳng hạn như Ðảng Dân Chủ Xã Hội,...”

Lê Hiếu Ðằng viết như vầy: “Muốn có dân chủ thực sự thì phải thay đổi thể chế từ một nhà nước độc tài toàn trị chuyển thành một nhà nước cộng hòa với tam quyền phân lập... Tư pháp độc lập thì mới có thể chống tham nhũng. Cần có Quốc Hội Lập Hiến để soạn thảo và thông qua Hiến Pháp mới.” Ðó là điều mà các người tranh đấu hiện nay, ở trong và ngoài nước đều đồng ý. Ông đi xa hơn với một bước cụ thể, đề nghị các đảng viên cùng ý hướng hãy thành lập một đảng mới, đứng ra đối lập với đảng Cộng sản đang cầm quyền.

Trong bài viết năm ngoái, tôi đã nêu ra nhiều lý do khiến các đảng viên cộng sản “biết suy nghĩ,” phải từ bỏ đảng. Xin nhắc lại một vài đoạn để tóm tắt như sau:

“Quý vị vào đảng Cộng sản vì tin ở chủ nghĩa Mác, Lê Nin? (A) Bây giờ còn ai tin tưởng ở các lý thuyết duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của ông Karl Marx nữa hay không? (B) Còn ai thấy các lý thuyết của Lenin có ích lợi cho dân tộc mình, hay chỉ là cái gông xiềng buộc chặt lên đầu, lên cổ cả dân tộc?

“Tai họa của nước ta là do những người đã đem chủ nghĩa Mác Lê Nin vào đặt lên đầu lên cổ cả dân tộc. Từ đó, họ đã đi tới những lựa chọn sai lầm tàn phá đất nước, khi biết thì đã quá trễ. (1) Tai họa thứ nhất là tổ chức kinh tế theo lối Liên Xô, mà hiệu quả ai cũng biết. (2) Tai họa thứ hai là tổ chức chính quyền chuyên chế, lấy bạo lực, công an để bảo vệ quyền hành; nhưng sau khi đã dựng lên rồi thì chính guồng máy chuyên chế đó tự phát triển, tự bảo vệ nó; không thể nào nó tự thay đổi được nữa. (3) Tai họa thứ ba là chủ trương gây thù hận, phương pháp dùng dối trá để củng cố quyền hành. Từ thói quen dối trá đó, cả xã hội suy đồi vì người lương thiện không thể sống được. Lựa chọn theo chủ nghĩa Mác Lê Nin đã tạo ra tất cả các tai họa trên.

“(4) Cũng vì theo chủ nghĩa Mác Lê Nin cho nên đảng Cộng sản đã phạm sai lầm ngoại giao lớn trong việc chọn đồng minh; mà không nghĩ tới mối nguy hiểm trong tương lai.” Tai họa thứ tư này đưa tới hậu quả là đi theo Cộng sản Trung Quốc: ‘Vì vậy mới giết hàng trăm ngàn người vì cải cách ruộng đất; vì vậy mới sinh ra cái công hàm Phạm Văn Ðồng năm 1958. Từ đó mới ngậm miệng làm ngơ không dám phản đối Trung Cộng chiếm Hoàng Sa năm 1974.’”

Những điều tóm tắt trên đây được trình bày với thái độ khách quan, bình thản, ý kiến của một người đứng ngoài. Dù người đảng viên hoặc không là đảng viên cộng sản, cũng có thể nhìn thấy những lý lẽ đó. Một đảng viên cộng sản chắc sẽ nhìn vấn đề theo cách khác, nhưng cũng có thể đi tới cùng một kết luận. Trong bài viết mới công bố, lấy tựa đề “Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh...” Lê Hiếu Ðằng đã “tính sổ đời mình” từ lúc gia nhập đảng Cộng sản cho tới những ngày nằm trong bệnh viện có thời giờ suy nghĩ lại. Những ý nghĩ của ông cũng dẫn đến ý kiến các đảng viên cộng sản phải “tuyên bố tập thể” quyết định của họ cùng rút ra khỏi đảng. Nhưng lời lẽ ông dùng chứa đựng nhiều cay đắng hơn. Về đối ngoại, ông tố cáo: “Sau khi hy sinh biết bao xương máu, nay Ðảng và Nhà nước Việt Nam muốn làm việc gì đều phải len lén nhìn ông bạn láng giềng Trung Quốc, những kẻ luôn chực nuốt chửng nước ta...” Ðối với cả chế độ ông cũng nói: “Tôi nêu những trải nghiệm nói trên để chứng minh rằng trong chế độ này không có chỗ cho người trung thực mà chỉ dành cho những người nói láo...” Trả lời đài RFI phỏng vấn, Lê Hiếu Ðằng nói về toàn cảnh xã hội “xuống cấp,” “Có thể nói là xuống cấp một cách toàn diện, khủng hoảng toàn diện!”

Cũng trong bài phỏng vấn, ông nói rõ hơn: “Có nhiều người cũng đến gặp tôi và chán nản đòi ra khỏi đảng. Hoặc là (giấy chuyển) sinh hoạt đảng thì đem về không đưa cho địa phương mà bỏ vào ngăn kéo, coi như không sinh hoạt đảng nữa.

Như vậy tại sao khi vào đảng thì (công khai), bây giờ anh nên công khai, tuyên bố đàng hoàng vì sao tôi ra khỏi đảng?” Và giải thích thêm: “Vì đảng này bây giờ họ đã phản bội lại những mục đích ban đầu về việc xây dựng một xã hội tốt đẹp, thực hiện lý tưởng mà một thời trai trẻ mình đã đổ biết bao xương máu...”

Trong lời giới thiệu bài viết của Lê Hiếu Ðằng, mạng lưới Bô Xít Việt Nam còn viết nặng nề hơn, coi chế độ cộng sản hiện nay là “một cái ách cực kỳ phi lý” mà dân Việt đang phải đeo trên cổ (như cái ách đè trên cổ trâu bò). Rồi kết luận: “Câu nói âm thầm từ muôn miệng hình như đang cùng muốn thốt lên: Hãy hất nó xuống khe vực để đứng thẳng dậy, sánh bước cùng nhân loại văn minh.”

Sau đề nghị ra khỏi đảng với hành động tập thể, Lê Hiếu Ðằng đề nghị thành lập một đảng khác. Ông đặt câu hỏi: “Tại sao tình hình đã chín mùi mà chúng ta không dám làm điều (này?) Nhận xét “tình hình đã chín mùi” được giải thích khi Lê Hiếu Ðằng nói với đài RFI: “...có nhiều đảng viên đồng tình với việc làm đó, nên tôi mới đề nghị như vậy. Và đã ra khỏi đảng thì phải thành lập một đảng mới.”

Và ông lý luận rằng, “Chủ trương không (chấp nhận) đa nguyên đa đảng chỉ là chủ trương của Ðảng (Cộng sản) chứ chưa có một văn bản pháp lý nào cấm điều này? Mà nguyên tắc pháp lý là điều gì luật pháp không cấm chúng ta đều có quyền làm. Ðó là quyền công dân chính đáng của chúng ta.”

Tất nhiên, những người ngoại cuộc có thể nhìn thấy một kẽ hở trong lý luận đó. Nhiều người sẽ phê bình rằng ông quá ngây thơ. Xưa nay đảng Cộng sản vẫn chẳng bao giờ quan tâm đến luật pháp, đến nguyên tắc pháp lý, cũng như các quyền công dân! Có nhạc sĩ Việt Khang, nông dân Ðoàn Văn Vươn và hàng vạn người khác sẵn sàng làm chứng. Nhưng Lê Hiếu Ðằng vẫn nêu lên lý lẽ trên, vì một mục tiêu của ông là “thách thức” đảng Cộng sản đấu lý công khai. Những luật gia như Nguyễn Văn Ðài, Lê Thị Công Nhân, Lê Công Ðịnh, Cù Huy Hà Vũ cũng đều dùng pháp lý để tranh đấu; mặc dù họ biết chế độ cộng sản vốn bất chấp luật pháp. Các luật gia này đã và đang bị tù. Liệu Lê Hiếu Ðằng sẽ bị chung số phận hay không?

Câu trả lời là: Tùy theo phản ứng của các đảng viên vẫn là bạn bè của ông. Hãy chờ coi họ có bỏ rơi ông hay sẽ can đảm đi cùng ông. Trong bài bình luận viết năm ngoái, chúng tôi đã hình dung chuỗi hậu quả: “(Khi) Một số người đông đảo và có danh tiếng tuyên bố từ bỏ đảng, họ có thể kêu gọi các đảng viên có lương tâm cùng dứt khoát rút ra khỏi đảng. Khi số người bỏ đảng đông hơn, gây thành một phong trào lớn khắp nước, thì các biện pháp trả thù và đàn áp của guồng máy (nhà nước cộng sản) sẽ mất hiệu lực. Các đảng viên khác sẽ không sợ hãi nữa, nhiều người sẽ làm theo.”

Một chuyện tình cờ là cuối tuần qua, cũng trong mục này, chúng tôi đã nhắc lại đề nghị các đảng viên cộng sản nên từ bỏ đảng. Nhân dịp ngày giỗ Trung Tướng Trần Ðộ, một đảng viên công thần đã bị trục xuất hơn mười năm trước. Chúng tôi viết: “Cái dấu hiệu ‘bị đảng trục xuất’ là một huy chương gắn trên quan tài ông” (để con cháu ông sau này có thể hãnh diện về cha, ông mình). Bài tuần qua cũng đặt lại một câu hỏi cho các đảng viên cộng sản bây giờ: “Họ muốn tự mình từ bỏ đảng hay là chờ tới ngày cũng bị trục xuất (như Trần Ðộ)? Nếu hàng ngàn người cùng tuyên bố bỏ đảng một lúc thì hàng trăm ngàn đảng viên khác sẽ theo.”

Quan sát từ bên ngoài, chúng ta không biết “tình hình đã chín mùi” đến mức nào. Cho nên khó ước đoán một phong trào như vậy sẽ bùng lên hay không. Nhưng có thể tin một người trong cuộc đã thấy nó “chín mùi.” Những ý kiến của Lê Hiếu Ðằng được nêu ra công khai cho thấy người dân Việt Nam đã hết sợ, hết sợ từ lâu rồi. Không những hết sợ, người ta còn khinh bỉ cái câu lạc bộ “chỉ dành cho những người nói láo.”

Ðảng Cộng sản như một bức “trường thành” đang bị nứt. Chân đế đã mục nát; những khe nứt rạn ngày càng nhiều, càng mở rộng ra. Khách quan mà xét thì cũng thấy họ không có cách nào cứu chữa. Họ có muốn đàn áp thì phản ứng ngược lại của người dân càng nhiều hơn và mạnh hơn; người ta càng khinh bỉ lại càng bớt sợ. Bức trường thành sẽ sụp đổ. Dân Việt Nam sẽ “hất nó xuống khe vực.”

 


Đời sống người dân lao động Việt Nam hôm nay :


 


 


 

 

VIỆT NAM - 

Bài đăng : Thứ hai 12 Tháng Tám 2013 - Sửa đổi lần cuối Thứ hai 12 Tháng Tám 2013

 

Lê Hiếu Đng : Cn cho lp thêm các đng đi lp vi đng Cng sn Vit Nam


Luật gia Lê Hiếu Đằng

Luật gia Lê Hiếu Đằng

RFI/Capdevielle

Thy My


Trong bài viết mang ta đ đơn sơ« Suy nghĩ trong nhng ngày nm bnh » đăng trên mng Bauxite ngày hôm nay 12/08/2013, lut gia Lê Hiếu Đng đã nói lên nhng trăn tr ca mình v vn đ đa nguyên đa đng, v vn đ đc lp, t do dân ch và hnh phúc …


Bài viết trong nhng ngày thp t nht sinh ti bnh vin ca v lut gia nguyên là Phó ch tch y ban Mt trn T quc Vit Nam ti Thành ph H Chí Minh, li mang đy cht la, đy tính chiến đu. Đc bit ông đã mnh dn đt vn đ thành lp các đng đi lp, chng hn mt đng dân ch xã hi, thay vì đng Cng sn đc quyn như hin nay. Ông thách thc bt kỳ lãnh đo nào trong b máy ca đng Cng sn tr li ông mt cách công khai v vn đ trên. 

RFI Vit ng đã trao đi vi lut gia Lê Hiếu Đng hôm nay.

Luật gia Lê Hiếu Đằng - TP Hồ Chí Minh
 
12/08/2013
by Thụy My
 
More
 
 

RFI Kính chào lut gia Lê Hiếu Đng, chúc mng ông đã phc hi được phn nào sc khe. Thưa ông, vì sao ông đã mnh m đt li vn đ đa đng ti Vit Nam ?

Lut gia Lê Hiếu Đng : Trong đ ngh ca 72 nhân sĩ trí thc đã nói v vn đ này mt cách tế nh. Nhưng sau khi bn d tho được trình Quc hi ln th tư – do quá t nên mi có phn ng – cũng trong s 72 người thì có 40 người ký phn đi li bn d tho đó, thì nói rõ v đa nguyên đa đng.

Còn bài ca tôi, tôi phân tích theo quan đim Mác-Lênin thôi. Mình hc abc ch nghĩa Mác-Lênin thì cũng biết ri : cơ s h tng quyết đnh thượng tng kiến trúc. Cơ s h tng gm năm thành phn kinh tế, nhiu giai cp, nhưng thượng tng kiến trúc ch có mt thì sao ? Vô lý, cái này nó phn li, dù cho ch nghĩa Mác-Lênin bây gi cũng đã lc hu v nhiu vn đ ri, người ta cũng t b ri.

Nhưng nếu mà da vào thì rõ ràng my ng nói ly được, nói mt cách không có lý lun gì. Thành ra tôi mi thách. Thách my v, nht là ông trưởng ban Tuyên hun va là ch tch Hi đng Lý lun Trung ương tranh lun công khai, mt cách minh bch. Đng có chơi kiu « b bóng đá người ».

Tht ra đa nguyên đa đng tt yếu phi đến thôi. Ngay tình hình Campuchia hay là Nga cũng vy. Tt nhiên có mt thi gian s hơi ln xn, đó là cái giá phi tr. Nhưng mà sau đó s n đnh, thành mt nước dân ch, thì như vy s tt đp cho c dân tc. Đó là cái li ra tôi cho là duy nht ca dân tc, ch không th nào khác hết. Vì nếu mà không dân ch, không thc hin được chế đ dân ch cng hòa vi tam quyn phân lp thì làm sao chng tham nhũng. Làm sao có được mt Hiến pháp mi phù hp vi người dân, do dân quyết đnh.

Nói chung tt c nhng vn đ này là abc ca thế gii ri. Bi vì thế gii người ta phi đu tranh bng máu và nước mt thì mi làm nên bn Tuyên ngôn Nhân quyn, và nhiu vn đ khác. Thành ra tôi thy đây là tt yếu thôi.

Tôi nói công khai minh bch, và hơn na vn đ đa đng đó là ch trương ca đng Cng sn thôi. Cho đến bây gi tôi hi các lut sư và lut gia – bn thân tôi cũng là lut gia – thì tôi thy là chưa có văn bn pháp lý nào cm vic đa nguyên đa đng c. Mà theo nguyên tc lut pháp, không cm là người dân có quyn thc hin.

Vì vy tôi nghĩ cái vic, ví d thành lp mt đng dân ch xã hi – s dĩ tôi nêu vn đ này, vì dân ch xã hi bây gi là khuynh hướng chung ca các nước tiến b. Nó hn chế nhng mt tiêu cc ca ch nghĩa tư bn. Đây là khuynh hướng tiến b, do vy nó có mt h thng thế gii đ h tr cho mình. Như vy mình nên theo cái giòng đó.

Trong cun « Mao Trch Đông ngàn năm công ti » ông đi tá nói thi kỳ Mao già ri cũng nghiêng v khuynh hướng dân ch xã hi ca Đ nh Quc tế, ri bn thân ông cũng đ ngh như vy.

Bây gi nhiu nhân sĩ trí thc trong nước, cũng như nước Pháp nơi cô đang đnh cư, là cái nôi ca yếu t xã hi. Nhiu trí thc trước đây cũng có thi say mê ch nghĩa cng sn thì bây gi người ta t b hết. Bây gi người ta đu tranh cho nhân quyn, dân quyn và vn đ môi trường, đó mi thc s là cuc đu tranh vì con người và cho con người.

Do đó tôi nghĩ nên thành lp mt cái đng như vy. Mà nó có đim tích cc là tr thành mt đng đi lp, thành mt kháng th trong mt cơ th lành mnh. Ch nếu trong cơ th mà không có kháng th thì nó tr thành mt con bnh SIDA, khó mà gii quyết được, ngi ch chết thôi.

RFI D như vy đng Cng sn s phi chp nhn cái thách thc là s phi cnh tranh vi các đng đi lp khác ?

Đúng. Tc là đng Cng sn phi t mình thy rng, nói tht, chưa có mt thế lc chính tr nào ln hơn đng Cng sn c. Thành ra nếu anh tranh c mt cách bình đng, thì vn có th thng ln trong các cuc bu c. Bi vì Campuchia, tuy bây gi Sam Rainsy có nhích lên, nhưng mà không phi là đa s. Hay là (Vit Nam) mình chng hn, tôi cho rng vài ba chc năm na đng Cng sn vn là mt thế lc chính tr ln, không mt lc lượng nào có th tranh chp được.

Nhưng mà nhng đng nh ra đi sau s tr thành lc lượng đi lp. Đó là mt s km hãm, mt cái thng đi vi đng cm quyn. Như vy qua cuc bu c bình đng mà nếu đng Cng sn thng thì càng có uy tín – dân người ta y nhim cho anh như vy. Ch bây gi nói là lch s thế này thế kia nên bây gi dân y nhim, thì tôi cho là không đúng, mà phi nhìn thông qua mt cuc bu c bình đng, được quc tế giám sát như đang rt ph thông hin nay.

Tôi nghĩ đó là xu thế phát trin tt yếu ca loài người, và không th đo ngược được. Tôi chu trách nhim khi phát biu v nhng điu đó. Còn ai mun làm gì tôi thì làm thôi ! Tôi sn sàng, không có vn đ gì c. Bi vì mình tui này ri, thì cái chết tht là hy sinh, phi có ý nghĩa ! Tôi nghĩ như vy.

RFI Ông có viết là nhiu đng viên đang mun ra khi đng, và đt vn đ ti sao không tuyên b tp th như vy và thành lp mt đng mi. Điu này có vo tưởng trong xã hi Vit Nam hin nay ?

Không, qua tiếp xúc nhiu thì đây là ý tưởng ca nhiu người. Có nhiu người cũng đến gp tôi và chán nn đòi ra khi đng. Hoc là (giy chuyn) sinh hot đng thì đem v không đưa cho đa phương mà b vào ngăn kéo, coi như không sinh hot đng na. Như vy ti sao khi vào đng thì (công khai), bây gi anh nên công khai, tuyên b đàng hoàng vì sao tôi ra khi đng.

Vì đng này bây gi h đã phn bi li nhng mc đích ban đu v vic xây dng mt xã hi tt đp, thc hin lý tưởng mà mt thi trai tr mình đã đ biết bao xương máu mi giành được. Bây gi như vy thì mình tuyên b công khai ra khi đng, chuyn đó cũng bình thường.

Mà không phi o tưởng đâu. Nếu cn thiết thì s có nhiu đng viên đng tình vi vic làm đó, nên tôi mi đ ngh như vy. Và đã ra khi đng thì phi thành lp mt đng mi. Tôi nghĩ đó là điu tt yếu.

RFI : Nhưng sau nhiu thp k đã quen chp hành lnh trên, Vit Nam dường như đang thiếu vng nhng khuôn mt lãnh t xng tm ?

Đúng. Nói chung là bây gi đng Cng sn Vit Nam thiếu hn mt lãnh t, hoc là mt vài người lãnh t có uy tín. Lãnh t là gì ? Tht ra đâu phi mình đòi hi gì cao. Vn đ ch là phi đt li ích đt nước, li ích T quc lên trên. Và nếu anh th hin được ý chí, nguyn vng ca qun chúng, thì lúc đó anh tr thành người lãnh đo ca dân, lãnh t ca qun chúng.

Ch bây gi anh vì li ích gi là « đng còn thì ta còn », hay « chế đ còn thì ta còn », mà chng nghĩ gì ti tình hình đt nước…Thc tế bây gi đng và ch nghĩa Mác-Lênin đang tr thành mt s ngăn tr.

Ví d Vit Nam đã gn bn mươi năm thng nht ri. L ra vi thi gian đó, nước người ta đã ct cánh t lâu, công nghip phát trin ri thế này thế kia…Nhưng bây gi tình hình li rt là bê bi.

Đường sá tai nn giao thông liên tc, ri đo đc xung cp. Tôi thy trong y tế, cái v xét nghim Hà Ni ghê gm tht ! Nó xung cp đến đ như vy. Ri giáo dc cũng vy, c lò mò mãi không thy li ra. Có th nói là xung cp mt cách toàn din, khng hong toàn din !

Còn tt nhiên khi chp nhn kinh tế th trường thì nó t điu chnh và có phát trin mt hướng nht đnh. Nht là khi phát trin nóng do đt đai, do nn tham ô…đ th chuyn, ri chia phn li cho nhng người khác, thì có mt b phn dân cư khá lên. Nhưng đi b phn dân chúng nht là công nhân và nông dân thì bây gi vn sng rt là kh s.

Tt c nhng cái đó tôi cho là trách nhim ca chính quyn rt ln. Anh gn như buông th tt c. Buông th t ch đ cho Trung Quc hoành hành Bin Đông như vy, ri vào Vit Nam, các min rng núi, và ngay c đng bng sông Cu Long cũng là Trung Quc.

Tôi nghĩ là him ha b xâm lược, tc là đc lp dân tc b đe da rt ln. Nhng mc tiêu thi trai tr chúng tôi đu tranh hin nay đang b phn bi li. Do đó chúng tôi không th nào ngi yên đ mà nhìn nhng gì mình đã đ xương máu, đng bào chiến sĩ mình đã đ xương đ máu… mà phi đng lên đu tranh đ bo v, bt chp mi hy sinh gian kh.

RFI : Theo ông thì vì sao Vit Nam không có được bao nhiêu chính khách va có bn lĩnh va có tư cách ?

Vì sao mà không có nhng chính khách, chính tr gia kiu như (bà Aung San Suu Kyi) Miến Đin, hay là ông Mandela chng hn ? Mt lãnh t ca qun chúng, my chc năm tù ti, nhưng người ta ch làm mt nhim kỳ, xong ri giao cho người khác. Tôi nghĩ là do nn đc tài toàn tr nó ngăn cm tt c mi cái, nht là các quyn t do. Vì vy mà ai cũng s hãi c.

Do đó bây gi nếu có nhng chính sách thì tôi biết rng min Bc cũng như min Nam có nhng con người rt tâm huyết, có kiến thc. H tht s là nhng chính khách, nhưng h vn còn rt rè thôi. Thành ra trong nhng bài nói, tôi bo là không có gì mà rt rè. Hãy dn thân đi!

Trước đây có nhng vn đ sng còn ca đt nước, do tình hình thế gii và trong nước cũng vy, mình nhn thc không đúng và mình o tưởng chy theo ch nghĩa cng sn, ch nghĩa xã hi. Thế thì bây gi tình hình thế gii và trong nước đã thay đi. Bây gi mình t nhn thc li hành đng – hành đng mt cách cương quyết, ch không th c chn ch.

T cái hành đng đó thì s xut hin nhng chính khách, nhng th lãnh chính tr. Tôi nghĩ là hoàn toàn có kh năng đó. Và nhng người này trong các cuc bu c t do h s được dân tín nhim. Đó là con đường phát trin ca mt xã hi dân ch và tiến b.

RFI : Va ra khi mt cơn bnh nng, nhưng nhng khát vng ca ông đi vi đt nước không b ngui lnh mà chng như li cháy bng hơn. Ông có bun lòng khi sau mi ln tr li phng vn, thnh thong li có nhng li bình ch trích khong thi gian hot đng trước 1975 ca ông cũng như bn bè ông trong phong trào sinh viên thi đó ?

Nm trong bnh vin, như đã trình bày trong bài, tôi đã suy nghĩ, đc mt s bài báo ri các nhà văn, nht là nhng nhà văn quân đi như Nguyn Khi, Nguyn Minh Châu. Ri qua chuyến đi ca ông Ch tch nước Tư Sang, ông Ch tch Quc hi Nguyn Sinh Hùng, tôi thy có nhiu cái mình phi nói, và nói thng.

Đ cho các v - nếu dùng ch m mt thì hơi quá - nhưng mà đ cho các v ý thc được nên chn la con đường nào cho dân tc, đ làm cho đt nước phát trin ch không th c trì tr mãi như thế này. Không th vì đng, vì chế đ mà đ đt nước như thế. Thành ra cui cùng tôi nói mt s tri nghim ca tôi, là đ chng t rng chế đ toàn tr người ta ch đt đng lên trên T quc và đt nước. Cách đt vn đ như vy hoàn toàn không được.

Còn bây gi có nhiu người c nói đúng sai trong quá kh. Bây gi tranh lun cái đó đ làm gì ? Trong khi phi đoàn kết li vi nhau, vì mc tiêu chung là xây dng nước Vit Nam hòa bình, thng nht, dân ch và giàu mnh – trong đó có vn đ t do. Các quyn t do ca công dân phi được khôi phc li, ch không th nào b tước đot.

Cn phi đoàn kết nhau li, đ t ch nhn thc li phi cùng nhau hành đng, đu tranh cho mt đt nước Vit Nam như vy mi là đúng. Ch còn anh nói trước kia bên này đúng, bên kia là sai…có th nói lúc đó mt b phn loài người cũng đương có nhng cái o tưởng như vy. Thành ra vic đó hãy đ cho lch s phán xét, con cháu ngày sau s phán xét. Cái gì đúng, sai thì nhng thế h sau s nhn đnh. Còn bây gi trước mt phi cùng nhau đu tranh đ xây dng mt xã hi tt đp hơn.

RFI : Xin chân thành cm ơn lut gia Lê Hiếu Đng, Phó ch nhim Hi đng Tư vn v Dân ch và Pháp lut thuc y ban Trung ương Mt trn T quc Vit Nam.


  •  

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Lisa Pham Vlog -25/4/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link